Bài giảng An toàn lao động - Chương 3: An toàn lao động (3.3: Kỹ thuật an toàn trong thi công đất) - Bùi Kiến Tín

pdf 16 trang hapham 1800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng An toàn lao động - Chương 3: An toàn lao động (3.3: Kỹ thuật an toàn trong thi công đất) - Bùi Kiến Tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_an_toan_lao_dong_chuong_3_an_toan_lao_dong_3_3_ky.pdf

Nội dung text: Bài giảng An toàn lao động - Chương 3: An toàn lao động (3.3: Kỹ thuật an toàn trong thi công đất) - Bùi Kiến Tín

  1. CHƯƠNG 3 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG GV: Bùi Kiến Tín
  2. 3.3. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG ĐẤT 2
  3. 3.3. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG ĐẤT Trong xây dựng cơ bản, thi công đất đá là một loại công việc thường có khối lượng lớn, tốn nhiều công sức và cũng thường xảy ra chấn thương. Các trường hợp chấn thương, tai nạn xảy ra khi thi công chủ yếu là khi đào hào, hố sâu và khai thác đá mỏ. 3
  4. 3.3.1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN * Sụp đổ đất khi đào hào, hố sâu: - Đào hào, hố với thành đứng có chiều rộng vượt quá giới hạn cho phép đối với đất đã biết mà không có gia cố. - Đào hố với mái dốc không đủ ổn định. - Gia cố chống đỡ thành hào, hố không đúng kỹ thuật, không đảm bảo ổn định. - Vi phạm các nguyên tắc an toàn tháo dỡ hệ chống đỡ. 4
  5. 3.3.1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN * Đất đá lăn rơi từ trên bờ xuống hố hoặc đá lăn theo vách núi xuống người làm việc ở dưới. 5
  6. 3.3.1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN * Người ngã: - Khi làm việc mái dốc không đeo dây an toàn. - Nhảy qua hào, hố rộng hoặc leo trèo khi lên xuống hố sâu. - Đi lại ngang tắt trên sườn núi đồi. 6
  7. 3.3.1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN * Theo dõi không đầy đủ về trình trạng của hố đào nhất là lúc tối trời, sương mù và ban đêm. * Bị nhiễm bởi khó độc xuất hiện bất ngờ ở các hào, hố sâu. * Bị chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng vào người khi thi công nổ mìn. 7
  8. 3.3.1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN * Việc đánh giá không hoàn toàn đầy đủ về khảo sát, thăm dò và thiết kế bởi vì: - Hiện nay các tính chất cơ học của đất đá vẫn chưa thể hiện hoàn toàn trong cơ học đất. - Đất cũng không phải là 1 hệ tĩnh định theo thời gian, cho nên trong quá trình thi công những yếu tố đặc trưng của đất có thể sai khác so với khi thiết kế. 8
  9. 3.3.1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN * Sạt lở mái đất: - Đặc trưng cụ thể của đất. - Độ sâu, chiều rộng của khối đào và thời hạn thi công. - Sự dao động của mực nước ngầm và nhiệt độ của đất trong suốt thời kỳ thi công khối đào. - Hệ thống đường ngầm có sẵn và vị trí phân bố của chúng. - Điều kiện thi công. 9
  10. 3.3.1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN => Trong quy trình công nghệ và sơ đồ thi công đất cần chỉ rõ phương pháp thi công và biện pháp ngăn ngừa sụt lỡ, đảm bảo sự ổn định của đất và an toàn thi công. 10
  11. 3.3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA * Đề phòng sập đổ vách hố đào. - Khi đào thành đứng: Với đất có độ ẩm tự nhiên, kết cấu không bị phá hoại, không có nước ngầm. Khi đào thành thẳng phải đảm bảo chiều sâu theo quy phạm. Khi hố đào sâu hơn quy phạm cho phép, phải gia cố vách hố đào - Khi đào có mái dốc: Khi đào hố, hào có độ sâu > 5m góc mái dốc hố đào phải tính toán. 11
  12. 3.3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA * Đề phòng sập đổ vách hố đào. - Khi đào hố, hào có thành giật cấp: + Đối với những hố, hào rộng, chiều sâu lớn. khi thi công thường tiến hành đào theo giật cấp. chiều cao mỗi đợt giật cấp đứng không được cao quá chiều cao cho phép quy định an toàn khi đào thành thẳng. 12
  13. 3.3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA * Biện pháp ngăn ngừa đất, đá lăn rơi: - Đất đá đào lên phải đổ xa mép đổ xa mép hố, hào ít nhất là 0,5m - Khi đào phải chứa bờ bảo vệ để ngăn giữ đất đá lăn từ trên xuống. Để bảo vệ tốt hơn, trên miệng hố đóng các tấm ván bảo vệ, ván đóng cao ≥ 15 cm 13
  14. 3.3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA * Biến pháp phòng ngừa người trượt ngã. - Công nhân lên, xuống hố hào sâu phải có thang. Cấm sử dụng các thanh văng chống vách đất để lên, xuống. Khi làm việc trên mái dốc có chiều cao ≥ 45o hoặc khi bề mặt mái dốc trơn, ướt, độ dốc ≥ 30o, công nhân phải đeo dây an toàn. - Khi đào hố, hào ở trên đường hoặc cạnh đường đi lại phải có rào ngăn, ban đêm phải có đèn báo hiệu. 14
  15. 3.3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA * Biện pháp đề phòng nhiễm độc: - Trước khi công nhân xuống làm việc ở các hố sâu, đường hầm phải kiểm tra không khí bằng đèn thợ mỏ (nếu có khí CO2 thì đèn lập lòe và tắt. Nếu có khí cháy như CH4 đèn sẽ sáng) Công nhân phải được trưng bị mặt nạ phòng độc, bình thở. 15
  16. 3.3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA * Phòng ngừa tai nạn khi nổ mìn: Khi sử dụng mìn để làm tơi đất, đá trong quá trình thi công phải chú ý: Được cơ quan có thẩm quyền cho phép. - Trước khi nổ mìn, xung quanh vùng nguy hiểm thường lấy với bán kính ít nhất là 200m, phải rào ngăn hoặc có người cảnh giới, có biển báo đề phòng. - Tổ chức nổ mìn theo giờ cố định - Sau khi mìn nổ, người phụ trách phải quan sát vùng nổ để xử lý những trường hợp mìn câm, những trường hợp bất lợi của thành, vách đất đá. Nên tổ chức nổ mìn bằng phương pháp điều khiển điện từ xa phải thực hiện nghiêm túc quy phạm an toàn khi sử dụng vật liệu nổ. 16