Bài giảng Bệnh cầu trùng ở gà

pdf 25 trang hapham 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh cầu trùng ở gà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_cau_trung_o_ga.pdf

Nội dung text: Bài giảng Bệnh cầu trùng ở gà

  1. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh khó kiểm soát. Cầu trùng ký sinh làm tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hoá, làm cho gà dễ chết. Bệnh cầu trùng lây lan nhanh trong các đàn gà, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi tập trung, điều kiện vệ sinh thú y kém, công tác quản lý và chăn nuôi không đảm bảo.
  2. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Các loại cầu trùng ký sinh ở gà – 8 loài  Loài Eimeria tenella  Loài Eimeria maxima  Loài Eimeria acervulina  Loài Eimeria mivati  Loài Eimeria brunetti  Loài Eimeria mitis  Loài Eimeria hagani  Loài Eimeria necatrix
  3. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Các loại cầu trùng ký sinh trên gà ở Việt Nam  Loài Eimeria tenella  Loài Eimeria maxima  Loài Eimeria acervulina  Loài Eimeria brunetti  Loài Eimeria mitis  Loài Eimeria necatrix
  4. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Đặc điểm sinh sản và gây bệnh của cầu trùng: - Sinh sản vô tính. - Sinh sản hữu tính. Hai giai đoạn này thực hiện trong tế bào biểu mô ruột. - Sinh sản bằng bào tử. Giai đoạn này diễn ra ở ngoài cơ thể vật chủ.
  5. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Đặc điểm sinh sản và gây bệnh của cầu trùng: Quá trình sinh sản vô tính và hữu tính trong tế bào biểu mô ruột thoạt đầu gây hiện tượng xung huyết, sau đó là hoại tử và xuất huyết niêm mạc ruột. Sự phá vỡ hàng loạt tế bào niêm mạc ruột gây xuất huyết lan tràn, tế bào biểu mô bong tróc. Ở các giai đoạn phát triển tiếp theo, cầu trùng xâm nhập sâu vào vách ruột gây hoại tử, xuất huyết cả lớp tế bào hạ niêm mạc và tuyến ruột.
  6. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Nguyên nhân và phương thức truyền lây: - Bệnh chủ yếu do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng), Eimeria necatnix, E.acervulina, E.maxima, E.brunetti (ký sinh trùng ở ruột non). - Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.
  7. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Triệu chứng: - Eimeria tenella (cầu trùng ký sinh ở manh tràng) Chủ yếu xảy ra ở gà từ 2-8 tuần tuổi. Có 2 thể bệnh *Ở thể cấp tính: Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lúc đầu đi phân có bọt màu vàng hơi trắng sau đó có màu đỏ nâu do lẫn máu (phân gà sáp) gà đi lại khó khăn, xã cánh xù lông, mắt trũng sâu niêm mạc nhợt nhạt, chân gập lại, khụy xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn.
  8. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Triệu chứng: - Eimeria tenella (cầu trùng ký sinh ở manh tràng) Gà bị bệnh ủ rũ Phân nhày, có lẫn máu
  9. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Triệu chứng: - Eimeria tenella (cầu trùng ký sinh ở manh tràng) * Ở thể mãn tính: Bệnh tiến triển chậm hơn như gầy ốm, xù lông, kém ăn, chân đi như bị liệt, tiêu chảy thất thường Do tính chất bệnh không điển hình khó chẩn đoán. Ở thể này gà là vật mang mầm bệnh.( Nguy hiểm )
  10. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Triệu chứng: - Eimeria necatrix: (cầu trùng ký sinh ở ruột non) ký sinh chủ yếu ở tá tràng gà giò, gà lớn (lớn hơn 4 tháng tuổi). Triệu chứng của bệnh biểu hiện không rõ dễ nhằm lẫn với các bệnh khác. Gà cũng gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi phân lẫn máu tươi, gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ E.acervulina, E.maxima, E.brunetti cũng gây bệnh tương tự như E.necatrix
  11. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Bệnh tích: - Eimeria tenella: Xuất huyết niêm mạc manh tràng và trương to ở 2 manh tràng. Manh tràng có tính đàn hồi màu xanh thẫm. Mổ ra trong xuất huyết tấm tấm và đầy máu. Nặng thì 2 manh tràng xuất huyết, hoại tử từng mảng đen. máu có thể đông thành những cục lổn nhổn. Hậu môn con vật ướt, lông bết, xung quanh cơ vòng hậu môn có những điểm xuất huyết. Hiện tượng phù nề thể hiện rõ ở các cơ quan và mô bào.
  12. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Bệnh tích: - Eimeria tenella: H1: Sưng & xuất huyết H2: Máu đông đen lổn nhổn
  13. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Bệnh tích: - Eimeria tenella:
  14. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Bệnh tích: - Eimeria necatrix: Tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn khác thường, chỗ vách ruột trương to thường dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng bẩn thối có lợn cợn bã đậu. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ. Bệnh nặng thường thấy máu tươi lẫn lộn với các chất chứa trong ruột (tiêu phân sống). E.acervulina, E.maxima, E.brunetti cũng có bệnh tích tương tự như E.necatrix
  15. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Bệnh tích: - Eimeria necatrix: H1: Ruột sưng to từng đoạn
  16. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Bệnh tích: - Eimeria necatrix: H2: trong ruột có máu tươi lẫn H3: Bề mặt niêm mạc ruột dày lộn với các chất khác lên có những điểm trắng đỏ
  17. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Chẩn đoán: - Quan sát triệu chứng của gà. - Nếu gà chết mổ khám bệnh tích -Trong phòng thí nghiệm: Kiểm tra phân tìm trứng của cầu trùng. Trứng cầu trùng có thể nuôi cho gà hoặc bồ câu ăn theo dõi và mổ khám xác định vị trí ký sinh của cầu trùng trong hệ thống tiêu hoá để định loại loài cầu trùng ký sinh.
  18. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Phòng và trị bệnh cầu trùng: - Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống sạch sẽ tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng, ủ phân gà bằng phương pháp vi sinh vật tạo nhiệt để diệt cầu trùng. Sát trùng chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Có thời gian nghỉ chuồng, trong thời gian đó tiêu độc khử trùng bằng các dung dịch formol 2%, crezol 3%, amoniac(NH3)10%, methylbromid(CH3Br)
  19. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Phòng và trị bệnh cầu trùng: - Trị bệnh: Trị bệnh cầu trùng bằng hóa dược là phương pháp thu lại hiệu quả cao * Nguyên tắc: không nên dùng một lúc nhiều loại thuốc, cũng không nên chỉ dùng một loại thuốc kéo dài nhiều năm trong một cơ sở chăn nuôi gà. 1. Sunfamid và các nhóm hoá dược 1àm tăng cường hiệu lực của Sulfamid. Sulfamid là ức chế sự phát triển của vi sinh vật nói chung và cầu trùng nói riêng bằng cách cạnh tranh với PABA (Phía - Amino Benzoic - Axit), ngăn cản sự tổng hợp axit folic, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cầu trùng.
  20. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Phòng và trị bệnh cầu trùng: - Trị bệnh: 1*Coccistop 2000 (hãng Intervet, Hà Lan sản xuất): thuốc bột màu trắng, đóng gói200 gam, tan trong nước. Thành phần gồm: Sulfadimedine: 40 gram Sulfadimethoxine : 4 gram Diavedrine : 6 gram Vitamin K : 4 gram Tá dược VĐ: 200 gram Thuốc có tác dụng trên các loài cầu trùng E.acervulina, E. maxima,E. tenella, E.brunetti, E. necatrix ở giai đoạn sinh sản nội sinh.
  21. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Phòng và trị bệnh cầu trùng: - Trị bệnh: Liều điều trị bệnh: 1 gram pha trong 1 lít nước, uống trong 3 - 5 ngày liên tục. Liều phòng bệnh: 1 gram pha trong 1 lít nước, uống trong 4 - 7 ngày liên tục. 2*Esb3: (hãng Novatis, Thuỵ Sỹ sản xuất): Thành phần chính là Sulfachlozine sodium monohydrate (30%).
  22. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Phòng và trị bệnh cầu trùng: - Trị bệnh: Liều điều trị bệnh: 1 gam pha trong 1 lít nước, cho uống 3 - 5 ngày. Nếu chưa khỏi có thể lặp lại liệu trình trên sau khi dùng thuốc 2 - 3 ngày. 3*- Baycox (hãng Bayer, Đức sản xuất). Thành phần chính là Toltrazuril: 25 mg Baycox tác động đến tất các các giai đoạn phát triển của cầu trùng, kể cả sinh sảnvô tính và hữu tính, đồng thời có tác dụng kích thích và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể gà.
  23. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ Phòng và trị bệnh cầu trùng: - Trị bệnh: Liều điều trị: 1 ml pha trong liên tục trong 1 lít nước lít nước (tương đương với nồng độ 25 ppm). Uống liên tục trong 2 ngày. Ngoài ra còn có thể sử dung các loại thuốc Anticoccid, Avicoc, Ancoban, Salinomycin xong hiệu quả nhất và được sử dụng rộng rãi là Baycox.
  24. Xin cảm ơn !