Bài giảng Bệnh lở mồm long móng gia súc và các biện pháp phòng chống

pdf 25 trang hapham 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh lở mồm long móng gia súc và các biện pháp phòng chống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_lo_mom_long_mong_gia_suc_va_cac_bien_phap_pho.pdf

Nội dung text: Bài giảng Bệnh lở mồm long móng gia súc và các biện pháp phòng chống

  1. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG (Bài tham khảo của CHI CỤC THÚ Y TỈNH LÀO CAI) 10/7/2011 SPERI - FFS 1
  2. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG • Do vi rút gây ra; • Lây lan rất nhanh, rất rộng; • Loài vật mắc bệnh: trâu, bò, dê • Gây thiệt hại lớn về kinh tế do: + Làm chết gia súc, nhất là gia súc non; + Trâu, bò đau yếu không cày kéo được; + Gây sảy thai, đẻ non; + Tốn kém nhiều cho tiêm phòng hàng năm: Vắc xin đắt, công TP nhiều. 10/7/2011 SPERI - FFS 2
  3. II. TRIỆU CHỨNG 1. Bệnh ở trâu bò Sau thời gian ủ bệnh 2-7 ngày xuất hiện các triệu chứng: • Ủ rũ, lông rụng, sốt 41-420C; gương mũi khô; • Xuất hiện các mụn nước ở: + Miệng (trên lưỡi, lợi, môi, chân răng); + Chân (kẽ móng, vành móng, nơi tiếp giáp giữa móng sừng và da, bướu gót chân). + Núm vú (nhất là ở gia súc đang nuôi con). Mới đầu mụn nước nhỏ (đường kính 1-2 cm), nhưng nhanh chóng to ra và nổi lên màu trắng, sau đó vỡ ra, chảy dịch màu vàng rơm, để lại lớp loét màu hồng. 10/7/2011 SPERI - FFS 3
  4. II. TRIỆU CHỨNG Tổn thương con vật: • Đau mồm không ăn được; • Chảy nước rãi trắng như bọt bia; • Đau chân đứng không yên: + Đổi chân liên tục; + Nhấc chân lên rồi lại hạ xuống như giã gạo; + Đang nằm là không muốn đứng dậy; • Loét núm vú; tắc tuyến sữa; vú sưng, đau không cho con bú; • Nguy hiểm hơn vết loét có thể gây nhiễm trùng, hoặc có dòi làm bệnh diễn biến phức tạp: + Nhẹ thì làm long móng, rụng móng, đau không thể cày, kéo được; + Nặng hơn, kế phát các bệnh khác làm chết trâu, bò. 10/7/2011 SPERI - FFS 4
  5. 10/7/2011 SPERI - FFS 5
  6. 10/7/2011 SPERI - FFS 6
  7. II. TRIỆU CHỨNG 2. Bệnh ở lợn • Lúc đầu lợn ủ rũ, bỏ ăn; • Sốt 41-420C; • Mụn nước xuất hiện ở chân nhiều hơn ở miệng và vú; • Lợn dễ nhiễm trùng ở chân, nên thường rụng móng; • Lợn con chết nhiều, lợn chửa sẩy thai, lợn lớn ít chết. 10/7/2011 SPERI - FFS 7
  8. 10/7/2011 SPERI - FFS 8
  9. Núm vú lợn bị mắc bệnh LMLM 10/7/2011 SPERI - FFS 9
  10. II. TRIỆU CHỨNG 3. Cách lây lan của bệnh • Sức đề kháng của vi rút rất cao: + Vi rút sống trong đất, rơm, cỏ khô được trên 5 tháng; + Trâu bò mắc bệnh có thể mang vi rút tới 02 năm; • Bệnh lây qua tất cả các con đường, trực tiếp và gián tiếp: + Lợn thải 4 tỷ vi rút/ngày qua hơi thở; + Vi rút có thể truyền qua không khí, trong điều kiện ẩm thấp, bụi nhiều, gió có thể dữ vi rút đi hàng chục km. 10/7/2011 SPERI - FFS 10
  11. • Bệnh cũng lây qua: + Sản phẩm động vật ốm; + Người qua lại và các động vật khác; + Các phương tiện giao thông vận chuyển động vật; + Dụng cụ chăn nuôi, thú y; + Quần áo, giày dép người chăm sóc, tham quan. 10/7/2011 SPERI - FFS 11
  12. III. PHÒNG BỆNH LMLM 1. Tuyên truyền Vận động người chăn nuôi trong từng thôn ký cam kết thực hiện "5 không": a) Không giấu dịch; b) Không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh đưa về thôn; c) Không bán chạy gia súc mắc bệnh; d) Không thả rông, không tự vận chuyển gia súc bị mắc bệnh LMLM ra khỏi vùng dịch; e) Không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa bãi. 10/7/2011 SPERI - FFS 12
  13. III. PHÒNG BỆNH LMLM 2. Giám sát dịch bệnh • Nhân viên thú y theo dõi giám sát dịch bệnh tới tận thôn; bản: + Có sổ, sách theo dõi đàn gia súc, diễn biến tình hình dịch bệnh, kết quả tiêm phòng ở các thôn; + Khi có chủ vật nuôi báo cáo có gia súc nghi mắc bệnh LMLM, nhân viên thú y kiểm tra ngay và báo cáo cho Trạm thú y cấp huyện. + Trưởng thôn, thú y viên xã, thú y viên thôn, bản giám sát dịch bệnh LMLM đến tận hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi trong thôn; + Thông báo tình hình dịch, báo cáo dịch bệnh lên xã. • Chủ vật nuôi: Khi nghi ngờ gia súc mắc bệnh, chủ vật nuôi phải báo ngay cho trưởng thôn hoặc nhân viên thú y. 10/7/2011 SPERI - FFS 13
  14. III. PHÒNG BỆNH LMLM 3. Vệ sinh phòng bệnh • Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi; • Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng bệnh LMLM, trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. • Có thể sử dụng một trong các loại hoá chất sau: Benkocid; xút 2%, formol 2%, crezin 5%, nước vôi 20% hoặc vôi bột và một số hoá chất khử trùng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất. • Người chăn nuôi, khách thăm quan, nhân viên thú y trước khi ra vào khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng và sử dụng trang bị bảo hộ. 10/7/2011 SPERI - FFS 14
  15. III. PHÒNG BỆNH LMLM 4. Tiêm vacxin phòng bệnh • Đối tượng tiêm phòng bao gồm: + Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, lợn nái, lợn đực giống; + Gia súc (trừ lợn đưa đi giết mổ) khi đưa ra khỏi tỉnh thì phải tiêm phòng (phải sau khi tiêm 14 ngày hoặc đã được tiêm phòng và còn miễn dịch). • Thời gian tiêm phòng: + Tiêm phòng hai lần trong một năm, lần thứ nhất cách lần thứ hai sáu tháng; lần thứ nhất tiêm vào tháng 3-4, lần thứ hai tiêm vào tháng 9-10; + Vắc xin phải bảo quản trong hộp xốp đá, trước khi tiêm phòng phải để vắc xin đạt nhiệt độ thường. 10/7/2011 SPERI - FFS 15
  16. III. PHÒNG BỆNH LMLM Vắc xin Type O-Asia1 của TQ: • Lắc kỹ trước khi tiêm; • Tiêm sâu bắp thịt (kim dài); • Gặp phản ứng quá mẫn như: Gia súc run rẩy, khó thở, loạng choạng, gục ngã không dậy được phải cấp cứu bằng Adrenalin (nồng độ 1mg/1ml, liều lượng 2-4 ml/1 con trâu, bò); hoặc Caphein (2-4 ống/trâu, bò) tiêm bắp; 10/7/2011 SPERI - FFS 16
  17. IV. CHỐNG DỊCH LMLM 1. Xử lý ổ dịch • Cách ly và nuôi nhốt gia súc mắc bệnh; • Trong phạm vi một ngày cán bộ thú y huyện phải tiến hành xác minh và lấy mẫu chẩn đoán bệnh. • Nhân viên thú y xã kiểm tra, giám sát chủ nuôi gia súc thực hiện cách ly gia súc mắc bệnh với gia súc khoẻ, nhốt trâu, bò, lợn, dê, cừu tại chuồng hoặc nơi cố định; giúp cán bộ thú y huyện lấy mẫu bệnh phẩm; thống kê số lượng, loài gia súc mắc bệnh, số hộ gia đình có gia súc mắc bệnh, tổng đàn gia súc cảm nhiễm trong thôn. 10/7/2011 SPERI - FFS 17
  18. IV. CHỐNG DỊCH LMLM Tiêu hủy gia súc mắc bệnh: • Tiêu huỷ bắt buộc toàn bộ số lợn, dê, cừu, hươu, nai trong cùng một ô chuồng nếu trong ô chuồng đó có con mắc bệnh với triệu chứng lâm sàng điển hình mà không phải chờ kết quả xét nghiệm; • Trường hợp còn nghi ngờ phải nuôi cách ly chờ kết quả xét nghiệm, nếu kết quả dương tính thì tiêu huỷ; • Việc tiêu huỷ gia súc bệnh phải thực hiện theo hướng dẫn và giám sát của cơ quan thú y. 10/7/2011 SPERI - FFS 18
  19. IV. CHỐNG DỊCH LMLM Tiêu hủy trâu bò mắc bệnh trong các trường hợp sau: • Trâu, bò mắc bệnh trong ổ dịch xuất hiện lần đầu tiên tại thôn; • Trâu, bò mắc bệnh với týp vi rút LMLM mới hoặc týp vi rút đã lâu không xuất hiện trên địa bàn tỉnh; • Đối với trâu, bò không thuộc diện nêu trên thì khuyến khích tiêu huỷ hoặc có thể nuôi giữ nhưng phải quản lý chặt chẽ. 10/7/2011 SPERI - FFS 19
  20. IV. CHỐNG DỊCH LMLM 2. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng • Vệ sinh cơ giới: Thu gom chất thải, phân rác ở nơi nuôi nhốt gia súc bị bệnh để đốt hoặc chôn; rửa nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước xà phòng. Công việc này do chủ gia súc thực hiện; • Vệ sinh hoá chất: Sau khi vệ sinh cơ giới, để khô và tiến hành phun hoá chất khử trùng thích hợp với từng đối tượng. Công việc này do đội chống dịch của xã thực hiện. 10/7/2011 SPERI - FFS 20
  21. IV. CHỐNG DỊCH LMLM 3. Kiểm soát, khống chế vận chuyển • Thôn, xã, huyện có dịch: Khoanh vùng ổ dịch và lập các chốt kiểm dịch tạm thời có người trực 24/24 giờ, có biển báo, hướng dẫn giao thông; ngăn cấm việc đưa gia súc và sản phẩm của chúng ra ngoài vùng dịch. Tại các chốt này phải có phương tiện và chất sát trùng để xử lý mọi đối tượng ra khỏi vùng dịch; • Không cho vận chuyển gia súc cảm nhiễm với bệnh LMLM và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch và vùng khống chế; • Gia súc khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh trong vùng đệm thì được phép lưu thông trong phạm vi tỉnh. 10/7/2011 SPERI - FFS 21
  22. IV. CHỐNG DỊCH LMLM 4. Trách nhiệm phòng, chống dịch LMLM a) Ủy ban nhân dân xã • Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh LMLM xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban với sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ thú y, nông nghiệp; • Bố trí tổ chuyên môn để hướng dẫn kỹ thuật, thường trực và tổng hợp tình hình dịch bệnh; • Chỉ đạo trưởng thôn trực tiếp kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh. 10/7/2011 SPERI - FFS 22
  23. IV. CHỐNG DỊCH LMLM Ủy ban nhân dân xã • Phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng vận động nhân dân giám sát và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Mỗi thôn tổ chức ký cam kết thực hiện “5 không”; • Thành lập đội xung kích chống dịch, gồm dân quân tự vệ, thanh niên, cán bộ thú y, công an, để tiêu hủy gia súc bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng, giám sát người ra vào ổ dịch, trực gác tại các chốt kiểm dịch. 10/7/2011 SPERI - FFS 23
  24. IV. CHỐNG DỊCH LMLM b) Nhân viên thú y xã • Giám sát phát hiện bệnh LMLM đến tận hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xã và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân xã và Trạm Thú y huyện; • Trực tiếp tham gia công tác phòng chống bệnh, trực tiếp tiêm phòng vắc xin; • Trực tiếp tham gia trong giám sát kinh phí hỗ trợ phòng chống bệnh LMLM đến chủ chăn nuôi. 10/7/2011 SPERI - FFS 24
  25. Xin cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi 10/7/2011 SPERI - FFS 25