Bài giảng Bệnh tai xanh

pptx 18 trang hapham 2240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bệnh tai xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_benh_tai_xanh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Bệnh tai xanh

  1. Bệnh Tai Xanh 1
  2. MỤC LỤC 1. Giới thiệu về bệnh 2. Nguyên nhân 3. Đường lây lan 4. Cơ chế sinh bệnh 5. Triệu chứng và bệnh tích 6. Chuẩn đoán 7. Phòng bệnh 8. Cách xử lý 2
  3. 1. Giới thiệu về bệnh • Bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) hay còn gọi là bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm của heo do virus gây ra, với những triệu chứng rối loạn hô hấp và rối loạn sinh sản trên nái mang thai. • Bệnh thể hiện nặng ở nái mang thai 1/3 giai đoạn cuối với biểu hiện đặc trưng là sẩy thai và đẻ non. • Bệnh được phát hiện đầu tiên ở nước Mỹ năm 1987, Bệnh có ở Việt Nam từ năm 1997 trên đàn heo nhập từ nước ngoài. 3
  4. 2. Nguyên nhân • Virus PRRS được xếp vào họ Arterividae. Virus có hình cầu. Virus có tính kháng nguyên không đồng nhất, có hai type chính là type châu âu với chủng virus phân lập đầu tiên là lelystad virus và type châu mỹ với chủng nguyên thủy là VR – 2332. • Virus có thể sống lâu trong điều kiện lạnh. Ở nhiệt độ 20-21ºC virus có thể duy trì khả năng gây nhiễm trong 1-6 ngày. • Ngoài ra virus cũng bị vô hoạt nhanh chóng bởi nhiều loại thuốc sát trùng dù chỉ ở nồng độ thấp. 4
  5. 3. Đường lây lan Heo bệnh bài thải virus có trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch, và nước tiểu Virus xâm nhập vào cơ thể heo qua đường miệng, đường mũi, đường phối giống trực tiếp hoặc dụng cụ thụ tinh nhân tạo không được sát trùng kỹ lưỡng. 5
  6. 4. Cơ chế sinh bệnh • Virus xâm nhập vào cơ thể, đến cơ quan hô hấp, tích lũy trong bạch cầu ở mô phổi, chúng phát triển thành đại thực bào, làm cho khả năng phòng vệ của cơ thể bị suy yếu. Từ đó các mầm bệnh khác có cơ hội tấn công và làm cho bệnh nặng thêm. • Virus cũng xâm nhâp vào tinh dịch của heo đực giống, trên heo nái thì virus tấn công vào nhau thai, gây chết thai. 6
  7. 5. Triệu chứng và bệnh tích ❑ Triệu chứng Đối với heo nái: heo bị tím ở mũi, đuôi. Có những vết rộp trên da. Heo kém ăn, thở khó, sốt nhẹ. Trên nái mang thai có thể đẻ sớm(trước 110 ngày). Bị sảy thai ở nhiều giai đoạn thai khác nhau. Sau khi đẻ nái kém sữa, viêm vú và chậm động dục trở lại. 7 Nguồn: biovet.vn Nguồn: channuoi.com.vn
  8. 5. Triệu chứng và bệnh tích ❑ Triệu chứng Đối với heo nọc: có biểu hiện tái xanh ở tai, heo uể oải, mệt mỏi, chất lượng tinh bị giảm. Nguồn: nôngdân.com 8
  9. 5. Triệu chứng và bệnh tích ❑Triệu chứng Đối với heo con: triệu chứng chung là ho, thở khó. Số heo con chết lúc sơ sinh tăng cao, có nhiều thai khô, một số con còn sống sót thì yếu ớt, chân bẹt ra đứng không vững. Nguồn: www.viphavet.com 9 Nguồn: biovet.vn Nguồn: nnptntvinhphuc.gov.vn
  10. 5. Triệu chứng và bệnh tích ❑ Bệnh tích đặc trưng • Về bệnh tích vi thể, thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm, trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào bị phân huỷ. Nguồn: www.viphavet.com • Hạch Amidan sưng, phổi viêm xuất huyết và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các thuỳ phổi. • Thuỳ phổi bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc, trên mặt cắt ngang của thuỳ bệnh lồi ra, khô. 10
  11. 6. Chuẩn đoán Chuẩn đoán lâm sàng: Dựa vào một số triệu chứng đặc trưng: khó thở, bỏ ăn, sốt cao, lười uống nước, đi lại chậm chạp, tai chuyển từ xanh tới tím. Chẩn đoán cận lâm sàng: dùng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) dùng kiểm tra sự hiện diện của virus trong máu phát hiện virus ở giai đoạn đầu khi mới nhiễm bệnh. 11
  12. 7. Phòng bệnh ❑ Phòng bệnh bằng vaccine • Xác định được chủng gây bệnh tại địa phương để chọn vaccine thích hợp. • Tiêm phòng vaccine: vaccine chết hoặc vaccine sống. • Vaccine không ngăn ngừa được sự nhiễm bệnh, chỉ giúp giảm mức độ trầm trọng của bệnh. 12
  13. 7. Phòng bệnh ❑ Vệ sinh phòng bệnh • Heo cái hậu bị, heo đực mua từ những đàn không bệnh. • Kiểm tra huyết thanh học và cách ly heo mới nhập về. • Tiêu độc và sát trùng chuồng trại. • Tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc nâng cao sức đề kháng heo. • Tiêm ngừa vaccine phòng các bệnh đường hô hấp. 13
  14. 8. Cách xử lý ❑ Điều Trị Tăng cường sức đề kháng và giải độc cho bệnh súc, đây là biện pháp rất quan trọng. Khống chế bệnh kế phát (bệnh đường hô hấp, đường ruột ) và điều trị theo triệu chứng nhưng không được lạm dụng dùng nhiều kháng sinh. 14
  15. 8. Cách xử lý ❑ Phác đồ điều trị Hạ sốt: dùng Hanalgin C hoặc Anagil C tiêm bắp thịt sâu, liều 1ml/10kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần, tiêm 3 ngày liên tục. Trợ lực: Dùng ADE Bcomplex tiêm bắp liều 1ml/10kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần, tiêm 3 ngày liên tục. 15 Nguồn: mekovet.com.vn
  16. 8. Cách xử lý ❑ Phác đồ điều trị Trường hợp heo bỏ ăn, không uống nước phải tiêm truyền nước sinh lý hoặc đường Glucoza 5% 100-300ml hoặc Magie - canxifor 20-30ml/con vào xoang bụng Kháng sinh: Hanflor LA liều 1ml/20kg thể trọng, tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 2 ngày. 16 Nguồn:
  17. 8. Cách xử lý • Hộ lý chăm sóc: cho heo uống điện giải, glucoza, nước rau má, cho ăn cháo muối loãng, tăng cường cho ăn rau xanh, thức ăn giàu dinh dưỡng. • Đối với heo nái sảy thai phải thụt rửa và vệ sinh hàng ngày bằng thuốc tím 0,2%, tiêm oxytoxin 2-3 ống/con/lần. • Vệ sinh tiêu độc: dùng thuốc sát trùng, sát trùng thường xuyên. Dùng vôi bột rắc trên đường đi và xung quanh chuồng nuôi • Cách ly con bệnh, tiêu hủy những con chết. 17