Bài giảng Các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật

ppt 13 trang hapham 1390
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cac_bien_phap_chuan_bi_ky_thuat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật

  1. Các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật
  2. 1. THOÁT NƯỚC MẶT Được tiến hành theo 2 bước: quy hoạch chiều cao và thiết kế hệ thống thoát nước 1. Quy hoạch chiều cao nền (chiều đứng) ⚫ Quy hoạch chiều cao là quy hoạch cao độ nền đất trên tổng thể toàn đô thị, trong từng khu vực chức năng hoặc trong khu đất xây dựng. Sau khi quy hoạch thì cao độ trên mặt đất có độ dốc phù hợp yêu cầu thoát nước mặt nhanh chóng, thoã mãn yêu cầu bố trí các chức năng, xây dựng công trình và thoả mãn yêu cầu về giao thông vận tải. ⚫ Quy hoạch chiều cao không có nghĩa là cải tạo địa hình triệt để mà chỉ cải tạo ở những nơi bất lợi. Vấn đề đầu tiên được đặt ra là phải tận dụng địa hình tự nhiên, tránh khối lượng đào đất lớn ở những nơi không cần thiết, gây lãng phí lớn. ⚫ Quy hoạch chiều cao quan hệ chặt chẽ với quy hoạch mạng lưới đường về độ cao, độ dốc của đường phố với việc xác định độ cao nền đều ảnh hưởng lẫn nhau. Ngoài ra cao độ của cầu cống đê đập và các công trình quan trọng trong đô thị có tác dụng khống chế nhất định đến quy hoạch chiều cao. Quy hoạch chiều cao thường áp dụng phương pháp đường đồng mức; phương pháp mặt cắt hoặc sử dụng một số phương pháp hỗn hợp.
  3. THOÁT NƯỚC MẶT 1. Quy hoạch chiều cao nền (chiều đứng hình ảnh ví dụ về qhcc
  4. THOÁT NƯỚC MẶT 2. Thiết kế hệ thống thoát nước mưa ⚫ Thoát nước mặt là công tác tiêu thoát nước mưa ⚫ Trong khi tiến hành làm quy hoạch chung phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch mạng lưới đường phố, nghiên cứu toàn diện biện pháp thoát nước mưa. Đưa ra những phương án thoát nước mưa. ⚫ Chọn hệ thống chung hay riêng, mương nổi hay cống ngầm, bố trí các đường cống chính, vị trí các miệng xả và phải tiến hành so sánh kinh tế, kỹ thuật. ⚫ Nội dung của thoát nước mặt gồm 1 số công tác sau: Chọn lưu vực thu nước hợp lý; Chọn hệ thống thoát nước; Chọn bố trí tuyến cống; Xác định đường kính ống;
  5. 2. Chống ngập lụt đô thị 1. Nguyên nhân gây ra ngập lụt ở đô thị thường là: ⚫ Mùa nước mưa to, nước sông dâng lên gây ngập lụt ngắn ngày. ⚫ Đê đập hoặc các công trình thủy lợi bị hỏng thường bị ngập thời gian dài. ⚫ Ngập do thủy triều hoặc sóng gió bất thường. ⚫ Nước ta có nhiều đô thị xây dựng gần sông hồ, bờ biển, nên vấn đề chống lụt thường phải đặt ra và những đô thị ở miền núi cũng thường phải chống lũ. Công tác chống lũ lụt phải dựa vào địa hình địa mạo, đặc điểm về thủy văn và diện tích của lưu vực kết hợp với công trình thoát nước mặt hoặc sông ngòi để giải quyết. Chống lũ lụt thường dùng những biện pháp sau:
  6. 2. Chống ngập lụt đô thị 2. Các biện pháp chống ngập lụt: a. Điều chỉnh dòng nước: Xây dựng hồ chứa nước điều chỉnh dòng chảy là một phương pháp có hiệu quả để chống lũ lụt. Tuy nhiên, việc xây dựng những công trình thủy lợi lớn như vậy liên quan đến nhiều vấn đề khả năng kinh tế, do đó chuẩn bị kỹ thuật đô thị không giải quyết được. Xây dựng hồ chứa nước nhỏ, đào kênh điều tiết nước mặt trong khu vực đô thị thì có thể làm được và đó là một trong những biện pháp để chuẩn bị kỹ thuật đô thị.
  7. 2. Chống ngập lụt đô thị 2. Các biện pháp chống ngập lụt: b. Đắp đê: - Đắp đê là một biện pháp chống lũ cho một diện tích rộng. - Đắp đê không phải là một vấn đề phức tạp, nhưng do đắp đê sẽ phát sinh nhiều vấn đề khá phức tạp như: mức nước ngầm dâng cao, miệng xả thoát nước mặt cửa sông - Vì vậy muốn dùng biện pháp đắp đê phải nghiên cứu mọi điều kiện có liên quan và phải so sánh về kinh tế kỹ thuật
  8. 2. Chống ngập lụt đô thị 2. Các biện pháp chống ngập lụt: Hình ảnh về đắp đê Hình 3 - 5: Đê chắn sóng ở Hà Lan
  9. 2. Chống ngập lụt đô thị 2. Các biện pháp chống ngập lụt: c. Khai thông dòng sông: Khai thông dòng sông làm cho nước chảy dễ dàng, khả năng thoát nước lớn, đó là một trong những phương pháp tổng hợp để chống lũ lụt, khai thông dòng sông thường là đào sâu lòng sông vì mở rộng mặt cắt ngang lòng sông không những khối lượng đào đất rất lớn mà hiệu suất chưa chắc đã cao, không kinh tế, khai thông dòng sông ảnh hưởng đến lòng sông thượng và hạ lưu do đó phải tính toán cẩn thận. d. Đắp cao khu vực bị ngập: Phương pháp đắp đất có thể dựa vào yêu cầu xây dựng, có thể phân đợt đầu tư tiết kiệm được kinh phí bảo dưỡng thường xuyên. Khuyết điểm là công tác đất lớn, ảnh hưởng vốn đầu tư. Nền đất mới đắp không đảm bảo cường độ như đất nguyên thổ và khó khăn khi tìm đất để san lấp. Dùng phương pháp này cần phải chú ý tìm nơi lấy đất, đồng thời phải chọn loại đất tốt. Có thể sử dụng phương pháp đắp đất thủy lực bằng cách bơm bùn nhưng thời gian cố kết khá lâu mới có thể thi công
  10. 3. ĐIỀU CHỈNH AO HỒ TRONG ĐÔ THỊ 1. Hồ ao trong đô thị có tác dụng đối với đô thị như sau: - Điều tiết khí hậu, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, làm đẹp không gian đô thị. - Dùng làm hồ điều hoà nước trong đô thị (nơi chứa nước mặt), có thể kết hợp trong công viên làm nơi vui chơi nghỉ ngơi, giải trí. - Có thể dùng làm nơi chứa nước phục vụ nông nghiệp. - Do đó, công tác cải tạo, điều chỉnh ao hồ sẵn có, hoặc tạo những hồ nước mới trong đô thị theo quy hoạch là rất cần thiết.
  11. 3. ĐIỀU CHỈNH AO HỒ TRONG ĐÔ THỊ 2. Các biện pháp: - Tìm chỗ thích hợp trên sông, suối nhỏ, hoặc suối cạn, đắp đê thành hồ tương đối lớn. Ơû chỗ sông phình ra có bãi rộng đắp đê quai, có khi phải khơi sâu xuống tạo thành mặt nước lớn thường dùng làm hồ điều hoà để thoát nước mưa hoặc làm nơi tổ chức các hoạt động thể thao nước kết hợp với các công trình văn hoá đô thị - Cải tạo ao hồ sẵn có: ở đây muốn nói là những chỗ đất thấp ở đồng bằng tạo thành hồ ao tù, những hồ ao này đọng nước trong mùa mưa tạo thành nơi thoát nước cho đô thị. - Đào hồ và cải tạo hồ trong đô thị hoặc đắp đập, đắp đê, khơi mương đều phải dựa vào điều kiện cụ thể từng nơi mà quyết định
  12. 4. CẢI TẠO ĐẤT Một số khu vực đô thị có điều kiện kém thuận lợi trong việc xây dựng đô thị cần được cải tạo đất nhằm tạo điều kiện phù hợp hơn với yêu cầu xây dựng. Một số công tác cải tạo đất cơ bản: - Hạ mực nước ngầm: Mực nước ngầm quá cao thường phá hoại tường và nền móng công trình, các công trình có tầng hầm cần có những biện pháp chống ẩm đất trần, đường sá dễ bị hư hỏng gây khó khăn cho việc xây dựng. Do đó, những khu vực mực nước ngầm quá cao cần phải có biện pháp cải tạo hạ thấp mực nước ngầm phù hợp với yêu cầu xây dựng. - Cải tạo khe cạn: Khe cạn phát sinh do nước bào mòn và cuốn cát đất đi. Trong thời kỳ đầu khe cạn chỉ là một cái rãnh do nước mưa tạo nên, rồi dần dần phát triển từ hạ lưu mở rộng hai bên bờ thành khe cạn lớn. Nếu nước bào mòn đến lớp đất ngấm nước thì sẽ hình thành suối hay sông nhỏ. Cải tạo khe cạn phải nghiên cứu đặc tính của nó vì đặc tính của khe cạn thay đổi theo thời tiết khí hậu, địa hình, địa chất vì vậy phải dựa vào đặc tính khác nhau để chọn biện pháp có hiệu quả cao.
  13. 4. CẢI TẠO ĐẤT - Cải tạo đất trượt: Ơû các sườn núi thường thấy các mảng đất lớn trượt từ trên cao xuống đó là do mực nước ngầm và do nước mặt ngấm vào, các lớp đất mất thăng bằng bị trượt xuống nên gọi là đất trượt. Bờ sông bị nước xói, sụt lở cũng thuộc hiện tượng này, đất trượt gây tác động cho vịêc xây dựng đô thị tương đối lớn. Do đó phải xác định phạm vi khu đất trượt và nếu cần thiết xây dựng thì phải dùng biện pháp kỹ thuật cải tạo. - Ngoài ra còn các hiện tượng castơ, đá chảy nhưng do hiện tượng này ít gặp nên không giới thiệu trong chuyên đề này