Bài giảng Cảm biến và cơ cấu chấp hành
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cảm biến và cơ cấu chấp hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cam_bien_va_co_cau_chap_hanh.pdf
Nội dung text: Bài giảng Cảm biến và cơ cấu chấp hành
- Giáo trình: Cảm biến và Cơ cấu chấp hành
- Chương I: NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ CÁC BỘ CẢM BIẾN 1.1 Định nghĩa Trong các hệ thống đo lường – điều khiển mọi quá trình đều được đặc trưng bởi các biến trạng thái như nhiệt độ, áp suất, tốc độ, momen các biến trạng thái này thường là các quá trình ta cần thu thập thông tin , đo đạc, theo dõi sự biến thiên của các biến trạng thái của quá trình. Các bộ cảm biến thực hiện chức năng này, chúng thu nhận và đáp ứng với các tín hiệu và kích thích, là “tai mắt” của các hoạt động khoa học và công nghệ của con người. Các bộ cảm biến thường được định nghĩa theo nghĩa rộng là thiết bị cảm nhận và đáp ứng với các tín hiệu và kích thích. Trong thế giới tự nhiên các cơ thể sống thường đáp ứng với các tín hiệu bên ngoài có đặc tính điện hóa, dựa trên cơ sở trao đổi ion, ví dụ như hoạt động của hệ thần kinh trong các quá trình đo lường – điều khiển thông tin được truyền tải và xử lý dưới dạng điện nhờ sự truyền tải của các điện tử. Phương trình mô tả quan hệ giữa đáp ứng y và kích thích x ở bộ cảm biến có dạng : Y = f(x) (1.1) Quan hệ (1.1) thường rất phức tạp vì có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ đáp ứng – kích thích. Trong các hệ thống đo lường – điều khiển hiện đại quá trình thu thập và xử lý tín hiệu thường do máy tính đảm nhiệm. Trong sơ đồ hình 1.2 quá trình (đối tượng) được đặc trưng bằng các biến trạng thái và đươc các bộ cảm biến thu nhận. đầu ra của các biến trạng thái được phối ghép với bộ vi xử lý qua các giao diện. đầu ra của bộ vi xử lý được phối ghép với cơ cấu chấp hành nhằm tác động lên quá trình (đối tượng). đây là sơ đồ điều khiển tự động quá trình (đối tượng), trong đó bộ cảm biến đóng vai trò cảm nhận, đo đạc và đánh giá các thông số của hệ thống. bộ vi xử lý làm nhiệm vụ xử lý thông tin và đưa ra tín hiệu điều khiển quá trình. 1.2 Phân loại các bộ cảm biến. a. Theo nguyên lý chuyển đổi giữa đáp ứng và kích thích.
- b. Theo dạng kích thích có thể phân chia các bộ cảm biến như sau c. Theo tính năng các bộ cảm biến
- d. Theo phạm vi sử dụng các bộ cảm biến e. Theo thông số của mô hình mạch thay thế o Cảm biến tích cực (có nguồn) đầu ra là nguồn áp hoặc nguồn dòng. o Cảm biến thụ động (thông nguồn) được đặc trưng bằng các thông số R, L , C, M, tuyến tính hoặc phi tuyến. 1.3 Các đơn vị đo lường Các đơn vị đo lường cơ sở của hệ đơn vị quốc tế SI(IE Systems International d’ Unites) như trong bảng:
- 1.4 Các đặc trưng cơ bản của bộ cảm biến Theo quan điểm mô hình mạch tao coi bộ cảm biến như một hộp đen, có quan hệ đáp ứng – kích thích được điều diễn bằng phương trình (1.1) quan hệ này được đặc trưng bằng nhiều đại lượng cơ bản cửa bộ cảm biến. ta có thể định nghĩa các đại lượng đặc trưng cơ bản của bộ cảm biến như sau : a. Hàm truyền: Quan hệ giữa đáp ứng và kích thích của bộ cảm biến có thể cho dưới dạng bảng giá trị, graph hoặc biểu thức toán học. gọi x là kích thích, y là tín hiệu đáp ứng, hàm truyền cho ta quan hệ giữa đáp ứng và kích thích. Hàm truyền có thể được biểu diễn dưới dạng tuyến tính, phi tuyến, theo hàm logarit, hàm lũy thừa hoặc hàm mũ. Quan hệ tuyến tính giữa đáp ứng và kích thích có dạng : Y = a + bx (1.2)
- a là hằng số bằng tín hiệu ra khi tín hiệu vào bằng không, b là độ nhạy, y là một trong các đặc trưng của tín hiệu ra có thể là biên độ, tần số hoặc pha tùy theo các tính chất của bộ cảm biến. Hàm truyền logarit có dạng: y = 1 + blnx (1.3) Dạng mũ : y = aekx (1.4) Dạng lũy thừa : y = ao + a1xk (1.5) K: hằng số Các bộ cảm biến phi tuyến không thể được đặc trưng bằng các hàm truyền kể trên, trong trường hợp này ta phải sử dụng các hàm gần đúng là các đa thức bậc cao. Trong nhiều trường hợp ta có thể làm gần đúng hàm truyền phi tuyến bằng phương pháp tuyến tính hóa từng đoạn. b. Độ lớn của tín hiệu vào: Độ lớn của tín hiệu vào là giá trị lớn nhất của tín hiệu đặt vào bộ cảm biến mà sai số mà sai số không vượt quá ngưỡng cho phép. Đối với các bộ cảm biến có đáp ứng phi tuyến ngưỡng động của kích thích thường được biểu diển bằng dexibel, bằng logarit của tỷ số công suất hoặc điện áp của tín hiệu ra vào tín hiệu vào : 1 dB = 10 lg P2/ P1 Quan hệ giữa các tỷ số công suất, tỷ số điện áp ( hoặc dòng điện) tính theo dexibel được cho trong bảng: c. Sai số và độ chính xác: Các bộ cảm biến cũng như các dụng cụ đo lường khác, ngoài đại lượng cần đo (cảm nhận) còn chịu tác động của nhiều đại lượng vật lý khác gây nên sai số giữa giá trị đo được và giá trị thực của đại lượng cần đo. Gọi ∆x độ lệch tuyệt đối giữa giá trị đo và giá trị thực x, sai số tương đối của bộ cảm biến được tính bằng : ∆ δ% = . 100 ∆x : sai số tuyệt đối. Ví dụ : một bộ cảm biến di chuyển thằng có độ nhạy 1mV trên 1mm di chuyển. nếu di chuyển 10mm tạo nên điện áp 10,5mV thì tạo nên sai số tuyệt đối là 10,5 – 10 = 0,5mV. Sai số tuyệt đối của bộ cảm biến là : , δ% = . 100 = 5% Khi đánh giá sai số của cảm biến ta thường phân chúng thành hai loại : sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Sai số hệ thống là sai số không phụ thuộc vào số lần đo, có giá trị không đổi hoặc thay đội chậm theo thời gian đo và thêm vào một độ lệch không đổi giữa trị thực và giá trị đo được. sai số hệ thống thường do sự thiếu hiểu biết về hệ đo, do điều kiện sử dụng không tốt.
- Các nguyên nhân gây sai số hệ thống có thể là : Do nguyên lý của cảm biến Giá trị đại lượng chuẩn không đúng. Do đặc tính của bộ cảm biến. Do điều kiện và chế độ sử dụng. Do xử lý kết quả đo. Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất hiện có độ lớn và chiều không xác định. Có thể dự đoán được một số nguyên nhân của sai số ngẫu nhiên nhưng không thể dự đoán độ lớn và dấu của nó. Những nguyên nhân gây sai số ngẫu nhiên có thể là: Do sự thay đổi đặc tính của thiết bị, Do tín hiệu nhiễu ngẫu nhiên, Do các đại lượng ảnh hưởng như các thông số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, điện từ trường, độ rung ) không được tính đến trong khi chuẩn cảm biến. có thể giảm thiểu sai số ngẫu nhiên bằng một số biện pháp thực nghiệm thích hợp như bảo vệ các mạch đo tránh ảnh hưởng của nhiễu, tự động điều chỉnh điện áp nguồn nôi, bù các ảnh hưởng nhiệt độ, tần số, vận hành sử dụng đúng chế độ hoặc thực hiện phép đo lường thống kê. 1.5 Chuẩn các bộ cảm biến Chuẩn các bộ cảm biến nhằm xác định dưới dạng đồ thị, giải tích mối liên hệ giữa đáp ứng và kích thích của bộ cảm biến có tính đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng. các thông số ảnh hưởng có thể là các đại lượng vật lý liên quan đến đáp ứng như độ lớn, chiều và tốc độ biến thiên của các kích thích. Ngoài ra chúng cũng có thể là các đại lượng vật lý không liên quan đến kích thích nhưng tác động đến bộ cảm biến khi sử dụng và làm thay đổi hồi đáp. Thông thường các đại lượng vật lý này là các thông số môi trường như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và các thông số của nguồn như biên độ, tần số, điện áp làm việc của các bộ cảm biến. a. Chuẩn đơn giản: Chuẩn đơn giản là ghép đo chỉ có một đại lượng duy nhất tác động lên một kích thích xác định và sử dụng một cảm biến không nhạy với các đại lượng và không chịu tác động của kích thích này. Đây là trường hợp đặc biệt của các kích thích tĩnh, nghĩa là các đại lượng có giá trị không đổi. trong những điều kiện này việc chuẩn cảm biến chính là sự kết hợp các giá trị hoàn toàn xác định của kích thích với các giá trị tương ứng của đáp ứng đầu ra. Có thể chuẩn các bộ cảm biến bằng một trong các phương pháp sau đây: o Chuẩn trực tiếp : các giá trị khác nhau của kích thích lấy từ mẫu chuẩn hoặc các phần tử so sánh có giá trị đã biết với độ chính xác cao.
- o Chuẩn gián tiếp : sử dụng một bộ cảm biến chuẩn đã biết đường cong chuẩn và so sánh với bộ cảm biến cần định chuẩn và cả hai cùng được đặt trong cùng một điều kiện làm việc. khi tác động lần lượt lên hai bộ cảm biến bằng cùng một kích thích ra nhận được các kết quả tương ứng của cảm biến mẫu và cảm biến định chuẩn. Lập lại với các giá trị khác nhau của kích thích ta xác định được đường cong chuẩn cho bộ cảm biến. b. Chuẩn nhiều lần: Khi bộ cảm biến có chứa những phần tử có độ trễ, giá trị đáp ứng không chỉ phụ thuộc vào giá trị tức thời của kích thích mà còn phụ thuộc vào các giá trị trước đó của kích thích này. Khi đó cần phải tiến hành chuẩn nhiều lần theo trình tự sau đây: o Đặt lại điểm O của cảm biến , đó là điểm gốc khi kích thích bằng không thì đáp ứng của bộ cảm biến phải bằng không. o Dựng lại đáp ứng bằng cách lúc đầu cho kích thích có giá trị cực đại sau đó giảm dần, nhờ đó có thể xác định được đường cong chuẩn theo 2 hướng kích thích tăng dần và giảm dần. 1.6 Độ tuyến tính Bộ cảm biến gọi tuyến tính trong một dải kích thích nếu trong dải đó độ nhạy không phục thuộc vào giá trị của kích thích tức là độ nhạy là 1 hằng số Trong chế độ tĩnh, độ tuyến tĩnh được thể hiện bằng các đoạn thẳng trên đặc tuyến tính và hoạt động của bộ cảm biến là tuyến tính khi các kích thích tác động còn nằm trong vùng này. Trong chế độ động, độ tuyến tính bao gồm sự không đổi của độ nhạy tĩnh, đồng thời các thông số quyết định hồi đáp như tần số dao động riêng, hệ số suy giảm cũng không phụ thuộc vào kích thích. 1.7 Tác động nhanh và đặc tính động của đáp ứng Để đánh giá thời gian hồi đáp của đáp ứng theo kích thích ta sử dụng khái niệm độ tác động nhanh của bộ cảm biến. Thời gian hồi đáp τ càng nhỏ chứng tỏ bộ cảm biến đáp ứng càng nhanh. Khi kích thích có dạng bước nhảy đơn vị thì đặc tính của bộ cảm biến có thể có những dạng sau đây o Đáp ứng tức thời o Đáp ứng trễ theo hàm mũ o Đáp ứng tức thời và suy giảm o Đáp ứng trễ và suy giảm o Đáp ứng cộng hưởng dải hẹp
- 1.8 Bộ cảm biến tích cực và thụ động Các bộ cảm biến tích cực hoạt động như 1 nguồn áp hoặc 1 nguồn dòng được biểu diễn bằng mạng 2 cửa có nguồn. Còn bộ cảm biến thụ động được biểu diễn bằng mạng 2 cửa không nguồn có trở kháng phục thuộc vào kích thích. Sau đây giới thiệu sơ lược các hiệu ứng vật lý ứng dụng trong các bộ cảm biến tích cực. a. Hiệu ứng cảm ứng điện từ: Khi một thanh dẫn chuyển động trong môi trường sẽ xuất hiện sức điện động tỷ lệ với biến thiên từ thông, nghĩa là tỷ lệ với tốc độ chuyển động của thanh dẫn. Hiệu ứng cảm ứng điện từ được ứng dụng để xác định tốc độ chuyển động của vật thông qua việc đo sức điện động cảm ứng b. Hiệu ứng nhiệt điện: Khi hai dây dẫn có bản chất hóa học khác nhau được hàn kín sẽ xuất hiện một sức điện động tỷ lệ với nhiệt độ mối hàn. Hiệu ứng này thường được ứng dụng để đo nhiệt độ. Ngược lại khi cho dòng điện chạy từ chất có bản chất hóa học khác nhau sẽ tạo nên chênh lệch nhiệt độ. c. Hiệu ứng hỏa điện: Một số tinh thể gọi là tinh thể hỏa điện có tính chất ohaan cực điện tự phát phụ thuộc vào nhệt độ. Trên các mặt đối diện của chúng xuất hiện các điện tích trái dấu phụ thuộc vào độ phân cực điện. Hiệu ứng hỏa điện thường được ứng dụng để đo thông lượng của bức xạ ánh sáng. Khi tinh thể hỏa điện hấp thụ ánh sáng nhiệt độ của chúng tăng lên làm thay đổi phân cực điện làm xuất hiện điện áp trên hai cực của tụ điện phụ thuộc vào quang thông Φ d. Hiệu ứng áp điện: Khi tác động ứng suất cơ lên bề mặt của vật liệu áp điện (thạch anh, muối segnet ) làm vật liệu bị biến dạng và xuất hiện các điện tích bằng nhau và trái dấu. thông qua việc đo điện áp trên 2 bản cực tụ điện ta có thể đo được các đại lượng cơ tác dụng lên vật liệu áp điện như áp suất, ứng suất e. Hiệu ứng quang điện: Bản chất là giải phóng các hạt dẫn tự do trong vật liệu dưới tác dụng của bức xạ ánh sáng. Hiệu ứng này được ứng dụng để chế tạo các cảm biến quang f. Hiệu ứng quang điện từ: Khi tác động một từ trường vuông góc với bức xạ ánh sáng trong vật liệu bán dẫn được chiếu sáng sẽ xuất hiện một hiệu điện thế theo phương vuông góc với từ trường B và phương bức xạ ánh sáng. Hiệu ứng này được ứng dụng trong các bộ cảm biến đo các đại lượng quang hoặc biến đổi các thông tin chứa đựng trong ánh sáng thành tín hiệu điện.
- g. Hiệu ứng Hall: Trong vật liệu (thường là bán dẫn) có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường B có phương tạo thành góc θ với dòng điện I sẽ xuất hiện điện áp U11 theo phương vuông góc với B và I và có độ lớn là : U11 = K.I.B.sinθ K là hệ số phụ thuộc vào vật liệu và kích thước của mẫu. Hiệu ứng Hall được sử dụng để đo các đại lượng từ, đại lượng điện hoặc xác định vị trí chyển động hình. 1.9 Mạch giao diện của các bộ cảm biến a. Các đặc tính đầu vào của mạch giao diện: Đáp ứng của các bộ cảm biến nói chung không phù hợp với tải về điện áp, công suất vì vậy cần có mạch giao diện giữa bộ cảm biến và tải. cần phải phối hợp giữa đầu ra của bộ cảm biến và đầu vào của hệ thống xử lý dữ liệu. Công việc này gọi là chuẩn hóa tín hiệu và các mạch điện tử giao diện thực hiện nhiệm vụ này. b. Các đặc tính của bộ khuếch đại thuật toán (KĐTT): Các mạch giao diện thường được xây dựng trên cơ sở các bộ khuếch đại thuật toán. Đó là các bộ khuếch đại một chiều có hệ số khuếch đại rất lớn và tổng trở vào rất lớn. Bộ khuếch đại thuật toán mạch tích hợp có thể chứa hàng trăm tranzito và các điện trở, tụ điện có : o hai đầu vào, một đầu đảo (-) và một dấu không đảo (+), o điện trờ vào rất lớn, cỡ hàng trăm MΩ hoặc có thể tới GΩ, o điện trở ra rất nhỏ ( phần chục Ω), o điện áp lệch đầu vào e0 rất nhỏ (cỡ vài nV), o dòng điện phân cực đầu vào i0 rất nhỏ (cỡ vài pA) o hệ số khuếch đại hở mạch rất lớn (A0 = 100.000), o dải tần làm việc rộng, o hệ số suy giảm theo cách nói chung CMRR (khoảng 90 dB), o tốc độ tăng hạn chế sự biến thiên cực đại của điện áp tính bằng V/µs. c. Bộ khuếch đại đo lường IA: Bộ khuếch đại IA có hai đầu vào và một đầu ra. Hệ số khuếch đại của IA không cao (không quá 100) có hai đầu vào, tín hiệu ra tỷ lệ với hiệu của hai điện áp vào: Ura = A(U+ - U-) = A∆U ∆ Điện áp trên Ra phải bằng điện áp vi sai đầu vào ∆U và tạo nên dòng điện I = Hệ sống khuếch đại tổng của IA là: