Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - Chương 7: Cửa số, cửa đi

pdf 17 trang hapham 2211
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - Chương 7: Cửa số, cửa đi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cau_tao_kien_truc_nha_dan_dung_chuong_7_cua_so_cua.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - Chương 7: Cửa số, cửa đi

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA KIẾN TRÚC - QUY HOẠCH BỘ MÔN KIẾN TRÚC DÂN DỤNG CẤU TẠO KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG Chương trình dành cho SV các ngành Kiến trúc và Xây dựng
  2. CẤU TẠO KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP CHƯƠNG 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI
  3. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 3 Cửa sổ, cửa đi là bộ phận bao che, có tác dụng:  Liên hệ các không gian trong nhà và ngoài nhà  Lấy ánh sáng, thông gió tự nhiên và đi lại  Đóng góp vào tính thẩm mỹ công trình (nội thất và ngoại thất) 7.1. Các yêu cầu của cửa  Đảm bảo các điệu kiện vi khí hậu cho công trình (giữ nhiệt, cách nhiệt, cách âm, thông gió, phòng mưa, che nắng )  Đảm bảo điều kiện an toàn (phòng cháy, thoát người ) và vận chuyển đồ đạc  Đóng mở dễ dàng, vệ sinh thuận tiện  Đảm bảo tính hợp lý trong không gian, không cản trở việc bố trí nội thất  Ít loại kiểu, giá thành rẻ, bền lâu, thi công dễ dàng
  4. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 4 7.2. Phân loại cửa  Phân loại theo cấu tạo - Cửa có khuôn  Phân loại theo số lớp cửa - Cửa không khuôn - 1 lớp (cửa đơn)  Phân loại theo hình thức - 2 lớp (cửa kép) đóng mở - 3 lớp - Cửa cố định  Phân loại theo vật liệu - Cửa mở theo chiều đứng (1 - Cửa gỗ (cánh panô đặc, cánh chiều, 2 chiều) kính, cánh chớp) - Cửa mở theo chiều ngang - Cửa kim loại (thép, inox,  Phân loại theo chức năng nhôm ) - Cửa sổ - Cửa kính (chịu lực) - Cửa đi - Cửa nhựa, chất dẻo - Cửa đi kết hợp với cửa sổ  Phân loại theo hình thức đóng mở (tt) - Cửa trượt - Cửa xếp - Cửa cuốn - Cửa quay
  5. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 5 7.3. Các bộ phận cơ bản và kích thước chung của cửa 7.3.1. Các bộ phận cơ bản của cửa khuôn cửa khuôn cửa ê ke ô thoáng T đố cửa bản lề cánh cánh cửa cửa đố cửa tay nắm khóa cánh cánh cánh cửa cửa cửa
  6. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 6 7.3. Các bộ phận cơ bản và kích thước chung của cửa 7.3.2. Kích thước chung của cửa A B C D E  Cửa sổ - Chiều cao bệ cửa (B): thường 800 - 1000 - Chiều cao cửa (H): thường 900 - 1800 2000 - 1250 900 (trong đó có ô thoáng cao 350 - 500) - 500 - 1500 - - Độ cao mép cửa trên xuống nền (B+H) 1750 750 1000 thường bằng 1/2 chiều sâu phòng 200 A. Cửa sổ bệ cửa thấp - Chiều rộng cửa phụ thuộc diện tích lấy sáng, độ cao B. Cửa sổ thông thường cửa sổ và hình thức kiến trúc của mặt đứng C. Cửa sổ phòng làm việc D. Cửa sổ WC - Diện tích lấy sáng: hệ số chiếu sáng bằng tỷ số E. Cửa sổ phòng gửi mũ, áo S lỗ cửa / S mặt nền phòng Phòng làm Phòng ở, tiếp Phòng phụ, việc, học tập khách, giải trí WC, kho Hệ số chiếu sáng 1/5 - 1/6 1/7 - 1/8 1/10 - 1/12 - Diện tích thông gió: ≥ 1/2 diện tích lấy sáng
  7. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 7 7.3. Các bộ phận cơ bản và kích thước chung của cửa 7.3.2. Kích thước chung của cửa  Cửa đi - Chiều cao cửa (H): ≥ 1800 (đảm bảo người đội mũ đi qua), thường 1800 - 3000 (ô thoáng cao 350 - 500) - Nên lấy bằng nhau cao độ mép trên các loại cửa trong cùng 1 tầng nhà, 1 phòng hay 1 diện tường - Chiều rộng cửa phụ thuộc công năng, yêu cầu phòng cháy và hình thức kiến trúc của mặt đứng Cửa Cửa Cửa 1 cánh 2 cánh 4 cánh Chiều rộng cửa 600 - 900 1200 - 1800 2100 - 3000
  8. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 8 7.4. Cấu tạo cửa 7.4.1. Cấu tạo khuôn cửa  Khuôn cửa sổ = 2 thanh đứng + 2 thanh ngang, Khuôn cửa đi = 2 thanh đứng + 1 thanh ngang (khi kích thước cửa lớn: bổ sung các thanh đứng giữa, thanh ngang giữa)  Kích thước tiết diện khuôn: phụ thuộc vật liệu khuôn, kinh nghiệm và sự thích dụng từng trường hợp  Khuôn cửa có hèm bao quanh (đảm bảo cửa kín khít, ngăn gió, mưa lọt vào) Tai khuôn cửa  Liên kết khuôn vào tường phụ thuộc cách dựng cửa: Bật thép - Dựng khuôn cửa trước khi xây lỗ cửa: sử dụng bật thép, tai khuôn cửa (liên kết chặt sít, bền vững nhưng ảnh hưởng tốc độ thi công) - Xây lỗ cửa trước, lắp dựng khuôn sau: sử dụng đinh vít (thi công nhanh nhưng phải có biện pháp chèn khe hở, đảm bảo chống thấm)
  9. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 9 7.4. Cấu tạo cửa 7.4.1. Cấu tạo khuôn cửa (tt)  Cửa không khuôn: má cửa và hèm cửa trát bằng vữa XM mác cao, liên kết bản lề bằng lỗ chừa trên tường hoặc dùng viên gạch BT có đặt sẵn bản lề 7.4.2. Cấu tạo cánh cửa  Khung cánh cửa: bản rộng phụ thuộc hình thức cửa - Cửa sổ: các thanh ngang và đứng thường rộng bằng nhau, đố chia giữa nhỏ hơn - Cửa đi: 2 thanh đứng và thanh ngang trên bằng nhau, thanh ngang giữa tầm tay và thanh ngang dưới rộng hơn (do bi va đập nhiều hơn)  Phần che bịt: phụ thuộc chức năng sử dụng cửa (tùy vào vật liệu phần che bịt để chia các thang ngang và đứng khung cánh cửa)  Khe tiếp giáp giữa 2 cánh cửa: thanh đứng cấu tạo lồi lõm, chữ Z hoặc đóng nẹp (ngăn gió, mưa lọt vào)
  10. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 10 7.5. Cấu tạo một số loại cửa thông dụng 7.5.1. Cửa panô gỗ  Tính năng : che mưa, che nắng, chắn gió, giảm ồn, chống đột nhập, tạo ngăn cách tuyệt đối  Áp dụng: cửa ngoài nhà, cửa ngăn phòng Khuôn cửa: khuôn đơn 60x140, khuôn kép 60x250 Khung cánh cửa dày 40, thanh đứng và thanh ngang giữa rộng 80 - 100, thanh ngang dưới rộng 120 - 180 Panô (ván lùa) tạo huỳnh 1 hoặc 2 mặt, nguyên tấm hoặc ghép lại, lồng vào khung cánh cửa chừa khe co dãn 2-3 mm
  11. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 11 7.5. Cấu tạo một số loại cửa thông dụng 7.5.2. Cửa kính gỗ  Tính năng : lấy ánh sáng, che mưa, chắn gió, giảm ồn, ngăn bụi, tạo ngăn cách tương đối  Áp dụng: cửa ngăn phòng, cửa ngoài nhà (có bổ sung biện pháp chống đột nhập) Khuôn cửa: khuôn đơn 60x140, khuôn kép 60x250 Khung cánh cửa dày 40, thanh đứng và thanh ngang giữa rộng 80 - 100, các đố giữa rộng 40 - 60 Kính
  12. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 12 7.5. Cấu tạo một số loại cửa thông dụng 7.5.3. Cửa chớp gỗ  Tính năng: giảm ánh sáng trực tiếp, che nắng, che mưa, thông hơi  Áp dụng: cửa ngoài nhà (thường làm lớp ngoài, lớp trong là cửa kính - gỗ) cửa ngăn phòng Khung cánh cửa dày 40, thanh đứng và thanh ngang giữa rộng 80 - 100, các đố giữa rộng 40 - 60 Chớp gỗ dày 10, đặt nghiêng 45º ra ngoài, dài 250 - 300 (dài quá dễ bị cong vênh)
  13. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 13 7.5. Cấu tạo một số loại cửa thông dụng 7.5.4. Cửa ván ghép  Áp dụng: cho công trình cấp 4 hoặc nhà tạm (gia công đơn giản, giá thành thấp) Ván dày 20, rộng 100 - 250, giữa các ván có khe co dãn Nẹp chữ Z liên kết các ván bằng đinh, đinh vít
  14. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 14 7.5. Cấu tạo một số loại cửa thông dụng 7.5.5. Cửa nhựa  Tính năng: cách âm, cách nhiệt, đảm bảo độ kín khít và bền chắc, tính công nghiệp hóa (gia công, lắp dụng) cao Khuôn cửa, khung cánh bằng thanh uPVC, xương thép gia cường Kính (kính đơn, hộp kính chân không) có hệ gioăng cao su đảm bảo kín khít
  15. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 15 7.5. Cấu tạo một số loại cửa thông dụng 7.5.6. Cửa thép (cửa sắt)  Tính năng : chống đột nhập, trang trí mặt đứng công trình  Áp dụng: cửa ngoài nhà Khuôn cửa bằng thép hình hoặc thép hộp (nếu không có khuôn cửa thì khung cánh cửa bắt vào bản lề chôn trong tường) Khung cánh cửa bằng thép hình hoặc thép hộp liên kết hàn hoặc đinh tán Các thanh trang trí bằng thép vuông hoặc thép dẹt liên kết hàn, khoảng cách giữa các thanh < 150
  16. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 16 7.6. Các phụ kiện của cửa 7.6.1. Bộ phận đóng mở cửa  Bản lề: liên kết cánh cửa và khuôn (tường) giúp vận hành đóng mở cánh cửa  Các bộ phận khác giúp đóng mở cửa - Tay chống hoặc kéo (cửa sổ mở có trục quay ngang) - Chốt quay (cửa sổ lật có trục quay ngang giữa cánh) - Bánh xe, ray (cửa đẩy trượt, cửa xếp) 7.6.2. Bộ phận liên kết  Êke và T: củng cố cánh cửa luôn vuông góc  Bật thép: liên kết và ổn định khuôn cửa vào tường  Đinh vít: liên kết các loại phụ kiện vào khuôn và khung cánh cửa
  17. Chương 7 CỬA SỔ, CỬA ĐI 17 7.6. Các phụ kiện của cửa 7.6.3. Bộ phận then khóa  Crêmôn: cố định cánh cửa vào khuôn  Then cài: then ngang cho cửa 1 cánh, then dọc cho cửa 2 cánh  Khóa: bắt âm hoặc lộ ra ngoài trên thanh đứng khung cánh cửa 7.6.4. Bộ phận bảo vệ  Tay nắm: giúp đóng mở cửa  Móc gió và chặn cánh: cố định cánh cửa ở vị trí mở cánh