Bài giảng Cấu trúc máy tính - Chương III: Hoạt động của máy tính

pdf 29 trang hapham 4381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cấu trúc máy tính - Chương III: Hoạt động của máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cau_truc_may_tinh_chuong_iii_hoat_dong_cua_may_tin.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cấu trúc máy tính - Chương III: Hoạt động của máy tính

  1. CẤU TRÚC MÁY TÍNH Chương III: Hoạt động của máy tính 1. Chức năng các thành phần  CPU  Bộ nhớ trong  Bộ nhớ ngoài 2. Hoạt động cơ bản của máy tính  Chạy chương trình  Hoạt động ngắt 3. Liên kết hệ thống • Hệ thống Bus • Mainboard Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 1
  2. 1.Chức năng các thành phần 1. CPU (Central Processing Unit) •CPU là đơn vị xử lí trung tâm. •CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình và dữ liệu. •CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 2
  3. 1.Chức năng các thành phần Các thành phần cơ bản của CPU • Đơn vị điều khiển (CU:Control Unit): Điều khiển hoạt động của máy tính theo chương trình đã định sẵn. • Đơn vị số học và logic (ALU: Arithmetic And Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và logic trên các dữ liệu cụ thể. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 3
  4. 1.Chức năng các thành phần •Tập thanh ghi (RF: Register File): Lưu trữ các thông tin tạm thời phục vụ cho hoạt động của CPU. • Đơn vị nối ghép BUS (BIU: Bus Interface Unit): kết nối và trao đổi thông tin giữa Bus bên trong và Bus bên ngoài CPU. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 4
  5. 1.Chức năng các thành phần Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 5
  6. 1.Chức năng các thành phần Khối điều khiển CU – Control Unit Chức năng: •Nhận lệnh từ bộ nhớ đưa vào thanh ghi lệnh IP. •Tăng nội dung thanh ghi PC mỗi khi nhận lệnh •Giải mã lệnh và xác định thao tác mà lệnh yêu cầu •Phát ra tín hiệu điều khiển thực thi lệnh. •Nhận các tín hiệu yêu cầu từ BUS hệ thống và giải quyết đáp ứng yêu cầu đó. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 6
  7. 1.Chức năng các thành phần Tập các thanh ghi Chức năng: •Thực chất là vùng nhớ được CPU nhận biết qua tên thanh ghi và có tốc độ truy xuất cực nhanh. •Chứa thông tin tạm thời phục vụ cho hoạt động ở thời điểm hiện tại của CPU •Số lượng thanh ghi tuỳ thuộc vào bộ vi xử lý cụ thể -> tăng hiệu năng CPU •Thanh ghi chia 2 loại: Loại lập trình được và loại không lập trình được Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 7
  8. 1.Chức năng các thành phần 2. Bộ nhớ trong Là loại bộ nhớ mà CPU có thể truy cập trực tiếp, có tốc độ cao và dung lượng thường nhỏ. Bộ nhớ trong chia làm 2 loại •Bộ nhớ chính (Main Memmory): Như ROM và RAM •Bộ nhớ đệm Cache Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 8
  9. 1.Chức năng các thành phần RAM (Random Access Memory) hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ giữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất vĩnh viễn khi không còn nguồn điện cung cấp. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 9
  10. 1.Chức năng các thành phần ROM (Read Only Memory) hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 10
  11. 1.Chức năng các thành phần CACHE: Cache là tên gọi của bộ nhớ đệm – nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ các ứng dụng hay phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý. Cache là một cơ chế lưu trữ tốc độ cao đặc biệt. Nó có thể là một vùng lưu trữ của bộ nhớ chính hay một thiết bị lưu trữ tốc độ cao độc lập. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 11
  12. 1.Chức năng các thành phần Vị trí của Cache trong hệ thống Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 12
  13. 1.Chức năng các thành phần 3. Bộ nhớ ngoài Có dung lượng lớn, để lưu các chương trình và dữ liệu lâu dài, như HDD, CDROM, Tape, Các loại bộ nhớ dựa trên công nghệ FlashROM: Kết hợp với chuẩn giao tiếp máy tính USB (Universal Serial Bus) tạo ra các bộ nhớ máy tính di động thuận tiện và đa năng như: Các thiết bị giao tiếp USB lưu trữ dữ liệu, thiết bị giao tiếp USB chơi nhạc số, chơi video số; khóa bảo mật qua giao tiếp USB; thẻ nhớ Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 13
  14. 2. Hoạt động cơ bản của máy tính 1. Chạy chương trình Là hoạt động cơ bản của Máy tính. Máy tính lặp đi lặp lại quá trình thực hiện lệnh gồm hai bước cơ bản: •Nhận lệnh (Fetch) •Thực hiện lệnh (Execute) Chương trình dừng khi: •Mất nguồn •Gặp lệnh dừng •Gặp tình huống không giải quyết được(lỗi) Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 14
  15. 2. Hoạt động cơ bản của máy tính  Nhận lệnh (Fetch) . Bắt đầu mỗi chu kỳ lệnh là CPU tiến hành lấy lệnh từ bộ nhớ chính. Trong quá trình lấy và thực hiện lệnh có 2 thanh ghi bên trong CPU mà ta quan tâm đó là PC (Program Counter) và thanh ghi IR(Instruction Register). . CPU lấy lệnh từ ngăn nhớ được trỏ bởi PC đưa vào thanh ghi lệnh IR lưu giữ. . Sau mỗi lệnh được nhận thì nội dung của thanh ghi PC tự động tăng để trỏ tới lệnh kế tiếp sẽ được thực hiện. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 15
  16. 2. Hoạt động cơ bản của máy tính  Thực hiện (Execute) • Bộ xử lý giải mã lệnh đã được nhận và phát tín hiệu điều khiển thực hiện thao tác mà lệnh yêu cầu thông qua khối điều khiển CU. • Thực hiện trao đổi giữa CPU và bộ nhớ chính • Thực hiện trao đổi giữa CPU và Module I/O. • Xử lý dữ liệu thực hiện các phép toán số học và logic. • Điều khiển rẽ nhánh. • Kết hợp các thao tác trên. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 16
  17. 2. Hoạt động cơ bản của máy tính 2. Hoạt động ngắt Khái niệm chung về ngắt: Ngắt là cơ chế cho phép CPU tạm dừng chương trình đang thực hiện chuyển sang thực hiện một chương trình khác, gọi là chương trình con phục vụ ngắt. Các loại ngắt : • Ngắt do lỗi thực hiện chương trình • Ngắt do lỗi phần cứng: lỗi RAM • Ngắt do module I/O phát ra tín hiệu ngắt đến CPU yêu cầu trao đổi dữ liệu Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 17
  18. 2. Hoạt động cơ bản của máy tính Hoạt động của ngắt : Sau khi hoàn thành một lệnh, bộ xử lý kiểm tra tín hiệu : . Nếu không có ngắt thì bộ xử lý tiếp tục nhận lệnh tiếp. . Nếu có tín hiệu ngắt: - Tạm dừng chương trình, Cất ngữ cảnh (thông tin có liên quan đến chương trình đang thực hiện). - Thiết lập bộ đếm chương trình PC trỏ đến chương trình con phục vụ ngắt - Thực hiện chương trình con phục vụ ngắt. - Cuối chương trình con phục vụ ngắt. Khôi phục lại ngữ cảnh và tiếp tục chương trình đang bị tạm dừng. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 18
  19. 3. Liên kết hệ thống 1. Hệ thống BUS Chức năng vận chuyển thông tin giữa các thành phần trong máy tính, như thông tin từ CPU tới bộ nhớ, từ CPU tới bộ điều khiển vào ra I/O. • Khái niệm BUS: Bus là tập hợp các đường dây dùng để vận chuyển thông tin từ thành phần này tới thành phần khác bên trong máy tính. • Độ rộng của BUS : là số đường dây có khả năng vận chuyển các bit thông tin đồng thời. • Phân loại BUS: theo chức năng ta chia bus ra làm 3 loại: BUS địa chỉ, BUS dữ liệu và BUS điều khiển Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 19
  20. 3. Liên kết hệ thống Liên kết hệ thống thông qua BUS Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 20
  21. 3. Liên kết hệ thống BUS địa chỉ : •Chức năng: dùng để vận chuyển địa chỉ từ CPU đến các Module nhớ hay các Module vào ra, nhằm để xác định ngăn nhớ hay cổng vào ra nào cần truy xuất trao đổi thông tin. (đây là BUS một chiều). •Độ rộng của BUS địa chỉ (A0, A1, , An-1): Cho biết khả năng quản lý cực đại số các ngăn nhớ. Nếu sử dụng độ rộng bus địa chỉ n đường thì dung lượng cực đại của bộ nhớ có thể quản lý là 2n ngăn nhớ hay tương đương với 2n byte nhớ (nếu mỗi ngăn nhớ 1 byte) Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 21
  22. 3. Liên kết hệ thống Ví dụ : Bus địa chỉ của các cấu hình : Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 22
  23. 3. Liên kết hệ thống  BUS dữ liệu: Chức năng: vận chuyển lệnh từ bộ nhớ -> CPU, vận chuyển dữ liệu giữa CPU, bộ nhớ và cổng vào ra. Độ rộng của Bus dữ liệu (D0, D1, .Dm-1): Cho biết số byte có khả năng trao đổi đồng thời, m=8,16,32,64,128 bit. Ví dụ: 8088 -> m=8 ; 80286 -> m=16 ; 80386 -> m=32 ; Pentium -> m=64 Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 23
  24. 3. Liên kết hệ thống  BUS điều khiển: Tập hợp các tín hiệu điều khiển gồm có : • Các tín hiệu phát ra từ CPU để điều khiển Module nhớ và Module vào ra. • Các tín hiệu từ Module nhớ, Module vào ra gửi đến CPU yêu cầu. • Ngoài ra còn là BUS cung cấp nguồn tín hiệu xung nhịp (clock) với các BUS đồng bộ. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 24
  25. 3. Liên kết hệ thống Các loại BUS Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 25
  26. 3. Liên kết hệ thống 2. Mainboard Trong một hệ thống máy tính có khoảng 10 thiết bị khác nhau như: CPU, RAM, Card Video, Card Sound, Card LAN, HDD, CDROM, FDD, Keyboard, Mouse Các thiết bị này có tần số làm việc khác nhau ví dụ: Tần số qua chân CPU là 800MHz nhưng qua chân RAM là 400MHz và tần số qua Card Sound chỉ có 66MHz. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 26
  27. 3. Liên kết hệ thống Ngoài ra số đường mạch (số BUS) cũng khác nhau, vì vậy mà các thiết bị trên không thể kết nối trực tiếp với nhau được. Vậy tại sao chúng có thể làm việc với nhau ? Mainboard chính là thiết bị đóng vai trò trung gian để kết nối tất cả các thiết bị trên hệ thống máy tính liên kết lại với nhau thành một bộ máy thống nhất. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 27
  28. 3. Liên kết hệ thống Các chức năng của Mainboard: 1. Gắn kết các thành phần trên một hệ thống máy tính lại với nhau 2. Điều khiển thay đổi tần số BUS cho phụ hợp với các thành phần khác nhau 3. Quản lý nguồn cấp cho các thành phần trên Main 4. Cung cấp xung nhịp chủ (xung Clock) để đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ thống Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 28
  29. 3. Liên kết hệ thống Sơ đồ khối của một Mainboard Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 29