Bài giảng Chăm sóc hậu sản

ppt 38 trang hapham 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăm sóc hậu sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cham_soc_hau_san.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chăm sóc hậu sản

  1. Chăm sóc hậu sản Jackie Wright R.N.Div 1, Midwife I.B.C.L.C
  2. Chăm sóc hậu sản  Định nghĩa: thời kỳ hậu sản là thời gian từ giai đoạn III của chuyển dạ cho đến 6 tuần sau sanh  Thời kỳ hậu sản là thời gian chuyển tiếp bao gồm bà mẹ, em bé, gia đình, về thể chất, tâm lý và tình trạng xã hội.
  3. Mục đích của chăm sóc hậu sản  Đẩy mạnh sự khôi phục từ lúc chuyển dạ cho đến sanh  Hồi phục lại cảm xúc/ tâm lý và thể chất  Theo dõi sự tiến triển của bà mẹ trong thời kỳ hậu sản  Phát hiện những biến chứng liên quan đến nhân cách, bệnh lý cần chăm sóc đặc biệt
  4. Mục đích của chăm sóc hậu sản  Hỗ trợ, tuyên truyền, khuyến khích các bà mẹ:  Chăm sóc lành mạnh  Thích nghi tình mẫu tử  Hiệu quả sự gắn bó mẹ con  Hỗ trợ giáo dục sức khỏe sau sanh
  5. Những biến chứng trong thời kỳ hậu sản  Nguyên nhân chính của tử vong mẹ trên toàn thế giới bao gồm:  Băng huyết sau sanh  Nhiễm trùng hậu sản  Tiền sản giật/ sản giật
  6. Những biến chứng trong thời kỳ hậu sản  Những vấn đề thường gặp:  Những vấn đề về đường tiểu, nhiễm trùng tiểu  Đau, nhiễm trùng TSM  Vấn đề về tâm lý
  7. Chăm sóc ngay sau sanh  Chắc chắn TC được co hồi tốt  Đáy TC gò cứng, nằm dưới rốn  Xoa bóp đáy TC nếu ra máu nhiều và đờ tử cung  Giải thích cho sản phụ khi họ lo lắng  Khám vết TSM nếu có vết cắt cần khâu lại
  8. Chăm sóc ngay sau sanh  Đánh giá trương lực và vị trí của đáy TC, và số lượng máu mất:  Mỗi 15 phút trong 1 giờ đầu sau sanh  Mỗi 1 giờ cho giờ thứ 2 sau sanh  Sau đó mỗi 4 giờ cho đến 12 giờ sau sanh  Kiểm tra thường xuyên trong thời gian này để phát hiện và điều trị những trường hợp bất thường xảy ra
  9. Chăm sóc ngay sau sanh  Đo HA, M, kiểm tra tầng sinh môn  Mỗi 30 phút trong giờ đầu sau sanh  Mỗi 1 giờ cho giờ thứ 2 sau sanh  Sau đó 4 giờ cho đến 12 giờ sau sanh  Đo HA, M và đánh giá để phát hiện máu mất  Kiểm tra TSM xem có nề hay khối máu tụ
  10. Chăm sóc ngay sau sanh  Cập nhiệt độ  Đánh giá mức độ đau, sự khó chịu và hướng dẫn bà mẹ cách làm cho giảm đau  Đau vết may TSM, đau trong thời kỳ hậu sản sẽ cản trở sự gần gũi mẹ con, việc cho bú mẹ
  11. Chăm sóc ngay sau sanh  Khuyến khích bà mẹ gần con, da kề da ngay sau sanh cho đấn khi bé bú mẹ  Khuyến khích các bà mẹ không làm gián đoạn việc tiếp xúc da kề da và giữ ấm thân nhiệt bé, tiếp xúc sớm sẽ ảnh hưởng tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM)
  12. Chăm sóc ngay sau sanh  Khuyến khích việc NCBSM  Tiếp xúc da kề da  Giúp bà mẹ cho con bú đúng cách  Hướng dẫn bà mẹ cho con bú mẹ sớm  Phản xạ nút, bú của bé sẽ tăng trong suốt thời gian cho con bú
  13. Chăm sóc ngay sau sanh  Đề nghị bà mẹ nghỉ ngơi  Sanh đẻ có thể dẫn đến giảm sút năng lượng dự trữ và mất nước  Ăn uống sẽ giúp cân bằng nước và năng lượng
  14. Chăm sóc ngay sau sanh  Vấn đề vệ sinh:  Giúp các bà mẹ đi tiểu và tắm  Đề nghị làm vệ sinh tại giường sau khi tiểu  Ngăn ngừa đờ TC và mất máu bằng cách không để sản phụ bí tiểu  Nếu bí tiểu cần xem xét bằng thông tiểu
  15. Chăm sóc ngay sau sanh  Gây tê giảm đau sản khoa  Bà mẹ có thể đi lại được nếu chắc chắn là đã có cảm giác sau gây tê  Rút kim gây tê một cách an toàn  Chắc chắn bệnh nhân đủ giảm đau
  16. Chuyển khoa  Trước khi chuyển khoa đánh giá và ghi nhận những quan sát:  Chuyển bằng xe ngồi, mẹ bế bé trên tay  Cũng có thể chuyển bằng xe lăn điện  Đi bộ nếu cho phép
  17. Chăm sóc hậu sản  Quan sát những dấu chứng để chỉ ra những dấu hiệu lâm sàng  Theo dõi thường xuyên trong 12- 24 giờ đầu sau sanh, để phát hiện bất cứ những biến chứng  Nếu không có biến chứng theo dõi 1 lần 1 ngày những dấu hiệu lâm sàng
  18. Khám hậu sản  Hỏi sản phụ đi tiểu được chưa  Khám nơi riêng tư, kín đáo, thoải mái  Lấy dấu hiệu sinh tồn: nhiệt độ, mạch, HA
  19. Khám hậu sản  Sự co hồi tử cung  Sờ nắn đáy TC  Ghi chú BCTC, trương lực và độ mềm TC +/ -  Hướng dẫn sản phụ biết về những tiến triển phức tạp và nhận ra những bất thường  Chắc chắn sản phụ dùng thuốc giảm đau
  20. Khám hậu sản  Đánh giá sản dịch để phát hiện những bất thường, ứ sản dịch và nhiễm trùng TC  Hỏi sản phụ về màu sắc, số lượng và mùi sản dịch  Hướng dẫn sản phụ biết về màu sắc, số lượng của sản dịch
  21. Khám hậu sản  Quan sát TSM, âm hộ- chắc chắn sạch và khô, vết khâu bầm, nề, đang lành  Thảo luận cho sản phụ biết được sự lành lặn bình thường, nhiễm trùng, sự thoải mái (chườm đá chỗ vết khâu nề) và dùng thuốc giảm đau  Hướng dẫn sản phụ biết cách chăm sóc vết may TSM
  22. Khám hậu sản  Tiểu: đo lượng nước tiểu 2 lần liên tục phải > 300ml  Hỏi sản phụ có gặp khó khăn trong lúc tiểu  Hướng dẫn, khuyến khích sản phụ tập thể dục sàn chậu, những bài tập thể dục này giúp giảm tình trạng tiểu xón
  23. Khám hậu sản  Tiêu: hỏi sản phụ có bị táo bón không  Đảm bảo sản phụ được giảm đau vùng chậu  Nếu bị táo bón đến ngày thứ 3 hậu sản, dùng thuốc nhuận trường  Hướng dẫn ăn uống dinh dưỡng, chế độ ăn có nhiều chất xơ. Uống nước mỗi ngày từ 6 – 8 ly nước
  24. Khám hậu sản  Trĩ: thường xảy ra sau khi sanh  Trĩ gây ra đau và khó chịu  Đề nghị sản phụ thoa thuốc mỡ chữa trĩ để giảm đau  Khuyên sản phụ không để táo bón  Hướng dẫn bà mẹ nên dùng thuốc vài ngày sau sanh
  25. Khám hậu sản  Chân: quan sát 2 chân có đỏ, nóng, sưng  Mặc dù hiếm, thuyên tắc huyết khối vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong mẹ và tăng tần suất bệnh tật  Hướng dẫn bà mẹ ngăn ngừa sớm bệnh tật bằng cách vận động sớm, ngồi gác chân cao, tập thể dục lưu thông tuần hoàn máu
  26. Khám hậu sản  Sản phụ có nguy cơ thuyên tắc huyết khối nên xem xét điều trị dự phòng thuốc chống đông máu  Đánh giá mức độ chèn ép  Đi bộ sớm  Nguy cơ cao thuyên tắc huyết khối nghiêm trọng ở phụ nữ > 35 tuổi, béo phì và đứng lâu
  27. Khám hậu sản  Chăm sóc vú: quan sát núm vú, xem xét bà mẹ cho con bú đúng cách  Quan sát vú: đỏ, cứng, nóng do tắt tia sữa hoặc nhiễm trùng  Giám sát việc NCBSM  Hướng dẫn cho bú đúng cách
  28. Đánh giá về mặt tâm lý  Thời kỳ hậu sản là thời kỳ dễ tổn thương về những vấn đề phát triển tâm sinh lý  Hổ trợ sản phụ và gia đình giúp họ ổn định lại tâm sinh lý trong thời kỳ hậu sản
  29. Đánh giá về mặt tâm lý  Trao đổi với sản phụ cách bình chỉnh tâm lý như thế nào trong thời kỳ hậu sản  Khuyến khích gia đình/ chồng của sản phụ trao đổi với NHS về những bất thay đổi trạng thái cảm xúc và hành vi  Hướng dẫn sản phụ về sự thay đổi cảm xúc sau sanh
  30. Đánh giá về mặt tâm lý  Trạng thái suy sụp tinh thần xảy ra từ 3 – 5 ngày trong thời kỳ hậu sản, xảy ra ở 80% số sản phụ  Trầm cảm trong thời kỳ hậu sản > 15%  Bệnh loạn tâm thần 0.1%  Nên được đánh giá và điều trị tại phòng khám tâm thần  Hướng dẫn trên điều kiện cần thiết
  31. Đánh giá về mặt tâm lý  Tạo cơ hội cho sản phụ trao thảo luận về kinh nghiệm sanh nở đã trải qua để làm rõ và giải quyết các vấn đề gây bận tâm  Nếu sản phụ có những kết cục không mong muốn xảy ra như: băng huyết sau sanh, sanh giúp, sanh mổ
  32. Đánh giá về mặt tâm lý  Tình trạng mệt mỏi vừa là vấn đề thông thường trong thời kỳ hậu sản và vừa là triệu chứng của vấn đề tâm lý và bệnh lý  Khuyến khích nghỉ ngơi thời gian ít nhất là một lần trong ngày  Hướng dẫn bà mẹ dinh dưỡng, tập thể dục, lên kế hoạch hoạt động bao gồm những hoạt động nuôi con và nghỉ ngơi
  33. Tập thể dục sau sanh  Tập thể dục có thể bắt đầu từ 2 – 3 ngày sau sanh.  Một nhà vật lý trị liệu hướng dẫn những buổi học vật lý trị liệu tại khoa hậu sản và giáo dục cho sản phụ  Các bài tập sàn chậu  Các bài tập bụng  Chăm sóc lưng  Các bài tập sau mổ sanh
  34. Giáo dục sức khỏe  Giáo dục sức khỏe cho sản phụ gồm:  Chăm sóc vú, nuôi con bằng sữa mẹ và nặn sữa  Nuôi con bằng sữa nhân tạo (dành cho sản phụ không nuôi con bằng sữa mẹ)  Vấn đề tiểu  Bù nước và dinh dưỡng  Ngủ và nghỉ ngơi
  35. Ngừa thai  Dễ mắc bệnh đường sinh dục trong giai đoạn sinh con  Bắt đầu sinh hoạt tình dục trở lại  Những vấn đề có thể gặp bao gồm: đau sau giao hợp và khô âm đạo  Giáo dục sản phụ lựa chọn biện pháp ngừa thai trong thời gian hậu sản trước khi xuất viện
  36. Tái khám  Lên kế hoạch tái khám mẹ và bé trong 6 – 8 tuần sau sanh  Nếu cuộc sanh và thời kỳ hậu sản có biến chứng nên hẹn tái khám sớm hơn
  37. Anti D và chủng ngừa  Thực hiện thuốc Anti D cho tất cả những sản phụ có Rh – D âm trong vòng 72 giờ sau sanh mà bé có Rh – D dương  Tiêm ngừa sởi, quai bị, Rubella cho những sản phụ có kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính sau sanh trước khi xuất viện
  38. Tài liệu tham khảo  King Edward Memorial Hospital – Clinical guideline, postpartum care  Royal Women’ s Hospital- clinical practice guidelines postpartum care