Bài giảng Chăm sóc trẻ có mẹ bị HIV
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăm sóc trẻ có mẹ bị HIV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cham_soc_tre_co_me_bi_hiv.ppt
Nội dung text: Bài giảng Chăm sóc trẻ có mẹ bị HIV
- CHĂM SÓC TRẺ CÓ MẸ BỊ HIV
- Mục tiêu Sau học xong bài này, học viên có thể: 1. Biết cách chăm sóc toàn diện và hướng dẫn cho mẹ cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh từ mẹ nhiễm HIV 2. Biết sử dụng thuốc kháng virus sớm trong thời gian mang thai và sau sinh
- Nội dung: 1.Đặt vấn đề – Nhiễm HIV đang là một đại dịch trên toàn thế giới, nhất là ở các nước nghèo và các nước đang phát triển, đang đe dọa tính mạng và sức khỏe của mọi người, kể cả sức khỏe của các trẻ sơ sinh do sự lây truyền từ mẹ sang con. – Việc chẩn đoán và xử trí dự phòng đúng có thể làm giảm thiểu sự lây truyền này.
- Đánh giá chẩn đoán: Chú ý thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Cục PC AIDS quốc gia VN hoặc trung tâm y tế dự phòng. - Khai thác bệnh sử, tiền sử của mẹ và con: • Xem sổ quản lý và điều trị HIV của mẹ nếu có • Mẹ biết nhiễm HIV từ lúc nào, kết qủa xét nghiệm máu, đã được điều trị chưa? • Hỏi một số chi tiết về nghề nghiệp, tình trạng gia đình
- Đánh giá chẩn đoán: Đối với trẻ bị nhiễm HIV, không có dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán trẻ bị nhiễm khi mới sinh; khi trẻ được 6 tuần tuổi, có thể xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, nhưng chỉ có thể phát hiện trẻ nhiễm HIV bằng xét nghiệm kháng thể khi trẻ được 15-18 tháng tuổi.
- 2 -Vấn đề: Bà mẹ bị nhiễm HIV trước hoặc trong khi có thai. 3-Xử trí: Chú ý thực hiện theo quy định và hướng dẫn của cục AIDS quốc gia VN hoặc trung tâm y tế dự phòng
- Chăm sóc toàn diện • Phối hợp sản nhi ngay trước sinh để đảm bảo an toàn cuộc đẻ: - BS, NHS mặc đồ bảo hộ và sử dụng dụng cụ dùng 1 lần. - Săn sóc theo quy định và hướng dẫn chung.
- • Khi chăm sóc trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV phải: - Tôn trọng bà mẹ và gia đình; - Chăm sóc trẻ như các trẻ khác nhưng phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc phòng chống nhiễm khuẩn để phòng ngừa việc lây nhiễm chéo sau sinh. - Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ (tránh dùng các vaccin sống như BCG, sabine).
- • Động viên, an ủi bà mẹ và gia đình, tư vấn về khả năng dự phòng sớm thì trẻ có thể ít bị nhiễm HIV
- Điều trị thuốc kháng vi rút Nếu không dùng thuốc điều trị kháng vi rút thì tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong thời gian mang thai và khi sinh là 15- 30%, lây truyền qua sữa mẹ là 5-20%. • Kiểm tra xem bà mẹ đã được dùng thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa.
- Điều trị thuốc kháng vi rút • Điều trị cho trẻ theo phác đồ hướng dẫn chuẩn quốc gia: - Nếu bà mẹ đã được điều trị zidovudine (AZT) 4 tuần trước khi sinh thì tiếp tục điều trị AZT cho trẻ trong 6 tuần sau sinh (uống, 2mg/kg; 6 giờ/lần); - Nếu bà mẹ đã được điều trị một liều nevirapin trong khi sinh, trẻ chưa được 3 ngày tuổi thì cho trẻ uống ngay nevirapin 2mg/kg/ngày; - Theo dõi cho trẻ trong 10 ngày để kiểm tra tình trạng dinh dưỡng và tăng trưởng.
- Dinh dưỡng: Cho ăn thay thế là lựa chọn số 1 trong trường hợp mẹ bị nhiễm HIV nếu gia đình có khả năng vì HIV có thể lây qua sữa mẹ. Khuyên bà mẹ lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ, tôn trọng và hỗ trợ cách lựa chọn của bà mẹ. Tư vấn cho bà mẹ cách nuôi dưỡng trẻ tốt nhất, lưu ý bà mẹ nhiễm HIV có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con qua sữa mẹ.
- • Tư vấn cho bà mẹ các ưu điểm và nguy cơ của từng cách nuôi dưỡng. Bà mẹ có thể lựa chọn: - Thức ăn thay thế sữa mẹ nếu: có thể chấp nhận, đủ tiền mua, có thể chế biến, có thể dùng lâu dài và an toàn. - Neỏu khoõng thể , cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trước khi cho ăn thức ăn thay thế. - Không cho trẻ ăn hỗn hợp (vừa bú mẹ vừa ăn thức ăn thay thế) - Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau đó tiếp tục cho trẻ bú và bắt đầu cho ăn bổ sung (bột đặc).
- • Hỗ trợ bà mẹ, đánh giá tình hình gia đình để quyết định chế độ dinh dưỡng cho trẻ: bú mẹ hay ăn thức ăn thay thế .
- Nếu cho trẻ bú mẹ: • Hỗ trợ cách lựa chọn của bà mẹ. • Khuyên bà mẹ không cho trẻ ăn hỗn hợp: không nên vừa bú mẹ vừa cho ăn thức ăn thay thế (sữa nhân tạo, trà, nước ) vì ăn hỗn hợp làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con, tăng nguy cơ bệnh tật, tử vong do ỉa chảy và các bệnh khác.
- Nếu cho trẻ bú mẹ: • Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ bú đúng để tránh viêm vú và tổn thương đầu vú: - Khuyên bà mẹ đến khám lại ngay nếu vú, đầu vú có tổn thương hoặc có khó khăn trong nuôi dưỡng trẻ.
- - Nếu không cần điều trị tại bệnh viện thì cho trẻ ra viện và có kế hoạch quản lý sau xuất viện (báo và chuyển hồ sơ lên trung tâm y tế dự phòng theo quy định) - Đến khám lại sau 1 tuần để kiểm tra cách bú và tình trạng vú; - Đưa trẻ đến kiểm tra định kì, đầy đủ.
- Thức ăn thay thế •Hỗ trợ cách lựa chọn của bà mẹ. •Tư vấn cho bà mẹ: nếu chọn thức ăn thay thế sữa mẹ thì bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng tuổi, tiếp tục cho ăn trẻ ăn thêm sữa. •Xem phần hướng dẫn chế biến bữa ăn thay thế sữa mẹ .
- Thức ăn thay thế • Khuyến khích bà mẹ cho trẻ ăn ít nhất 8 lần/ngày, hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ. • Đưa bà mẹ bản hướng dẫn chuẩn bị bữa ăn an toàn cho trẻ. • Hướng dẫn bà mẹ tự chuẩn bị bữa ăn và cách cho trẻ ăn đúng (ăn bằng cốc, thìa) .
- • Giải thích cho bà mẹ những nguy cơ của thức ăn thay thế và cách phòng tránh nguy cơ: - Trẻ có thể bị tiêu chảy nếu: bà mẹ không rửa sạch tay trước khi chuẩn bị bữa ăn; đồ dùng, nước nấu không sạch hoặc dùng sữa hết hạn; - Trẻ sẽ không tăng cân nếu số bữa ăn không đủ; lượng mỗi bữa ăn không đủ hay thức ăn quá loãng;
- • Khuyên bà mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu: - Trẻ bú dưới 6 bữa/ngày hoặc bú ít hơn bình thường; - Trẻ bị tiêu chảy; - Trẻ tăng cân chậm. • Nếu không cần điều trị tại bệnh viện thì cho trẻ ra viện • Khám lại sau 1 tuần để kiểm tra cách bà mẹ cho trẻ ăn và độ an toàn của thức ăn. • Có cán bộ chuyên trách khám định kì cho trẻ theo qui định.