Bài giảng Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư - Nguyễn Thị Vân

ppt 118 trang hapham 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư - Nguyễn Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_che_do_ke_toan_ap_dung_cho_don_vi_chu_dau_tu_nguye.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư - Nguyễn Thị Vân

  1. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Người trình bày: Ths. Nguyễn Thị Vân Phó trưởng phòng kế toán Doanh nghiệp Vụ chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính
  2. Nội dung  Phần 1- Văn bản của Bộ Xây dựng;  Phần 2-Văn bản của Bộ Tài chính;  Phần 3- Nội dung cơ bản chế độ kế toán chủ đầu tư 2 25 June 2021
  3. Phần 1- Văn bản Bộ Xây dựng  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và NĐ 83/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung.  Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.  Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình  Thông tư 04/2010/TT-BTC ngày 26/5/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 3 25 June 2021
  4. Yêu cầu đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng 4 25 June 2021
  5. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. 2. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. 5 25 June 2021
  6. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án 1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án. 2. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền. 6 25 June 2021
  7. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP 1. Đối tượng: áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên. 2. Phạm vi: quy định về chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:  Tổng mức đầu tư  Dư toán xây dựng công trình  Định mức và giá xây dựng  Điều kiện năng lực  Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng  Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác 3. Thay thế NĐ 99/2007/NĐ-CP, NĐ03/2008/NĐ-CP sửa đổi NĐ99 (trước là NĐ 16/2005/NĐ-CP) 7 25 June 2021
  8. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình 1. Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính của dự án. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. 2. Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng. 8 25 June 2021
  9. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung theo quy định của hợp đồng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 9 25 June 2021
  10. Thông tư 04/2010/TT-BTC ngày 26/5/2010 Nội dung các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư:  Chi phí xây dựng  Chi phí thiết bị  Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư  Chi phí quản lý dự án  Chi phí đầu tư xây dựng  Chi phí khác  Chi phí dự phòng 10 25 June 2021
  11. PHẦN 2- VĂN BẢN CỦA BỘ TÀI CHÍNH • Văn bản quy định về cơ chế tài chính • Văn bản quy định về kế toán
  12. VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 1. Thông tư số 10/2011/TT-BTC và Thông tư số 17/2013/TT - BTC sửa đổi TT số 10 Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước 2. Thông tư số 210/2010/TT-BTC Quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm 3. Thông tư số 19/2011/TT-BTC Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước 4. Thông tư số 87/2010/TT-BTC quy định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc 12 25 June 2021
  13. Tiếp theo 5. Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách Nhà nước 6. Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 và Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 108/2007/TT-BTC 7. Thông tư 123/2007/TT-BTC ngày 23/10/2007 hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) 8. Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 hướng dẫn Luật Quản lý thuế 13 25 June 2021
  14. THÔNG TƯ SỐ 10/2011/TT-BTC Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước 14 25 June 2021
  15. Nội dung  CĐT, BQLDA thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí QLDA  Dự án có tổng mức đầu tư <= 15 tỷ thực hiện theo mức CPQL được duyệt trong dự toán của dự án, không phải lập và duyệt dự toán chi phí QLDA 15 25 June 2021
  16. Nội dung 18 khoản chi phí quản lý dự án  Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)  Chi thanh toán dịch vụ công cộng  Chi vật tư văn phòng  Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc  Chi phí hội nghị, công tác phí  Chi phí thuê mướn, đoàn ra, đoàn vào, sửa chữa tài sản, mua sắm tài sản dùng cho quản lý dự án, chi phí khác, dự phòng 10% của dự toán. 16 25 June 2021
  17. Thông tư 17/2013/TT-BTC Sửa đổi Khoản 1 Điều 6 như sau: 1. Chi tiền lương: 1.1. Chi lương ngạch, bậc theo quỹ lương được giao; lương hợp đồng dài hạn đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền và quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương. 1.2. Trường hợp tiết kiệm các khoản chi khác (ngoài chi lương), sau khi bố trí đủ 18 khoản chi trong dự toán theo quy định tại Điều này đảm bảo đúng đối tượng và chế độ theo quy định; chủ đầu tư và ban quản lý dự án được chi thu nhập tăng thêm cho những người hưởng lương từ chi phí quản lý dự án theo hệ số điều chỉnh như sau: a) Đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B và nhóm C không quá 1,1 lần quỹ lương tính theo mức lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức; b) Đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốc gia và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có quản lý dự án nhóm A không quá 1,7 lần quỹ lương tính theo mức lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức. 17 25 June 2021
  18. Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước 18 25 June 2021
  19. Nội dung báo cáo quyết toán 1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án là giá trị thực tế đã thanh toán qua cơ quan kiểm soát cấp vốn, thanh toán, cho vay tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư). 2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, theo gói thầu hoặc khoản mục chi phí đầu tư. 3. Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư. 4. Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế. 19 25 June 2021
  20. VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN
  21. Hệ thống pháp luật kế toán liên quan đến đơn vị chủ đầu tư  Luật kế toán  Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004  Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004; Nghị định 39/2011/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 185/2004/NĐ-CP  Thông tư số 120/2004/TT-BTC ngày 15/12/2004/của BTC hướng dẫn NĐ 185 và TT số 169/2011/TT-BTC ngày 24/11/2011hướng dẫn NĐ 39  Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 của Bộ Tài chính về tiêu chuẩn và điều kiện phần mềm kế toán  QĐ 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của BTC về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp  Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của BTC hướng dẫn bổ sung QĐ 19  TT 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư 21 25 June 2021
  22. LUẬT KẾ TOÁN Nhiệm vụ kế toán  Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.  Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.  Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.  Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. 22 25 June 2021
  23. Yêu cầu kế toán (1) Đầy đủ: Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị vào chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và các BCTC. (2) Kịp thời: Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. (3) Rõ ràng: Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. (4) Trung thực: Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. (5) Liên tục: Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính. (6) Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được. 23 25 June 2021
  24. Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán. 2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật. 3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán. 4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 của Luật này. 5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền. 6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán. 7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. 8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này. 9. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm. 24 25 June 2021
  25. Điều 17 - Nội dung chứng từ kế toán a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán; c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. 25 25 June 2021
  26. Điều 20. Ký chứng từ kế toán 1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. 2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. 3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. 26 25 June 2021
  27. Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây: a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. 27 25 June 2021
  28. Điều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán 1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. 2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. 3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán. 28 25 June 2021
  29. Điều 51. Những người không được làm kế toán 1. Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính. 2. Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. 3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán. 4. Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán 29 25 June 2021
  30. Điều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng 1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này; b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên; c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp. 2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng. 30 25 June 2021
  31. Điều 54. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng 1. Trách nhiệm: a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán; b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật; c) Lập báo cáo tài chính. 2. Quyền:  Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.  Có ý kiến bằng văn bản về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;  Yêu cầu các bộ phận liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;  Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản;  Báo cáo bằng văn bản khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; 31 25 June 2021
  32. NGHỊ ĐỊNH SỐ 128 Điều 37. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm 1. Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của đơn vị kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính được lưu trữ tối thiểu 5 năm tính từ khi kết thúc kỳ kế toán năm như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu ở tập chứng từ của phòng kế toán. 2. Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 32 25 June 2021
  33. Điều 38. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm 1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, các báo cáo tài chính tháng, quý, năm, báo cáo quyết toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định. 3. Tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của Ban quản lý dự án. 4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán. 5. Tài liệu kế toán khác của đơn vị kế toán sử dụng trong một số trường hợp mà pháp luật quy định phải lưu trữ trên 10 năm thực hiện lưu trữ theo quy định đó. 6. Tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. 33 25 June 2021
  34. Điều 39. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn 1. Báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm đã được Quốc hội phê chuẩn. 2. Hồ sơ, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự án thuộc nhóm A. 3. Tài liệu kế toán khác có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. 34 25 June 2021
  35. Điều 46. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng 1. Kế toán trưởng đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trỡnh độ đại học trở lên đối với đơn vị cấp Trung ương và đơn vị cấp tỉnh; đơn vị kế toán ở cấp huyện và xã, kế toán trưởng phải có trỡnh độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên. 2. Đối với những người có trỡnh độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trỡnh độ đại học trở lên thỡ thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 2 năm; đối với những người có trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ bậc trung cấp hoặc cao đẳng thỡ thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 3 năm đối với mọi cấp và mọi đơn vị. 35 25 June 2021
  36. NGHỊ ĐỊNH 185 VỀ XPVP HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bao gồm: a) Vi phạm quy định về chứng từ kế toán; b) Vi phạm quy định về sổ kế toán; c) Vi phạm quy định về tài khoản kế toán; d) Vi phạm quy định về báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính; đ) Vi phạm quy định về kiểm tra kế toán; e) Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; g) Vi phạm quy định về kiểm kê tài sản; h) Vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán; i) Vi phạm quy định về hành nghề kế toán; k) Vi phạm quy định về áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác. 36 25 June 2021
  37. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính 1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng. 2. Có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung 3. áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả 37 25 June 2021
  38. Tình tiết giảm nhẹ a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã chủ động ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; c) Vi phạm trong hoàn cảnh bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; d) Vi phạm do lỗi vô ý; đ) Vi phạm lần đầu; e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra. 38 25 June 2021
  39. Tình tiết tăng nặng a) Vi phạm có tổ chức; b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; c) Xúi giục, lôi kéo hoặc ép buộc người phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần để vi phạm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm; đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm; e) Vi phạm trong thời hạn đang chấp hành quyết định xử phạt hành chính hoặc bản án hình sự; g) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính. 39 25 June 2021
  40. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra Tài chính 1.Thanh tra viênTài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền 200.000 đồng; c) áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả 2. Chánh thanh tra SởTài chính có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Áp dụng các hth xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả 3. Chánh thanh tra BộTài chính có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Áp dụng các hth xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả 40 25 June 2021
  41. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân các cấp 1. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả 2. Chủ UBND huyện, quận, thị xã,TP thuộc tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này. 3. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh,TP trực thuộcTrung ương có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Áp dụng các hth xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả 41 25 June 2021
  42. Thông tư số 103/2005/TT-BTC 1. Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị kế toán 1.1. Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán 1.2. Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có 1.3. Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán 1.4. Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu 42 25 June 2021
  43. PHẦN 3- NỘI DUNG CƠ BẢN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ
  44. Đối tượng điều chỉnh  Các đơn vị chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án đầu tư  Các Ban quản lý dự án đầu tư  Các đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án đầu tư 44 25 June 2021
  45. Phạm vi áp dụng  Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp: Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC + Thông tư 195 về nội dung, phương pháp ghi chép và mở sổ kế toán chi tiết phản ánh nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, lập các báo cáo tài chính và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.  Đơn vị chủ đầu tư đang áp dụng chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã: Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC + TT 195 về nội dung, phương pháp ghi chép và mở sổ kế toán chi tiết phản ánh nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, lập các báo cáo tài chính và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.  Những nội dung không hướng dẫn trong Thông tư này, đơn vị chủ đầu tư thực hiện theo Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật, Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 19. 45 25 June 2021
  46. NỘI DUNG:  PHẦN 1- HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHO BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN  PHẦN 2- HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHO CHỦ ĐẦU TƯ KHÔNG THÀNH LẬP BQLDAĐT 46 25 June 2021
  47. PHẦN 1- HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHO BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ  HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN  HỆ THỐNG CHỨNG TƯ KẾ TOÁN  HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN  HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 47 25 June 2021
  48. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN  Danh mục tài khoản (phụ lục 01)  Hướng dẫn những nội dung đặc thù một số tài khoản 48 25 June 2021
  49. Danh mục tài khoản  33 tài khoản trong Bảng (Loại 1: 13 tài khoản, Loại 2: 4 tài khoản, Loại 3: 8 tài khoản, Loại 4: 5 tài khoản, Loại 5: 1 tài khoản, Loại 6: 1 tài khoản, Loại 7: 1 Tài khoản, Loại 8: 1 Tài khoản)  5 Tài khoản ngoài bảng. 49 25 June 2021
  50. Nội dung mới 1. Hạch toán thu, chi hoạt động đấu thầu; 2. Hạch toán chi phí đầu tư; 3. Hạch toán nguồn vốn đầu tư: Giao dự toán và rút dự toán chi ĐTXDCB (TK 009 - Dự toán chi đầu tư XDCB) 4. Quyết toán vốn đầu tư; 5. Hạch toán Hoạt động sản xuất thử 6. Hạch toán Dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng 7. Hạch toán chênh lệch thu chi chưa xử lý 8. Chi phí Ban quản lý dự án 9. Hạch toán thu, chi khác 50 25 June 2021
  51. 1- Hạch toán thu chi bán hồ sơ mời thầu - Khi thu được tiền bán hồ sơ mời thầu, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NN (3331) (nếu có). - Khi sử dụng tiền bán hồ sơ để chi cho việc in ấn hồ sơ tài liệu và các chi phí cần thiết khác phục vụ cho công tác đấu thầu, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) Có TK 111,112,331 Đồng thời ghi: NợTK 241/Có TK 441 - Khi nộp NSNN phần còn lại của kinh phí thu được từ bán hồ sơ mời thầu, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 51 25 June 2021
  52. 2- Hạch toán chi phí đầu tư xây dựng  Nguyên tắc hạch toán  Kết cấu và nội dung phản ánh  Phương pháp hạch toán 52 25 June 2021
  53. Nguyên tắc hạch toán 1- Chi phí đầu tư xây dựng và quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đều được phản ánh trên tài khoản 241 “Chi phí đầu tư xây dựng”. 2- Tài khoản 241 mở chi tiết theo từng dự án, tiểu dự án, dự án thành phần, mỗi dự án mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình (hoặc nhóm hạng mục công trình) nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất, thiệt hại cho phép không tính vào giá trị công trình. 53 25 June 2021
  54. Nguyên tắc hạch toán (tiếp theo) Tài khoản 241 phải hạch toán chi tiết theo 6 nội dung chi phí, bao gồm:  Chi phí xây dựng;  Chi phí thiết bị;  Chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư;  Chi phí quản lý dự án;  Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;  Chi phí khác. 54 25 June 2021
  55. Nguyên tắc hạch toán (Tiếp theo) 1. Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm hiện trường để ở và điều hành thi công. 2. Chi phí thiết bị bao gồm: Chi mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt, thí nghiệm; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và phí liên quan khác. 55 25 June 2021
  56. Nguyên tắc hạch toán (tiếp theo) 3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: Chi phí bồi thường nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư, chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có); 4. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư; 56 25 June 2021
  57. Nguyên tắc hạch toán (tiếp theo) 5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan; 6. Chi phí khác bao gồm: lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác. 57 25 June 2021
  58. Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ: Chi phí đầu tư xây dựng dự án thực tế phát sinh (kể cả các khoản thiệt hại nếu có). Bên Có: - Kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng dự án khi quyết toán vốn đầu tư dự án được duyệt. - Các khoản ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng dự án. Dư Nợ: - Chi phí đầu tư xây dựng dở dang; - Giá trị công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng chờ phê duyệt quyết toán. 58 25 June 2021
  59. Tài khoản 241 – Chi phí đầu tư xây dựng có 2 tài khoản cấp 2:  Tài khoản 2411 - Chi phí đầu tư xây dựng dở dang: Phản ánh chi phí đầu tư xây dựng dở dang và tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Phản ánh vào tài khoản này bao gồm: chi phí xây dựng, lắp đặt, giá trị thiết bị, chi phí khác. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng dự án, công trình, hạng mục công trình và phải theo dõi chi tiết theo nội dung chi phí đầu tư xây dựng (chi phí xây lắp, thiết bị, chi phí khác).  Tài khoản 2412 - Dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chờ phê duyệt quyết toán: Phản ánh giá trị dự án, công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng còn chờ quyết toán, tình hình quyết toán vốn đầu tư. Tài khoản này được mở theo từng dự án, công trình, hạng mục công trình và theo dõi chi tiết theo nội dung chi phí đầu tư xây dựng. 59 25 June 2021
  60. Lưu ý phương pháp hạch toán 1- Khi nhận giá trị khối lượng xây dựng hoặc lắp đặt, công tác tư vấn, chi phí khác(Chi phí thiết kế, tư vấn ) hoàn thành do các nhà thầu bàn giao, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng, hoá đơn, ghi: NợTK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng CóTK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán) 2- Khi BQLDAĐT trực tiếp chi các khoản như chi phí khởi công, đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, tiền thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, ghi: NợTK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng Có cácTK 111, 112. 3-Trường hợp BQLDAĐT không trực tiếp thực hiện việc đền bù mà việc đền bù do các tổ chức chuyên trách của địa phương thực hiện, khi các tổ chức chuyên trách đền bù quyết toán chi phí đền bù với BQLDAĐT, ghi: NợTK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng CóTK 138 - Phải thu khác (1388) (Trường hợp đã tạm ứng tiền) Có cácTK 111, 112 (Trường hợp phải cấp thêm khi quyết toán) 60 25 June 2021
  61. 4- Chi các khoản phục vụ tổ chức đấu thầu, bị phạt do vi phạm hợp đồng, Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng (2411) Có TK 111, 112, 331. 5- Lãi tiền gửi từ vốn ngân sách cấp tạm thời chưa sử dụng xử lý theo cơ chế tài chính. Nợ TK 111, 112 Có TK 241- CP ĐTXD (TH ghi giảm CP ĐTXD) Có TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước (TH phải nộp NSNN). 61 25 June 2021
  62. 6- Khi phân bổ chi phí BQLDAĐT cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi: NợTK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng CóTK 642 - Chi phí BQLDAĐT. 7-Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, thu tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm, nếu được ghi giảm giá trị công trình, dự án, ghi: NợTK 111, 112, 138, 331 CóTK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng. 8- Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành tạm bàn giao đưa vào sử dụng, căn cứ vào hồ sơ tạm bàn giao, ghi: NợTK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng (2412) Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng (2411). 62 25 June 2021
  63. 3- Hạch toán nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản Khi nhận kinh phí đầu tư bằng rút dự toán: Nợ TK 112, 331 Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Đồng thời ghi: Có TK 0092 - Dự toán chi đầu tư XDCB 63 25 June 2021
  64. 4- Quyết toán vốn đầu tư NợTK 441 (Phần chi phí đầu tư xây dựng được phê duyệt quyết toán kể cả chi phí được duyệt bỏ (nếu có)) NợTK 138 - Phải thu khác (1388) (Phần chi phí đầu tư xây dựng không được phê duyệt phải thu hồi) NợTK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 – Chi tiết lãi vay phải trả) (Bàn giao lãi vay) NợTK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Trường hợp TK 413 có số dư Có) (Bàn giao chênh lệch tỷ giá) Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng (2411, 2412) (Chi phí có thuế GTGT) Có TK 413 - Chênh lêch tỷ giá hối đoái (Trường hợp TK 413 có số dư Nợ) (Bàn giao chênh lệch tỷ giá). 64 25 June 2021
  65. 5- Hạch toán Hoạt động sản xuất thử  Xem TK 154- Chi phí dở dang  Xem TK 241 – Chi phí đầu tư xây dựng 65 25 June 2021
  66. 6- Hoạt động cung cấp dịch vụ Xem TK 154- Chi phí dở dang Xem TK 511- Doanh thu cung cấp dịch vụ 66 25 June 2021
  67. Tài khoản 154- Chi phí dở dang  dùng để tập hợp chi phí sản xuất của hoạt động chạy thử có tải, sản xuất thử phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm sản xuất thử trước khi bàn giao công trình (hạng mục công trình) cho đơn vị khai thác sử dụng.  áp dụng cho các BQLDAĐT có tư cách pháp nhân, có năng lực chuyên môn, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra BQLDAĐT cho phép cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý dự án, dịch vụ thẩm tra dự toán, lựa chọn nhà thầu để phản ánh chi phí dịch vụ tư vấn quản lý dự án. 67 25 June 2021
  68. Nguyên tắc hạch toán  Chi phí hạch toán trên tài khoản 154 – Chi phí dở dang phải được chi tiết theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm.  Chi phí sản xuất thử dở dang phản ánh trên TK 154 gồm những chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; + Chi phí nhân công trực tiếp; + Chi phí khác bằng tiền.  Đối với hoạt động sản xuất thử, tài khoản 154 “Chi phí dở dang” là tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất thử, với các khoản mục tính giá thành: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí khác bằng tiền (không bao gồm khấu hao TSCĐ 68 25 June 2021
  69. Nguyên tắc hạch toán (Tiếp)  Đối với hoạt động dịch vụ, tư vấn quản lý dự án, dịch vụ thẩm tra dự toán, tài khoản 154 “Chi phí dở dang” gồm các khoản chi sau: + Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trực tiếp cung cấp dịch vụ; + Các khoản tính, trích bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, BH thất nghiệp (Phần đơn vị sử dụng lao động đảm bảo) và kinh phí công đoàn theo quy định; + Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho hoạt động dịch vụ; + Chi trả các dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, tiền nước, tiền thuê bao điện thoại + Chi mua sắm công cụ, dụng cụ; + Khấu hao tài sản cố định và chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho hoạt động dịch vụ; + Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí trực tiếp khác bằng tiền. 69 25 June 2021
  70. Tài khoản cấp 2  Tài khoản 1541 – Chi phí sản xuất thử dở dang  Tài khoản 1542 – Chi phí cung cấp dịch vụ dở dang. 70 25 June 2021
  71. Phương pháp hạch toán I- Hoạt động chạy thử có tải, sản phẩm sản xuất thử 1- Tập hợp chi phí cho hoạt động sản xuất thử của đơn vị chủ đầu tư, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí dở dang (1541) Có TK 152,153, 331, 334, 338 2- Giá thực tế sản phẩm sản xuất thử nhập kho, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 154 - Chi phí dở dang (1541). 3- Khi kết chuyển chi phí chạy thử có tải, sản xuất thử không thu được sản phẩm vào chi phí đầu tư xây dựng, ghi: Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng Có TK 154 - Chi phí dở dang (1541). 71 25 June 2021
  72. Phương pháp hạch toán 4 - Sản phẩm sản xuất thử không nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng: NợTK 111, 112, 131 NợTK 241 - CP đầu tư xây dựng (CPSX thử > giá bán) Có TK154 - Chi phí dở dang (1541) Có TK 241 - Chi phí ĐTXD (CPSX thử < giá bán) Có TK 333 -Thuế và các khoản phải nộp NN 72 25 June 2021
  73. Phương pháp hạch toán II- Hoạt động dịch vụ 1-Tiền lương, tiền công, trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, BH thất nghiệp tính trên tiền lương phải trả cán bộ, viên chức và người lao động khác trực tiếp tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ, ghi: NợTK 154 - Chi phí dở dang (1542) CóTK 334 - Phải trả công chức, viên chức. CóTK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3385). 2- Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ: NợTK 154 - Chi phí dở dang (1542) (Giá trị dịch vụ không có thuế) NợTK 133 -Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) CóTK 111 -Tiền mặt (Tổng giá thanh toán) CóTK 112 -Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Tổng giá thanh toán).  73 25 June 2021
  74. Phương pháp hạch toán 3- Khi trích khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động dịch vụ: - NếuTSCĐ hình thành từ v ốn tự có hoặc vốn vay: NợTK 154 - Chi phí dở dang (1542) CóTK 214 - Hao mònTSCĐ. - NếuTSCĐ do Ngân sách cấp: NợTK 154 - Chi phí dở dang (1542) CóTK 333 - Các khoản phải nộp NN (Nếu phải nộp ). 4- Cuối kỳ, tính toán kết chuyển và phân bổ chi phí BQLDAĐT vào chi hoạt động dịch vụ, ghi : NợTK 154 - Chi phí dở dang (1542) CóTK 642 - Chi phí BQLDAĐT. 6- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí của khối lượng dịch vụ hoàn thành được xác định là đã cung cấp trong kỳ, ghi: NợTK 511 - Doanh thu CóTK 154 - Chi phí dở dang (1542). 74 25 June 2021
  75. Tài khoản 511 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản này chỉ áp dụng cho các BQLDAĐT có tư cách pháp nhân, có năng lực chuyên môn, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra BQLDAĐT cho phép cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý dự án, dịch vụ thẩm tra dự toán, lựa chọn nhà thầu để phản ánh doanh thu của hoạt động dịch vụ. 75 25 June 2021
  76. Kết cấu và nội dung Bên Nợ:  Kết chuyển chi phí quản lý liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ;  Kết chuyển chi phí của khối lượng, công việc dịch vụ hoàn thành được xác định là đã cung cấp trong kỳ;  Số thuế GTGT phải nộp Nhà nước (Đối với trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp);  Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động cung cấp dịch vụ sang Tài khoản 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý". 76 25 June 2021
  77. Tiếp theo Bên Có:  Doanh thu cung cấp dịch vụ;  Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu của hoạt động cung cấp dịch vụ sang Tài khoản 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý". Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 77 25 June 2021
  78. Phương pháp hạch toán kế toán 1- Khi cung cấp các dịch vụ tư vấn ra bên ngoài: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 - DT cung cấp d.vụ (Gi.bán chưa GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT ph.nộp (GTGT đầu ra). 2- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Có TK 154 - Chi phí dở dang (1542). 78 25 June 2021
  79. Phương pháp hạch toán (tiếp) 3- Khi xác định số thuế GTGT phải nộp (Trường hợp đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Có TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước (3331). 4- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chênh lệch thu, chi của hoạt động dịch vụ: - Trường hợp thu lớn hơn chi, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Có TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý - Trường hợp thu nhỏ hơn chi, ghi: Nợ TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý Có TK 511 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. 79 25 June 2021
  80. 7- Tài khoản 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của hoạt động thanh lý tài sản của BQLDAĐT, thanh lý công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công và hoạt động khác của BQLDAĐT như cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và việc xử lý số chênh lệch đó. 80 25 June 2021
  81. Nguyên tắc hạch toán  Số chênh lệch thu chi phản ánh trên TK 421 phải được theo dõi chi tiết, rành mạch cho từng loại hoạt động trên cơ sở đó có căn cứ thực hiện việc xử lý số chênh lệch thu, chi đó.  Việc xử lý số chênh lệch thu chi phát sinh ở BQLDAĐT được thực hiện theo nguyên tắc: - Chênh lệch thu chi liên quan đến dự án nào thì tính riêng cho dự án đó; - Chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ và các khoản chênh lệch thu chi khác không xác định riêng cho từng dự án được thì chuyển toàn bộ cho Chủ đầu tư. Trường hợp Chủ đầu tư cho phép để lại BQLDAĐT thì phải phân bổ theo tỷ lệ chi phí đầu tư xây dựng thực tế phát sinh của từng dự án trên tổng chi phí đầu tư xây dựng thực tế phát sinh của các dự án có liên quan (Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). 81 25 June 2021
  82. Phương pháp hạch toán kế toán 1- Cuối kỳ, kế toán tính toán và kết chuyển số chênh lệch giữa thu với chi của các loại hoạt động dịch vụ và hoạt động khác của BQLDAĐT:  Nếu thu lớn hơn chi, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý.  Nếu chi lớn hơn thu, ghi: Nợ TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý Có TK 511 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Có TK 711 - Thu nhập khác. 82 25 June 2021
  83. Phương pháp hạch toán (Tiếp) - Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thanh lý tài sản phục vụ hoạt động của BQLDAĐT và ghi giảm chi phí BQLDAĐT, ghi: Nợ TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý Có TK 642 - Chi phí BQLDAĐT. - Kết chuyển chênh lệch thu nhỏ hơn chi của hoạt động thanh lý tài sản phục vụ hoạt động của BQLDAĐT và ghi tăng chi phí BQLDAĐT, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí BQLDAĐT Có TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý. 83 25 June 2021
  84. Phương pháp hạch toán (Tiếp) - Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thanh lý công trình tạm, công trình phụ trợ, ghi: Nợ TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng (Chi tiết chi phí khác). - Kết chuyển chênh lệch thu nhỏ hơn chi của hoạt động thanh lý công trình tạm, công trình phụ trợ, ghi: Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng (Chi tiết chi phí khác) Có TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý. 84 25 June 2021
  85. 8- Chi phí Ban quản lý dự án đầu tư Nguyên tắc hạch toán 1- Chi phí cho hoạt động của BQLDAĐT được tính theo quy mô và loại công trình, được tính bằng cấp trị số định mức tỷ lệ % theo định mức chi phí xây lắp và chi phí thiết bị được duyệt trong tổng dự toán công trình. Trường hợp BQLDAĐT quản lý nhiều dự án thì chi phí BQLDAĐT được phân bổ theo tỷ lệ với chi phí quản lý dự án được duyệt trong tổng dự toán của dự án. 2- Chi phí cho hoạt động của BQLDAĐT sẽ bao gồm cả thuế GTGT 3- Chi phí hoạt động của BQLDAĐT phát sinh trong kỳ được phân bổ cho từng dự án. 85 25 June 2021
  86. Chi phí của BQLDAĐT bao gồm:  Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp có tính chất lương, chi tiền thưởng, chi phúc lợi tập thể cho nhân viên BQLDAĐT.  Các khoản đóng góp: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, trích nộp khác đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án.  Chi thanh toán dịch vụ công cộng.  Chi mua vật tư văn phòng.  Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc.  Chi phí hội nghị.  Chi thanh toán công tác phí. 86 25 June 2021
  87. Chi phí của BQLDAĐT bao gồm:  Chi phí thuê mướn.  Chi đoàn ra, chi đoàn vào.  Chi sửa chữa tài sản.  Chi phí mua sắm tài sản dùng cho quản lý dự án: nhà cửa, phương tiện đi lại, thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy tính, phần mềm máy tính, máy văn phòng, tài sản khác.  Chi phí khác: nộp thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm tài sản và phương tiện, tiếp khách, khác. 87 25 June 2021
  88. Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ: Chi phí BQLDAĐT thực tế phát sinh. Bên Có:  Khoản ghi giảm chi phí BQLDAĐT;  Kết chuyển chi phí BQLDAĐT vào chi phí đầu tư xây dựng. Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. 88 25 June 2021
  89. Phương pháp hạch toán 1- Khi tính lương và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí BQLDAĐT, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí BQLDAĐT Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. 2- Đối với các dự án áp dụng hình thức chìa khóa trao tay (tổng thầu) thì BQLDAĐT có trách nhiệm phải trả cho tổng thầu chi phí quản lý dự án mà bên tổng thầu được hưởng. Khi trả tiền cho tổng thầu, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí BQLDAĐT Có các TK 111, 112, 441. 89 25 June 2021
  90. Phương pháp hạch toán (tiếp) 3- Tại BQLDAĐT cấp trên, khi phát sinh các khoản chi phí quản lý dự án, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí BQLDAĐT Có các TK 111, 112, 152, 153 Khi phân bổ chi phí quản lý dự án của cấp trên cho cấp dưới, cấp trên ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ Có TK 642 - Chi phí BQLDAĐT. 4- Định kỳ BQLDAĐT cấp trên phân bổ số chi phí thực tế đã chi cho hoạt động của BQLDAĐT cấp trên cho các BQLDAĐT cấp dưới, kế toán BQLDAĐT cấp dưới ghi: Nợ TK 642 - Chi phí BQLDAĐT Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB. 90 25 June 2021
  91. Phương pháp hạch toán (tiếp) 5- Khi phân bổ chi phí BQLDAĐT tính vào chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình, hạng mục công trình (phân bổ trên cơ sở dự toán chi phí cho hoạt động của BQLDAĐT đã được duyệt), ghi: Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng (2411) Có TK 642 - Chi phí BQLDAĐT. 91 25 June 2021
  92. Hoạt động thu, chi khác Tài khoản 711 –Thu nhập khác * Tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập hoạt động khác của đơn vị ngoài doanh thu bán sản phẩm chạy thử có tải, sản xuất thử, doanh thu cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý dự án, dịch vụ thẩm tra dự toán, lựa chọn nhà thầu * Thu nhập hoạt động khác của đơn vị chủ đầu tư, có thể bao gồm:  Thu cho thuê tài sản (nếu có);  Thu nhượng bán, thanh lý TSCĐ;  Thu tiền được phạt vi phạm hợp đồng;  Thu bán phế liệu;  Thu khác. 92 25 June 2021
  93. Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ:  Chi phí hoạt động khác kết chuyển cuối kỳ từ TK 811 “Chi phí khác”.  Kết chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động khác trong kỳ vào Tài khoản 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”. Bên Có:  Các khoản thu nhập hoạt động khác phát sinh trong kỳ.  Kết chuyển số chênh lệch chi lớn hơn thu của hoạt động khác trong kỳ vào Tài khoản 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. 93 25 June 2021
  94. Phương pháp hạch toán kế toán 1- Khi phát sinh khoản thu nhập khác như nhượng bán, thanh lý TSCĐ: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 711 - Thu nhập khác Có TK 333 - Thuế và các khoản PN NN(nếu có). 2- Khi cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, kế toán không ghi giảm TSCĐ hữu hình trên TK 211: 2.1- Thu nhập về cho thuê TSCĐ: Nợ các TK 111, 112, 138 (Tổng số tiền thanh toán) Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có). 2.2- Chi phí về cho thuê TSCĐ, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có các TK 111, 112 , 94 25 June 2021
  95. Phương pháp hạch toán (tiếp) 3- Kết chuyển chênh lệch thu, chi hoạt động khác sang Tài khoản 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”:  Nếu có chênh lệch thu lớn hơn chi, ghi: Nợ TK 711 - Thu nhập khác (Chi tiết) Có TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (Chi tiết).  Nếu có chênh lệch thu nhỏ hơn chi, ghi: Nợ TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (Chi tiết) Có TK 711 - Thu nhập khác (Chi tiết). 95 25 June 2021
  96. Tài khoản 811 - Chi phí khác Chi phí hoạt động khác có thể bao gồm:  Chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ;  Chi phí cho thuê tài sản (nếu có);  Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;  Bị phạt thuế, truy nộp thuế của các hoạt động khác;  Các khoản chi phí khác. 96 25 June 2021
  97. Kết cấu và nội dung phản ánh  Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.  Bên Có: Kết chuyển các khoản chi phí khác sang Tài khoản 711 để xác định kết quả hoạt động khác trong kỳ.  Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ 97 25 June 2021
  98. Phương pháp hạch toán kế toán 1- Chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ: - Các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 152, - Căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn) Nợ TK 466 - Nguồn KP đã hình thành TSCĐ (Phần gi.trị còn lại) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 213 - TSCĐ vô hình. 98 25 June 2021
  99. Phương pháp hạch toán (tiếp) 2- Chi phí cho thuê tài sản, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có các TK 111, 112, 3- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động khác trong kỳ sang TK 711 để tính kết quả hoạt động khác, ghi: Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 811 - Chi phí khác. 99 25 June 2021
  100. HỆ THỐNG CHỨNG TƯ KẾ TOÁN Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán  Chứng từ kế toán chung, gồm 4 chỉ tiêu: + Chỉ tiêu lao động tiền lương: 17 mẫu chứng từ + Chỉ tiêu vật tư: 7 mẫu chứng từ + Chỉ tiêu tiền tệ: 9 mẫu chứng từ (4 mẫu bắt buộc) + Chỉ tiêu TSCĐ: 7 mẫu chứng từ  Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Các mẫu và hướng dẫn phương pháp lập từng chứng từ được áp dụng theo quy định các văn bản pháp luật khác). 100 25 June 2021
  101. 3. Lập chứng từ kế toán  Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị chủ đầu tư đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;  Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;  Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt;  Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;  Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải giống nhau.  Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán. 101 25 June 2021
  102. Ký chứng từ kế toán  Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, hoặc dấu khắc sẵn chữ ký, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải thống nhất với chữ ký các lần trước đó.  Các đơn vị chủ đầu tư chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với KBNN, Ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng. 102 25 June 2021
  103. Ký chứng từ kế toán  Chữ ký của Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại KBNN hoặc Ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký trong sổ đăng ký mẫu chữ ký. Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của Thủ trưởng đơn vị. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.  Các đơn vị chủ đầu tư phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Thủ trưởng đơn vị (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.  Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Thủ trưởng đơn vị quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản. 103 25 June 2021
  104. HỆ THỐNG CHỨNG TƯ KẾ TOÁN (tiếp) Sử dụng, quản lý và in biểu mẫu chứng từ kế toán  Đơn vị chù đầu tư phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong chế độ kế toán này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc. Đối với mẫu chứng từ kế toán thuộc loại hướng dẫn thì ngoài các nội dung quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.  Các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, các đơn vị có thể mua hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại Điều 17 Luật Kế toán và quy định về chứng từ trong chế độ kế toán này. 104 25 June 2021
  105. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN 1. Sổ kế toán và các loại sổ 2. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán 3. Mở sổ kế toán 4. Ghi sổ kế toán 1. Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán hợp pháp.  Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.  Khi sửa chữa sổ phải sử dụng các phương pháp sửa chữa theo quy định trong Luật Kế toán và Chế độ kế toán này.  đơn vị được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng phần mềm kế toán phù hợp các tiêu chuẩn, điều kiện quy định của Bộ Tài chính.  Cuối kỳ kế toán sau khi đã hoàn tất việc khoá sổ theo quy định cho từng loại sổ, phải tiến hành in ra giấy toàn bộ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết và phải đóng thành từng quyển. Sau đó mới làm thủ tục pháp lý như sổ ghi bằng tay để sử dụng vào lưu trữ. 105 25 June 2021
  106. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN (tiếp) 5. Khoá sổ kế toán 6. Sửa chữa sổ kế toán: phương pháp cải chính, phương pháp ghi sổ âm, phương pháp ghi bổ sung 7. Các hình thức kế toán:  Nhật ký chung  Nhật ký - sổ Cái  Chứng từ ghi sổ  Kế toán trên máy vi tính 106 25 June 2021
  107. Số kế toán đặc thù Tên sổ Ký hiệu Sổ chi phí đầu tư xây dựng S51-QLDĐT Sổ chi phí Ban quản lý dự án S52-QLDĐT đầu tư Sổ chi phí khác S53-QLDĐT Sổ chi tiết nguồn vốn đầu tư S54-QLDĐT Sổ doanh thu bán sản phẩm S55-QLDĐT sản xuất thử Sổ chi phí sản xuất thử S56-QLDĐT Sổ chi tiết doanh thu dịch vụ S57-QLDĐT tư vấn Sổ chi phí dịch vụ tư vấn S58-QLDĐT Sổ chi tiết thu, chi bán hồ sơ S59-QLDĐT mời thầu 107 Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí S64- QLDĐT 25 June 2021 của kho bạc
  108. Mẫu sổ và giải thích nội dung  Mẫu sổ đặc thù (File mẫu)  Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán 108 25 June 2021
  109. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH a). Báo cáo tài chính  Bảng Cân đối Kế toán Mẫu số B01 – CĐT  Nguồn vốn đầu tư Mẫu số B02 – CĐT  Thực hiện đầu tư xây dựng Mẫu số B03 – CĐT  Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B04 - CĐT b). Phụ biểu báo cáo tài chính  Chi tiết nguồn vốn đầu tư Mẫu số F02 – CĐT  Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, Mẫu số F03A- CĐT hạng mục công trình  Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình Mẫu số F03B- CĐT hoàn thành bàn giao sử dụng  Chi phí khác Mẫu số F03C- CĐT  Chi phí Ban quản lý dự án đầu tư Mẫu số F03D - CĐT 109 25 June 2021
  110. PHẦN 2- HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHO CHỦ ĐẦU TƯ KHÔNG THÀNH LẬP BQLDA ĐẦU TƯ  Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp: Quyết định số 19/2006/QĐ- BTC + Thông tư 195 về nội dung, phương pháp ghi chép và mở sổ kế toán chi tiết phản ánh nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, lập các báo cáo tài chính và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.  Đơn vị chủ đầu tư đang áp dụng chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã: Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC + TT 195 về nội dung, phương pháp ghi chép và mở sổ kế toán chi tiết phản ánh nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, lập các báo cáo tài chính và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.  Hướng dẫn kế toán bổ sung 1. Chi phí đầu tư xây dựng được tập hợp vào bên Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang. 110 25 June 2021
  111. Phần 2 (tiếp) 2- Thuê tư vấn quản lý điều hành dự án thực hiện các nội dung quản lý theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. 2.1- Khi xác định số tiền phải trả cho tổ chức tư vấn trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng tư vấn: Nợ TK 642 - Chi phí BQLDAĐT Có TK 331- Phải trả cho người bán (3311). 2.2- Khi trả tiền thuê cho tổ chức tư vấn, quản lý điều hành dự án, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (3311) (Tổng giá thanh toán) Có các TK 111, 112, 441 Phần chi phí cho hoạt động quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp chi tiêu hạch toán vào Tài khoản 241 - Chi phí đầu tư xây dựng. 111 25 June 2021
  112. PHẦN 2 (tiếp) 3. Khi công trình hoàn thành: Nợ các TK 211, 213 (giá tạm tính hoặc giá được duyệt) Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang. 4. Khi quyết toán vốn đầu tư, điều chỉnh lại giá tạm tính:  Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị lớn hơn giá tạm tính, ghi: NợTK 211, 213 Có TK liên quan  Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị nhỏ hơn giá trị tạm tính: NợTK 138 - Phải thu khác( số chi sai phải thu hồi của các tổ chức, cá nhân) Có TK 211, 213 Đồng thời, ghi: NợTK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. 112 25 June 2021
  113. PHẦN 2 (tiếp):Sổ kế toán Phụ lục 3b:  Nguồn vốn đầu tư  Chi phí thực hiện đầu tư 113 25 June 2021
  114. PHẦN 2 (tiếp):Báo cáo tài chính 1. Báo cáo tài chính  Nguồn vốn đầu tư Mẫu số B02 – CĐT  Thực hiện đầu tư xây dựng Mẫu số B03 - CĐT 2. Phụ biểu báo cáo tài chính  Chi tiết nguồn vốn đầu tư Mẫu số F02 – CĐT  Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình Mẫu số F03A- CĐT  Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao sử dụng Mẫu số F03B- CĐT  Chi phí khác Mẫu số F03C- CĐT 114 25 June 2021
  115. Mẫu biểu và phương pháp lập Phụ lục 2b - Mẫu biểu báo cáo tài chính - Phương pháp lập 115 25 June 2021
  116. Hỏi đáp 116 25 June 2021
  117. LIÊN HỆ Nguyễn ThịVân Điện thoại: 0913.002.340 Email: nguyenthivan@mof.gov.vn 117 25 June 2021
  118. Trân trọng cảm ơn!