Bài giảng Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa - Phạm Quốc Văn

pdf 23 trang hapham 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa - Phạm Quốc Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_chien_tranh_nhan_dan_bao_ve_to_quoc_viet_nam_xa_ho.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa - Phạm Quốc Văn

  1. CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Giảng viên Đại tá.TS Phạm Quốc Văn
  2. CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NỘI DUNG I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG II.MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐiỂM CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN. III.NHỮNG QUAN ĐiỂM CỦA ĐẢNG VỀ CHIẾN TRANH NHÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC. IV. MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Trọng tâm: Mục III
  3. I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG a.Về chiến tranh Chiến tranh là hiện tượng chính trị-xã hội có tính lịch sử, là sự tiếp tục của CT bằng thủ đoạn bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nhà nước. Đặc trưng cơ bản của chiến tranh. -Đấu tranh VT có tổ chức, theo những nguyên tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (CT,KT, ngoại giao) -Chiến tranh là sản phẩm của XH có giai cấp. Nguyên nhân của CT thường do mâu thuẫn giai cấp, dân tộc, sắc tộc , tôn giáo phát triển đến mức gay gắt.
  4. -Chiến tranh được phân chia theo nhiều góc độ khác nhau: Về CT-XH; cách tiến hành CT; theo qui mô; theo phương tiện, vũ khí kỹ thuật. -Thắng lợi của CT phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là số lượng và chất lượng LLVT. b.Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng ta về chiến tranh nhân dân. -Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về CTND +Chủ nghĩa Mác-Lênin: CM là sự nghiệp của quần chúng; Lênin cho rằng: Ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, có nhiều nguồn lực hơn, ai đứng vững được trong quần chúng nhân dân hơn thì người ấy sẽ giành thắng lợi trong CT.
  5. -Quan điểm của Đảng ta về CTND: +Chiến tranh nhân dân phải do toàn dân tiến hành, chủ yếu là nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. +Chiến tranh nhân dân là cuôc CT do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành vì lợi ích của nhân dân, có LLVT làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, ĐT toàn diện với mọi hình thức và vũ khí chống lại sự xâm lược hoặc áp bức thống trị. c.Chiến tranh ND bảo vệ Tổ quốc VN-XHCN. Khái niệm: CTND-BVTQ, VN-XHCN là cuộc CT do toàn dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh QG, trật tự AT-XH và nền VH, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ thành quả CM, công cuộc đổi mới và lợi ích QG, dân tộc
  6. -Đặc trưng cơ bản +Tư tưởng cả nước “một lòng, chung sức đánh giặc”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy yếu chống mạnh”, “tạo thời, lập thế” để đánh thắng giặc. +Từ khi Đảng ra đời, CTND đã phát triển lên trình độ mới, chất lượng mới, trở thành cuộc CT toàn dân, toàn diện, cách mạng. Mục đích chính trị “vì dân”, “do dân tiến hành” +Phương thức tiến hành là kết hợp toàn bộ các phương pháp, hình thức, sử dụng các lực lượng của đất nước tạo ra sức mạnh tiến hành CT.
  7. 2.Mục đích, đối tượng, tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. a.Mục đích: Đánh bại sự xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH,HĐH; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ ANCT, TTAT-XH và nền VH; Giữ vững ổn định CT và môi trường hòa bình, phát triển đất nước XHCN. b.Đối tượng, âm mưu thủ đoạn và những mặt mạnh yếu của địch: -Đối tượng: Đối tượng trực tiếp của CM nước ta là những thế lực cản trở, xâm hại đến xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN-VN. Đối tượng tác chiến của quân và dân ta là LL-BLLĐ, gây xung đột VT, gây CT xâm lược nước ta.
  8. -Âm mưu, thủ đoạn: âm mưu xuyên suốt của CNĐQ và các thế lực thù địch xóa bỏ CNXH, chống phá phong trào CM tiến bộ trên toàn thế giới, thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu. Đối với VN, chúng luôn coi VN là một trọng điểm, xóa bỏ CNXH, lôi kéo nước ta vào quĩ đạo CNTB. Các thủ đoạn tiến hành CT-VN: +Tận dụng ưu thế vũ khí hiện đại, dùng không quân, tên lửa, pháo hạm đánh phá mạnh ngay từ đầu, đánh liên tục ngày đêm, trên cả nước. Nhằm triệt phá tiềm lực CT, làm mất ý chí đề kháng của quân, dân ta; tạo điều kiện cho BB, XT, BBCG, ĐBĐK đồng thời kết hợp lực lượng phản động BLLĐ kết thúc CT, giành thắng lợi.
  9. +Thực hiện đánh nhanh, giải quyết nhanh, không để bị sa lầy, hạn chế thấp nhất về sinh lực (CT Nam Tư, Mĩ và liên quân đã sử dụng: 3 tàu sân bay; 1200 máy bay, ném 79 000 tấn bom, đạn; 10 000 quả tên lửa đánh liên tục 78 ngày). -Mạnh, yếu của địch: +Mạnh: Một là, có tiềm lực QS, KT, KHKT hơn ta nhiều lần. Hai là, TBVK hiện đại, sức hủy diệt lớn, độ chính xác cao sẽ tạo được uy lực đòn đánh ban đầu, trên những hướng và khu vực trọng điểm, địch có thể TC cùng lúc nhiều mục tiêu.
  10. Ba là, Chúng cấu kết phản động trong nước tiến hành BLLĐ, thực hiện trong đánh ra ngoài đánh vào. +Mặt yếu: Một là, là cuộc CT phi nghĩa, kẻ địch sẽ bị nhân dân tiến bộ lên án, mâu thuẫn nội bộ dễ bùng nổ, nhất là khi CT kéo dài, thương vong lớn. Hai là, địch phải đương đầu với một dân tộc có truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có Đảng Cộng sản dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo. Ba là, địa hình nước ta phức tạp, khó triển khai lực lượng lớn VKPT hiện đại, hạn chế uy lực vũ khí, công tác bảo đảm hậu cần phức tạp, nhất là khi CT kéo dài
  11. c.Tinh chất chiến tranh: -Là cuộc CT tự vệ, cách mạng, chính nghĩa -Là cuộc CT toàn dân, toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện toàn dân đánh giặc bằng mọi phương tiện, lấy LLVT gồm 3 thứ quân làm nòng cốt, đánh giặc toàn diện. Là cuộc CT của dân, do dân, vì dân. -Là cuộc CT hiện đại: kẻ thù có quân số đông, vũ khí trang bị hiện đại. Quân và dân ta phải sử dụng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có trình độ hiện đại ngày càng cao, kết hợp các loại vũ khí tương đối hiện đại và thô sơ để đánh thắng địch.
  12. d.Đặc điểm. -Cuộc CM-KHCN trên thế giới diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động nhiều mặt tới cuộc CT -Tình hình thế giới và khu vực diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ. +Sau khi Đông Âu và LX sụp đổ, CNĐQ ra sức xác lập quyền lãnh đạo thế giới. +Các trung tâm kinh tế khủng hoảng kéo dài, khoảng cách giàu, nghèo giữa các nước ngày càng lớn. Khu vực châu Á, Đông Nam Á tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn định. -Cuộc CT ác liệt ngay từ đầu, tốc độ nhanh, phức tạp, không phân tuyến, vừa đánh địch TC từ ngoài vừa dẹp BLLĐ bên trong. -Đất nước được chuẩn bị từ thời bình, chủ động đánh địch ngay từ đầu và đủ sức thực hiện CT kéo dài.
  13. 3.Quan điểm về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc a.Tiến hành CTND, thực hiện toàn dân đánh giặc, lấy LLVT gồm 3 thứ quân làm nòng cốt, kết hợp chặt chẽ tác chiến của LLVT-ĐP với tác chiến của các binh đoàn chủ lực. Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân dân sâu sắc “của dân, do dân, vì dân” là cơ sở để phát huy sức mạnh tổng hợp trong CT. Chỉ đạo đánh địch rộng khắp của LLVT quần chúng với LLVT-ĐP căng kéo địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tiêu diệt lớn quân địch. b.Tiến hành chiến tranh toàn diện: Kết hợp ĐTQS với ĐTCT, ngoại giao, kinh tế, lấy ĐTQS làm chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tooe quyết định giành thắng lợi trong CT.
  14. c.Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực đủ sức đánh lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian chiến tranh, giành thắng lợi càng sớm càng tốt. Phương châm CT hiện đại là “dồn nén thời gian”, sử dụng hỏa lực mạnh và có độ chính xác cao, sức tàn phá lớn, dùng hỏa lực đánh phá tiềm năng CT đối phương, sau đó mới đưa BB vào giải quyết chiến trường với thủ đoạn hạn chế tiếp xúc. Đối với nước ta, địch sẽ thực hiện CTXL lật đổ, chúng sử dụng ưu thế quân đông, vũ khí hiện đại, tiến công áp đảo từ đầu, thực hiện “đánh nhanh thắng nhanh”. Ta sẽ không dàn trận đối đầu, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cả nước, từng khu vực đủ mạnh, đánh độc lập tương đối lâu dài, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực cơ động, tập trung đánh đòn quyết định.
  15. d.Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa sản xuất, thực hành tiết kiệm giữ gìn bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh. Cuộc CTND-BVTQ (nếu xảy ra), nhu cầu bảo đảm hậu cần, kỹ thuật rất cao, việc bảo đảm đời sống nhân dân vô cùng phức tạp. Để duy trì sức mạnh đánh địch, ta phải tích cực, chủ động chuẩn bị từ thời bình, phải có kế hoạch xây dựng tiềm lực QP, sẵn sàng chuyển đất nước sang thời chiến, động viên thời chiến, phòng thủ dân sự, có kế hoạch sơ tán phòng tránh cho nhân dân, hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Thực hiện tiết kiệm nghiêm ngặt vật chất CT; tận dụng vũ khí địch đánh địch làm cho LL ta càng đánh càng mạnh.
  16. e.Kết hợp đấu tranh QS với bảo đảm an ninh CT, trật tự an toàn XH, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây BLLĐ ở đia phương Trước và trong quá trình CT xâm lược nước ta, địch sẽ kết hợp gây rối loạn hậu phương, BLLĐ ở các khu vực có điều kiện, vì vậy LLVTND phải đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ: Một là, trực tiếp chiến đấu đánh bại kẻ thù xâm lược Hai là, kết hợp chặt chẽ với các lực lượng khác, kịp thời trấn áp mọi âm mưu hành động phá hoại gây BLLĐ, giữ vững ổn định CT, trật tự an toàn XH.
  17. g.Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới. Cuộc CT cách mạng, tự vệ, chính nghĩa của nhân dân ta sẽ được nhân dân tiến bộ thế giới đồng tình ủng hộ. Đảng, Nhà nước ta thực hiện chính sách quốc tế rộng mở, theo hướng “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” sẽ tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân thế giới, kể cả nhân dân nước địch.
  18. 4.Một số nội dung của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. a. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân. Thế tranh CTND là sự tổ chức và bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến. Việc bố trí lực lượng lao động và dân cư trên từng địa bàn nhằm tạo ra sức mạnh đánh thắng kẻ thù xâm lược trong bất cứ tình huống nào. Thế trận bố trí rộng khắp trên cả nước nhưng tập trung vào trọng tâm trọng điểm, bảo đảm ở đâu cũng có người đánh giặc, buộc kẻ địch vào thế bị động đối phó, bị căng kéo cả phía trước lẫn phía sau, bên sườn, trên trời, mặt đất, ngoài biển , phải dàn mỏng lực lượng đối phó và sẽ mắc sai lầm về chiến lược
  19. b.Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân. Lực lượng của CTND là toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, lấy LLVTND gồm 3 thứ quân làm nòng cốt. Lực lượng toàn dân đánh giặc được tổ chức chặt chẽ thành lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự. LLVTND được xây dựng vững mạnh toàn diện, coi trọng cả số lượng và chất lượng, trong đó lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở. Các lực lượng phải được kết hợp chặt chẽ, có sự chỉ huy thống nhất để tạo sức mạnh tổng hợp trong CT
  20. c.Phối hợp chặt chẽ giữa chống quân địch tiến công từ bên ngoài vào với hành động BLLĐ từ bên trong Trong cuộc CT xâm lược nước ta, kẻ thù sẽ phối hợp tiến công từ ngoài vào với hành động BLLĐ từ bên trong, thực hiện đánh nhanh thắng nhanh Các LLVT, các cấp, các ngành, các địa phương khi xác định quyết tâm chiến đấu, vạch kế hoạch phương án tác chiến phải bao gồm phương án chống BLLLĐ và được thực hành chỉ huy thống nhất.
  21. d.Phương thức tiến hành chiến tranh, kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến gtranh bằng các binh đoàn chủ lực. -Chiến tranh nhân dân địa phương là một phương thức của CT, được tổ chức tiến hành ở mỗi địa phương. Bao gồm các hoạt động tác chiến của nhân dân, của các LLVTĐP với qui mô nhỏ và vừa, kết hợp chặt chẽ với ĐT-CT, binh vân, kinh tế, tư tưởng, văn hóa trên địa bàn địa phương. Chiến tranh nhân dân địa phương giữ vai trò chủ yếu quyết định trong việc đập tan BLLĐ, li khai xảy ra tại địa phương, bảo vệ cơ quan Đảng, chính quyền ở địa phương. Phải bám trụ vững chắc tại địa phương, kìm chân địch, tạo điều kiện cho các BĐCL cơ động đánh địch trên các chiến trường
  22. -Chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực: Chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực là một phương thức của chiến tranh, bao gồm các tác chiến tập trung, hiệp đồng quân binh chủng trên các qui mô, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa, khi có điều kiện thời cơ thực hiện qui mô lớn, hình thành các trận đánh quyết định, tiêu diệt từng bộ phận lực lượng chủ yếu của địch, tạo bước ngoặt, thay đổi cục diện có lợi cho ta trong từng giai đoạn hay thắng lợi của cuộc chiến tranh. Chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực có trách nhiệm chi viện, phối hợp, hiệp đồng với CTNH- ĐP, thúc đẩy và nâng cao hiệu lực của CTND-ĐP. Sự kết hợp trên là một sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo và điều hành CT của Đảng ta.
  23. Câu hỏi nghiên cứu 1.Mục đích, tính chất và đặc điểm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN? 2.Quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc việt Nam XHCN?