Bài giảng Công nghệ thi công - Chương 16: Công tác ván khuôn
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ thi công - Chương 16: Công tác ván khuôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_thi_cong_chuong_16_cong_tac_van_khuon.ppt
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ thi công - Chương 16: Công tác ván khuôn
- Chương 16 CÔNG TÁC VÁN KHUÔN Yêu cầu: - Các loại ván khuôn dùng trong xây dựng -Biết cách tính toán, thiết kế ván khuôn -Cách tổ chức thi công ván khuôn
- 16.1. CÁC LOẠI VÁN KHUÔN 1). Nhiệm vụ và vai trò của ván khuôn * Nhiệm vụ: Dùng để đúc và tạo ra các kết cấu hoặc cấu kiện bê tông hoặc bê tông cốt thép theo một hình dáng nhất định * Vai trò: Đây là một kết cấu phụ nhưng nó lại giữ 1 vai trò quan trọng vì nó: - Chi phối chất lượng bê tông rất lớn - Ảnh hưởng tới giá thành công trình - Tiến độ thi công.
- 2). Các loại ván khuôn a) Ván khuôn tiêu chuẩn * Đặc điểm: - Kích thước xác định - Dùng nhiều lần - Thường làm bằng gỗ - Kích thước ván khuôn tiêu chuẩn phụ thuộc vào kích thước công trình và điều kiện thi công, trọng lượng ván khuôn không lớn hơn 120 kg - Cách lắp, tháo tùy từng trường hợp cụ thể mà quy định. b) Ván khuôn cố định * Đặc điểm: dạng lắp ráp tại hiện trường, dùng từ 1 đến 2 lần (thường chỉ 1 lần) để tạo ra các hình dạng công trình khác nhau. Có 2 loại:
- - Loại ván khuôn cố định nhưng không định hình: Là loại lắp ghép tại hiện trường và chỉ dùng được 1 lần Điều kiện sử dụng: dùng khi thi công bê tông chổ tiếp giáp, tiếp giáp chổ công trình với nền, giữa các bộ phận công trình với nhau. - Loại cố định định hình: Là loại được gia công tại xưởng theo hình dạng và kích thước công trình, sau đó đưa ra dựng lắp ở hiện trường, loại này cũng thường chỉ dùng 1 lần. Điều kiện sử dụng: Thường sử dụng với những bộ phận công trình phức tạp. Ví dụ: Cửa vào, đoạn ống hút trạm thủy điện. c) Ván khuôn bê tông hoặc bê tông cốt thép * Đặc điểm: - Phải gia công tại xưởng - Dùng để thay thế gỗ hoặc thép và đưa đến kết quả nâng tính chống thấm, tăng khả năng chịu lực, tạo bề mặt công trình.
- 16.2. THIẾT KẾ VÁN KHUÔN: Nội dung thiết kế: 16.2.1. Chọn kích thước của tấm ván khuôn: - Dựa vào kích thước khối đổ và hình dạng của bộ phận công trình ấy - Căn cứ vào phương pháp dựng lắp và tháo dỡ: Nếu bằng cơ giới thì nó phụ thuộc vào thiết bị đó. Nếu thủ công thì kích thước phải có trọng lượng < 120 kg - Nguyên vật liệu và điều kiện chế tạo - Căn cứ vào điều kiện thi công: (Thời gian dựng lắp, tháo dỡ. Hệ số luân lưu lớn)
- 16.2.2. Tính toán các lực tác dụng lên ván khuôn (14 TCN 59-2002) - Loại áp lực ngang - Loại áp lực thẳng đứng a) Áp lực ngang: Thường phải kể tới 3 loại lực (Hình 16.1) Áp lực của hỗn hợp bê tông lỏng (p1) phụ thuộc vào: - Độ sụt của hỗn hợp bê tông - Tốc dộ ngưng kết của xi măng - Thành phần cấp phối của bê tông - Nhiệt độ của bê tông trong khoảnh đổ - Phương pháp đổ và tốc độ đổ bê tông - Chiều dày của lớp đổ - Phương thức đầm bê tông và hàm lượng cốt thép ở trong khối bê tông ấy.
- H: chiều cao của lớp bê tông sinh ra áp lực ngang (m), (khi đổ BT theo lớp nghiêng hay bậc thang thì H là chiều cao khoảnh đổ) b: khối lượng riêng của bê tông lỏng (kg/m³); g: gia tốc trọng trường (m/s²) Ro: Bán kính tác dụng theo chiều thẳng đứng của đầm chày, có thể lấy bằng chiều dài ho của chày đầm (m); Rn: bán kính tác dụng theo chiều thẳng đứng của đầm ngoài (m) v: tốc độ đổ bê tông lên cao (m/h) r: bán kính tính đổi theo mặt cắt ngang của kết cấu (tưòng: r=b/2(m), cột: r=F/c(m): F diện tích cột, c chu vi cột)
- 2 Aùp lực động (pđ) khi đổ bê tông tác động vào ván khuôn (N/m ), lực này phụ thuộc vào phương thức đổ: ◦ Đổ bằng phểu, ống dẫn, Pđ = 2.000 N/m² ◦ Đổ bằng các thùng chứa <0.2m³ Pđ = 2.000 N/m² ◦ Dung tích thùng 0.2 ÷ 0.8 m³ thì Pđ = 4.000 N/m² Tải trọng gió tác dụng lên ván khuôn: (Q) Q = K . q, (N/m²) ◦ q: áp lực tiêu chuẩn của gió (N/m2), phụ thuốc vào vùng thi công và thời gian thi công. ◦ K: là hệ số khí động học, phụ thuộc vào mặt hứng gió và hướng gió Xác định theo bảng F4 quy phạm thi công bê tông
- b) Lực thẳng đứng tác dụng lên ván khuôn * Trọng lượng bản thân ván khuôn: phụ thuộc vào kích thước và đặc trưng của vật liệu ván khuôn. * Trọng lượng của vữa bê tông tác dụng bên trên. * Tải trọng do người đi lại và các thiết bị thi công (QP) * Trọng lượng của cốt thép: xác định theo bản vẽ TK của kết cấu cụ thể * Lực xung kích khi đổ hoặc đầm bê tông (Chỉ lấy lực tác dụng khi đầm rung =10.000 N/m² * Khối lượng lớp phủ mặt
- 16.2.3. Tính toán kiểm tra sức bền vật liệu Tổ hợp các loại lực cụ thể → Tính toán nội lực → Kiểm tra sức bền vật liệu, độ vỏng cho phép 16.2.4. Các bước thiết kế ván khuôn: (ba bước: Tính các lực tác dụng; sơ bộ chọn quy cách, kích thước; phân tích sơ đồ lực, tính toán kết cấu từ đó tính ra kích thước các chi tiết) 16.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC VÁN KHUÔN (Tự đọc) 1- Gia công, 2- Bảo quản, 3- Lắp ráp và tháo dỡ