Bài giảng Công việc và kỹ năng cần thiết của cán bộ văn phòng

ppt 23 trang hapham 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công việc và kỹ năng cần thiết của cán bộ văn phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_viec_va_ky_nang_can_thiet_cua_can_bo_van_phon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công việc và kỹ năng cần thiết của cán bộ văn phòng

  1. Kinh nghiệm qua thực tế tham vấn tại Đồng Tháp; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh được tham gia và đã tham mưu giúp Thường trực, các Ban HĐND tỉnh trong tổ chức thực hiện các hoạt động tham vấn. Theo gợi ý của Trung tâm BDĐBDC Văn phòng QH; Văn phòng Đồng Tháp xin chia sẽ với các tỉnh tham dự Hội nghị này về những công việc mà Văn phòng cần phải thực hiện, cả mặt làm được và chưa làm được; gồm 2 phần lớn: Phần 1: Giới thiệu sơ lược những phần việc Văn phòng cần thực hiện; Phần 2: Một số kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ phục vụ tham vấn
  2. - Là đầu mối kết nối chặt chẽ các hoạt động tham vấn từ tỉnh đến huyện, xã, điểm tham vấn; giữa các Nhóm công tác. - Giúp Thường trực HĐND xây dựng các Kế hoạch liên quan đến việc tham vấn ý kiến nhân dân (từ KH chung đến KH chi tiết bao gồm: nội dung, địa điểm, thời gian, số lượng, thành phần tham dự, hình thức tổ chức; KH về truyền thông, KH tập huấn kỹ năng tham vấn, kinh phí ). Đồng Tháp xây dựng tới 6 KH tham vấn; ngoài ra còn một loạt các văn bản hướng dẫn tiếp theo phục vụ cho quá trình tham vấn - Thông tin toàn bộ nội dung, kế hoạch tham vấn đến các nơi cần tham vấn; đảm bảo cho việc tổ chức tham vấn đúng tiến trình, đúng thời gian quy định
  3. - Theo dõi việc thực hiện các hoạt động tham vấn; những vướng mắc, khó khăn báo cáo, đề xuất để Thường trực có hướng điều chỉnh kịp thời. - Xây dựng các bộ câu hỏi phục vụ cho các hoạt động tham vấn. Ghi biên bản; thực hiện công tác tổ chức về tham vấn. - Tổng hợp, phân loại thông tin; dự thảo các loại báo cáo về các nội dung tham vấn. Giúp Thường trực HĐND trong việc phản hồi các ý kiến cử tri góp ý. - Tập hợp, chuẩn bị các tư liệu có liên quan đến nội dung tham vấn. - Đảm bảo công tác hậu cần phục vụ cho các hoạt động tham vấn (từ in ấn tài liệu; phương tiện, kinh phí ).
  4. I. Kỹ năng truyền thông trong tham vấn; chuẩn bị thông tin về vấn đề cần tham vấn cho đại biểu: * Kỹ năng truyền thông trong tham vấn: Trong hoạt động tham vấn, Văn phòng thường được Thường trực HĐND, hay Trưởng, hoặc Phó Trưởng đoàn ĐBQH giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động truyền thông như sau: - Thông báo về nội dung cần tham vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng - gọi là hình thức 1. - Làm công tác tổ chức khi thực hiện một hoạt động tham vấn cụ thể (khảo sát thực địa, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm ) - gọi là hình thức 2.
  5. a. Đối với hình thức 1: Nếu được Lãnh đạo uỷ quyền toàn bộ: Cán bộ Văn phòng cần thông tin đầy đủ các nội dung cần thiết đến các cơ quan thông tin đại chúng toàn bộ kế hoạch về tham vấn: - Mục đích yêu cầu của hoạt động tham vấn chung, vì sao phải tham vấn? - Nội dung cụ thể cần tham vấn, những vấn đề cốt yếu cần tham vấn. - Thời gian, địa điểm, phạm vi, đối tượng tham vấn? - Các hình thức tham vấn ? - Trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện tham vấn ?
  6. b. Đối với hình thức 2: - Giới thiệu ngắn gọn mục đích yêu cầu của buổi làm việc; - Giới thiệu người chủ trì, thư ký ghi chép; thành phần có mặt, - Chương trình, thời gian làm việc, hình thức tiến hành; - Thông báo một số quy định cần thiết. Do vậy khi thực hiện các hoạt động này, cán bộ Văn phòng cần xác định rõ hình thức, yêu cầu, nhiệm vụ được giao để có thể thực hiện phù hợp; đảm bảo truyền thông rõ ràng, ngắn gọn, nhưng bao quát hết nội dung.
  7. * Chuẩn bị thông tin về vấn đề cần tham vấn : Đây là yêu cầu và sự cần thiết phải có, nó góp phần lớn đảm bảo cho các cuộc tham vấn thành công, đảm bảo việc khai thác cũng như thu thập thông tin đúng mục đích mong muốn (đúng ý đồ). Trên cơ sở nội dung tham vấn đã xác định, Văn phòng cần cung cấp cho đại biểu một số thông tin cần thiết như sau: - Những văn bản quy định của Nhà nước liên quan đến vấn đề tham vấn;
  8. - Báo cáo của các địa phương về nội dung liên quan đến vấn đề tham vấn; - Tình hình đặc điểm của địa phương nơi đến tham vấn; - Địa điểm, đối tượng tham vấn; thành phần tham dự của địa phương nơi đến tham vấn; - Công tác chuẩn bị, tổ chức, phục vụ cho các hoạt động tham vấn
  9. II. Kỹ năng biên soạn các bộ câu hỏi khác nhau? Đây là một công việc quan trọng và rất cần thiết trong các hoạt động tham vấn, nó bổ trợ đắc lực cho các công cụ tham vấn. Để khai thác, thu thập được nhiều nguồn thông tin với nhiều đối tượng khác nhau về cùng một nội dung tham vấn, cần xây dựng nhiều bộ câu hỏi phù hợp cho từng nhóm đối tượng, địa bàn tham vấn, công cụ tham vấn. Bởi mỗi nhóm đối tượng có trình độ khác nhau, hiểu biết khác nhau; với nhóm đối tượng này thì cần khai thác, đi sâu vào lĩnh vực nào; nhóm đối tượng kia thì khai thác sâu vào khía cạnh kia mới phù hợp ; đồng thời giữa địa bàn này với địa bàn kia có tình hình, đặc điểm khác nhau; giữa các công cụ tham vấn khi thực hiện có yêu cầu khác nhau .
  10. II. Kỹ năng biên soạn các bộ câu hỏi khác nhau? Do đó, không nên bê nguyên xi câu hỏi đã hỏi người dân, đi tham vấn nhóm đối tượng là công nhân, hoặc đối tượng là CBCC, hay các chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực đó. Trong thực tế khi tham vấn, Đồng Tháp xây dựng nhiều bộ câu hỏi khác nhau đáp ứng cho từng công cụ và từng nhóm đối tượng tham vấn. Nhưng khi mới bắt tay vào xây dựng các bộ câu hỏi tham vấn, Đồng Tháp khá lúng túng và khó khăn; thật sự có những câu hỏi chưa phù hợp các nhóm đối tượng và khi thực hiện cứ phải giải thích thêm, mất thời gian, hiệu quả mang lại không cao, chưa khai thác được hết các khía cạnh của vấn đề và đáp ứng tốt yêu cầu tham vấn.
  11. II. Kỹ năng biên soạn các bộ câu hỏi khác nhau? Để biên soạn các bộ câu hỏi khác nhau, cần chú ý một số yêu cầu sau: - Phải nắm chắc nội dung tham vấn, yêu cầu, hình thức tham vấn và nhất là mục đích của tham vấn: tham vấn để ban hành một chính sách mới có những yêu cầu khác với tham vấn để giám sát một chính sách đã ban hành. - Phải hiểu rõ chức năng của từng công cụ tham vấn để thiết kế bộ câu hỏi phù hợp nhằm khai thác, phát huy hết các chức năng của nó.
  12. II. Kỹ năng biên soạn các bộ câu hỏi khác nhau? - Phải nắm cụ thể đối tượng dự kiến tham vấn để có thể xây dựng bộ câu hỏi phù hợp, khai thác sâu vào lĩnh vực, vấn đề họ hiểu biết. - Xây dựng bộ câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, nên dùng từ thông dụng, nên đi vào những vấn đề chính, cốt yếu của nội dung tham vấn; cần thiết có sự điều chỉnh kịp thời nếu khi áp dụng vào thực tế không phù hợp; nên có những câu hỏi dự phòng.
  13. III. Kỹ năng nghe hiểu, nắm bắt ý chính Đây là một sự cần thiết đối với cán bộ Văn phòng, nhất là cán bộ tổng hợp, ghi biên bản. Nếu nghe mà không hiểu, không nắm bắt được các ý chính thì khi tổng hợp thường không thoát ý, không đầy đủ. Kinh nghiệm bản thân cho thấy cần chú ý một số yêu cầu sau: - Trước hết, bản thân người tổng hợp phải nắm chắc vấn đề cần tham vấn, các ngóc ngách của vấn đề; phải tập trung và chú ý theo dõi vấn đề ngay từ đầu khi tham vấn.
  14. III. Kỹ năng nghe hiểu, nắm bắt ý chính - Rất cần thiết việc tìm hiểu trước một bước các đối tượng tham vấn để có thể hiểu họ thiên hay am hiểu sâu về lĩnh vực nào; hiểu cách phát biểu của họ vào vấn đề đó theo hình thức nào; trực tiếp hay gián tiếp. Tình hình của địa phương (VD: đang có những vụ khiếu kiện tập thể gay gắt về đất đai). - Hiểu phong tục tập quán, từ ngữ địa phương, để có thể hiểu hết ý của họ cần đề cập, để chuyển thể các ý kiến phát biểu thành văn phong của nhà nước. - Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện có thể hỗ trợ cho việc ghi chép, lắng nghe (viết, giấy, máy ghi âm, chụp hình ).
  15. IV. Ghi chép tóm tắt theo cấu trúc lập sẵn; lập mẫu ghi chép; tổng hợp, phân loại ý kiến theo cấu trúc lập sẵn. * Điều thuận lợi trong tổng hợp, ghi chép (biên bản) các nội dung tham vấn: - Chủ đề tham vấn cụ thể, rõ ràng, các nội dung tham vấn đã được định hình thông qua bộ câu hỏi và gói gọn trong phạm vi của chủ đề cần tham vấn (khác với việc tổng hợp ghi biên bản tiếp xúc cử tri: rộng, nhiều vấn đề). - Chủ tọa điều hành tham vấn thực hiện tuần tự các nội dung theo bộ câu hỏi; xoay quanh bộ câu hỏi để tham vấn, làm rõ vấn đề; hết nội dung này mới chuyển sang nội dung khác (theo kiểu cuốn chiếu).
  16. IV. Ghi chép tóm tắt theo cấu trúc lập sẵn; lập mẫu ghi chép; tổng hợp, phân loại ý kiến theo cấu trúc lập sẵn. * Điều thuận lợi trong tổng hợp, ghi chép (biên bản) các nội dung tham vấn: Do vậy, cán bộ Văn phòng có thể chuẩn bị trước mẫu ghi biên bản theo các nội dung chính của vấn đề tham vấn để ghi chép khi có ý kiến phát biểu; có nhiều thời gian để tập trung lắng nghe các ý kiến phát biểu, dễ tổng hợp.
  17. IV. Ghi chép tóm tắt theo cấu trúc lập sẵn; lập mẫu ghi chép; tổng hợp, phân loại ý kiến theo cấu trúc lập sẵn. * Yêu cầu: - Tổng hợp theo từng vấn đề, theo địa bàn tham vấn và theo từng công cụ đã thực hiện; sau đó tổng hợp các vấn đề của tất cả các địa bàn tham vấn theo từng công cụ tham vấn (mỗi công cụ tham vấn có một báo cáo tổng hợp). - Ghi chép cụ thể đầy đủ các ý kiến của người dân phát biểu tại các cuộc tham vấn theo trình tự các nội dung tham vấn; ghi cụ thể địa chỉ của người đóng góp. Khi kết thúc Hội nghị Thư ký phải tổng hợp được đầy đủ số lượng các ý kiến đã phát biểu về từng vấn đề đã tham vấn.
  18. IV. Ghi chép tóm tắt theo cấu trúc lập sẵn; lập mẫu ghi chép; tổng hợp, phân loại ý kiến theo cấu trúc lập sẵn. * Yêu cầu: - Song song với ghi biên bản chi tiết; nên kết hợp ghi biên bản tóm tắt tổng hợp nội dung tham vấn và thống nhất (thông qua) với Chủ tọa ngay sau buổi tham vấn kết thúc.
  19. IV. Ghi chép tóm tắt theo cấu trúc lập sẵn; lập mẫu ghi chép; tổng hợp, phân loại ý kiến theo cấu trúc lập sẵn. * Một số chú ý khi tổng hợp, thực hiện ghi chép theo mẫu sẵn: - Thư ký phải thống nhất với Chủ tọa về nội dung ghi biên bản (VD: ghi theo vấn đề hay câu hỏi ); thống nhất những dấu hiệu với Chủ toạ trong quá trình điều hành tham vấn. Chuẩn bị bộ câu hỏi theo nội dung tham vấn giúp Chủ tọa điều hành hội nghị tham vấn. - Phối hợp với Nhóm cán bộ địa phương đăng ký; nắm danh sách để có được sơ đồ chỗ ngồi, các thông tin, con số thống kê về người dự tham vấn (để bổ sung vào phần
  20. IV. Ghi chép tóm tắt theo cấu trúc lập sẵn; lập mẫu ghi chép; tổng hợp, phân loại ý kiến theo cấu trúc lập sẵn. * Một số chú ý khi tổng hợp, thực hiện ghi chép theo mẫu sẵn: - Có thể gặp riêng người phát biểu vào giờ giải lao để hỏi thêm thông tin bổ sung cho biên bản. VD: địa chỉ liên hệ khi cần - Nên bố trí ít nhất có từ 3 thư ký: một thư ký ghi đầy đủ theo tuần tự các ý kiến phát biểu (ghi toàn bộ ý kiến phát biểu - kể cả ý kiến đã trùng với người phát biểu trước đó); một thư ký ghi theo vấn đề tham vấn (bước đầu có sự phân loại vấn đề); một thư ký làm các nhiệm vụ khác như ghi âm, chụp hình, chuyển tải các ý chỉ đạo trao đổi giữa Chủ toạ với đoàn thư ký
  21. IV. Ghi chép tóm tắt theo cấu trúc lập sẵn; lập mẫu ghi chép; tổng hợp, phân loại ý kiến theo cấu trúc lập sẵn. * Một số chú ý khi tổng hợp, thực hiện ghi chép theo mẫu sẵn: - Không nguyên tắc một cách máy móc trong chi chép theo nội dung khi có vấn đề phát sinh ngoài nội dung đã dự kiến; do vậy nên chuẩn bị có phần ghi chép mở ở trang cuối (gọi là các nội dung khác). - Nên chuẩn bị nhiều mẫu theo cấu trúc sẵn cho từng công cụ tham vấn.
  22. V. Những điều nên tránh - Không rời chỗ ngồi trong khi đang làm nhiệm vụ; - Không nên gọi điện thoại, nói chuyện riêng; - Ghi ý kiến theo kiểu suy luận logic hoặc dùng từ của cá nhân; - Không nên phát biểu trước các vấn đề khi không được phân công; nếu cần thấy phải làm rõ một ý nào đó của người phát biểu thì giơ tay, hoặc chuyển giấy đề nghị đến Chủ tọa điều hành xin phép, ghi rõ yêu cầu cần làm rõ trước khi được chủ tọa đồng ý.