Bài giảng Đa dạng sinh học cây thuốc - Trần Văn Ơn

pdf 179 trang hapham 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đa dạng sinh học cây thuốc - Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_da_dang_sinh_hoc_cay_thuoc_tran_van_on.pdf

Nội dung text: Bài giảng Đa dạng sinh học cây thuốc - Trần Văn Ơn

  1. ĐA DẠNG SINH HỌC CÂY THUỐC PGS.TS. Trần Văn Ơn Bộ môn Thực vật - Trường ĐH Dược Hà Nội Chủ tịch kiêm Giám đốc DKPharma
  2. Tại sao cần biết về Đa dạng sinh học? • Nghiên cứu cơ bản, khám phá cây thuốc • Sàng lọc cây thuốc và phát triển thuốc mới • Bảo tồn cây thuốc • Khai thác cây thuốc • Trồng cây thuốc – Giống – Điều kiện trồng
  3. Rừng mưa nhiệt đới
  4. Cấu trúc rừng mưa nhiệt đới
  5. Giống cây thuốc Giống Kim ngân Việt Nam Giống Kim ngân Trung Quốc
  6. Mục tiêu học tập 1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học, 3 cấp độ của đa dạng sinh học, vai trò/giá trị của đa dạng sinh học cây thuốc 2. Trình bày được các nguyên nhân gây suy giảm/yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học cây thuốc, các khái niệm và phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học cây thuốc 3. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học cây thuốc 4. Trình bày được nội dung đa dạng sinh học cây thuốc, hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học cây thuốc ở Việt Nam
  7. Tài liệu tham khảo • Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội. • Phạm Bình Quyền (chủ biên) (2002), Đa dạng sinh học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội. • WRI/IUCN/UNEP (1992), Global Biodiversity Strategy, WRI, Washington DC. • WRI/WCU/WB/WWF (1991), Conserving the World's Biological Diversity, Washington D.C and Gland, Switzerland. • Soejarto D. D (1998), Studies on Biodiversity Strategy, WRI, Washington DC.
  8. PHẦN 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
  9. Các khái niệm đa dạng sinh học 1. Là toàn bộ tính đa dạng của sự sống trên trái đất 2. Là toàn bộ gen, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng hoặc trên toàn thế giới 3. Là tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó 4. Là tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái học mà chúng tham gia
  10. Các cấp đa dạng sinh học Đa dạng di truyền Đa dạng loài Đa dạng sinh thái Quần thể (Population) Giới (Kingdom) Sinh đới (Biome) Cá thể (Individual) Ngành (Phyla) Vùng sinh thái (Bioregion) Nhiễm sắc thể Lớp (Class) Cảnh quan (Landscape) (Chromosome) Gene Bộ (Order) Hệ sinh thái (Ecosystem) Nucleotide Họ (Family) Nơi ở (Habitat) Chi (Genera) Tổ sinh thái (Niche) Loài (Species)
  11. 1. Đa dạng hệ sinh thái • Bao gồm các mức độ sinh thái khác nhau của quần thể, thông qua nơi ở và ổ sinh thái, đến sinh cảnh • Hệ sinh thái: – Hệ thống gồm (1) quần xã sinh vật và (2) sinh cảnh của nó – Là hệ thống gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng • Cấu trúc của hệ sinh thái: – Quần xã sinh vật: gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ – Môi trường vật l{: Các yếu tố vô cơ, hữu cơ và khí hậu
  12. Khái niệm hệ sinh thái
  13. Cấu trúc hệ sinh thái
  14. Cấu trúc hệ sinh thái
  15. Cấu trúc hệ sinh thái
  16. Đa dạng hệ sinh thái • Cấu trúc của quần xã: – Đa dạng về loài, nguồn gen – Cấu trúc không gian: • Theo mặt phẳng • Theo chiều thẳng đứng – Cấu trúc dinh dưỡng: • Chuỗi thức ăn • Lưới thức ăn • Tháp sinh thái (số lượng, sinh khối, năng lượng) – Mối quan hệ giữa các loài
  17. Cấu trúc không gian
  18. Cấu trúc không gian
  19. Chuỗi thức ăn
  20. Lưới thức ăn
  21. Tháp sinh thái
  22. Các quần xã lớn (Biom) trên trái đất 1) Các quần xã trên cạn: – Rừng mưa nhiệt đới – Rừng ôn đới – Sa mạc – Rừng lá kim – Đồng cỏ – Cây bụi – Đồng rêu – Đỉnh núi cao
  23. Các quần xã trên cạn
  24. Rừng mưa nhiệt đới (Tropical rain forests) • Vùng gần xích đạo. Khí hậu luôn ấm (từ 20 đến 250C) lượng mưa dồi dào (ít nhất 1.900 mm/năm) • Là biome có độ giàu có nhất, cả về độ đa dạng và tổng sinh khối. • Có cấu trúc phức tạp, với nhiều cấp độ của dạng sống. Hơn một nửa các dạng sống trên cạn xuất hiện trong biom này. • Hầu hết các động vật có đời sống trên các cây gỗ, trải qua toàn bộ đời sống trên tán rừng. Các loại côn trùng rất phong phú. • Mối là đặc trưng cho sự phân hủy của chu trình dinh dưỡng của gỗ. Chim có xu hướng màu sắc sáng. Bò sát và lưỡng thê xuất hiện nhiều. Khỉ hầu (Lemurs), Cu li (sloths), và khỉ (monkeys) ăn các loài trái cây. Nhóm loài ăn thịt lớn nhất là nhóm mèo.
  25. Rừng ôn đới (Temperate forests) • Phân bố ở miền đông của Bắc Mỹ, Đông Á, và nhiều nước Châu Âu. • Lượng mưa nhiều (750-1500 mm). • Các loài thực vật ưu thế bao gồm Sồi (Oak), Thích (Maple), các cây gỗ lớn lá rụng khác. Tán lá rộng, rụng đi vào mùa Thu và mọc trở lại vào mùa Xuân. • Mật độ tán lá cho phép các tầng cây bụi ở bên dưới phát triển tốt, một tầng cây thảo, và thường được bao phủ bởi rêu và dương xỉ: Cung cấp nhiều nơi ở cho nhiều loại côn trùng và chim. • Chứa nhiều thành phần của họ gậm nhấm, là thức ăn cho Linh miêu (Bobcat), Chó sói (wolve), và cáo (Fox). Ngoài còn có Nai và Gấu đen.
  26. Sa mạc (Deserts) • Đặc trưng bởi điều kiện khô và biên độ nhiệt lớn. Không khí khô dẫn đến nhiệt độ hàng ngày dao động từ lạnh vào ban đêm đến hơn 500C vào ban ngày. • Các loài cây có hàng loạt các thích nghi để chống chịu với điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. • Động vật bao gồm: Chân khớp (đặc biệt là côn trùng và nhện), bò sát (rắn và thằn lằn), các loài chim chạy, các loài gậm nhấm (Chuột túi và Chuột đàn), một vài loài chim thú lớn (Chim cắt (hawks), Cú (owls) và Chó sói châu Mỹ (coyotes).
  27. Rừng lá kim (Taiga, Boreal Forest) • Phân bố rộng ở hầu hết các vùng phía Bắc của Bắc Âu và Bắc Mỹ. • Đặc trưng bởi các loài cây thẳng như Vân sam, Lãnh sam, Thiết sam và Thông. – Có lá và vỏ bảo vệ dày, như lá có dạng kim có thể chịu đựng trọng lượng của tuyết tích tụ lại. • Các khu rừng lá kim hạn chế các loài cây tầng thấp, bề mặt đất được bao phủ bởi một lớp Rêu và Địa y. • Động vật có: Chó sói, Gấu Bắc Mỹ và Tuần lộc. • Tính ưu thế của một số loài được thể hiện rõ ràng, nhưng tính đa dạng thấp khi so với các khu sinh quyển ôn đới và nhiệt đới.
  28. Đồng cỏ (Grasslands) • Xuất hiện trong vùng nhiệt đới và ôn đới với lượng mưa thấp hay mùa khô kéo dài, bao phủ hơn 40% bề mặt trái đất. Hầu hết hoàn toàn không có cây gỗ • Các loài cỏ là thực vật chiếm ưu thế. Động vật an cỏ và các loài đào hang (cầy, thỏ) là động vật chiếm ưu thế. • Đồng cỏ ôn đới: Các thảo nguyên ở Nga (Russian steppes), Các đồng hoang (pampas) ở Nam Mỹ, và các đồng cỏ (prairies) ở Bắc Mỹ. • Khu hệ động vật bao gồm: Chuột, Chó đồng, Thỏ, và các động vật khác sử dụng nhóm này làm thức ăn (Diều hâu và Rắn). Chứa một lượng cỏ lớn cho Trâu Bò và loài Linh dương sừng dài.
  29. Cây bụi (Shrubland) • Xuất hiện một phần ở Nam Mỹ, phía Tây Úc, miền trung Chile, và xung quanh biển Địa Trung Hải. • Ưu thế là các cây bụi lá nhỏ có màu xanh đậm thường có màng dày, biểu bì có sáp, và thân dưới đất dày vì vậy có thể chống chịu vào mùa hè khô và hay cháy. Một số loài cây lá tiêu giảm và phát triển thành gai. • Hạt của nhiều loài có đòi hỏi về sức nóng và hoạt động tạo sẹo do lửa để kích thích sự nảy mầm. • Khu hệ động vật rất khác nhau giữa các vùng và thường có tính đặc hữu.
  30. Đồng rêu (Tundra) • Phân bố hạn chế trong các vùng vĩ độ cao của Bắc bán cầu trong vòng đai Bắc Băng Dương. • Mùa sinh trưởng ngắn, chỉ kéo dài từ 6 đến 10 tuần. Mùa đông lạnh kéo dài, lượng mưa thấp. • Là biome đơn giản nhất về mặt thành phần loài sinh vật và chuổi thức ăn. • Khu hệ thực vật: Địa y, Rêu, lau lách và các loại cây bụi. • Động vật bao gồm một số lượng nhỏ các loài chim và thú (Thỏ, Cáo, ). Ngoài ra còn có một số loài di cư như các loài chim nước, Tuần lộc.
  31. Đỉnh núi cao • Phân bố ở các đỉnh núi cao • Điều kiện môi trường: – Áp xuất và nhiệt độ giảm – Dao động nhiệt ngày/đêm – Thảm thực vật thay đổi theo đai độ cao – Gió, tuyết • Động vật: Hiếm
  32. Đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam • Điều kiện tự nhiên: – Thuộc biom: Rừng mưa nhiệt đới – Địa hình: Đa dạng – Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa
  33. 33o2' Điều kiện tự nhiên 8o30'
  34. Việt Nam: Các hệ quần xã rừng chính • Đai nhiệt đới (độ cao < 800m ở miền Bắc và 1.000m ở miền Nam) – Rừng rậm – Rừng thưa • Đai á nhiệt đới (độ cao trên 800m ở miền Bắc và 1.000m ở miền Nam) – Rừng kín – Trảng khô hạn vùng cao
  35. Việt Nam: Các hệ quần xã rừng chính • Đai nhiệt đới: – Rừng rậm: • Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới: 1. Trên đất địa đới: Nhiều nơi, 5 tầng rõ rệt. Cây thuốc đa dạng 2. Trên đất đá vôi: Phong Nha - Kẻ Bàng trở ra. 5-3 tầng theo vị trí. Cây thuốc đa dạng: Thấp: Vù hương, Kim giao; cao: Huyết giác, Hồi núi, Chân chim 3. Rừng trên đất ngập nước ngọt: Dọc sông Mêkông: Phay 4. Rừng trên đất phèn: Đông bằng Nam bộ: Tràm 5. Rừng trên đất ngập mặn: Sú, Vẹt, Bần, Đước • Rừng mưa mùa rụng lá nhiệt đới: Tây Nam Trung bộ, Nam bộ. Bằng lăng, Dầu • Rừng kín lá cứng, khô nhiệt đới: Nha Trang – Phan Thiết. Tầm xoọng
  36. Việt Nam: Các hệ quần xã rừng chính • Đai nhiệt đới: – Rừng thưa: 1. Cây lá kim thường xanh: Quảng Ninh, Thanh Hoá - Quảng Binh: Thông, Chổi xuể 2. Cây lá rộng rụng lá mùa khô: Tây Nguyên, miền Nam. Dầu, Bằng lăng 3. Rừng gai thưa khô: Nam Trung bộ khô hạn. 4. Trảng cây bụi: Nhiều nơi. Hậu quả của khai thác rừng 5. Trảng cỏ: Nhiều nơi. Hậu quả của khai thác rừng
  37. Việt Nam: Các hệ quần xã rừng chính • Đai á nhiệt đới: – Rừng kín: • Rừng trên đất địa đới: Núi cao miền Bắc và Trường Sơn. Mù. Các họ: Dẻ, Ngọc lan, Long não, Tùng. Thảo quả • Rừng trên đất đá vôi: Đông Bắc: Trai lý, Nghiến, Pơ mu, Hoàng đàn – Trảng khô hạn vùng cao: • Fancipan, Tây Côn Lĩnh, Chư Giang Sinh: Du sam, Thiết sam, Hoàng liên gai, Ô đầu, Sì to
  38. Việt Nam: Các hệ quần xã rừng chính • Các trung tâm đa dạng sinh học chính: 1. Hoàng Liên Sơn 2. Phia Oắc – Ba Bể 3. Cúc Phương – Pù Luông 4. Bạch Mã – Ngọc Linh 5. Lâm Viên – Di Linh
  39. Trung tâm Hoàng Liên Sơn
  40. Nóc nhà Đông Dương
  41. Hoàng lên chân gà
  42. Liên hương thảo
  43. Sâm vũ diệp
  44. Trung tâm Phia Oắc – Ba Bể
  45. Trung tâm Cúc Phương – Pù Luông
  46. Trung tâm Bạch Mã – Ngọc Linh
  47. Váng đắng
  48. Sâm Ngọc Linh
  49. Trung tâm Lâm Viên – Di Linh
  50. Hoàng liên dây
  51. Các sinh đới/Biome trên trái đất 2) Các quần xã nước: – Vùng nội địa: • Nước đứng: hồ, ao, đầm • Nước chảy: Suối, sông – Biển và đại dương: • Cửa sông • Vùng ven bờ • Vùng khơi và đại dương
  52. Các thuỷ vực vùng lục địa • Nước đứng: Hồ, ao, đầm – Môi trường: • Nước theo mùa • Ánh sáng chiếu đến đáy – Thực vật: • Ven bờ: Đa dạng • Vùng nông gần bờ: Rễ ăn sâu xuống bùn: Sen, Súng, Trạch tả, Thủy xương bồ • Vùng sâu: Thực vật nổi – Động vật: • Động vật nổi, động vật đáy, động vật tự bơi
  53. Các thuỷ vực vùng lục địa • Nước chảy: Sông, suối – Môi trường: • Nước chảy • Dinh dưỡng thay đổi theo mùa – Thực vật: • Vùng thượng lưu: Khó tồn tại do nước chảy mạnh: Thạch xương bồ, Tảo, Cải xoong, • Vùng hạ lưu: Rong, tảo các loại • Ven bờ: Đa dạng – Động vật: • Tự bơi
  54. Biển và đại dương • Đặc điểm môi trường: – Áp xuất: Tăng theo độ sâu (10m – 1at) – Chiếu sáng giảm theo độ sâu: 200m – Phân tầng nhiệt độ: • Tầng mặt: theo mùa • Tầng sâu: vĩnh viễn – Các nhân tố sinh thái khác: • Hàm lượng muối • Hàm lượng CO2 và O2
  55. Phân loại các vùng biển và đại dương
  56. Biển và đại dương • Vùng ven bờ: – Độ sâu: 0-200 m – Dao động độ mặn, dinh dưỡng, nhiệt độ lớn – Dinh dưỡng dồi dào – Cây thuốc quan trọng: Các loại Tảo biển • Tảo nâu, Tảo đỏ, Tảo màu – 2 hệ sinh thái quan trọng: • Cửa sông • Rừng ngập mặn
  57. Cửa sông • Độ muối dao động từ 1 đến 0 30 /00 • Là vùng nuôi dưỡng cho các loài giáp xác, thân mềm và cá • Thường tiếp giáp với vùng đất ngập nước ven bờ rộng lớn
  58. Rừng ngập mặn
  59. Biển và đại dương • Vùng khơi: – Đặc điểm môi trường: • Ánh sáng giảm theo độ sâu: vùng tối vĩnh viễn • Nhiệt độ giảm • Áp xuất tăng – Sinh vật sản xuất: Tảo đơn bào sống trôi nổi – Sinh vật tiêu thụ: Giảm dần theo độ sâu: Cá, tôm, cua, mực,
  60. Rạn san hô • Phân bố ở những vùng biển nông, ấm nhiệt đới và cận nhiệt đới. • Là nơi đa dạng các loài động vật không xương sống và cá. • Các rạn san hô rất dễ bị hủy hoại: – Ô nhiễm – Các hoạt động của con người
  61. Ý nghĩa của đa dạng hệ sinh thái • Phân bố của cây thuốc theo hệ sinh thái – Vùng phân bố của cây thuốc: Vùng trồng • Đai nhiệt đới: Theo các vùng sinh thái • Đai á nhiệt đới: Giới hạn độ cao (800-900m) • Điều kiện sinh thái của các loài cây thuốc – Ứng dụng trong trồng trọt: Đáp ứng điều kiện sinh thái: • Rừng: Cây dưới tán rừng • Đồng ruộng • Nông lâm kết hợp • Nước đứng: Ao hồ đầm, • Thềm lục địa
  62. Khôi tía: Cây dưới tán rừng
  63. Actiso: Cây đồng ruộng
  64. Tảo biển: Cây nước mặn
  65. 2. Đa dạng loài • Bao gồm tất cả loài trên Ña daïng veà loaøi trái đất • Bao gồm các bậc phân Ña daïng veà loaøi trong 1 khu vöïc loại và các thành phần của nó, từ các cá thể đến các loài, chi và cao  Ñoä phong phuù veà loaøi  Ñoä phong phuù veà phaân loaïi hơn Soá loaøi trong khu vöïc Soá löôïng loaøi vaø moái quan heä hoå töông giöõa chuùng trong khu vöïc
  66. Một số khái niệm về loài • Loài hình thái: – Là một nhóm sinh vật giống nhau nhưng khác biệt với các nhóm khác – Làm sao để chúng ta có thể thấy rõ những sai khác nhỏ nhưng lại có { nghĩa? • Loài sinh học: – Là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và cách ly sinh sản với các nhóm khác – Làm thế nào để đánh giá khả năng giao phối đối với những quần thể cách ly địa l{? – Các sinh vật hóa thạch? – Làm thế nào để áp dụng đối với các sinh vật sinh sản vô tính?
  67. Một số khái niệm về loài • Loài tiến hóa: – Là một dòng sinh vật riêng lẻ, duy trì được tính đồng nhất của mình so với các dòng khác và có xu hướng tiến hóa và lịch sử diệt vong của riêng nó – Đồng nhất bao nhiêu thì đủ? – Làm sao để xác định được lịch sử diệt vong của một quần thể? – Các tiêu chí để xác định xu hướng tiến hóa của một quần thể là gì? • Loài phả hệ: – Là một dòng nhỏ nhất từ một tổ tiên chung • Loài sinh thái: – Là một nhóm sinh vật chiếm cứ một tổ sinh thái nhỏ nhất khác biệt với tổ sinh thái của các nhóm khác trong vùng phân bố
  68. Đa dạng loài • Có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả
  69. Số loài đã được mô tả Bậc phân loại Tên thường gọi Số loài mô tả % số loài đã được mô tả Bacteria Vi khuẩn 9.021 0.50 Archaea Vi khuẩn cổ 259 0.01 Bryophyta Rêu 15.000 0.90 Lycopodiophyta Thông đất 1.275 0.07 Filicophyta Dương xỉ 9.500 0.50 Coniferophyta Ngành Thông 601 0.03 Magnoliophyta Thực vật hạt kín 233.885 13.40 Fungi Nấm 100.800 5.80 "Porifera" Bọt biển 10.000 0.60 Cnidaria Ruột khoang 9.000 0.50 Rotifera Trùng Bánh xe 1.800 0.10 Platyhelminthes Giun dẹp 13.780 0.80 Nematoda Giun tròn 20.000 1.10
  70. Số loài đã được mô tả Mollusca Thân mềm 117.495 6.70 Annelida Giun đốt 14.360 0.80 Arachnida Nhện 74.445 4.30 Crustacea Giáp xác 38.839 2.20 Insecta Côn trùng 827.875 47.40 Echinodermata Da gai 6.000 0.30 Chondrichthyes Cá sụn 846 0.05 Actinopterygii Cá xương 23.712 1.40 Amphibia Lưỡng thê 4.975 0.30 Reptilia Bò sát 7.140 0.42 Aves Chim 9.672 0.60 Mammalia Thú 4.496 0.30 Các nhóm khác 193.075 11.00 1.747.851 100.00
  71. Còn bao nhiêu loài nữa? • Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác: – Chưa khám phá hết: • Đại dương có lẽ là nơi có tính đa dạng lớn nhất • Rừng mưa nhiệt đới – Một vùng rừng mưa miền núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào vừa mới được các nhà sinh học khảo sát trong thời gian gần đây. Tại đây họ đã phát hiện được 5 loài thú mới cho khoa học. – Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài, và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên.
  72. Đa dạng về dạng sống - 1 • Cây chồi trên: Chồi cách mặt đất > 25cm – To (Mg): > 25m (gỗ): Chò chỉ, Sâng, Lim – Nhỡ (Me): 8-25m (gỗ): Sung, Máu chó, Gội – Nhỏ (Mi): 2-8m (bụi, hoá gỗ, cỏ): Mận, Dâu gia, Chòi mòi – Lùn (Na): 0.25-2m (bụi thấp, nửa bụi, cỏ hoá gỗ, cỏ): Nhài, Hoa hồng, Dứa mỹ, – Bì sinh (Ep): Dương xỉ, Phong lan – K{ sinh, bán k{ sinh trên cây gỗ (Hp): Tầm gửi, Tơ xanh – Cây mọng nước (Succ): Xương rồng, Bỏng – Dây leo (Lp): Vằng, Kim ngân, Hoàng nàn • Cây chồi sát đất (Ch): Chồi cách mặt đất 25cm: Cao cẳng • Cây chồi nửa ẩn (Hm): Chồi nằm sát mặt đất: Ráy, Náng • Cây chồi ẩn (Cr): Chồi nằm dưới đất: Cỏ tranh, Gừng, Củ gầu • Cây thuỷ sinh (Hy): Chồi năm trong nước hoặc đất dưới nước • Cây 1 năm (Th): Chu kz từ 1 năm trở xuống: Nhọ nồi, Tàu bay, Bồ công Anh
  73. Đa dạng về dạng sống - 2 • Cây gỗ (lớn, nhỡ, nhỏ) • Cây bụi • Cây cỏ • Dây leo • Bì sinh • K{ sinh (hoàn toàn, không hoàn toàn) • Thủy sinh
  74. Đa dạng thời gian sống • Cây theo mùa, hằng năm: – Ích mẫu, Nhân trần, Ý dĩ, Actiso, • Cây lâu năm: – Hà thủ ô đỏ, Quế, Hồi, Dây thìa canh,
  75. Đa dạng loài ở Việt Nam TT Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được 1 Thực vật nổi 1.939 - Nước ngọt 1.402 - Biển 537 2 Rong, tảo 697 Nước ngọt Khoảng 20 Biển 682 Cỏ biển 15 3 Thực vật ở cạn 13.766 Thực vật bậc thấp 2.393 Thực vật bậc cao 11.373 4 Động vật không xương sống ở 8.203 nước Nước ngọt 782 Biển 7.421
  76. Đa dạng loài ở Việt Nam TT Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được 5 Động vật không xương sống ở đất khoảng 1.000 6 Côn Trùng 7.750 7 Cá 2.738 Nước ngọt 700 Biển 2.038 8 Bò sát 296 Rắn biển 50 Rùa biển 4 9 Lưỡng cư 162 10 Chim 840 11 Thú 310 Thú biển 16
  77. Đa dạng sinh vật biển Việt Nam • Biển Việt Nam: – Thực vật nổi: 537 loài – Tảo lớn: 650 loài – Động vật nổi: 470 loài – Động vật đáy: 6.400 loài (thân mềm, giáp xác) – Cá: 2.000 loài – Rùa biển: 5 loài – Rắn biến: trên 10 loài – Thú biến: trên 10 loài • Nguồn lợi hải sản tập trung ở các hệ sinh thái đặc trưng như cửa sông, rừng ngập mặng, rạn san hô, các bãi cỏ ngầm, rong tảo • Vấn đề: Khai thác huỷ diệt
  78. Đa dạng thực vật ở Việt Nam • Theo các ngành: – Vi khuẩn lam: 368 – Nấm: 2.200 – Tảo: 2.176 – Rêu: 481 – Các ngành Quyết: 547 – Hạt trần: 69 – Hạt kín: 13.000 • Cây hoang dại: – Tập trung ở các trung tâm đa dạng sinh học • Cây trồng: – Đã thống kê được 802 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ
  79. Số lượng các loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam Số TT Nhóm cây Số loài 1 Cây lương thực chính 41 2 Cây lương thực bổ sung 95 3 Cây ăn quả 105 4 Cây làm rau 55 5 Cây gia vị 46 6 Cây làm nước uống 14 7 Cây lấy sợi 16 8 Cây thức ăn gia súc 14 9 Cây lấy dầu béo 45 10 Cây lấy tinh dầu 20 11 Cây cải tạo đất 28 12 Cây thuốc 181 13 Cây cây cảnh 62 14 Cây bóng mát 7 15 Cây công nghiệp 24 16 Cây lấy gỗ 49 Tổng 802
  80. Đa dạng loài cây thuốc Việt Nam • Số loài cây thuốc: – Viện DL: • 3.948 loài • 1.572 chi • 307 họ – Võ Văn Chi (2012): • 4.700 loài • Cây thuốc ở đảo – Trường Sa, Hoàng Sa
  81. Các loài cây thuốc dùng trong công nghiệp Dược được trồng ở Việt Nam TT Tên khoa học Họ Tên cây thuốc Số sản phẩm 1 Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Scrophulariaceae Sinh địa 95 Libosch. 2 Angelica sinensis (Oliv.) Diels Apiaceae Đương quy 69 3 Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Campanulaceae Đẳng sâm 52 4 Dioscorea persimilis Prain et Burkill Dioscoreaceae Hoài sơn 51 5 Mentha arvensis L. Lamiaceae Bạc hà 45 6 Citrus reticulata Blanco Rutaceae Trần bì 39 7 Artemisia vulgaris L. Asteraceae Ngải cứu 34 8 Leonurus japonicus Houtt. Lamiaceae Ich mẫu 33 9 Ligusticum wallichii Franch. Apiaceae Xuyên khung 33 10 Nelumbo nucifera Gaertn. Nelumbonaceae Sen 33 11 Achyranthes bidentata Blume Amaranthaceae Ngưu tất 31 12 Fallopia multiflora (thunb.) Haraldson Polygonaceae Hà thủ ô đỏ 31 13 Curcuma longa L. Zingiberaceae Nghệ 30 14 Eucommia ulmoides Oliv. Eucommiaceae Đỗ trọng 30 15 Ophiopogon japonicus (L.F.) Ker-Gawl Convallariaceae Mạch môn 28
  82. Ý nghĩa của đa dạng loài • Chọn cây thuốc phát triển: – Dạng sống: Điều kiện canh tác (cỏ, leo, bụi, gỗ, ) – Thời gian trồng – thu hoạch: Đầu tư vốn • Cây ngắn hạn: Dưới 1 năm (Ích mẫu) • Cây trung hạn: 1-3 năm (Hà thủ ô đỏ) • Cây dài hạn: Trên 3 năm (Tam thất) – Bộ phận dùng: • Hạch toán chi phí: Tài sản cố định hoặc chi phí 1 lần (Dây thìa canh) • Kỹ thuật thu hái • Sàng lọc cây thuốc: – Cùng chi – Khác chi, họ
  83. Dây thìa canh: Cần hạch toán tài sản cố định
  84. 3. Đa dạng di truyền • Những khác biệt Đa dạng di truyền trong cấu trúc di truyền của: – Các cá thể bên trong Ña daïng veà gene trong cuøng 1 loaøi hoặc giữa các loài – Bên trong hoặc giữa các quần thể Nhöõng quaàn theå khaùc Nhöõng bieán ñoåi di truyeàn nhau trong cuøng 1 quaàn theå cuûa cuøng 1 loaøi
  85. Đa dạng về di truyền Nhiễm sắc thể Gene Cá thể CTAGCG GATCGC Nucleotide Quần thể Loài
  86. Đa dạng về di truyền • Một gen kiểm soát sự biểu hiện và phát triển của một tính trạng nhất định (như màu tóc) • Một dạng của gen quy định một dạng biểu hiện cụ thể (như màu vàng) là một alen
  87. Đa dạng về di truyền
  88. Đa dạng về di truyền • Đa dạng di truyền cung cấp những sự khác nhau cốt lõi quyết định các dạng chính của sự sống – Là nền tảng cho sự đa dạng của sinh giới – Nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức
  89. Việt Nam • Đa dạng di truyền cây thuốc: – Bước đầu được nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật RAPD, SSA, – Ba kích (Morinda), Tam thất hoang, Sâm vũ diệp (Panax), Hồi (Illicium), Ngũ gia bì (Acanthopanax), Hoài sơn (Dioscorea), Ý dĩ (Coix), Hoàng liên ô rô (Mahonia), Hoàng liên gai (Berberis), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Đảng sâm.
  90. Đa dạng hình thái Ý dĩ
  91. Ý nghĩa của đa dạng di truyền • Xác định giống cây thuốc – Xác định giống có phẩm chất tốt (nông học, hình thái học, dược học) – Xây dựng tập đoàn gốc (tất cả các giống) – Xây dựng tập đoàn lõi (có đầy đủ các đặc tính di truyền) • Cải tạo giống – Xác định các marker đặc trưng cho tính trạng – Chuyển gen
  92. PHẦN 2: GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
  93. Giá trị của đa dạng sinh học • Giá trị kinh tế trực tiếp: – Cho tiêu thụ: • Chất đốt: Bất kỳ cái gì đốt được • Gỗ, song mây, tre, – Nguyên vật liệu xây dựng – Thủ công mỹ nghệ – Đồ gia dụng – Sản xuất giấy
  94. Giá trị của đa dạng sinh học • Giá trị kinh tế trực tiếp: – Cho tiêu thụ: • Lương thực – thực phẩm: có 3,000 loài/250,000 loài ăn được – Tinh bột: Lúa, Lúa mì, Lúa mạch, Ngô, khoai lang, Khoai tây, Sắn: Cung cấp 75% nguồn lương thực » Cây khác? – Nguồn protein: Đậu các loại – Đường: Mía, Thốt nốt, Củ cải đường – Chất béo: Chủ yếu từ hạt – Vitamin – Đồ uống: Chè, Cà phê, Và bất kỳ cây gì làm đồ uống được
  95. Giá trị của đa dạng sinh học • Giá trị kinh tế trực tiếp: – Cho tiêu thụ: • Ăn quả: Mít, Chuối, Xoài, Sầu riêng, Nhãn, Vải, • Rau ăn, chất xơ • Thảo dược: Chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng • Nhuộm màu • Hương liệu • Tinh dầu • Sợi • Nhựa dầu: Mù u, Thông, Dầu, Trám, Dầu mè, Bồ đề, • Tanin: Thanh mai, Muối, Đước, Sòi, Vẹt, Củ nâu,
  96. Giá trị của đa dạng sinh học • Giá trị kinh tế trực tiếp: – Cho sản xuất: • Cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, dược phẩm, – Công nghiệp dược phẩm Việt Nam • Cơ sở để cải tiến cho các giống cây trồng trong nông nghiệp – Cây thuốc: Mới sưu tầm được bộ nguồn gen của: Hồi, Sâm Ngọc Linh, Trinh nữ hoàng cung, Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ, Mạch môn, Ba kích, Kim ngân, Hà thủ ô đỏ, Dây thìa canh, Gấc, Actiso, Tuy nhiên chưa đủ nghiên cứu sâu để khẳng định giống.
  97. Giá trị của đa dạng sinh học • Giá trị kinh tế gián tiếp: – Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái trên cạn phục vụ cho cuộc sống của con người. Thực vật thuỷ sinh, tảo: Là mắt xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm cua, – Bảo vệ tài nguyên đất và nước: Bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng chống lũ lụt và hạn hán, duy trì chất lượng nước. – Điều hoà khí hậu: Điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng, khí hậu toàn cầu. – Phân huỷ các chất thải: Phân huỷ các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác – Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: Hưởng thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như đi thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá. – Giá trị giáo dục và khoa học
  98. Giá trị của đa dạng sinh học • Giá trị lựa chọn: Cho tương lai – Côn trùng: Tác nhân phòng trừ sinh học – Vi sinh vật: • Trợ giúp cho các quá trình nâng cao năng suất sản xuất • Những hợp chất phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho con người, vật nuôi – Động vật: Loài có thể sản xuất nhiều protein – Thực vật: • Bất kỳ sản phẩm nào chưa có ở thời điểm hiện tại • Các dược phẩm mới
  99. Giá trị của đa dạng sinh học • Giá trị đạo đức, thẩm mỹ: – Mỗi một loài đều có quyền tồn tại – Tất cả các loài đều quan hệ với nhau: Tạo thành các quần xã tự nhiên. Việc mất mát của một loài sẽ có ảnh hưởng đến các thành viên khác trong quần xã. – Con người phải sống trong một giới hạn sinh thái như các loài khác: Tất cả các loài trên thế giới bị giới hạn bởi khả năng chứa của môi trường sống – Những giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế nó: • Cảm hứng cho những nhà sáng lập ra tôn giáo, những nhà thơ, nhà văn, những nghệ sĩ, nhạc sĩ,
  100. Giá trị của đa dạng sinh học • Giá trị văn hóa: – Nền văn hóa gắn với đa dạng sinh học: • Cảnh quan • Sử dụng đa dạng sinh học – Ẩm thực – Lương thực – Thực phẩm – Chăm sóc sức khỏe, • Tín ngưỡng
  101. Đa dạng sinh học cây thuốc và phát triển
  102. Phát triển bền vững • Phát triển bền vững: – Là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai • 9 nguyên tắc xây dựng một xã hội phát triển bền vững: 1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. 2. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. 3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất. 4. Quản l{ những nguồn tài nguyên không tái tạo được. 5. Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất. 6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân. 7. Để cho các cộng đồng tự quản l{ môi trường của mình. 8. Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ. 9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
  103. Rừng mưa nhiệt đới trên thế giới và phân bố người nghèo
  104. Việt Nam: Người nghèo ở đâu?
  105. Mối liên quan giữa đa dạng sinh học và nghèo đói • Nghèo đói: – Làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương: • Dễ bị tổn thương do các biến động của tự nhiên và xã hội: Suy giảm/mất nguồn đa dạng sinh học , giảm khả năng tiếp cận đa dạng sinh học – Làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức, huỷ diệt. – Là mảnh đất l{ tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.
  106. Xã hội tiêu dùng • Là một hình thái xã hội được nhìn nhận trên cơ sở hệ quy chiếu tất các mối quan hệ xã hội về hai phạm trù sản xuất và tiêu dùng – Đề cao yếu tố tiêu dùng, các hoạt động tiêu thụ, mua sắm, vui chơi, giải trí. – Là một trật tự xã hội và kinh tế trên cơ sở phát triển nhu cầu mua bán hàng hoá, dịch vụ với số lượng lớn để thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ, thụ hưởng ngày càng cao của đời sống nhân dân và ngày càng phổ biến với quá trình toàn cầu hóa.
  107. Xã hội tiêu dùng • Tích cực: – Thúc đẩy việc tự do sản xuất và lưu thông hàng hóa, tự do lưu hành dịch vụ và đề cao tính lựa chọn và tăng tính phục vụ, trong xã hội này đồng tiền sẽ chiếm ưu thế
  108. Xã hội tiêu dùng • Tiêu cực: – Nhiều người tự cảm thấy rất nghèo, vì không thể thoả mãn những nhu cầu do xã hội tiêu dùng tạo ra ngày càng nhiều. – Góp phần tạo ra tâm lý hưởng thụ, hưởng lạc, chạy theo lợi ích vật chất, đồng tiền và đặc biệt là ăn nhậu, một hiểm họa của xã hội dân sự – Tạo nên sự bất bình đẳng giữa các nhóm trong xã hội – Dẫn đến tình trạng hoen gỉ tâm hồn của những cư dân đang biến mình thành tín đồ của chủ nghĩa đồ vật và cam phận làm nô lệ cho những lạc thú bản năng
  109. Mối liên quan giữa đa dạng sinh học và nghèo đói • Vai trò của đa dạng sinh học cây thuốc: – Chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh tật • Tạo tài sản sức khỏe – An ninh thuốc – Sinh kế cộng đồng dựa trên cây thuốc: • Khai thác từ tự nhiên • Trồng trọt
  110. Xây dựng cơ sở hạ tầng và đa dạng sinh học cây thuốc • Làm đường xá • Xây dựng thủy điện
  111. Làm đường xá • Tác động trực tiếp và trước mắt: – Tàn phá thảm thực vật, hệ sinh thái tự nhiên • Tác động gián tiếp, lâu dài – Tiếp tục tàn phá hệ sinh thái tự nhiên • Mở rộng khu định cư • Mở rộng đất canh tác, chăn nuôi – Chia cắt nơi sống của loài – Tăng tốc độ khai thác tài nguyên
  112. Làm đường xá
  113. Làm đường xá
  114. Một số hệ thống đường ở Việt Nam • Đường Hồ Chí Minh: Dài 1.690km. Đi qua hoặc chạy gần 10 khu bảo vệ, trong đó có Vườn Quốc gia Cúc Phương và Phong Nha-Kẻ Bàng. – Làm xáo trộn các loài động vật và thực vật của Việt Nam thông qua việc phân chia nhỏ môi trường sống – Gây lắng đọng phù sa nhiều tại các sông suối ở vùng núi – Thiệt hại vĩnh viễn đối với các hệ thống hang độc đáo do chất nổ được sử dụng để làm đường qua các khu vực đá vôi. – Đẩy mạnh việc săn trộm và khai khác gỗ trái phép, – Tăng các mạng lưới buôn bán động vật hoang dại – Phá vỡ cuộc sống bình thường của các dân tộc thiểu số sống gần khu vực này. • Hệ thống đường tuần tra biên giới: – Được xây dựng trên địa bàn 25 tỉnh biên giới đất liền từ Quảng Ninh đến Kiên Giang – Tổng chiều dài là 10.196km.
  115. Xây dựng thủy điện • Tác động của xây dựng thủy điện: – Mất đa dạng sinh học: • Để tạo 1MW công suất thủy điện, phải mất đi từ 10 - 30 ha rừng – Hệ thống 3 thủy điện lớn sông Đà: 5,500 MW (Hòa Binh 1,900 MW, Sơn La: 2,400 MW, Lai Châu: 1,200 MW): Mất 165,000 ha rừng • Để có 1.000 ha hồ chứa nước cần san phẳng, giải phóng từ 1.000 - 2.000 ha đất ở phía thượng nguồn. – Hồ Hòa Bình: 6.609 ha – Hồ Sơn La: 3.100 ha – Di dân: Mở rộng nơi ở và vùng canh tác – Chia cắt nơi sống của loài, ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài
  116. Du lịch và đa dạng sinh học cây thuốc • Tác động tích cực của du lịch: – Giáo dục, truyền bá đa dạng sinh học • Tác động tiêu cực của du lịch: – Suy giảm đa dạng sinh học: • Thu hái, săn bắt để bán • Thu hái, săn bắt của khách du lịch – Xáo trộn nơi sống các loài – Gây ô nhiễm môi trường sống • Chất thải rắn • Tiếng ồn
  117. Sức khỏe con người và đa dạng sinh học cây thuốc • Giá trị sử dụng: – Chữa bệnh – Chăm sóc sức khỏe • Giá trị thay thế – Các cây thuốc chữa ho?
  118. Sức khỏe con người và đa dạng sinh học cây thuốc • Xu hướng “quay trở lại thiên nhiên” trong chăm sóc sức khỏe: – Macrobiotic diet (Thực dưỡng): Phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống (giải độc, phòng chống ung thư, ) – Neutraceutical • Ngăn ngừa các bệnh mãn tính, cải thiện sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa, tăng tuổi thọ, hỗ trợ các cấu trúc hay chức năng của cơ thể. • Bao gồm: – Dietary supplements – Functional foods – Cosmeceutical: Làm đẹp từ bên trong – Herbal/phytochemical: Chữa trị bênh
  119. Đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa • Văn hóa sử dụng thảo dược của các nền văn hóa: – Trên thế giới: • Trung Quốc • Ấn Độ • Châu Âu • Châu Phi • Châu Mỹ – Việt Nam: • Người Dao • Người Mường
  120. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HOC
  121. Suy thoái đa dạng sinh học • Các dạng suy thoái đa dạng sinh học: – Mất hay giảm sút số lượng các hệ sinh thái, quần xã, thảm thực vật: Mất rừng, mất các hệ sinh thái (rừng ngập mặn, rạn san hô, đảo, ) – Phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái và quần xã – Các loài bị mất bị đe doạ tồn vong – Mất, suy giảm đa dạng di truyền
  122. Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ Diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ Ha/Đầu Năm Tổng cộng Rừng tự Rừng trồng (%) người nhiên 1943 14.300,0 14.300,0 0 43,2 0,57 1976 11.169,3 11.169,7 92,6 33,7 0,31 1980 10.683,0 10.180,0 422,3 32,1 0,19 1985 9.891,9 9.308,3 583,6 30,0 0,14 1990 9.175,6 8.430,7 744,9 27,8 0,12 1995 9.302,2 8.252,5 1.049,7 28,2 0,12 2000 10.915,6 9.444,2 1.491,4 33,2 0,14 2002 11.784,6 9.865,0 1.919,6 35,8 0,14 2003 12.095,0 10.005,0 2.090,0 36,1 0,14 2004 12.306,9 10.088,3 2.218,6 36,7 0,15 2005 12.616,7 10.283,2 2.333,5 37,0 0,15
  123. Phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái • Bất kz yếu tố nào phá vỡ: – Các yếu tố sinh vật: • Sinh vật sản xuất • Sinh vật tiêu thụ • Sinh vật phân hủy – Môi trường sống: • Các chất vô cơ • Các chất hữu cơ • Các yếu tố khí hậu
  124. Phá vỡ cân bằng sinh thái • Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kz một thành phần nào đó của HST, nó sẽ biến đổi. – Sự biến đổi của một thành phần trong HST kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả HST. – Sau một thời gian, HST sẽ thiết lập được một cân bằng mới • Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái
  125. Phá vỡ cân bằng sinh thái • Hệ sinh thái càng đa dạng, nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổn định. – Các hệ sinh thái tự nhiên bền vững có đặc điểm là có rất nhiều loài, mỗi loài là thức ăn cho nhiều loài khác nhau. Ví dụ: • trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng, cú mèo săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, chuột cân bằng với nhau. • Khi con người tìm bắt rắn và chim thì chuột mất kẻ thù, thế là chúng được dịp sinh sôi nảy nở.
  126. Các loài bị mất, bị đe doạ tồn vong • Tuyệt chủng loài: – Mỗi năm có thêm 18.000 - 55.000 loài động vật và thực vật bị tuyệt chủng. • Cứ mỗi giờ có 3 loài biến mất; mỗi ngày có 150 loài bị mất đi – 2 dạng: • Tuyệt chủng (Extinct, EX): Cá thể cuối cùng đã chết. • Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild, v EW): Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người.
  127. Các loài bị mất, bị đe doạ tồn vong • Đe dọa tồn vong: – Cực kz nguy cấp (Critically Endangered, CR) – Phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần, khi quần thể loài suy giảm đến 80% hoặc diện tích phân bố chỉ còn trên khoảng 100 km². – Nguy cấp (Endangered, EN): Phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp. – Sắp nguy cấp (Vulnerable, VU): Quần thể của chúng bị suy giảm 20% hoặc diện tích phân bố chỉ còn khoảng 20,000 km². – Sắp bị đe dọa (Near Threatened): Phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. – Ít quan tâm (Least Concern) – Thiếu dữ liệu (Data Deficient) – Không được đánh giá (Not Evaluated)
  128. Các loài bị mất, bị đe doạ tồn vong • Cây thuốc ở Việt Nam: – 103 loài được đưa vào sách đỏ
  129. Phân hạng một số loài cây thuốc STT Tªn ViÖt Nam Tªn khoa häc Theo tiªu chuÈn IUCN, 1994 1 Hoµng liªn TQ Coptis chinensis CR 2 Hoµng liªn ch©n gµ Coptis quinquesecta CR 3 Thæ hoµng liªn lïn Thalictrum ichangense CR 4 M· hå Mahonia nepalensis EN 5 Th«ng thảo Tetrapanax papiriferus EN 6 S©m Ngäc Linh Panax vietnamensis EN 7 Hoµng liªn gai Berberis wallichiana EN 8 M· tiÒn l«ng Strychnos ignatii VU 9 Thæ hoµng liªn Thalictrum foliosum VU 10 Nữ lang Valeriana hardwickii VU
  130. Mất, suy giảm đa dạng di truyền • Mất hoặc duy giảm đa dạng di truyền trong: – Các quần thể cây trồng: Mất các giống: Mất các đặc tính di truyền (thơm, chống chịu hạn, sâu bệnh, ít phân bón, ) • Lúa • Ngô • Khoai sọ • Mía, – Các loài cây hoang dại: Mất các quần thể
  131. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh vật • Khai thác quá mức • Du nhập các loài ngoại lai • Phá hủy nơi cư trú – Mất rừng – Sa mạc hoá • Ô nhiễm môi trường • Biến đổi khí hậu toàn cầu • Sự tuyệt chủng các loài – Một loài có thể bị dồn vào tuyệt chủng do không cạnh tranh nổi với một loài khác – Một loài có thể tiến hóa từ một loài khác để đáp ứng với những thay đổi của môi trường hay là do sự thay đổi ngẫu nhiên của quỹ gen – Khi tốc độ hình thành loài tương đương hay vượt quá tốc độ tuyệt chủng, sự đa dạng sinh học được duy trì hay tăng lên và ngược lại – Các hoạt động của con người trong thời gian gần đây đang gây ra sự tuyệt chủng ở tỷ lệ vượt xa tỷ lệ các loài được thay thế
  132. 34 điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới
  133. 34 điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới • 25 điểm cũ: – 1. The Tropical Andes; 2. Mesoamerica; 3. The Caribbean Islands; 4. The Atlantic Forest; 5. Tumbes-Chocó-Magdalena; 6. The Cerrado; 7. Chilean Winter Rainfall-Valdivian Forests; 8. The California Floristic Province; 9. Madagascar and the Indian Ocean Islands; 10. The Coastal Forests of Eastern Africa; 11. The Guinean Forests of West Africa; 12. The Cape Floristic Region; 13. The Succulent Karoo; 14. The Mediterranean Basin; 15. The Caucasus; 16. Sundaland; 17. Wallacea; 18. The Philippines; 19. Indo-Burma; 20. The Mountains of Southwest China; 21. Western Ghats and Sri Lanka; 22. Southwest Australia; 23. New Caledonia; 24. New Zealand; 25. Polynesia and Micronesia • 9 điểm mới thêm: – 26. The Madrean Pine-Oak Woodlands; 27. Maputaland-Pondoland- Albany; 28. The Eastern Afromontane; 29. The Horn of Africa; 30. The Irano-Anatolian; 31. The Mountains of Central Asia; 32. Eastern Himalaya; 33. Japan; 34. East Melanesian Islands
  134. Những điểm nóng về đa dạng sinh học cây thuốc ở Việt Nam • Các trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam
  135. Các hình thức bảo tồn • Bảo tồn nguyên vị • Bảo tồn chuyển vị • Bảo tồn trên trang trại
  136. Bảo tồn nguyên vị (in situ) • Bảo tồn tại chỗ các hệ sinh thái, loài các tương tác giữa các loài, các nền văn hoá • Đặc điểm: – Duy trì sự tiến hóa • Các hình thức: – Rừng đặc dụng – Các khu bảo tồn biển – Các khu bảo tồn đất ngập nước – Rừng thiêng của cộng đồng • Hệ thống các khu bảo tồn in situ ở Việt Nam: – Các KBT rừng (Rừng đặc dụng): 128 – Các khu bảo tồn biển (do Bộ Thủy sản đề xuất): 15 – Các khu bảo tồn đất ngập nước (do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất): 68
  137. Bảo tồn nguyên vị (in situ) • 128 KBT rừng: Tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm gần 7,24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước – 30 Vườn quốc gia (VQG), – 48 Khu dữ trữ thiên nhiên, – 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, – 38 khu bảo vệ cảnh quan,
  138. Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam T.T Loại Số lượng Diện tích (ha) I Vườn Quốc gia 30 1.041.956 II Khu Bảo tồn thiên nhiên 60 1.184.372 IIa Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.100.892 IIb Khu bảo tồn loài/sinh cảnh 12 83.480 III Khu Bảo vệ cảnh quan 38 173.764 Tổng cộng (Khu bảo tồn) 128 2.400.092
  139. Các hình thức bảo tồn khác được công nhận ở Việt Nam • 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: – Khu Cần giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Ph­ước), Khu Cát Bà (Tp. Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang. • 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: – Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); • 4 khu di sản thiên nhiên của Asean: – 4 VQG: Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên (Lào Cai), Chư Mom Rây ( Kon Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai) • 2 khu Ramsar: – Vườn quốc gia Xuân Thủy, (tỉnh Nam Định) và VQG Cát Tiên).
  140. Bảo tồn nguyên vị (in situ) • Tình trạng: – Phần lớn các khu rừng đặc dụng đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán: • Diện tích nhỏ hơn 1.000 ha: 14, chiếm 10,9%. • Diện tích nhỏ hơn 10.000 ha: 52, chiếm 40,6% • Diện tích từ 50.000 ha trở lên: 12 – Nhiều khu bảo tồn còn bao chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư, – Ranh giới một số khu bảo tồn trên thực địa chưa rõ ràng, còn có tranh chấp, – Tính liên kết các khu yếu, chưa hình thành được các hành lang liên kết các KBT nhỏ, có nhiều đặc điểm giống nhau,
  141. Bảo tồn nguyên vị (in situ) • Tình trạng: – Trong bảo tồn cây thuốc: Chưa kiểm kê đầy đủ hệ cây thuốc trong khác khu bảo tồn • Các VQG đã kiểm kê cây thuốc tương đối có hệ thống: Ba Vì, Tam Đảo, Hoàng Liên, Xuân Sơn, Ba Bể,
  142. Một số nguyên l{ áp dụng ở các khu bảo tồn và dân địa phương • Gắn với truyền thống và nền văn hoá dựa vào sự tôn trọng thiên nhiên của người dân địa phương: – Dân địa phương có những mối liên kết lâu đời với thiên nhiên và có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên. – Do vậy, sẽ không có những xung đột giữa mục tiêu của khu vực bảo tồn và sự hiện diện của những người bản địa truyền thống trong và ngoài phạm vi khu vực. • Gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân: – Tôn trọng đầy đủ quyền lợi của người dân bản địa truyền thống trong việc sử dụng truyền thống và bền vững đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên khác của họ. – Thừa nhận trách nhiệm của dân bản địa họ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học.
  143. Một số nguyên l{ áp dụng ở các khu bảo tồn và dân địa phương • Phân quyền, minh bạch và trách nhiệm giải trình: – Cần được đề cập đến trong tất cả các nội dung đi đôi với lợi ích hai bên của khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống. • Dân bản địa truyền thống được phân chia đầy đủ và công bằng các lợi ích với khu bảo tồn: – Dựa vào sự công nhận các quyền hạn hợp pháp.
  144. Bảo tồn chuyển vị (ex situ) • Di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng • Đặc điểm: – Phụ thuộc vào con người – Không tiến hóa • Các loại hình: – Vườn thực vật (VTV), vườn động vật, bể nuôi thuỷ hải sản, bộ sưu tập vi sinh vật, bảo tàng, ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy • Mục đích: – Nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: • Nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn • Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, học tập, • Nâng cao kiến thức cho cộng đồng.
  145. Bảo tồn chuyển vị (ex situ) 1. Rừng thực nghiệm • Bao gồm: Vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập bảo tồn nguồn gen cây rừng • Một số khu thực nghiệm điển hình: – Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai): có 155 loài, thuộc 55 họ và 17 loài tre nứa – Vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) – Vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lat) – Vườn Bách Thảo Hà Nội – Thảo cầm viên Sài gòn: Hơn 100 loài cây
  146. Bảo tồn chuyển vị (ex situ) 2. Vườn cây thuốc: – Trạm cây thuốc Sa Pa: 63 loài, độ cao 1.500 m. – Trạm cây thuốc Tam Đảo: 175 loài, độ cao 900m. – Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội): 294 loài. – Vườn Trường Đại học Dược Hà Nội: 134 loài. – Vườn Học Viện Quân Y: 95 loài. – Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt: 88 loài, độ cao 1.500 m. – Trung tâm Sâm Việt Nam: 6 loài. – Ngoài ra, còn thu hạt một số cây thuốc để bảo quản ngắn hạn và trung hạn trong điều kiện nhiệt độ thấp.
  147. Bảo tồn chuyển vị (ex situ) • Kho bảo quản lạnh: – 4 cơ quan: Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Cây lương thực và Thực phẩm – Đang bảo quản tại kho: Hơn 14.300 giống của 115 loài, gồm 3 ngân hàng gen: • Ngân hàng gen hạt giống: 12.500 giống của 83 loài cây có hạt. • Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.720 giống của 32 loài cây sinh sản vô tính. • Ngân hàng gen in vitro: bảo quản 102 giống khoai môn - sọ.
  148. Tồn tại • Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết • Quy mô nhỏ: Số lượng loài trong các vườn sưu tập còn ít, chưa có VTV nào vượt quá số lượng 500 loài • Thiếu cán bộ được đào tạo • Chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ trương chính sách về bảo tồn thiên nhiên. • Chưa có chính sách để thu hút đầu tư từ các nguồn khác như các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân, cộng đồng,
  149. Tồn tại • Vườn cây thuốc: – Quá ít và nhỏ bé – Thiếu các vườn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế – Tổ chức và quản l{ không đạt chuẩn quốc tế – Thiếu kinh phí để duy trì
  150. Phương hướng 1. Quy hoạch hệ thống các vườn cây thuốc Việt Nam 2. Lập mạng lưới các vườn cây thuốc Việt Nam, một số vườn thông với thế giới 3. Xây dựng 3-5 vườn cấp quốc gia – Vườn cây thuốc Yên Tử 4. Đào tạo cán bộ 5. Đa dạng hoá các nguồn lực
  151. Vườn cây thuốc Yên Tử
  152. Vườn cây thuốc Yên Tử Năm 2013-15 • Bắt đầu triển khai đơn vị đầu tiên • Diện tích: 15 ha • Diện tích trồng cây thuốc: 10 ha • Số loài cây thuốc (đến tháng 11/2014): 570 (lớn nhất trong số các vườn cây thuốc Việt Nam) • Số loài có trong sách đỏ Việt Nam: 14
  153. Vườn cây thuốc Yên Tử Các bộ sưu tập cây thuốc 2013-15 TT Chủ đề 1 Vườn cây thuốc Nam thiết yếu (14 chủ đề) 2 Cây cảnh làm thuốc 3 Cây đồ uống làm thuốc 4 Cây thuốc dân tộc học 5 Vườn Tuệ Tĩnh Cây ăn quả làm thuốc Cây rau làm thuốc Mễ cốc làm thuốc Cây cỏ mọc hoang làm thuốc Cây dây leo làm thuốc Cây cỏ dưới nước làm thuốc Cây (gỗ, bụi ) làm thuốc
  154. Vườn cây thuốc Yên Tử Các bộ sưu tập cây thuốc 2013-15 TT Chủ đề 1 Vườn cây thuốc Nam thiết yếu (14 chủ đề) 1.1 Bệnh thường gặp (theo quy định BYT) (9 chủ đề) Cây thuốc chữa cảm sốt Cây thuốc chữa ho Cây thuốc chữa đau nhức cơ – xương – khớp Cây thuốc chữa tiêu chảy Cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều Cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa Cây thuốc chữa sốt xuất huyết Cây thuốc chữa viêm gan siêu vi trùng Cây thuốc chữa hội chứng lị 1.2 Bệnh thời đại (5 chủ đề) Cây thuốc hạ huyết áp Cây thuốc chữa đau dạ dầy Cây thuốc trị ung thư Cây thuốc hạ đường huyết Cây thuốc cho sức khỏe giới
  155. Vườn cây thuốc Yên Tử Các bộ sưu tập cây thuốc 2013-15 • Các bộ đa dạng di truyền (10): – Cấp loài: 1. Ba kích (5 accession) 2. Khôi tía (3 accession) 3. Đảng sâm (6 accession) 4. Ý dĩ (5 accession) 5. Hà thủ ô đỏ (3 accession) – Cấp chi: 1. Chi Kim ngân (Lonicera) 2. Chi Gừng (Zingiber) 3. Chi Nghệ (Curcuma) 4. Chi Bình vôi (Stephania) 5. Chi Địa liền (Kaempferia) 6. Chi Trà (Camellia)
  156. Vườn cây thuốc Yên Tử Các bộ sưu tập cây thuốc 2013-15 • Các vườn chuyên đề: – Vườn giống: Ba kích, Kim ngân (2013) – Vườn Hồng Yên Tử (2013) – Vườn Camellia Yên Tử (2015)
  157. Các tổ chức tham gia xây dựng năm 2013-14 • Tùng Lâm JSc (Quang Ninh): – Quản lý, nhân lực tại chỗ, đầu tư • Công ty Dược khoa (DKPharma Co. Ltd.) : – Kỹ thuật, khoa học, nhân lực, thu mẫu cây thuốc, đầu tư • Bộ môn Thực vật – Trường ĐH Dược Hà Nội: – Khoa học, nhân lực, thu mẫu cây thuốc, sinh viên • Hội Đông Y Uông Bí (Quảng Ninh): – Cung cấp mẫu cây thuốc (các hội viên) • Bộ Y tế: – Đề tài nghiên cứu • Sở Y tế Quảng Ninh: – Quy hoạch phát triển dược liệu tỉnh Quảng Ninh
  158. Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) – cây thuốc quý cho người tiểu đường
  159. Cây Sơn khương (Zingiber cassumunar)
  160. Cây chè dây (Ampelopsis cantoniensis)
  161. Cây Cúc hoa (Dendrathema indica)
  162. Ngầu tài lệch
  163. Bộ sưu tập Bình vôi
  164. Bộ sưu tập Gừng – Nghệ