Bài giảng Đăng bài báo khoa học trên tập san quốc tế: Một ít kinh nghiệm - Hoàng Anh Vũ

ppt 14 trang hapham 2140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đăng bài báo khoa học trên tập san quốc tế: Một ít kinh nghiệm - Hoàng Anh Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dang_bai_bao_khoa_hoc_tren_tap_san_quoc_te_mot_it.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đăng bài báo khoa học trên tập san quốc tế: Một ít kinh nghiệm - Hoàng Anh Vũ

  1. ĐĂNG BÀI BÁO KHOA HỌC TRÊN TẬP SAN QUỐC TẾ: MỘT ÍT KINH NGHIỆM TS.BS. Hoàng Anh Vũ 1
  2. BÀI BÁO KHOA HỌC QUỐC TẾ: MỘT PHẦN THANH DANH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC • Trong năm 2009, Việt Nam đăng tải khoảng 1000 bài báo khoa học quốc tế (>50% có kèm tác giả nước ngoài): 1/4 Thái Lan, 1/8 Singapore. • Phần lớn được viết bởi các nghiên cứu sinh: tiêu chuẩn ra trường của tiến sĩ ở các trường đại học quốc tế. • Tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất để đánh giá các chức danh khoa học, xét tuyển các vị trí làm việc trong các viện nghiên cứu, trường đại học, ĐĂNG TẢI BÀI BÁO KHOA HỌC QUỐC TẾ LÀ YÊU CẦU VÀ QUYỀN LỢI CỦA NHÀ KHOA HỌC. 2
  3. ĐĂNG BÀI BÁO KHOA HỌC QUỐC TẾ: RẤT KHÓ Tỷ lệ từ chối đăng bài tùy thuộc uy tín của tập san: • Nature, Science, Cell, NEJM: 90 - 95%. • Tập san nhỏ, chuyên ngành: 50 - 60%. Các bước phải thực hiện: • Thiết kế nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu. • Viết bản thảo và gửi cho tập san. • Chờ bình duyệt từ 2 – 3 chuyên gia. • Phản hồi: thực hiện thêm nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa bản thảo, gửi lại tập san. • Thực hiện theo quyết định cuối cùng của Tổng biên tập. • Chi phí đăng bài. 3
  4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: YẾU TỐ “MỚI” LÀ QUAN TRỌNG NHẤT • Khi xét về nội dung nghiên cứu, 80% bài báo bị từ chối vì thiếu yếu tố mới. • Hiện nay, các nghiên cứu thuần túy lâm sàng rất khó tìm thấy ý tưởng mới. • Ở cấp độ thấp, phù hợp với tình hình thực tế: có thể lặp lại các nghiên cứu y sinh học phân tử trên quần thể bệnh nhân Việt Nam. • Lý tưởng hơn: Thực hiện các nghiên cứu mới (các thử nghiệm kết hợp thuốc trên lâm sàng, các nghiên cứu cơ bản dựa trên các dòng tế bào tương ứng với các loại bệnh tật, ). • Kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu được chọn lựa một cách phù hợp với mục tiêu cần nghiên cứu (55% bị từ chối vì phương pháp). 4
  5. LỰA CHỌN TẬP SAN PHÙ HỢP: LƯỢNG SỨC • Chọn tập san chuyên ngành, có impact factor phù hợp với nghiên cứu cụ thể. • Viết bản thảo (manuscript) theo hướng dẫn của tập san: bắt chước và tập viết (hình thức trình bày, nội dung, tài liệu tham khảo, dựa theo bài báo mới nhất của tập san muốn gửi đăng). • Quy trình gửi bản thảo theo hướng dẫn chi tiết của tập san đã chọn. 5
  6. VIẾT BẢN THẢO: TOÀN TÂM TOÀN Ý • Trang đầu: tựa đề bài báo, thông tin tác giả. • Tóm lược và từ khóa. • Nội dung: chia thành các mục dẫn nhập (introduction), vật liệu và phương pháp (materials and methods), kết quả (results) và bàn luận (discussion). • Tài liệu tham khảo. 6
  7. TRANG ĐẦU: THỨ TỰ TÊN TÁC GIẢ • Tựa đề bài báo (title): Có thể là một câu phát biểu, kèm từ khóa (“FLT3 is fused to ETV6 in a myeloproliferative disorder with hypereosinophilia and a t(12;13)(p13;q12) translocation”_Leukemia, “ETV1 is a lineage survival factor that cooperates with KIT in gastrointestinal stromal tumors”_Nature). • Tác giả chính đứng tên đầu (first author), trưởng nhóm nghiên cứu đứng tên cuối. • Tùy yêu cầu của tập san, có thể cần “short title” hay “running title”. • Cung cấp địa chỉ liên lạc của tác giả chịu trách nhiệm khoa học (corresponding author). 7
  8. PHẦN TÓM LƯỢC LÀ “HỒN” CỦA BÀI BÁO • Tóm lược (abstract): Phải chuyển tải được toàn bộ những thông điệp quan trọng của nghiên cứu một cách ngắn gọn. • Theo hướng dẫn của từng tập san (có hay không có tiêu đề, giới hạn số từ sử dụng, ). • Chọn từ khóa (key word) sau tóm lược. 8
  9. DẪN NHẬP: TRÁNH TRÍCH DẪN Y VĂN QUÁ ĐÀ • Thông tin trong phần dẫn nhập phải có liên quan trực tiếp đến nghiên cứu. • Không nên viết quá dài, những trích dẫn quan trọng nên để dành cho phần bàn luận. • Cần nêu bật mục đích nghiên cứu. 9
  10. PHƯƠNG PHÁP: CHI TIẾT • Thiết kế nghiên cứu, đối tượng tham gia, cỡ mẫu, phân tích số liệu, • Lý giải các kỹ thuật bổ sung để có kết quả đáng tin cậy (Western blot để chứng minh bất thường ở mức protein của một đột biến gen, bất hoạt một sản phẩm của gen bằng thuốc ức chế đặc hiệu hoặc bằng SiRNA). • Nêu rõ nguồn gốc các thuốc thử được sử dụng trong từng kỹ thuật, mô tả chi tiết quy trình kỹ thuật đã sử dụng để người khác có thể lặp lại được (không được “giấu giếm” thông tin kỹ thuật). 10
  11. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: HÌNH VÀ BẢNG TRƯỚC • Chuẩn bị hình và bảng kết quả trước khi viết phần mô tả kết quả. • Viết chú thích hình kết quả (legend for figure) một cách chi tiết. • Chỉ trình bày kết quả, tránh diễn giải kết quả. • Trình bày cả các kết quả “âm tính”. 11
  12. BÀN LUẬN: ĐÚNG MỰC • Cần nhấn mạnh nét mới trong phát hiện của nghiên cứu. • Không nên cố gắng giải thích mọi kết quả hoàn hảo một cách chủ quan. • Sau một nghiên cứu, nhiều hướng mới sẽ mở ra cho các nghiên cứu tiếp theo. • Lời cảm tạ dành cho các đồng nghiệp hay nhà tài trợ. • Tài liệu tham khảo theo hướng dẫn của tập san (EndNote) 12
  13. GỬI TẬP SAN QUỐC TẾ: KIÊN NHẪN 13
  14. CHÂN THÀNH CẢM ƠN! 14