Bài giảng Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp

pdf 59 trang hapham 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_dia_vi_phap_ly_cua_cac_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Bài giảng Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp

  1. CHƯƠNG II ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 8.2011 1
  2. CHƢƠNG II ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (Theo Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 có hiệu lực 01/7/2006) 8.2011 2
  3. Các doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2005 10 1. Doanh nghiệp Nhà nước; 2. Doanh nghiệp các tổ chức chính trị; 3. Doanh nghiệp các tổ chức chính trị - xã hội; 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên; 8.2011 3
  4. 5. Công ty cổ phần; 6. Công ty hợp danh; 7. Doanh nghiệp tư nhân; 8. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; 9. Doanh nhgiệp có 100% vốn nước ngoài; 10. Hợp tác xã. 8.2011 4
  5. I. DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC (DNNN) 1. Khái niệm * Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng (trang bên), có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 8.2011 5
  6. Điều 14. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp (Nghị định 43 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010) 1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. . 8.2011 6
  7. 2. Khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc (Điều 4 khoản 22 LDN năm 2005) Doanh nghiệp nhà nƣớc là doanh nghiệp trong đó Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ. 8.2011 7
  8. 3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nƣớc. (có 5 đặc điểm) - Doanh nghiệp nhà nƣớc do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ra quyết định thành lập. - Vốn đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc sở hữu nhà nƣớc.  8.2011 8
  9. - Doanh nghiệp nhà nƣớc do nhà nƣớc sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối (đối với phần vốn và tài sản này thuộc sở hữu nhà nƣớc đối với công ty nhà nƣớc. Nhƣng cũng có những trƣờng hợp thuộc quyền sở hữu của chính bản thân doanh nghiệp ở Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần).  8.2011 9
  10. - Doanh nghiệp nhà nƣớc do nhà nƣớc trực tiếp quản lý (đối với doanh nghiệp nhà nƣớc 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ quyền chi phối). - Doanh nghiệp nhà nƣớc có tƣ cách pháp nhân Một số lƣu ý về việc chuyển đổi công ty nhà nƣớc (trang bên) 8.2011 10
  11. II. Địa vị pháp lý của hợp tác xã 1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm: "Là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. (điều 1 Luật HTX) 8.2011 11
  12. 1.2. Đặc điểm: a. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế bình đẳng trƣớc pháp luật với các loại hình doanh nghiệp khác. - Chủ thể tham gia vào hợp tác xã là ngƣời lao động, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên). Xã viên tham gia HTX phải vừa góp vốn vừa góp sức. 8.2011 12
  13. - HTX phải có từ 7 xã viên trở lên - Vốn góp của xã viên bị hạn chế, cụ thể là trong mọi trƣờng hợp vốn góp của xã viên không thể quá 30% tổng số vốn điều lệ của HTX. 8.2011 13
  14. b. Về sở hữu đối với tài sản của HTX (Điều 35 Luật HTX). - Tài sản của HTX là tài sản thuộc sở hữu của HTX đƣợc hình thành từ vốn hoạt động của HTX. Tài sản của HTX đều là của chung, của tất cả các xã viên mà không thể phân chia đƣợc (sở hữu tập thể). 8.2011 14
  15. - HTX hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của mình trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật. 8.2011 15
  16. 2. Nguyên tác tổ chức và hoạt động của HTX (Điều 5 Luật HTX) Nguyên tắc tự nguyện ra nhập và ra khỏi HTX Nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đẳng, công khai. Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng. 8.2011 16
  17. III. Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tƣ nhân. 1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tƣ nhân. 1.1. Khái niệm. Điều 141. "Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của 8.2011doanh nghiệp”. 17
  18. 1.2. Đặc điểm. - Là doanh nghiệp do một ngƣời bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Do đó DNTN thuộc quyền sở hữu của một ngƣời, đó là chủ doanh nghiệp. Chủ DNTN có toàn bộ quyền quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  8.2011 18
  19. - Chủ doanh nghiệp tƣ nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp (tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp). - Doanh nghiệp tƣ nhân không đƣợc quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. - Mỗi một cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một DNTN. 8.2011 19
  20. Điều 143. Quản lý doanh nghiệp - Chủ doanh nghiệp tƣ nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.  8.2011 20
  21. - Chủ doanh nghiệp tƣ nhân có thể trực tiếp hoặc thuê ngƣời khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trƣờng hợp thuê ngƣời khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 8.2011 21
  22. - Chủ doanh nghiệp tƣ nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trƣớc Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. - Chủ doanh nghiệp tƣ nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 8.2011 22
  23. Điều 144. Cho thuê doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tƣ nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhƣng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tƣ nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật với tƣ cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. 8.2011 23
  24. Điều 145. Bán doanh nghiệp - Chủ doanh nghiệp tƣ nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho ngƣời khác. Chậm nhất mƣời lăm ngày trƣớc ngày chuyển giao doanh nghiệp cho ngƣời mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. 8.2011 24
  25. - Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tƣ nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chƣa thực hiện, trừ trƣờng hợp ngƣời mua, ngƣời bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác. 8.2011 25
  26. IV. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI (Theo Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006) 8.2011 26
  27. 1. Khái niệm và đặc điểm 1.1. Khái niệm: * Là hình thức các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ một phần hoặc toàn bộ vốn để lập ra pháp nhân mới tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tƣ nhằm thực hiện mục tiêu chung của các nhà đầu tƣ. 8.2011 27
  28. * Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài bỏ vốn để thực hiện đầu tƣ tại Việt Nam. 8.2011 28
  29. * Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt động đầu tư. * Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp 8.2011nhập, mua lại. 29
  30. 2. Đặc điểm: - Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ 100% vốn hoặc đầu tƣ một phần thành lập doanh nghiệp tại Việt nam. - Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có tƣ cách pháp nhân. - Hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc nƣớc ngoài theo giấy chứng nhận đầu tƣ. 8.2011 30
  31. * Nghĩa vụ của Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. + Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê. + Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động. 8.2011 31
  32. + Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. + Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. + Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 8.2011 32
  33. * Nghĩa vụ của nhà đầu tƣ (Điều 20) + Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tƣ; thực hiện hoạt động đầu tƣ theo đúng nội dung đăng ký đầu tƣ, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tƣ. + Nhà đầu tƣ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tƣ, hồ sơ dự án đầu tƣ và tính hợp 8.2011pháp của các văn bản xác nhận. 33
  34. IV. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY 1. Những vấn đề chung về công ty Khái niệm: công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty. 8.2011 34
  35. a. Thành lập và đăng ký kinh doanh b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công ty c. Tổ chức lại công ty d. Giải thể công ty e. Thành viên công ty 8.2011 35
  36. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên, hai thành viên trở lên) a. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên 8.2011 36
  37. * Khái niệm (Điều 63 khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2005) Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của 8.2011công ty. 37
  38. * Đặc điểm. - CTTNHHMTV có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - CTTNHHMTV không đƣợc quyền phát hành cổ phần. - Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công 8.2011ty . 38
  39. b. Công ty TNHH hai thành viên trở lên. * Khái niệm: Điều38 khoản 1 Luật DN năm 2005) - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lƣợng thành viên không vƣợt quá năm mƣơi thành viên; - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; 8.2011 39
  40. * Đặc điểm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn không đƣợc quyền phát hành cổ phần. - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào 8.2011doanh nghiệp; 40
  41. 3 Công ty cổ phần * Khái niệm: (Điều 77 LDN) - Vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa;  8.2011 41
  42. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. 8.2011 42
  43. - Công ty cổ phần có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 8.2011 43
  44. * Đặc điểm: - Vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa; - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các 8.2011loại để huy động vốn. 44
  45. 3. Công ty hợp danh * Khái niệm: - Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dƣới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; 8.2011 45
  46. - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 8.2011 46
  47. - Công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty hợp danh không đƣợc phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 8.2011 47
  48. * Đặc điểm của công ty hợp danh: - Công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân. Nó đƣợc thành lập dựa trên sự tin cậy và nhân thân của các thành viên. Các thành viên tiến hành hoạt động kinh doanh dƣới một hãng chung và cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Theo pháp luật thì ít nhất có hai thành viên chịu trách nhiệm vô hạn.  8.2011 48
  49. - Công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân. - Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh là ngƣời trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh. Họ tự phân công nhau, quản lý điều hành công ty theo nguyên tắc tự quản. Thành viên góp vốn thì không có quyền hoạt động nhân danh công ty cũng nhƣ không có quyền điều hành công ty. - Công ty hợp danh không đƣợc phát 8.2011hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 49
  50. Các quyền của Doanh nghiệp (theo điều 8 LDN năm 2005) + Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tƣ; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; 8.2011 50
  51. + Đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích, ƣu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. + Lựa chọn hình thức, phƣơng thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. 8.2011 51
  52. + Chủ động tìm kiếm thị trƣờng, khách hàng và ký kết hợp đồng. + Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. + Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. + Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. 8.2011 52
  53. + Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. + Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. + Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không đƣợc pháp luật quy định. + Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 8.2011 53
  54. + Trực tiếp hoặc thông qua ngƣời đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. + Các quyền khác theo quy định của pháp luật 8.2011 54
  55. Các nghĩa vụ của Doanh nghiệp (theo điều 9 LDN năm 2005) + Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. 8.2011 55
  56. + Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.  8.2011 56
  57. + Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. + Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động, pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. + Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.  8.2011 57
  58. + Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đó kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chƣa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.  8.2011 58
  59. + Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. + Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật./. The End 8.2011 59