Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh (Tiết 1)

ppt 28 trang hapham 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_15_quyen_va_nghia_vu_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh (Tiết 1)

  1. 1. Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì? 2. Các loại biển báo thông dụng? 3. Một số quy định về đi đường? 4. Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông? 5. Ý nghĩa của các loại biển báo 101, 102, 110a, 222, 227, 231, 301b, 304, 305 (SGK trang 36,37)? 6. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông?
  2. 1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì? -Hiệu lệnh của người điều khiển. -Tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.(SGK) 2.Các loại biển báo thông dụng: -Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm. -Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. -Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.(SGK) 3.Một số quy định về đi đường:
  3. 3.Một số quy định về đi đường: a.Người đi bộ: -Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. -Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng. b.Người đi xe đạp: Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoạc phương tiện khác; không sử xe kéo; đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. c.Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50cm3. d.Quy định về an toàn đườg sắt: -Không thả trâu, bò, gia súc hoạc chơi đùa trên đường sắt. -Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy. -Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.(SGK) 4. Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông?
  4. 4.Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông? Có các kiểu đèn sau: -Đèn đỏ; -Đèn vàng; -Đèn xanh. * Ý nghĩa của đèn giao thông: -Đèn đỏ là cấm đi. -Đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. -Đèn xanh: được phép đi. -Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý. 5. Ý nghĩa của các loại biển báo 101, 102, 110a, 222, 227, 231, 301b, 304, 305 (SGK trang 36,37) ?
  5. I.Tìm hiểu chung : II.Nội dung bài học : 1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì? 2.Các loại biển báo thông dụng? 3.Một số quy định về đi đường? 4.Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông? 5.Ý nghĩa của các loại biển báo 101, 102, 110a, 222, 227, 231, 301b, 304, 305 (SGK trang 36,37)? 6.Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông? -Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiết xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người. -Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
  6. I.Tìm hiểu chung : 1.Tìm hiểu truyện đọc : 2. Nhận xét : a. Cuộc sống ở đảo Cô Tô trước đây như thế nào ? -Một quần đảo hoang vắng. -Rừng cây bị chặt, đồng ruộng thiếu nước, bị bỏ hoang. -Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều. b. Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở Cô Tô ngày nay là gì ? -Tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường. c. Gia đình, nhà trường và xã hội làm gì để tất cả trẻ em được đến trường học tập ? -Hội khuyến học huyện được thành lập. -Lập ban đại diện cha mẹ từng trường để vận động trẻ đến trường. -Có chính sách hổ trợ cho con em thường binh liệt sỉ, gia đình khó khăn, học sinh ở xa. -Thầy cô giáo tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài. -Xây dựng được nhiều trường học khang trang.
  7. I.Tìm hiểu chung : II.Nội dung bài học : 1. Ý nghĩa của việc học tập (ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội). 2. Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng. 3. Trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.
  8. 1. Ý nghĩa của việc học tập (ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội). - Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.(SGK) - Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. - Đối với xã hội: Giáo dục, đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.
  9. 2. Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng. - Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất kì nghành nghề nào phù hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. - Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành giáo dục tiểu học(từ lớp 1 đến lớp 5), là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta .(SGK)
  10. 3. Trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục. - Trách nhiệm của gia đình: Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình. - Vai trò của Nhà nước: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật . . . (SGK)
  11. 1.Xem lại bài 14. 2.Làm các bài tập trong SGK trang 38.