Bài giảng giới thiệu một số nội dung của Luật đất đai 2013

ppt 67 trang hapham 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng giới thiệu một số nội dung của Luật đất đai 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_gioi_thieu_mot_so_noi_dung_cua_luat_dat_dai_2013.ppt

Nội dung text: Bài giảng giới thiệu một số nội dung của Luật đất đai 2013

  1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
  2. BỐ CỤC CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 1. Bố cục của Luật đất đai Luật đất đai bao gồm 14 chương và 212 điều, cụ thể như sau: Chương I. Quy định chung (gồm 12 điều, từ Đ1 - Đ12); Chương II. Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai (gồm 16 điều, từ Đ13 - Đ28); Chương III. Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai (gồm 6 điều, từ Đ29 - Đ34); Chương IV. Quy hoạch, kế hoạch SDĐ (gồm 17 điều, từ Đ35 - Đ51); Chương V. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ (9 điều, từ Đ52 đến Đ60); Chương VI. Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (gồm 34 điều, từ Đ61 - Đ94); Chương VII. đăng ký đất đai, cấp GCN QSDĐ, QSH nhà ở và TS khác gắn liền với đất (gồm 12 điều, từ Đ95 - Đ106);
  3. BỐ CỤC CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Chương VIII. Tài chính về đất đai, giá đất và đấu giá QSDĐ (gồm 13 điều, từ Đ107 - Đ 119); Chương IX. hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (gồm 5 điều, từ Đ120 - Đ124); Chương X. Chế độ sử dụng các loại đất (gồm 42 điều, từ Đ125 - Đ165); Chương XI. Quyền và nghĩa vụ của người SDĐ (gồm 29 điều, từ Đ166 - Đ194); Chương XII. Thủ tục hành chính về đất đai (gồm 03 điều, từ Điều 195 đến Điều 197); Chương XIII. Giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại , tố cáo và XLVPPL về đất đai (12 điều, từ Đ198 đến Đ209); Chương XIV. Điều khoản thi hành (gồm 3 điều, từ Điều 210 đến Điều 212).
  4. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2. Những nội dung cơ bản của Luật đất đai 2.1. Chương I. Quy định chung Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng thuận lợi, giải thích từ ngữ, sở hữu đất đai, người SDĐ, nguyên tắc SDĐ, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SDĐ, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý, khuyến khích đầu tư vào đất đai, phân loại đất, căn cứ để xác định loại đất và những hành vi bị nghiêm cấm . So với LĐĐ 2003, LĐĐ 2103 có những điểm thay đổi sau đây: - Bổ sung quy định giải thích một số từ ngữ như quy hoạch SDĐ, chi phí đầu tư vào đất còn lại, hệ thống thông tin đất đai, CSDL đất đai, tổ chức sự nghiệp công lập , tổ chức kinh tế, đất để xây dựng công trình ngầm, HGĐ SDĐ và HGĐ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp (các K.2, 13, 22, 23, 26, 27, 28, 29 và 30 Điều 3) để giúp cho việc hiểu và thuận lợi Luật một cách thống nhất.
  5. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Quy định về người SDĐ (tại K. 6 và 7 Điều 5) có làm rõ hơn về người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với Luật quốc tịch và Luật đầu tư. Luật hóa các quy định của Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SDĐ (Điều 7), người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao (Điều 8). Quy định cụ thể hơn về căn cứ xác định loại đất để thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế (Đ11). Theo đó, loại đất được xác định theo GCN, các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại các K1, 2 và 3 Đ.100 của Luật này (tương ứng với các loại giấy tờ quy định tại Đ50 Luật 2003); trường hợp không các loại giấy tờ trên thì căn cứ xác định loại đất theo quy định của Chính phủ.
  6. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, Luật quy định bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm như HGĐ, cá nhân nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định (K5 Điều 12); SDĐ, thực hiện giao dịch về QSDĐ mà không đăng ký (K 6 Đ12); không cung cấp hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác theo quy định của PL (K 9 Đ12). 2.2. Chương II. Quyền của Nhà nước và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với đất đai: LĐĐ 2013 đã dành 1 chương riêng quy định về quyền và trách nhiệm của Nhà nước. Quy định cụ thể về 08 quyền của Nhà nước – đại diện chủ sở hữu về đất đai như (1) quy định quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ, (2) quy định mục đích SDĐ, (3) quy định hạn mức SDĐ, thời hạn SDĐ, (4) quy định thu hồi đất, trưng dụng đất, (5) quy định giá đất, (6) quy định trao QSDĐ cho người SDĐ, (7) quy định chính sách tài chính về đất đai, (8) quy định quyền và nghĩa vụ của người SDĐ (Đ13 - Đ20); việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai (Đ21)
  7. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (Đ22): Ngoài 13 nội dung theo quy định của LĐĐ 2003, LĐĐ năm 2013 có bổ sung các nội dung sau đây: + Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đất; điều tra xây dựng giá đất; + Xây dựng hệ thống thông tin đất đai; + Giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và XLVPPL về đất đai; + Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. Quy định cụ thể về những bảo đảm của Nhà nước đối với người SDĐ (Đ26) như bảo hộ QSDĐ và TS gắn liền với đất hợp pháp; cấp GCN nếu đủ điều kiện theo quy định; bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi theo quy định; có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu SDĐ được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
  8. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào DTTS (Đ 27). Cụ thể: Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt chung của cộng đồng đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trực tiếp sản xuất NN ở nông thôn có đất để sản xuất NN. - Bổ sung vào Luật quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân (Đ28). Theo đó, Nhà nước có các trách nhiệm cụ thể sau đây: + Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân; + Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật. + Nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, SDĐĐ có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  9. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.3. Chương III. Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai Chương này quy định về 5 vấn đề: địa giới hành chính(Đ29); bản đồ hành chính(Đ30); lập bản đồ địa chính (Đ31) và điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ (Đ 34) cơ bản được kế thừa như quy định của Luật 2003 (tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 53 và Điều 137). 2.3.1. Về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính (Đ31): Vấn đề này được bổ sung thêm 2 nội dung gồm: (1) Việc chỉnh lý bản đồ địa chính và trách nhiệm của địa phương trong việc chỉnh lý bản đồ; (2) điều kiện hành nghề đo đạc địa chính (thực hiện theo quy định của Bộ TN&MT). 2.3.2. Điều tra, đánh giá đất đai (Đ32 và Đ 33): Đây là nội dung mới của Luật, quy định 3 vấn đề: - Quy định các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai; - Nội dung điều tra, đánh giá đất đai; - Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai.
  10. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.3.3. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Đ34): Nội dung này có các điểm mới sau: - Bổ sung quy định việc kiểm kê đất đai chuyên đề: Công việc này không thực hiện định kỳ mà thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ quản lý đất đai từng thời kỳ , được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT. - Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất QP, AN và gửi báo cáo kết quả về Bộ TN&MT; - Sửa đổi quy định về báo cáo, công bố kết quả: Bộ TN&MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê, kiểm kê.
  11. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.4. Chương IV. Quy hoạch , kế hoạch SDĐ - Về nguyên tắc lập quy hoạch , kế hoạch SDĐ: khẳng định vai trò, vị trí của quy hoạch , kế hoạch SDĐ là phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu quả , tránh chồng chéo; đồng thời làm căn cứ để văn bản dưới Luật quy định chi tiết trách nhiệm của UBND các cấp trong việc rà soát quy hoạch , kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có SDĐ bảo đảm phối hợp với quy hoạch , kế hoạch SDĐ đã được CQ Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Về kỳ kế hoạch sử dụng đất: đối với kế hoạch SDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh và kế hoạch SDĐ QP-AN, LĐĐ 2013 vẫn quy định kỳ kế hoạch là 5 năm. Tuy nhiên, đối với kế hoạch SDĐ cấp huyện, nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch SDĐ, Luật quy định “kế hoạch SDĐ cấp huyện được lập hàng năm” (K 2 Đ37).
  12. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Việc đổi mới này cùng với đổi mới về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ là “kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện” nhằm khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ tràn lan (thường tập trung vào những năm đầu của kỳ kế hoạch SDĐ 5 năm và cũng chính là đầu nhiệm kỳ như hiện nay), tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất. - Về căn cứ và nội dung lập quy hoạch , kế hoạch SDĐ + Quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch , kế hoạch SDĐ của từng cấp. Nội dung quy hoạch , kế hoạch SDĐ được quy định riêng cho từng cấp để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học , vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp; đảm bảo nguyên tắc “quy hoạch SDĐ cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng KT-XH; quy hoạch SDĐ đất cấp huyện phải thể hiện nội dung SDĐ của cấp xã”.
  13. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 + Điểm đổi mới đặc biệt và có tính đột phá trong nội dung lập quy hoạch , kế hoạch SDĐ trong LĐĐ 2013 là quy định cụ thể “nội dung kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện” tại K4 Đ40. Trong đó quy định: “xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án SDĐ vào mục đích quy định tại Đ61 và Đ62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Đối với dự án hạ tầng kinh tế, xây dựng , chỉnh trang đô thị, thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá QSDĐ thực hiện dự án nhà ở, thương mại , dịch vụ , sản xuất kinh doanh ” (Đ.c K.4 Đ 40). Đồng thời Luật cũng quy định “Lập bản đồ kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện” (Đ.đ K.4 Đ40) để thể hiện được công trình, dự án này. Quy định lồng nội dung quy hoạch SDĐ của các vùng KT-XH trong quy hoạch SDĐ cấp quốc gia, quy hoạch SDĐ chi tiết của cấp xã trong quy hoạch SDĐ cấp huyện nhằm tăng tính liên kết giữa các tỉnh, liên kết giữa các vùng, đồng thời rút ngắn thời gian hoàn thành việc lập quy hoạch , kế hoạch SDĐ.
  14. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Đổi mới trong việc quy định nội dung lập kế hoạch SDĐ hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ gắn với nhu cầu SDĐ trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp, phối hợp với khả năng đầu tư và huy động năng lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. + Để tránh chồng chéo trong quy hoạch , LĐĐ 2013 đã quy định mối liên kết giữa quy hoạch SDĐ với quy hoạch đô thị trên địa bàn quận tại K5 Đ 40, cụ thể là: “đối với quận đã có quy hoạch đô thị được CQ Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch SDĐ nhưng phải lập kế hoạch SDĐ hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch SDĐ cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch SDĐ cấp tỉnh”
  15. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Lấy ý kiến về quy hoạch , kế hoạch SDĐ Đây là nội dung được bổ sung mới trong LĐĐ 2013 quy định tại Đ43: CQ có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nội dung về quy hoạch , kế hoạch SDĐ là CQ tổ chức lập quy hoạch , kế hoạch SDĐ ; hình thức , nội dung và thời gian lấy ý kiến nội dung đối với quy hoạch , kế hoạch SDĐ của từng cấp; việc xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nội dung và hoàn thiện PA quy hoạch , kế hoạch SDĐ trước khi trình hội đồng thẩm định quy hoạch , kế hoạch SDĐ CQ tổ chức lập quy hoạch , kế hoạch SD thực hiện . - Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch , kế hoạch SDĐ Luật bổ sung quy định “UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại K3 Đ62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện” (K3 Đ45) nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ, đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
  16. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Tư vấn lập quy hoạch , kế hoạch SDĐ Nhằm chấn chỉnh và chuyên môn hóa các tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn quy hoạch , kế hoạch SDĐ, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch , kế hoạch SDĐ, Luật đất đai năm 2013 bổ sung thêm một điều về “Tư vấn lập quy hoạch , kế hoạch SDĐ” (Điều 47); Luật giao cho Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn lập quy hoạch , kế hoạch SDĐ. - Thực hiện quy hoạch , kế hoạch SDĐ Luật bổ sung đổi mới quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người SDĐ trong vùng quy hoạch đã được CQ Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người SDĐ, cụ thể: “trường hợp quy hoạch SDĐ đã được công bố mà chưa có kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện thì người SDĐ được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người SDĐ theo quy định của pháp luật.
  17. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Trường hợp đã có kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện thì người SDĐ trong khu vực phải chuyển mục đích SDĐ và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người SDĐ nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người SDĐ có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được CQ Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của PL” (K2 Điều 49). Để khắc phục những khó khăn , bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ tại thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch SDĐ mà quy hoạch SDĐ kỳ mới chưa được phê duyệt, cụ thể K4 Đ49 quy định: “khi kết thúc kỳ quy hoạch SDĐ mà các chỉ tiêu quy hoạch SDĐ chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch SDĐ kỳ tiếp theo được CQ Nhà nước có thẩm quyền quy định, phê duyệt”. Nội dung đổi mới này nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án đầu tư không bị đình trệ, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
  18. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.5. Chương V. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất - Về các trường hợp giao đất, cho thuê đất LĐĐ 2013 quy định thu hẹp các trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, giao đất không thu tiền SDĐ và chuyển sang thuê đất. Quy định này nhằm đảm bảo sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai của các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo SDĐ tiết kiệm, hiệu quả , cụ thể thông qua các quy định mới như: - Bổ sung quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (K.3 Đ 55); - Bổ sung quy định tổ chức kinh tế, HGĐ, cá nhân trong nước cũng được quyền lựa chọn thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (K.1 Đ56);
  19. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Bổ sung quy định tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người VN định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài đều thuộc đối tượng được Nhà nước cho thuê đất để xây dựng công trình sự nghiệp (Đ.e K.1 Đ56). - Bổ sung quy định tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất thực hiện DA đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng QSDĐ gắn với hạ tầng thì thuộc trường hợp giao đất có thu tiền SDĐ (K.4 Điều 55). - Về căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ Đ. 52 quy định cụ thể việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ căn cứ vào kế hoạch SDĐ hàng năm cấp huyện, thay cho các căn cứ chung quy hoạch , kế hoạch SDĐ hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn như quy định của Luật đất đai 2003.
  20. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 So với quy định của PL hiện hành, quy định mới này góp phần quản lý chặt chẽ hơn việc UBND cấp có thẩm quyền quy định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ. đồng thời, với quy định mới này nhằm nâng cao vai trò của quy hoạch , kế hoạch SDĐ trên cơ sở nâng cao chất lượng quy hoạch , kế hoạch SDĐ, đặc biệt là kế hoạch SDĐ hàng năm cấp huyện. Vì vậy, “nội dung kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện” (K.4 Đ.40) quy định phải “xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án SDĐ vào mục đích quy định tại Đ61 và Đ62 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. đối với dự án hạ tầng kinh tế, xây dựng , chỉnh trang đô thị, kinh doanh C nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá QSDĐ thực hiện dự án nhà ở, thương mại , dịch vụ , sản xuất kinh doanh ” (Đ.c K.4 Đ40) và “Lập bản đồ kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện” (Đ.đ K.4 Đ40) nhằm đảm bảo đủ căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ.
  21. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Về điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Để khắc phục tình trạng nhiều dự án đầu tư sau khi được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí đất đai đã xảy ra khá phổ biến tại các địa phương trong giai đoạn vừa qua, LĐĐ 2013 bổ sung các quy định để kiểm soát chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ: - Đ58 quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ để thực hiện dự án đầu tư. Trong đó quy định hai loại điều kiện: thứ nhất áp dụng đối với CQ có thẩm quyền trong việc quy định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ (K1 và K2), nhằm đảm bảo AN- QP, bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và BVMT sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  22. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Thứ hai áp dụng đối với chủ đầu tư xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích SDĐ như có năng lực tài chính, có ký quỹ, không VPPL (K3), nhằm khắc phục tình trạng nhiều địa phương đã giao đất, cho thuê đất nhưng các chủ đầu tư không SDĐ, chậm đưa đất vào sử dụng, dẫn đến lãng phí đất đai, gây bức xúc trong nhân dân. - Bổ sung trường hợp chuyển đất xây dựng công trình SN, đất SD vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh , đất sản xuất , kinh doanh phi N/N không phải là đất thương mại , dịch vụ sang đất thương mại , dịch vụ ; chuyển đất thương mại , dịch vụ , đất xây dựng công trình SN sang đất cơ sở sản xuất phi N/N cũng bắt buộc phải xin phép CQ có thẩm quyền (Đ.g K1 Điều 57). - - Bổ sung quy định trường hợp cho HGĐ, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ N/N để SD vào mục đích thương mại , dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có thêm VB chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi UBND cấp huyện quy định theo thẩm quyền (Đ.a K. 2 Điều 59).
  23. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.6. Chương VI. Thu hồi, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 2.6.1. Mục 1: Thu hồi đất và trưng dụng đất - Về các trường hợp thu hồi đất: Từ 12 trường hợp thu hồi đất quy định tại Đ38 của LĐĐ 2003, LĐĐ 2013 bổ sung trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người để chia thành 4 nhóm để có quy định riêng về cơ chế xử lý đất thu hồi, TS trên đất thu hồi phù hợp với tính chất của từng nhóm, gồm: + Nhóm 1: Thu hồi đất vì mục đích QP-AN (Đ61); + Nhóm 2: Thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62); + Nhóm 3: Thu hồi đất do VPPL (Đ 64); đặc biệt đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, LĐĐ 2013 quy định chế tài mạnh để xử lý đối với các trường hợp này; cụ thể Luật quy định:
  24. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 ”Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ SDĐ chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng ; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền SDĐ, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và TS gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng” (Đ.i K.1 Đ64) + Nhóm 4: Thu hồi đất do chấm dứt việc SDĐ theo PL, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (Đ65). - Cơ chế sử dụng đất để sản xuất , kinh doanh : LĐĐ 2013 quy định cụ thể việc SDĐ để sản xuất , kinh doanh theo 2 cơ chế sau:
  25. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 + Cơ chế Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án SDĐ để phát triển KT- XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nhằm cụ thể quy định tại Đ54 của HP 2013, các dự án này được quy định chi tiết theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn và thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển KT- XH vì lợi ích quốc gia, công cộng . Cụ thể: Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các dự án đã được quy hoạch quyết định chủ trương đầu tư; dự án được TTg CP chấp thuận, quyết định đầu tư và một số trường hợp được HĐND cấp tỉnh xem xét thông qua chủ trương thu hồi đất (Đ 62); + Cơ chế Nhà nước không thu hồi đất mà chủ đầu tư và người SDĐ tự thỏa thuận việc SDĐ để sản xuất , kinh doanh thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng QSDĐ (Đ73). Quy định này sẽ góp phần đảm bảo công khai , minh bạch và dân chủ, giảm khiếu kiện phát sinh từ cơ chế SDĐ để sản xuất , kinh doanh ;
  26. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Đặc biệt là từ quy định này, Luật làm rõ những trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì người SDĐ được bồi thường theo giá đất do Nhà nước xác định, những trường hợp còn lại (Nhà nước không thu hồi đất) thì người SDĐ được chủ đầu tư trả tiền theo giá đất do các bên thỏa thuận. - Thẩm quyền thu hồi đất: Về cơ bản thẩm quyền thu hồi đất được quy định trong Luật mới theo hướng kế thừa quy định của Luật 2003. Tuy nhiên, Đ66 của Luật 2013 có sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất so với 2003 khi thực hiện các dự án , trong đó quy định UBND cấp tỉnh quy định thu hồi đất đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và HGĐ, cá nhân đang SDĐ. - Trình tự, thủ tục thu hồi đất: đối với trường hợp thu hồi đất nhóm 1, 2 (SD vào mục đích QP-AN; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng), Luật 2013 quy định bổ sung trình tự, thủ tục thu hồi đất tại Đ69, 70 và 71, đặc biệt là trình tự cơ chế kiểm đếm để lập PABT, hỗ trợ, tái định cư, trình tự cơ chế thu hồi đất nhằm đảm bảo công khai , minh bạch và dân chủ;
  27. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Đảm bảo quyền lợi của người có đất thu hồi; tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của nhân dân; trách nhiệm đối thoại và giải trình của CQ Nhà nước có thẩm quyền khi người dân chưa có ý kiến đồng thuận trong việc thu hồi đất, bồi thường , hỗ trợ, tái định cư. Các trường hợp thu hồi đất nhóm 3, 4 (thu hồi đất do VPPL về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc SDĐ theo PL, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người), Luật đất đai 2013 không quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất mà giao CP quy định nhằm đáp ứng yêu cầu CC thủ tục hành chính và điều kiện ứng dụng CNTT trong quá trình thực hiện . - Trưng dụng đất: So với PL về đất đai hiện hành, Luật 2013 bổ sung quy định về trưng dụng đất (Đ72), nhằm thể chế quy định của HP 2013 theo hướng trưng dụng đất khác với trưng dụng TS, trong đó quy định các trường hợp trưng dụng đất, thời hạn trưng dụng đất, bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra và Luật giao CP quy định chi tiết điều này.
  28. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.6.2. Mục 2: bồi thường về đất, hỗ trợ, tái định cư a) quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật 2003 được quy định trong 03 điều (Đ41, 42 và 43) và trên thực tế đã không thể thể chế, truyển tải hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các địa phương, các bộ, ngành. Khắc phục hạn chế này, Luật 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về TS, ngừng sản xuất , kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Đ 74 và Đ 88). Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về TS gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện.
  29. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Trong đó, Luật bổ sung thêm 02 trường hợp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 75, cụ thể: - Bổ sung bồi thường đối với các trường hợp SDĐ thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhằm đảm bảo sự b/đẳng giữa người SDĐ theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê với người được giao đất có thu tiền SDĐ (có cùng nghĩa vụ tài chính như nhau). - Bổ sung bồi thường đối với trường hợp CS tôn giáo , cộng đồng DC đang SDĐ mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có GCN hoặc có đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và TS khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp (Luật 2003 chưa quy định việc bồi thường, hỗ trợ đất đối với đất do CS tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất NN , sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi Nhà nước, làm cơ sở hoạt động từ thiện, không phải là đất do được Nhà nước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng , nhận tặng cho hợp pháp hoặc khai hoang trước ngày 01/7/2004 nên gây vướng mắc trong thực hiện tại các địa phương)
  30. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 c) Thể chế hóa cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại thông qua các quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm: đất N/N, đất ở, đất phi N/N không phải đất ở và theo từng loại đối tượng SDĐ (từ Đ 77 đến Đ 81 của Luật đất đai). Trong đó, theo quy định của Luật đất đai năm 2013, việc xác định mức bồi thường cho người có đất thu hồi đối với đất SD có thời hạn không chỉ căn cứ loại đất, đối tượng SDĐ mà còn phải căn cứ thời hạn SDĐ còn lại của người SDĐ đối với đất đó. d) quy định cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (Đ 76), cho một số trường hợp không được bồi thường về đất. Những trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm: - Đất được Nhà nước giao không thu tiền SDĐ, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho HGĐ, cá nhân quy định tại K.1 Đ54; - Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền SDĐ nhưng được miễn tiền SDĐ;
  31. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp HGĐ, cá nhân SDĐ thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với CM; - Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; - Đất nhận khoán để sản xuất N/N, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. đ) Bổ sung quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án đặc biệt (Đ87) - Bổ sung trường hợp thu hồi đất ở trong KV bị ô nhiễm MT có nguy cơ đe dọa t/mạng con người, đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi h/tượng thiên tai khá c đe dọa t/mạng con người thì người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để ổn định đời sống , sản xuất theo quy định của CP.
  32. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Đối với dự án đầu tư do quy hoạch quy định chủ trương đầu tư, TTg CP chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống , KT-XH, truyền thống văn hóa của cộng đồng , các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc TW thì TTg CP quy định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. - Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốc tế, nước ngoài mà Nhà nước VN có cam kết về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo khung chính sách đó. e) Về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Một số quy định bổ sung trong Luật 2013 so với Luật 2003: - Quy định về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (K.1 Đ 83 Luật đất đai): + Người SDĐ khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; + Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan , công bằng , kịp thời, công khai và đúng quy định của PL.
  33. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho HGĐ, cá nhân trực tiếp sản xuất NN khi Nhà nước thu hồi đất NN mà không có đất NN để bồi thường (K.1 Đ.84): HGĐ, cá nhân trực tiếp sản xuất NN, khi Nhà nước thu hồi đất NN mà không có đất NN để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm. Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất , kinh doanh . - Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho HGĐ, cá nhân SDĐ ở kết hợp kinh doanh , dịch vụ mà nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh , dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở (K.2 Đ 84):
  34. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Đối với HGĐ, cá nhân SDĐ ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh ,dịch vụ , khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất , kinh doanh ; trường hợp người có đất thu hồi còn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm. g) Về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Nhằm khắc phục tình trạng một số khu TĐC chất lượng còn thấp, không đồng bộ về hạ tầng, chưa đảm bảo có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhiều địa phương chưa lập khu TĐC chung cho các dự án tại địa bàn nên nhiều dự án chưa có khu TĐC đã thực hiện thu hồi đất ở, thậm chí có những dự án mà người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở nhiều năm mà vẫn chưa được bố trí vào khu TĐC. Luật 2013 đã có những quy định mới như sau:
  35. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Bổ sung quy định cụ thể về lập và thực hiện dự án TĐC (Đ 85) theo hướng: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án TĐC trước khi thu hồi đất. Quy định khu TĐC tập trung phải xây dựng CSHT đồng bộ , bảo đảm tiêu chuẩn , quy chuẩn xây dựng , phù hợp với điều kiện, phong tục , tập quán của từng vùng, miền. quy định việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc CSHT của khu TĐC. - Sửa đổi và bổ sung quy định về bố trí TĐC cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở (Đ86): + Người có đất thu hồi được bố trí TĐC tại chỗ nếu tại KV thu hồi đất có dự án TĐC hoặc có điều kiện bố trí TĐC. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
  36. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 + Giá đất cụ thể tính thu tiền SDĐ tại nơi TĐC, giá bán nhà ở TĐC do UBND cấp tỉnh quy định. + Quy định trường hợp người có đất thu hồi được bố trí TĐC mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất TĐC tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất TĐC tối thiểu. CP quy định cụ thể suất TĐC tối thiểu phối hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa phương. 2.7. Chương VII. ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và TS khác gắn liền với đất. Chương này quy định về 10 vấn đề (1) ĐKĐĐ, nhà ở và TS khác gắn liền với đất; (2) Hồ sơ địa chính; (3,4 và 5) GCN và nguyên tắc cấp giấy; các trường hợp cấp GCN; (6) Việc cấp GCN cho HGĐ, cá nhân, cộng đồng DC, tổ chức, CSTG đang SDĐ có hoặc không có giấy tờ về QSDĐ; (7) Việc xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao; (8) Việc cấp GCN đối với TS gắn liền với đất; (9) Thẩm quyền cấp GCN; (10) Việc điều chỉnh, thu hồi GCN đã cấp
  37. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.7.1. Quy định lại thuật ngữ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (K.15 Đ3 và Đ95): So với trước đây, thuật ngữ mới thể hiện một số thay đổi: - Phạm vi đăng ký: thực hiện đối với mọi trường hợp SDĐ (kể cả không đủ điều kiện cấp GCN) hay được giao quản lý đất và tài sản gắn liền với đất; - Mục đích đăng ký: để “ghi nhận tình trạng pháp lý về QSDĐ, QSH nhà ở, TS khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” mà không phải “ghi nhận QSDĐ hợp pháp nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người SDĐ” như trước đây; 2.7.2. Tính bắt buộc thực hiện đăng ký, cấp GCN (Đ95): - Đăng ký đất đai (K. 1): là bắt buộc với mọi đối tượng SDĐ tại Đ 5 hay được giao đất để quản lý tại Đ 8. Riêng việc đăng ký TS gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. - Cấp GCN (K. 5): là theo nhu cầu của người SDĐ, chủ SH tài sản gắn liền với đất nếu có đủ điều kiện quy định.
  38. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.7.3. Bổ sung các quy định về hình thức đăng ký điện tử; hồ sơ địa chính dạng số và giá trị pháp lý của việc đăng ký điện tử có giá trị như trên giấy (K. 2 Điều 95 và Điều 96). 2.7.4. Bổ sung các trường hợp đăng ký biến động (K. 4 Điều 95) - Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; - Chuyển QSDĐ, QSH nhà ở và TS khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành QSDĐ chung, QSH chung của vợ và chồng; - Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QSD hạn chế thửa đất liền kề (QSD hạn chế đối với thửa đất liền kề (Đ171) bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề).
  39. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.7.5. Bổ sung quy định xác định kết quả đăng ký (K5 Đ95) - Được ghi vào Sổ địa chính về tình trạng p/lý về QSDĐ, quyền quản lý đất, QSH gắn liền với đất (hiện trạng, nguyên gốc, thời điểm sử dụng, giấy tờ) - Được cấp GCN nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện quy định; - Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy thì người đang SDĐ được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước có quy định xử lý theo quy định. 2.7.6. Bổ sung quy định thời hạn bắt buộc phải đăng ký với người SDĐ (K.6 Đ95) - Thời hạn phải đăng ký đối với các trường hợp : cho thuê, thế chấp, chuyển quyền; đổi tên; chia tách quyền; xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QSD hạn chế thửa đất liền kề; - Thời hạn phải đăng ký là: 30 ngày (kể từ ngày biến động); trường hợp thừa kế thì tính từ ngày phân chia xong di sản thừa kế.
  40. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.7.7. Bổ sung quy định thời Điểm hiệu lực của việc đăng ký (K.7 Đ95): - Thời điểm có hiệu lực là kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính. Quy định này là cơ sở để: xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người đăng ký (để bảo hộ khi có bên thứ ba; xác định nghĩa vụ tài chính liên quan, ) 2.7.8. GCN và nguyên tắc cấp GCN (Đ 97, 98): - Nguyên tắc cấp GCN theo thửa: trường hợp SD nhiều thửa đất được cấp chung một GCN nếu có nhu cầu được áp dụng đối với tất cả các loại đất Nhà nước tại cùng một xã, phường, thị trấn. - Thửa đất có nhiều người chung quyền thì GCN phải ghi đầy đủ tên của những người đó. 2.7.9. Về các trường hợp SDĐ được cấp GCN (Đ 99-102) - Về cấp GCN cho HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư đang SDĐ có giấy tờ (Đ 100): bỏ điều kiện không tranh chấp đối với trường hợp có giấy tờ; có tên trong sổ đăng ký, sổ địa chính: là sổ lập trước ngày 15/10/1993; thêm giấy tờ khác do CP quy định.
  41. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Cấp GCN cho HGĐ, cá nhân, cộng đồng DC đang sử dụng đất không có giấy tờ (Điều 101): giao cho CP quy định chi tiết cho thống nhất. - Cấp GCN cho tổ chức đang SDĐ (Đ102): cơ bản như hiện hành; giao cho CP quy định chi tiết. - Cấp GCN cho CSTG sửa đổi theo hướng: bỏ 2 điều kiện: có VB đề nghị của tổ chức tôn giáo có CSTG; có xác nhận của UBND cấp xã về nhu cầu SDĐ của CSTG; bổ sung điều kiện không tr/chấp. 2.7.10. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao (Điều 103): Cơ bản như quy định hiện hành và luật hóa Đ 45 NĐ181; có sửa đổi làm rõ thêm một số từ ngữ, đặc biệt sửa đổi bổ sung K. 5 theo hướng: trường hợp không có giấy tờ tại Đ100 mà đất đã SD ổn định từ trước ngày 15/10/1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức công nhận do UBND tỉnh quy định (riêng trường hợp vi phạm thực hiện theo quy định của CP).
  42. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.7.11. Thẩm quyền cấp GCN (Đ 105) Có 2 điểm sửa đổi: (1)- Bỏ điều kiện UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho Sở TN&MT cấp GCN; (2)- Bổ sung quy định cơ quan TN&MT có thẩm quyền cấp GCN đối với trường hợp đã có GCN mà thực hiện các quyền hoặc cấp đổi, cấp lại GCN. 2.7.12. Điều chỉnh, thu hồi GCN đã cấp (Đ106) (1) Quy định cụ thể các trường hợp điều chỉnh, thu hồi GCN: - Các trường hợp điều chỉnh: Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân , địa chỉ của người được cấp GCN; sai sót thông tin về thửa đất, TS gắn liền với đất so với hồ sơ đăng ký đã xét duyệt. - Các trường hợp thu hồi GCN: Nhà nước thu hồi đất; cấp đổi GCN; đăng ký biến động đất mà phải cấp mới GCN; cấp không đúng thẩm quyền, không đủ điều kiện, không đúng đối tượng, vị trí, diện tích đất, mục đích, thời hạn hoặc nguồn gốc sử dụng theo quy định của PL đất đai.
  43. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 (2)- quy định cơ quan thẩm quyền đính chính, thu hồi: là cơ quan thẩm quyền cấp GCN; (3)- Bổ sung quy định không thu hồi GCN đã cấp trái PL trong trường hợp người được cấp GCN đó đã thực hiện chuyển quyền theo quy định của PL về đất đai. 2.8. Chương VIII. tài chính về đất đai và giá đất 2.8.1. Về tài chính đất đai (Mục 1): Mục này có bổ sung một số nội dung về căn cứ, thời điểm tính tiền SDĐ, tiền thuê đất; quy định về nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích SDĐ; bổ sung việc miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất đối với trường hợp thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với nước, HGĐ nghèo, đồng bào DTTS ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn , vùng biên giới, hải đảo; SDĐ sản xuất NN đối với đồng bào DTTS; SDĐ xây dựng công trình SN của các tổ chức SNC; đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không , sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không ; về QPT đất.
  44. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.8.2. Về giá đất (Mục 2). Các nguyên tắc định giá đất (K.1 Đ112) bao gồm: “a) Theo mục đích SDĐ hợp pháp tại thời điểm định giá; b) Theo thời hạn sử dụng đất; c) Phối hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích SD đã chuyển nhượng , giá trúng đấu giá QSDĐ đối với những nơi có đấu giá QSDĐ hoặc thu nhập từ việc SDĐ; d) Cùng một thời điểm , các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích SD, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc SDĐ tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.” b) Về giá đất Ngoài việc tiếp tục quy định khung giá các loại đất, bảng giá đất, Luật 2013 còn bổ sung quy định xác định giá đất cụ thể, cụ thể như sau: - Về khung giá đất (Đ113):
  45. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Luật đất đai 2013 giao “CP ban hành khung giá các loại đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì CP điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.” - Về bảng giá đất (K.2 Đ.114). Luật 2013 quy định Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ. Được áp dụng trong 6 trường hợp . Cụ thể như sau: + Tính tiền SDĐ khi Nhà nước chứng nhận QSDĐ ở của HGĐ, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích SDĐ từ đất Nhà nước, đất phi Nhà nước không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho HGĐ, cá nhân; + Tính thuế sử dụng đất; + Tính phí và lệ phí trong quản lý, SDĐĐ; + Tính tiền XPVP hành chính trong lĩnh vực đất đai; + Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và SDĐĐ;
  46. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 + Tính giá trị QSDĐ để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, chứng nhận QSDĐ có thu tiền SDĐ, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. - Về giá đất cụ thể (K.4 Đ.114): Giá đất cụ thể được áp dụng trong 5 trường hợp sau: + Tính tiền SDĐ khi Nhà nước chứng nhận QSDĐ của HGĐ, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích SDĐ từ đất Nhà nước, đất phi Nhà nước không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho HGĐ, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất Nhà nước vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển QSDĐ Nhà nước của HGĐ, cá nhân; + Tính tiền SDĐ khi Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ; công nhận QSDĐ, cho phép chuyển mục đích SDĐ đối với tổ chức mà phải nộp tiền SDĐ; + Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ;
  47. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 + Tính giá trị QSDĐ khi cổ phần hóa DNNN mà DN cổ phần SDĐ thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp DNNNcổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; + Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. CQ quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện , CQ quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. c) Về tư vấn giá đất (Điều 115): Luật 2013 đã dành 02 điều quy định các trường hợp tư vấn giá đất được thực hiện, điều kiện hoạt động tư vấn giá đất và hành nghề tư vấn giá đất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn có chức năng tư vấn xác định giá đất, đặc biệt Luật còn quy định giá đất tư vấn xác định là một trong các căn cứ để CQ Nhà nước có thẩm quyền quy định giá đất.
  48. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.9. Chương IX. Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai . Đây là chương mới quy định các nội dung chủ yếu sau: - Hệ thống thông tin đất đai (Đ120) được xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu (quản lý đất, Thuế, Ngân hàng ). Thành phần của hệ thống thông tin đất đai gồm: (1) hệ thống KT CNTT; (2) hệ thống phần mềm; (3) CSDL đất đai quốc gia. - CSDL đất đai (Đ121): được xây dựng thống nhất trong cả nước. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin CSDL do Bộ TNMT quy định - Quy định quản lý, khai thác CSDL đất đai (Đ122): - Quy định dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai (Đ123) gồm: đăng ký điện tử; giao dịch về đất đai bằng điện tử; cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai. - Trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin đất đai (Đ124).
  49. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.10. Chương X. Chế độ sử dụng các loại đất (1). Mục 1 - Thời hạn sử dụng đất Mục này quy định về các trường hợp đất sử dụng ổn định lâu dài (Đ125), các trường hợp đất sử dụng có thời hạn (Đ126); thời hạn SDĐ khi chuyển mục đích SDĐ (Đ127) và thời hạn SDĐ khi nhận chuyển QSDĐ (Đ128). (2). Mục 2 - Đất nông nghiệp - Đ130 Luật quy định về hạn mức nhận chuyển QSDĐ Nhà nước của HGĐ, cá nhân. Theo quy định tại điều này thì hạn mức nhận chuyển QSDĐ Nhà nước của HGĐ, cá nhân được nâng lên so với quy định hiện hành nhưng không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất NN cho HGĐ, cá nhân; đồng thời quy hoạch giao CP quy định cụ thể hạn mức nhận chuyển quyền này cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng và từng thời kỳ , tạo điều kiện cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai để hoàn thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong NN.
  50. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Đ133 quy định về đất NN do tổ chức, người VN định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng. Trong nội dung điều này có quy định tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để sử dụng vào mục đích sản xuất N/N, lâm nghiệp thì phải rà soát hiện trạng SDĐ, lập phương án SDĐ. Nội dung phương án SDĐ phải xác định rõ diện tích , ranh giới sử dụng, diện tích từng loại đất được giữ lại sử dụng, thời hạn SDĐ , diện tích đất bàn giao cho địa phương; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc rà soát, phê duyệt phương án SDĐ ; Giao đất, cho thuê đất theo phương án SDĐ được phê duyệt; thu hồi diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, giao khoán , cho thuê, cho mượn trái PL, bị lấn, bị chiếm để tạo quỹ đất giao, cho thuê đối với tổ chức, HGD, cá nhân. - Đ134 quy định về chế độ SDĐ trồng lúa. nội dung điều này được quy định theo hướng Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi NN;
  51. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả SDĐ trồng lúa; Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng KH&CN hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; Nội dung điều này được quy định bổ sung theo hướng làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi NN từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước thực hiện việc bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích SDĐ. (3). Mục 3- Đất phi nông nghiệp - Đ 146 quy định về đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị, trong đó có bổ sung quy định “khi thực hiện các dự án HTKT, xây dựng , chỉnh trang đô thị, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch SDĐ”.
  52. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Đ149 quy định về đất KCN, KCX, cụm CX, làng nghề. Ngoài các nội dung kế thừa quy định tại Đ90 Luật 2003, Luật này đã luật hóa quy định tại Đ84 của NĐ số 181 và có có bổ sung các quy định sau đây: + Khi quy hoạch , thành lập KCN, KCX phải đồng thời lập quy hoạch , xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài KCN để phục vụ đời sống người lao động . + Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người VN định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, cụm CN, KCX. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.
  53. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 + Tổ chức kinh tế, HGĐ, cá nhân, người VN định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất , kinh doanh trong KCN, cụm CN, KCX được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người VN định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. + Tổ chức kinh tế, HGĐ, cá nhân, người VN định cư ở nước ngoài đầu tư vào sản xuất , kinh doanh trong KCN đã được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng QSDĐ gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người VN định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN trước ngày Luật 2013 có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục SDĐ theo thời hạn còn lại của dự án , không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Nhà nước xem xét cho thuê đất theo quy định của Luật này.
  54. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Đ151 quy định về đất sử dụng cho Khu kinh tế. nội dung điều này bổ sung quy định cụ thể các khu chức năng trong Khu kinh tế bao gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, KCX, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, kinh doanh , khu hành chính và các khu chức năng khác. BQL Khu kinh tế chỉ được giao lại đất có thu tiền SDĐ, giao lại đất không thu tiền SDĐ, cho thuê đất cho người có nhu cầu SDĐ trong các khu chức năng của Khu kinh tế. - Bổ sung quy định về đất cảng hàng không , sân bay dân dụng (Đ 156). Nội dung điều này trước đây được quy định tại Luật hàng không dân dụng VN năm 2006. Việc bổ sung này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc điều chỉnh quan hệ pháp Luật đất đai. - Bổ sung quy định về đất xây dựng công trình ngầm (Đ161). Nội dung điều này quy định việc SDĐ để xây dựng công trình ngầm phải phù hợp với quy hoạch xây dựng công trình ngầm, quy hoạch , kế hoạch SDĐ và các quy hoạch khác có liên quan; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình ngầm theo quy định của Chính phủ.
  55. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 (4). Mục 4- Đất chưa sử dụng: Mục này có 02 điều quy định về quản lý đất chưa sử dụng (Đ164) và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng (Đ165). Nội dung các điều này về cơ bản giữ nguyên như quy định của Luật đất đai năm 2003. 2.11. Chương XI. Quyền và nghĩa vụ của người SDĐ a). Mục 1 - Quy định chung - Bổ sung quy định quyền và nghĩa vụ của nhóm người SDĐ mà có chung QSDĐ(K.2 Đ167). Nhóm người SDĐ gồm HGĐ, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của HGĐ, cá nhân. Trường hợp trong nhóm có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế. Trường hợp QSDĐ phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần QSDĐ của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp GCN và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ theo quy định. Trường hợp không chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện .
  56. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Quy định cụ thể các trường hợp phải công chứng , chứng thực hợp đồng , văn bản thực hiện các quyền của người SDĐ (K.3 Điều 167). Hợp đồng chuyển nhượng , tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ, QSDĐ và TS gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực , trừ trường hợp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, QSDĐ và TS gắn liền với đất, TS gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh BĐS. Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, QSDĐ và TS gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, QSDĐ và TS gắn liền với đất, TS gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia g/dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. Văn bản về thừa kế QSDĐ, QSDĐ và TS gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của PL DS. Luật cũng quy định rõ việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng , việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã.
  57. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Luật hóa quy định của NĐ số 181 của CP về thời điểm được thực hiện các quyền của người SDĐ (Đ168); các trường hợp được nhận QSDĐ (Đ169), trong đó có bổ sung quy định DN có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn là giá trị QSDĐ (Đ.b K.1), người VN định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại VN thì được nhận chuyển nhượng QSDĐ ở trong các dự án phát triển nhà ở (Đ.đ K.1). - Bổ sung quy định trong Luật đất đai QSD hạn chế đối với thửa đất liền kề (Đ. 171). Việc xác lập quyền đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định của PL về dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định của Luật đất đai năm 2013. - - Đ.172 quy định về quyền được lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất. Nội dung điều này được quy định trên cơ sở kế thừa nội dung Đ.108 của Luật đất đai 2003 cho phù hợp với chủ trương chuyển đa số các trường hợp giao đất sang thuê đất.
  58. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 b). Mục 2: Về quyền và nghĩa vụ của tổchức SDĐ - Đ.174 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được quy định theo hướng bỏ quy định về bảo lãnh bằng QSDĐ, mở rộng mục đích của việc thế chấp QSDĐ không chỉ để vay vốn sản xuất kinh doanh như quy định hiện hành; Bổ sung quy định về quyền của tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ NSNN; quyền của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng được miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất (K. 4). - Đ.175 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm đã bãi bỏ biện pháp bảo lãnh bằng TS gắn liền với đất thuê, bổ sung quyền được bán TS gắn liền với đất theo quy định của PL.
  59. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được thuê đất để xây dựng công trình ngầm (Đ.178). Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm thì có các quyền và nghĩa vụ như sau: Trường hợp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm. + Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người VN định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, cụm CN, KCX. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm;
  60. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 c) Mục 3: Về quyền và nghĩa vụ của HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư SDĐ - Quyền và nghĩa vụ của HGĐ, cá nhân SDĐ được quy định tại Đ.179. Nội dung điều này kế thừa quy định Đ.113 của Luật đất đai 2003, đồng thời có các sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây: + Quy định về quyền và nghĩa vụ của HGĐ, cá nhân SDĐ được Nhà nước giao đất Nhà nước trong hạn mức, đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng , nhận tặng cho, nhận thừa kế, đất giao có thu tiền SDĐ, công nhận QSDĐ và đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của PL; trường hợp đất thuộc diện thu hồi để đầu tư dự án có mục đích sản xuất ,kinh doanh hoặc xây dựng kinh doanh nhà ở thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho thuê QSDĐ, góp vốn bằng QSDĐ; + Quy định HGĐ, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được bán TS thuộc SH của mình gắn liền với đất thuê khi đủ điều kiện theo quy định của PL ” và “cho thuê TS thuộc SH của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của PLDS” (Đ. 179); bổ sung quy định về quyền của HGĐ, cá nhân thuê lại đất trong KCN, cụm CN, khu chế xuất (K.3, Đ.179).
  61. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 d). Mục 4: Quyền và nghĩa vụ của Người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, DN có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất So với Luật đất đai năm 2003, nội dung mục này có bổ sung các nội dung sau đây: - Bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của của tổ chức kinh tế liên doanh; quyền và nghĩa vụ của DN có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước VN giao đất có thu tiền SDĐ; quyền và nghĩa vụ của DN có vốn đầu tư nước ngoài SDĐ được hoàn thành do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của DN VN (Đ.183). - Bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của DN liên doanh SDĐ do nhận góp vốn bằng QSDĐ; DN 100% vốn đầu tư nước ngoài được chuyển đổi từ DN liên doanh (Đ.184).
  62. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của của người VN định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để xây dựng công trình ngầm (Đ.187). đ) Mục 5: Về điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất Đây là một mục mới quy định về điều kiện thực hiện các quyền của người SDĐ, cụ thể như sau: - Đ.188 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng , cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp QSDĐ; góp vốn bằng QSDĐ. Cụ thể: người SDĐ được thực hiện các quyền nêu trên khi có GCN, đất không có tranh chấp, QSDĐ không bị kê biên để bảo đảm THA và phải ở trong thời hạn SDĐ; khi thực hiện các quyền thì phải đăng ký tại văn phòng đăng ký và giao dịch thực hiện có hiệu lực kể từ ngày đăng ký vào sổ địa chính.
  63. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Đ.189 quy định về điều kiện được bán TS gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm. TS gắn liền với đất thuê phải được tạo lập hợp pháp theo quy định của PL và đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết. Người mua TS gắn liền với đất thuê phải có n/lực tài chính để thực hiện DAĐT; có ngành nghề kinh doanh phối hợp với DAĐT; không vi phạm các quy định của PL đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó. Người mua TS được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn còn lại theo giá đất được xác định lại, SDĐ đúng mục đích đã được xác định trong dự án . - Đ.190 quy định về điều kiện chuyển đổi QSDĐ NN. Quyền này áp dụng đối với HGĐ, cá nhân SDĐ NN do được Nhà nước giao đất hoặc do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng , nhận thừa kế, được tặng cho QSDĐ hợp pháp từ người khác và chỉ được thực hiện chuyển đổi QSDĐ NN cho HGĐ, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất N/N và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển QSDĐ, lệ phí trước bạ.
  64. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Đ.191 quy định về những trường hợp không được nhận chuyển nhượng , nhận tặng cho QSDĐ. Theo quy định này, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng QSDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của HGĐ, cá nhân (trừ trường hợp được chuyển mục đích SDĐ theo quy hoạch , kế hoạch SDĐ đã được phê duyệt); HGĐ, cá nhân không trực tiếp sản xuất NN không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ trồng lúa; HGĐ, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ ở, đất NN trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó. - Đ.192 quy định về các trường hợp HGĐ, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ có điều kiện. Theo quy định này, HGĐ, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ ở, đất rừng kết hợp sản xuất NN , lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho HGĐ, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
  65. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 Nếu được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng , tặng cho QSDĐ ở, đất sản xuất nông nghiệp cho HGĐ, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó. Đối với HGĐ, cá nhân đồng bào DTTS SDĐ do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng , tặng cho QSDĐ sau 10 năm kể từ ngày có quy định giao đất theo quy định của CP. - Đ.193 quy định về điều kiện nhận chuyển nhượng , nhận góp vốn, thuê QSDĐ N/N để thực hiện dự án đầu tư sản xuất , kinh doanh phi NN. - Đ.194 quy định điều kiện chuyển nhượng QSDĐ trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.
  66. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 2.13 Chương XIII. Giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại , tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Nội dung chương này quy định về giám sát và thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại , tố cáo và xử lý vi phạm PL về đất đai. Nội dung chương này có một số điểm mới sau: - Luật đất đai năm 2013 quy định theo hướng tăng cường hơn sự theo dõi, giám sát, đánh giá của Quốc hội, HĐND các cấp, MTTQ VN, các tổ chức thành viên của MT và nhân dân về việc quản lý và SDĐĐ. - Đ.199 quy định về giám sát của công dân đối với việc quản lý, SDĐ. Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện phản ánh các sai phạm trong quản lý, SDĐ đến các CQ có thẩm quyền. Luật cũng quy định cụ thể về nội dung, hình thức giám sát của công dân , trách nhiệm của các tổ chức đại diện của công dân, trách nhiệm của CQ Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và các tổ chức đại diện.
  67. NỘI DUNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 - Luật cũng quy định về hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và SDĐ để đánh giá việc thi hành PL đất đai, hiệu quả quản lý và SDĐ, sự tác động của chính sách, PL đất đai đến kinh tế, XH và MT trên phạm vi cả nước và các địa phương (Điều 200). - Đổi mới quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo hướng đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCN hoặc giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của PL về TTDS (Đ.203). - Bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý VPPL về quản lý và SDĐĐ (Đ.208); quy định xử lý trách nhiệm của người thực thi công vụ VPPL đất đai và người đứng đầu CQ, tổ chức để xảy ra VPPL đất đai (Đ.207).