Bài giảng Hành chính học đại cương

ppt 282 trang hapham 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hành chính học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hanh_chinh_hoc_dai_cuong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hành chính học đại cương

  1. HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƯƠNG SỐ TÍN CHỈ 03
  2. Môn học hành chính học đại cương Môn học bao gồm các nội dung cơ bản: các lý thuyết và mô hình hành chính nhà nước, quan niệm về hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước, quá trình ban hành và thực thi các quyết định hành chính nhà nước, chức năng cơ bản của hành chính nhà nước, kiểm soát đối với hành chính nhà nước và nâng cao năng lực, hiệu quả của hành chính nhà nước
  3. • khqlk8@gmail.com
  4. Nội dung môn học Chương1: Khái quát chung về hành chính nhà nước Chương 2: Các lý thuyết và mô hình hành chính nhà nước Chương 3: Nền hành chính nhà nước Chương 4: Chức năng, hình thức và phương pháp hành chính nhà nước Chương 5: Quyết định quản lý hành chính nhà nước Chương 6: Kiểm soát đối với nền hành chính nhà nước Chương 7: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước
  5. Thông tin giảng viên • nguyenquanghuy@tueba.edu.vn • Dt 0983995035
  6. Tài liệu tham khảo 1. Hành chính học đại cương – GS Đoàn Trọng Truyến • 2. Lý luận quản lý nhà nước – GS Mai Hữu Khuê • 3. Các văn bản pháp luật:
  7. Các trang web tham khảo • 1. Quốc hội Việt Nam • 2.Cải cách hành chính Nhà nước • 3. Chính phủ Việt Nam
  8. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  9. • 1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của hành chính nhà nước • 1.2. Đặc điểm của hành chính nhà nước • 1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
  10. Xã hội nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc, bộ lạc Thị tộc Tộc trưởng Bào tộc Bộ lạc Thủ lĩnh
  11. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM Quốc hội Chủ tịch nước Chính phủ TANDTC VKS NDTC HĐND UBND Toà án nhân Viện kiểm sát dân địa nhân dân địa các cấp các cấp phương phương Thông qua bầu cử Nhân dân
  12. Bộ máy NN Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền Nhân dân Chính phủ Quốc hội Toà án (Hành pháp) (Lập pháp) (Tư pháp)
  13. Taïi moät cô quan haønh chính nhaø nöôùc
  14. 1.1 KHÁI NIỆM BẢN CHẤT, VAI TRÒ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quản lý, quản lý nhà nước 1.1.2 Quản lý hành chính nhà nước
  15. 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý - Dưới góc độ điều khiển học: quản lý được xem là quá trình "tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định", đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành. - Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; - Dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy.
  16. Khái niệm quản lý Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước
  17. Ðặc điểm của quản lý • Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý. • Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khi có hoạt động chung của con người. • Quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bản chất của thời kỳ đó, xã hội đó. • Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy.
  18. Quản lí nhà nước Quản lí nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lí nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lí hành chính nhà nước
  19. Đặc điểm của quản lí nhà nước • Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước • Đối tượng của quản lý nhà nước kà tất cả các cá nhân sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia • Hoạt động quản lí nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội • Quản lí nhà nước manh tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lí chủ yếu
  20. 1.1.2 Quản lí hành chính nhà nước Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng đất nước
  21. Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước • Tính chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp- cơ quan dân cử. • Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chổ là để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.
  22. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo. Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước.
  23. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lí hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
  24. 4. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiên mục tiêu.
  25. Bản chất của hành chính nhà nước • Hành chính nhà nước mang tính chính trị • Hành chính nhà nước mang tính pháp lí • Hành chính nhà nước là một hoạt động quản lí • Hành chính nhà nước có tính chuyên môn hóa cao
  26. Hành chính nhà nước mang tính chính trị • HCNN phụ thuộc và phục tùng chính trị • HCNN thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do chính trị thiết lập • HCNN tham gia vào quá trình lập pháp • HCNN là chủ thể thực thi chính sách mà còn ban hành chính sách • Phục vụ lợi ích nhân dân và lợi ích công
  27. Hành chính nhà nước mang tính pháp lý • HCNN hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, theo chỉ dẫn của pháp luật • Chủ thể hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật • HCNN thực hiện chức năng ban hành pháp luật (VB dưới luật)
  28. Hành chính nhà nước là một hoạt động quản lí • HCNN là một bộ phận của quản lí nhà nước, mang bản chất quản lí nhà nước • HCNN là chức năng thi hành pháp luật • Được tổ chức thành một bộ máy hoàn chỉnh, đồng bộ
  29. Vai trò của hành chính nhà nước • HCNN hiện thực hóa các mục tiêu ý tưởng của các nhà chính trị • HCNN điều hành các hoạt động kinh tế xã hội nhằm đạt được mục tiêu tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất • HCNN duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng • HCNN đảm bảo cung cấp dịch vụ công cho xã hội
  30. 1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động HCNN Việt Nam XHCN - Nguyên tắc trước hết được hiểu là Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phái tuân theo trong một loạt việc làm - Nguyên tắc hành chính nhà nước là các quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước
  31. Yêu cầu đối với nguyên tắc hành chính nhà nước • Nguyên tắc phải phản ánh các yêu cầu của quy luật khách quan để xác định mục tiêu. • Nguyên tắc đưa ra phải phù hợp với mục tiêu chung đã định trước của hành chính công là phục vụ nhân dân, không vì lợi ích của bất kỳ cá nhân nào. • Nguyên tắc phải phản ánh được tính chất của các mối quan hệ quản lý ( quan hệ với Đảng, Đảng với tư cách là người lãnh đạo; quan hệ chỉ đạo giữa cấp trên và cấp dưới; quan hệ phối hợp với cùng cấp và phục vụ đối với nhân dân) • Nguyên tắc phải tạo thành một hệ thống thống nhất và được đảm bảo thực hiện bằng hệ thống công cụ cưỡng chế.
  32. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước • Cơ sở pháp lý Ðiều 4-Hiến pháp 1992 quy định: Ðảng cộng sản Việt Nam-đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
  33. Nội dung nguyên tắc • Đảng đề ra đường lối, chủ trương, định hướng cho quá trình tổ chức hoạt động của hành chính nhà nước • Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước • Đảng kiểm tra hoạt động bộ máy nhà nước • Các cán bộ, Đảng viên gương mẫu trong quá trình hoạt động
  34. Ðây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, cần được vận dụng một cách khoa học và sáng tạo cơ chế Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước, tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Ðảng cũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước.
  35. Nguyên tắc nhân dân làm chủ trong quản lí hành chính nhà nước Cơ sở pháp lý Ðiều 2 - Hiến pháp 1992 nêu rõ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
  36. Nội dung nguyên tắc • Tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào các công việc của nhà nước • Nâng cao chất lượng của hình thức dân chủ đại diện, để các cơ quan này thực sự đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân • HCNN có trách nhiệm tạo ra cơ sở pháp lí, điều kiện vật chất để thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động hành chính
  37. Tham gia trực tiếp • Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở • Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước • Ðiều 53-Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội hay chính người dân trực tiếp thực hiện.
  38. Tham gia gián tiếp • Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước • Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.
  39. Nguyên tắc tập trung dân chủ Cơ sở pháp lý Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định: Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
  40. Nội dung của nguyên tắc Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung.
  41. Tập trung trong hành chính NN thể hiện – Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước theo hệ thống thứ bậc – Thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển – Thống nhất các quy chế quản lí – Thực hiện chế độ một thủ trưởng hoặc trách nhiệm cá nhân người đứng đầu ở tất cả các cấp, đơn vị
  42. Dân chủ trong hành chính nhà nước thể hiện – Cấp dưới được tham gia thảo luận góp ý kiến về những vấn đề trong quản lí – Cấp dưới được chủ động linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình
  43. Nội dung của nguyên tắc Ðây là nguyên tắc thể hiện một nguyên lý căn bản của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bởi vì trước hết việc tổ chức và hoạt động hành chính phải hợp pháp, tức là phải tuân theo pháp luật. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa vì vậy là một biện pháp để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
  44. Sự phối hợp giữa tập trung và dân chủ Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở.
  45. Nguyên tắc pháp chế XHCN • Cơ sở pháp lý "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". (Ðiều 12- Hiến pháp 1992)
  46. Nguyên tắc quản lí bằng pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN • Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật • Tổ chức thực hiện tốt pháp luật đã ban hành • Xử lí nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật • Tang cường giáo dục ý thức pháp luật cho toàn dân
  47. a. Trong lĩnh vực lập quy - Khi ban hành quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan hành chính nhà nước phải tôn trọng pháp chế XHCN, phải tôn trọng vị trí cao nhất của hiến pháp và luật, nội dung văn bản pháp luật ban hành không được trái với hiến pháp và văn bản luật - Chỉ được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền và hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
  48. b.Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật - Việc áp dụng QPPL phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tức là phải phù hợp với yêu cầu của luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, phải thiết lập trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể áp dụng QPPL, - Mọi vi phạm phải xử lý theo pháp luật, áp dụng pháp luật phải đúng nội dung, thẩm quyền và phải tôn trọng những văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan ấy ban hành.
  49. c. Trong lĩnh vực tổ chức Ðể đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi việc thực hiện pháp chế phải trở thành chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý và ngay trong bộ máy quản lý cũng phải có những tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng này.
  50. d. Trong việc quản lý nói chung Mở rộng, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân. Mọi quyết định hành chính và hành vi hành chính đều phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngược lại, việc hạn chế quyền công dân chỉ được áp dụng trên cơ sở hiến định.
  51. e. Phải chịu trách nhiệm trước xã hội và pháp luật Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm do những sai phạm của mình trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm đến lợi ích tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và phải bồi thường cho công dân
  52. Nguyên tắc kết hợp giữa quản lí ngành với quản lí lãnh thổ 1) Cơ sỏ khoa học: • Cơ sở của nguyên tắc này là xuất phát từ hai xu hướng khách quan của nền sản xuất xã hội: - Tính chuyên môn hóa theo ngành. - Sự phân bố sản xuất theo địa phương và vùng lãnh thổ.
  53. Nội dung của nguyên tắc a. Quản lý hành chính theo ngành: - Ngành là một phạm vi hoạt động cụ thể chuyên sâu của con người có tính kinh tế đặc trưng, sản xuất dịch vụ, sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu sản suất và tiêu dùng của xã hội. - Quản lý hành chính theo ngành là điều hành các hoạt động của ngành theo quy trình công nghệ, các quy tắc kỹ thuật đạt định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành
  54. Quản lý HC theo ngành gồm các hoạt động • Hoạch định các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành • Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật của từng ngành. • Tổ chức các đơn vị sản xuất cơ sở, thực hiện chuyên môn hóa lao động. • Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất. • Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để họ có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình. • Thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với các đối tượng đang hoạt động trong phạm vi ngành.
  55. b. Quản lý hành chính ở địa phương và vùng lãnh thổ - Địa phương là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, được phân chia theo đặc điểm dân cư, địa giới hành chính, truyền thống văn hóa để tiện cho cho việc quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. - Vùng lãnh thổ là một bộ phận của đất nước bao gồm nhiều địa phương có cùng điều kiện tự nhiên và nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành phát triển, có cùng điều kiện kinh tế xã hội, có cùng trình độ dân trí, cùng truyền thống văn hóa tạo thành vùng lãnh thổ bao gồm nhiều đơn vị thuộc ngành hoạt động.
  56. c. Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ • Các đơn vị kinh tế thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào, nằm trên địa bàn quản lý đều thuộc một ngành kinh tế – kỹ thuật nhất định và chịu sự quản lý của ngành. • Các đơn vị kinh tế thuộc các ngành kinh tế - kỹ thuật khác nhau đều được phân bổ trên những địa bàn nhất định, chúng có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau trên các mặt xã hội, tạo nên một cơ cấu kinh tế - xã hội và chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.
  57. Yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc • Tại địa phương: Các cơ quan của ngành đóng tại địa phương, cơ quan này chịu sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên, chịu sự tổ chức và quản lý nhân sự của cơ quan địa phương. • Chính quyền địa phương các cấp phải có trách nhiệm tạo điều kiện để các đơn vị ngành hoạt động như: nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và các điều kiện kinh tế kỹ thuật khác
  58. Nguyên tắc phân định quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh của các tổ chức kt Cơ sở pháp lý: Theo Hiến pháp 1992 nước CHXHCN Việt nam, nền kinh tế nước ta là "nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN" (Ðiều 15).
  59. Nội dung của nguyên tắc • Khác với các mối quan hệ trong hoạt động chấp hành điều hành, các quan hệ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh được điều chỉnh bình đẳng theo quan hệ pháp luật dân sự, luật thương mại. • Nếu các cơ quan nhà nước hoạt động bằng ngân sách nhà nước, thì các tổ chức kinh doanh là những tổ chức độc lập tự chủ về tài chính, tự cấp vốn và hạch toán kt • Việc quản lý trong hành lang pháp lý chặt chẽ thông qua các cơ quan quản lý hành chính nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế thuận lợi, thông thoáng, tự chủ và đạt hiệu quả cao.
  60. Nội dung nguyên tắc - Nhà nước có chức năng tổ chức và điều chỉnh nền kinh tế quốc dân bằng những biện pháp vĩ mô: thông qua các biện pháp kinh tế, hành chính, tạo khung cho cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh. - Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện kinh doanh như: xây dựng, vận tải, ngân hàng trong phạm vi vĩ mô, nhằm tạo nhiều của cải vật chất thiết yếu cho xã hội, tránh sự độc quyền của tư nhân, có thể ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế quốc dân.
  61. Nguyên tắc công khai minh bạch Cơ sở nguyên tắc: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước vì vậy cũng cần phải công khai theo chủ trưong “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.
  62. Nội dung nguyên tắc Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, các đơn vị tổ chức khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật phải tiến hành công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, dân chủ.
  63. • Công khai là việc các đơn vị, cơ quan Nhà nước thông tin chính thức về văn bản hoặc nột nội dung hoạt động nhất định. • Hoạt động hành chính nhà nước là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích hợp pháp của công dân nên cần phải công khai hóa, thực hiện đúng chủ trương “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”.
  64. Tính công khai trong hoạt động hành chính công thì cần phải công khai • Văn bản QPPL, thủ tục về đăng ký cấp phép, chi tiêu tài chính, quyền và nghĩa vụ của công dân, của doanh nghiệp. • Xây dựng cơ bản các dự án đầu tư và xây dựng về tài chính, ngân sách. • Quản lý và sử dụng các quỹ của nhân dân • Quản lý, sử dụng đất. • Quản lý công tác cán bộ • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất • Các quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết định sử lý tố cáo, quy định xử phạt, các bản án và kết luận của toà án . • Các nội dung khác không thuộc bí mật quốc gia hoặc bí mật công tác .
  65. Chương 2 Lý thuyết và mô hình hành chính nhà nước
  66. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hành chính nhà nước trên các hướng tiếp cận khác nhau sẽ cho phép các nhà khoa học cũng như các nhà hành chính hiểu rõ hơn sự phát triển tư duy về lĩnh vực này và từ đó có thể vận dụng các cách tư duy vào trong điều kiện môi trường cụ thể.
  67. 2.1. Lý thuyết về hành chính nhà nước • Có 2 cách tiếp cận: – Tiếp cận theo thời kỳ phát triển – Tiếp cận theo nhóm lý thuyết
  68. Tiếp cận theo thời kỳ phát triển • HCNN trong thời kỳ đầu của công nghiệp hoá (đầu thế kỷ 18 đến những năm 70 của thế kỷ 19) • HCNN trong thời kỳ phát triển và hoàn thành CNH (thập niên 80, tk 19 đến thập niên 70, tk20) • HCNN trong thời kinh tế tri thức (từ thập niên 80, tk20 đến nay.
  69. Tiếp cận theo nhóm lý thuyết 1. Nhóm lý thuyết nghiên cứu HCNN dưới góc độ thực thi quyền lực nhà nước 2. Nhóm lý thuyết nghiên cứu HCNN trong mối quan hệ với chính trị 3. Nhóm lý thuyết nghiên cứu về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HCNN 4. Nhóm lý thuyết nghiên cứu về chức năng của HCNN
  70. 1. HCNN trên góc độ thực thi quyền lực NN Những người nghiên cứu quản lý hành chính nhà nước theo hướng này bắt đầu từ việc nghiên cứu quyền lực nhà nước và sự phân chia việc thực hiện các quyền lực nhà nước ở các quốc gia khác nhau thông qua việc nghiên cứu hệ thống luật hành chính
  71. Các kết luận được rút ra • Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước tồn tại ở mọi quốc gia; • Quyền hành pháp được giao cho các tổ chức khác nhau của CP thực hiện; • Mối quan hệ thực thi quyền lực ở các quốc gia là khác nhau. • Tại sao PL nhà nước lại quy định như vậy và cơ quan thực thi quyền lực NN phải làm gì?
  72. Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu coi quản lý hành chính là một lĩnh vực hẹp và bị động, hoặc như một số nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng hành chính chỉ là một công cụ bổ trợ bên trong hệ thống luật công.
  73. 2. HCNN trong mối quan hệ với chính trị • Mối quan hệ giữa hành chính công và chính trị được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Bản chất của nhà nước cũng như bản chất của hoạt động lập pháp là tính chính trị. Có hai cách tiếp cận khác nhau được các nhà nghiên cứu quan tâm là: – Hành chính và chính trị phân đôi – Hành chính và chính trị không phân đôi.
  74. 2.1. Hành chính và chính trị phân đôi (HC độc lập với chính trị) (1) Quan niệm của Thomas Woodrow Wilson (1856 – 1924) Tác giả: - Là nhà khoa học chính trị kiêm luật sư; - Là tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ
  75. Tác phẩm: “Nghiên cứu về hành chính công”, 1887 Quan đểm của Wilson khởi đầu cho một trào lưu khoa học mới, khoa học hành chính công, tách biệt ra khỏi hành chính học.
  76. Theo ông, để có được sự độc lập giữa hành chính với chính trị thì: • Hành chính phải tự mình ly khai ra khỏi chính trị; • Hành chính công phải tổ chức theo mô hình riêng và có thể áp dụng chung cho mọi chế độ chính trị; • Hành chính phải được tập trung quyền lực để quản lý; • Giá trị dẫn dắt nền hành chính công là hiệu quả hoạt động. • Phải thực hiện theo các ý tưởng chính trị và Hiến pháp quốc gia
  77. (2). Frank Jonhson Goodnow (1859- 1939) Tác giả: F.J Goodnow một trong những người sáng lập đồng thời là Chủ tịch đầu tên của Hiệp hội khoa học chính trị Hoa Kỳ. Tác phẩm: • Ông là tác giả của cuốn sách “Chính trị và hành chính” xuất bản năm 1900[1] đã trình bày một cách kỹ lưỡng về sự phân đôi hành chính – chính trị. [1] Frank J. Goodnow, Polictics and Administration, New York, 1900.
  78. Quan điểm • Nhà nước có hai chức năng chính: chức năng ban hành chính sách (chức năng chính trị) và chức năng thực thi chính sách (chức năng hành chính). • Ngành lập pháp được sự hỗ trợ bởi khả năng thực hiện của ngành tư pháp, thể hiện các ý chí của nhà nước và lập ra các chính sách; ngành hành pháp thực thi các chính sách này một cách “vô tư” và “phi chính trị”.
  79. (3) Leonard D. White: (1891 – 1958) Tác giả: - L.D White là một nhà nghiên cứu lỗi lạc về hành chính trong lịch sử nước Mỹ. - Là một nhà sáng lập quan trọng của khoa học hành chính, ông đã từng làm việc tại Đại học Chicago sau khi miễn nhiệm trong Chính phủ của Tổng thống F.D Roosevelt
  80. Tác phẩm: - Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách và bài báo về hành chính song tiêu biểu nhất là cuốn “Nhập môn hành chính” xuất bản năm 1926. - Có thể nói đây là cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về lĩnh vực hành chính.
  81. White đã đưa ra một số nguyên tắc quan trọng như: - Chính trị không được xâm phạm vào hành chính; - Hành chính công phải dựa trên kết quả của việc nghiên cứu khoa học quản lý; - Hành chính công có thể trở thành một khoa học độc lập và sứ mệnh của hành chính là kinh tế và hiệu quả.
  82. • Theo L. White, hành chính công là một quá trình thống nhất. Bất kỳ ở nơi nào có nó đều có sự thống nhất về nội dung thông qua các đặc tính hành chính. • Vì vậy, nên nghiên cứu hành chính công trên nền tảng quản lý thay vì nền tảng pháp luật.
  83. 2.2. Hành chính và chính trị không phân đôi: • Một số đại diện bác bỏ sự phân tách giữa hành chính và chính trị là: – Davis Lilienthal (1899-1981); – Paul Appleby (1891-1963); – Fritz Morstei Marx; – Allen Schick.
  84. Quan điểm Họ cho rằng hành chính và chính trị có cùng nguồn gốc, hành chính phụ thuộc vào chính trị hay chính trị là nguồn gốc của hành chính. Họ không thừa nhận hành chính là một lĩnh vực khoa học độc lập với khoa học chính trị. Hành chính độc lập với chính trị là chỉ mang tính tương đối
  85. Fritz Morstei Marx: • Cuốn sách “Các yếu tố của hành chính công” do Fritz Morstei Marx chủ biên ra đời năm 1947 là một trong những tác phẩm đặt dấu hỏi đối với sự phân đôi giữa chính trị và hành chính. • Tất cả 14 bài viết trong cuốn sách do các nhà quản lý thực tiễn viết đã chỉ ra rằng cái gọi là “hành chính độc lập” trên thực tế lại mang nặng tính chính trị
  86. Các tác giả đã đặt ra một số câu hỏi sau: • Liệu một quyết định mang tính kỹ thuật về ngân sách và nhân sự có thật là khách quan và phi chính trị không hay nó mang nặng tính chủ quan và chính trị? • Liệu có phải lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa hành chính và chính trị hay không? • Liệu việc phân biệt rõ ràng hành chính và chính trị lúc nào cũng cần thiết và có giá trị hay không? • Liệu cơ sở của việc phân đôi chính trị và hành chính đã chín muồi hay chưa?
  87. Allen Schick • Trong cuốn “Chấn thương của chính trị: Hành chính công những thập niên 60”, Allen Schick khẳng định rằng “hành chính” và “chính trị” là hai phạm trù hoàn toàn không thể tách rời nhau được
  88. • Hành chính công luôn sử dụng quyền lực và phục vụ quyền lực; • Sự phục vụ quyền lực là để giúp giai cấp thống trị giữ vững sự cai trị có hiệu quả. Theo ông, tất cả mọi người đều có lợi từ sự cai trị tốt của Chính phủ
  89. Paul Appleby (1891-1963) • Paul Appleby là nhà hành chính xuất chúng trong thời kỳ chính sách kinh tế xã hội mới và từng là Hiệu trưởng của trường Maxwell tại Đại học Syracuse, Mỹ. • Ông đã khẳng định việc thừa nhận các lý thuyết về các quá trình chính phủ phi chính trị là hoàn toàn trái với kinh nghiệm của nước Mỹ.
  90. • Tác phẩm “Nền dân chủ vĩ đại” của Appleby được coi như lời “cáo phó” cho sự phân tách hành chính – chính trị khi ông đưa ra một tiền đề hết sức cô đọng và khái quát là “chính phủ là khác biệt vì chính phủ là chính trị”.
  91. 3. Nhóm lý thuyết nghiên cứu các nguyên tắc hoạt động của hành chính nhà nước Tác giả tiêu biểu nghiên cứu theo xu hướng này là: – Marry Parker Follet với tác phẩm “Kinh nghiệm sáng tạo” (1924), – “Hành chính chung và trong doanh nghiệp” của Henrry Fayol (1915); – Các nguyên tắc của tổ chức của Mooney và Alan C.Reiley (1939), – Max Weber với việc xây dựng các nguyên tắc cho bộ máy thư lại.
  92. Nguyên tắc bộ máy thư lại của Max Weber (1864 – 1920) • Max Weber là nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người Đức, được nhìn nhận là một trong 4 người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đương đại. • Trong tác phẩm “Lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội” năm 1921, ông đã đưa ra các nguyên tắc để thiết lập bộ máy thư lại hay còn gọi là bộ máy quan liêu.
  93. • Thiết lập hệ thống thứ bậc rõ ràng; • Phân công lao động hợp lý và có hệ thống ; • Các quy tắc được viết chính thức thành văn bản và các thể thức được ứng dụng một cách nhất quán; • Tính khách quan; • Tính trung lập.
  94. 4. Nhóm lý thuyết nghiên cứu các chức năng hành chính nhà nước Một số nhà khoa học quản lý đã nghiên cứu các chức năng hành chính, tiêu biểu bao gồm: – F.W. Taylor; – Henry Fayol; – Luther H. Gulick và Lyndall Urwick; – Garson và Oveman.
  95. F.W Taylor • Chức năng phân tích, phân chia công việc để có thể chuyên môn hoá các thao tác, động tác nhằm đạt năng suất tối đa. • Chức năng kiểm soát chặt chẽ buộc mọi người đều phải làm việc chăm chỉ ttrong một dây chuyền sản xuất liên tục[1]. [1] Xem chi tiết tại Chương 2, Giáo trình Quản lý học đại cương, hệ cử nhân hành chính.
  96. Luther H. Gulick và Lyndall Urwick • Cuốn sách “Những bài viết khoa học hành chính” (Papers on the Science of Administration), năm 1937. • Hai ông đã đưa ra quy trình hành chính hay còn gọi là chức năng nội bộ của hành chính nhà nước theo mô hình POSDCoRB.
  97. Các chức năng của hành chính nhà nước đựoc xem xet trên 7 chức năng cơ bản: • (1) P: Kế hoạch (Planning) • (2) O: Tổ chức (Organizing) • (3) S: Nhân sự (Staffing) • (4) D: Chỉ huy (Directing) • (5) Co: Phối hợp (Coordinating) • (6) R: Báo cáo (Reporting) • (7) B: Ngân sách (Budgeting)
  98. Garson và Oveman Năm 1983, hai ông đã đề xuất một cụm từ mới “PAFHIER” để mô tả các chức năng cơ bản của hành chính nhà nước bao gồm: – PA: Phân tích chính sách (Policy Analysic) – F: Quản lý tài chính (Financial Management) – H: Quản lý nguồn nhân lực (Human Resource Management) – I: Quản lý thông tin (Information Management) – ER : Quan hệ bên ngoài (External Relation
  99. 2.2 CÁC MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TIÊU BIỂU 1. Mô hình hành chính công truyền thống (Traditional Public Administration) 2. Mô hình quản lý công mới (New Public Management) 3. Mô hình quản trị nhà nước tốt (Good Governance)
  100. 2.2.1 Mô hình HC truyền thống Hoàn cảnh ra đời: - Bắt đầu hình thành từ năm 1900 – 1920 ở một số nước trên thế giới; - Đến những năm giữa của thế kỷ XX thì được áp dụng ở các nước Tây Âu;
  101. Mô hình HC truyền thống - Xây dựng trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chính trị và hành chính của T.W.Wilson, nguyên tắc thiết lập bộ máy quan liêu của Max Weber và các nguyên tắc quản lý theo khoa học của F. W.Taylor - Đây được coi là mô hình hành chính lâu đời nhất và là lý thuyết quản lý khu vực công thành công nhất.
  102. Mô hình hành chính truyền thống Được hiểu là cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc các kiểu nhà nước trong lịch sử, cũng như các cơ quan, tổ chức khác, trên cơ sở những nguyên tắc, quy tắc nhất định (bao gồm cả nguyên tắc chính trị-xã hội và nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật) do nhà nước hoặc các chủ thể đặt ra mà bản chất chủ yếu thiên về tính “cai trị”
  103. 2.2.2.Đặc trưng của mô hình • Phân công và chuyên môn hoá lđ sâu sắc; • Nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước theo chế độ làm việc suốt đời; • Viên chức nhà nước làm việc chuyên nghiệp và hoạt động phi chinh trị; • Bộ máy hành chính là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trên xuống dưới;
  104. • Người thực thi công vụ làm việc tập trung vào sự chính xác; thực hiện đúng quy trình, quy tắc định sẵn. • Quá trình thực hiện công việc đúng đắn (trung lập và vô nhân xưng); • Không thiên vị (đối xử với mọi trường hợp là giống nhau); • Quản lý xã hội bằng pháp luật và thực hiện các chính sách do các nhà chính trị ban hành.
  105. Tiêu thức mục tiêu: • Hành chính công truyền thống; bảo đảm đúng chu trình, đúng quy tắc, thủ tục hành chính (đầu vào). Đánh giá việc quản lý hành chính thông qua xem xét mức độ thực thi các quy tắc, thủ tục hành chính.
  106. Công chức của hành chính công truyền thống Trách nhiệm của người công chức; nhà quản lý là giám sát việc thực hiện và giải quyết công việc theo quy chế thủ tục. Những quy định, điều kiện để công chức thực thi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định. Thời gian làm việc của công chức được quy định chặt chẽ, có thời gian công (làm việc ở cơ quan) và thời gian tư (thời gian không làm việc ở cơ quan). Công chức mang tính trung lập, không tham gia chính trị, thực hiện một cách trung lập các chính sách do các nhà chính trị đề ra
  107. Chính phủ của hành chính công truyền thống Mọi công vụ được Chính phủ thực thi, giải quyết theo pháp luật quy định. Chức năng của Chính phủ nặng về hành chính xã hội, trực tiếp tham gia các công việc công ích xã hội. Chức năng của Chính phủ thuần tuý mang tính hành chính không trực tiếp liên hệ đến thị trường
  108. Ưu điểm mô hình hành chính truyền thống • Thủ tục làm việc chặt chẽ, chính xác, có hiệu lực, đảm bảo yếu tố đầu vào; • Đảm bảo tiền kiểm soát các hoạt động (kiểm soát trước); • Đáng tin cậy vì tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước; • Rủi ro về sự tuỳ tiện và sai sót của các quyết định hành chính là rất thấp; • Đối xử công bằng với mọi người trong tổ chức.
  109. Nhược điểm HC công truyền thống • Tính quan liêu cao do BMHC nhiều tầng nấc và cồng kềnh. • Kiểm soát quá nhiều thông qua sự phục tùng (cấp dưới phục tùng với cấp trên); • Hoạt động trong hệ thống hành chính chậm chạp do phải tuân thủ quy trình chặt chẽ; • Hạn chế tính năng sáng tạo, linh hoạt của người lao động. • Quan tâm nhiều đến yếu tố đầu vào, ít quan tâm tới đầu ra • Hiệu quả quản lý thấp do quá quan tâm đến quá trình làm việc.
  110. 2.2.2 Mô hình quản lý công mới Hoàn cảnh ra đời: - Ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển. - Người đưa ra ý tưởng này là Magerete Thatcher - Thủ tướng Anh và tổng thống Ronald Reagan của Mỹ vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX .
  111. Nguyên nhân • Mô hình hành chính công truyền thống đã bộc lộ những hạn chế; • Xuất phát từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 bắt đầu diễn ra từ ngày 17 tháng 10 năm 1973, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 có quy mô toàn cầu; • Sức ép lên khu vực công buộc khu vực công phải thay đổi cách thức quản lý
  112. Sự ra đời của một số lý thuyết kinh tế gây áp lực về cung cách quản lý – Lý thuyết về sự lựa chọn công; – Lý thuyết chủ - tớ; – Mô hình “Sáng tạo lại Chính phủ - Reinventation the Government” của hai nhà tư tưởng Osborne và Gaebler; – Đề ra phương hướng cải cách “Chính phủ mang tinh thần kinh doanh”
  113. Nguyên nhân ra đời • Xu hướng toàn cầu hoá dẫn đến việc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia với quốc tế, khu vực tư và khu vực công, giữa những người thực thi công vụ trong tổ chức. • Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đòi hỏi sự điều chỉnh kinh tế và phát triển nền hành chính.
  114. Bản chất Hành chính phát triển (Quản lý công mới) Thường được sử dụng khi nói đến “Mô hình hành chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau”
  115. Mục tiêu của hành chính phát triển Bảo đảm kết qua tốt nhất, hiệu quả cao nhất (đầu ra); dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý hành chính.
  116. Công chức của HC phát triển Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý chủ yếu là bảo đảm thực hiện mục đích, đạt kết quả tốt, hiệu quả cao. Những quy định, điều kiện để công chức thực thi nhiệm vụ có hình thức linh hoạt, mềm dẻo hơn. Thời gian làm việc linh hoạt hơn, có thể họ làm việc trong một thời gian nhất định, có thể làm chính thức hoặc hợp đồng (có một phần thời gian làm công vụ tại nhà). Công chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình, các hoạt động hành chính mang tính chính trị nhiều hơn.
  117. Chính phủ của HC phát triển Các công vụ mang tính chính trị nhiều hơn, ảnh hưởng của chính trị ngày càng lớn trong hành chính. Chức năng tham gia trực tiếp các dịch vụ công cộng ngày càng giảm bớt mà thông qua việc xã hội hoá các dịch vụ đó để quản lý xã hội, nhưng vẫn có sự quản lý của Nhà nước. Chức năng của Chính phủ đối mặt với những thách thức của thi trường. Nền hành chính phát triển của các nước đều phải quan tâm và gánh vác nghĩa vụ chung đối với những vấn đề của loài người như nghèo đói, dịch bệnh, môi truờng, ma tuý, tội phạm
  118. 2.2.2 Các đặc trưng của mô hình quản lý công mới • (1) Tính hiệu quả • (2) Phi quy chế hoá • (3) Đẩy mạnh phân quyền • (4) Áp dụng một số yếu tố của cơ chế thị trường • (5) Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức không còn hoàn toàn trung lập với chính trị.
  119. Đặc trưng mô hình quản lí công mới • (6) Tư nhân hoá một phần các hoạt động của Nhà nước đặc biệt là đối với các dịch vụ công. • (7) Vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp vào quản lý công. • (8) Xu hướng quốc tế hoá các hoạt động hành chính công
  120. 2.3. Mô hình quản trị nhà nước tốt (Good Governance) Hoàn cảnh ra đời: - Thời gian: quản trị tốt xuất hiện vào cuối những năm 1980, đầu 1990 - Bối cảnh: + Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá; + Sự dân chủ ngày càng được me rộng
  121. 3.2. Đặc trưng của mô hình • Theo Ngân hàng thế giới, “Quản trị tốt là cách thức sử dụng sức mạnh quyền lực nhà nước để quản lý nguồn lực xã hội vì sự phát triển quốc gia”. Quản trị tốt nhà nước liên quan đến 3 yếu tố: (1) chế độ chính trị, (2) quá trình sử dụng quyền lực để quản lý các nguồn lực vì sự phát triển, (3) năng lực của Chính phủ trong việc thiết kế, hoạch định và thực hiện chính sách công và các chức năng chủ yếu của mình[1]. [1] “Governance – the World Bank’s experience”, 1996. (Quản trị nhà nước – kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới, 1996)
  122. • Theo UNDP, quản trị tốt là việc thực thi các loại quyền lực như kinh tế, chính trị và hành chính để quản lý mọi vấn đề của đất nước ở tất các cấp chính quyền[1]. • [1] Governance for sustainable human development (Quản trị nhà nước vì sự phát triển nguồn nhân lực bền vững) – a UNDP policy document, 1997.
  123. Quản trị tốt Chính phủ có 8 đặc trưng cơ bản: - Huy động sự tham gia của các chủ thể trong xh - Quản lý theo các quy định pháp luật - Tính minh bạch - Sự thích ứng linh hoạt đối với sự thay đổi của môi trường quản lý. - Sự định hướng và đồng thuận. - Tính công bằng và bình đẳng - Hiệu lực và hiệu quả - Trách nhiệm báo cáo và giải trình
  124. 1. Huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào hoạt động quản lý của Nhà nước: - Các cá nhân, tổ chức trong xã hội có thể tham gia vào hoạt động của Chính phủ (cụ thể là việc ban hành các quyết định hành chính, các chính sách, biện pháp hành động) - Khi ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, các chính sách, những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội được các chủ thể quản lý quan tâm hợp lý
  125. • Các tổ chức chức năng phải thông báo và sắp xếp các buổi gặp gỡ với công dân để đảm bảo quyền tự do ngôn luận và đảm bảo mọi nguyện vọng của công dân được bày tỏ và thực hiện.
  126. (2) Quản lý theo các quy định pháp luật • Quản trị tốt chính phủ đòi hỏi các quy định pháp luật không chỉ đầy đủ mà còn phải đảm bảo tính khách quan và công bằng. • Việc thực hiện pháp luật phải có sự độc lập tương đối với hoạt động tư pháp, hoạt động của các lực lượng vũ trang.
  127. (3) Tính minh bạch: • Quá trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật; • các thông tin liên quan đến hoạt động của Chính phủ được tuyên bố công khai, dễ truy cập trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với những đối tượng điều chỉnh trong các quyết định đó;
  128. • Hoạt động của Chính phủ phải được liên tục được thông tin chính xác tới mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, và các thông tin đó phải đầy đủ, dễ truy cập và dễ hiểu.
  129. (4) Sự thích ứng linh hoạt đối với sự thay đổi của môi trường quản lý. • Sự kịp thời đúng đắn của các quy định pháp luật; • Sự sáng tạo linh hoạt của các cá nhân, tổ chức thực thi pháp luật.
  130. (5) Sự định hướng và đồng thuận. • Quan tâm đến những chính sách mang tầm chiến lược để hướng tới một sự phát triển bền vững: – giữ được ổn định xã hội; – tăng trưởng kinh tế; – vừa giữ gìn một môi trường trong sạch cho thế hệ tương lai.
  131. • Chỉ ra được cách thức để tìm được sự đồng thuận của xã hội đối với Chính phủ thông qua những hoạt động nhằm điều hoà lợi ích của cá nhân công dân, của các tổ chức và của Nhà nước. • Có như vậy mới thiết lập được một xã hội me rộng và bảo đảm được lợi ích của cả cộng đồng.
  132. (6) Tính công bằng và bình đẳng • Phục vụ công bằng mọi đối tượng khác nhau trong xã hội, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo ; • Không nên tạo ra một sự loại trừ tham gia và giám sát đối với bất cứ cá nhân, tổ chức nào trong xã hội; • Chính phủ phải phát triển, thậm chí có thể duy trì sự tham gia của mọi đối tượng trong xã hội vào hoạt động quản lý, đặc biệt là đối với đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
  133. (7) Hiệu lực và hiệu quả • Là kết quả của quá trình ban hành và thực hiện các quy định pháp luật phải đảm bảo sự tuân thủ đối với các đối tượng chịu sự điều chỉnh; • Kết quả đạt được phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất các nguồn lực
  134. • Tính hiệu quả trong xu hướng quản trị tốt cũng bao gồm cả việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc bảo vệ môi trường sinh thái.
  135. (8) Trách nhiệm báo cáo và giải trình • Giải trình với ai? Các chủ thể ban hành và thực hiện quy định pháp luật có trách nhiệm giải trình đối với: - cơ quan cấp trên; - cơ quan dân cử; - khu vực tư nhân, - các tổ chức xã hội, - công chúng; - các bên liên quan đến các quy định đó;
  136. Giải trình đảm bảo yêu cầu gì? Trách nhiệm giải trình không thể thực hiện nếu thiếu đi tính minh bạch và hệ thống các quy định pháp luật đầy đủ, chính xác.
  137. Chương 3 NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  138. Nội dung chương 3 3.1. Thể chế hành chính nhà nước 3.2. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 3.3. Nhân sự hành chính nhà nước 3.4.Cơ sở vật chất cho hoạt động hành chính nhà nước.
  139. 3.1 Thể chế HCNN 3.1.1. Các khái niệm cơ bản: • Thể chế • Thể chế Nhà nước • Thể chế HCNN
  140. Khái niệm thể chế • Nghĩa rộng: Thể chế bao gồm tổ chức và những quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, thẩm quyền, quy tắc hoạt động của tổ chức, buộc các thành viên trong tổ chức thống nhất thi hành.
  141. Khái niệm thể chế (nghĩa hẹp) • Thể chế có thể hiểu là những quy tắc, những quy định, những quy chế, những nội dung được ban hành chính thức bằng văn bản hoặc không chính thức để điều chỉnh, can thiệp vào mọi mối quan hệ XH. (chính trị, kinh tế, văn hoá-XH ) nhằm bảo đảm cho những mối quan hệ đó phát triển theo những chủ đích đã định trước
  142. 3.1.2. Thể chế Nhà nước • Nhà nước là TC có những đặc thù sau: – Quy mô hoạt động rất lớn – Nguồn nhân lực hoạt động trong tổ chức nhà nước rất đông đảo. – Nhà nước sử dụng quyền lực để quản lý XH – Nhà nước ra đời để phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân
  143. Thể chế trong hệ thống bộ máy nhà nước • Là hệ thống những quy định luật lệ của một chế độ XH nhất định buộc mọi người phải tuân theo. Như vậy, thể chế gắn liền với sự ra đời của nhà nước – (VD: thời PK những quy định cho người từ 18 tuổi trở lên phải nộp thuế thân mà nó bắt buộc mọi người phải tuân theo, đó chính là thể chế trong thời kỳ PK).
  144. Khái niệm thể chế nhà nước Thể chế Nhà nước là các quy định chung do Nhà nước xác lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để thực hiện quản lý xã hội.
  145. 3.1.3. Thể chế hành chính NN Thể chế hành chính nhà nước là các quy định chung do Nhà nước xác lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để thực hiện quản lý xã hội.
  146. 3.2. Các yếu tố cấu thành TCHCNN 1- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở, bao gồm:
  147. • Văn bản quy phạm pháp luật quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. • Ví dụ: – Luật tổ chức Chính phủ – Các quy chế làm việc của Chính phủ – Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ
  148. • Văn bản quy định tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn. • Ví dụ: – Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân – Quy chế hoạt động – Nghị định 171, 172 của Chính phủ
  149. 2- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung của quản lý HC nhà nước trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội – VD: về tổ chức bộ máy nhà nước thì Hiến pháp quy định có 4 cấp, cụ thể hoá là Luật Tổ chức bộ máy nhà nước, có NĐ của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn thi hành ).
  150. 3- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ công vụ • Ví dụ: – Luật CBCC 2008 – Luật viên chức năm 2010 – Các Nghị định, Thông tư về bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật
  151. • 4- Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết tranh chấp hành chính giữa công dân với nền hành chính. – Ví dụ: Luật tố tụng hành chính
  152. • 5- Hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các quan hệ giữa Nhà nước với công dân và với các tổ chức xã hội. – Ví dụ: Bộ thủ tục hành chính chung, các thủ tục đăng ký hộ khẩu gồm những loại giấy tờ gì, ai làm ).
  153. 3.3. Vai trò của TCHCNN • Thể chế hành chính là cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. • Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước • Thể chế hành chính là cơ sở xác lập và quản lý nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước
  154. 3.3 Vai trò của thể chế HCNN • Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở xây dựng quan hệ cụ thể giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và các tổ chức khác • TCHCNN là cơ sở pháp lý để huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực trong xã hội nhằm phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước
  155. 3.4. Các yếu tố quyết định đến TCHCNN • Chế độ chính trị • Nền kinh tế và vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tê • Trình độ phát triển của quốc gia • Văn hoá dân tộc • Môi trường quốc tế
  156. 3.4.1. Chế độ chính trị • Chế độ chính trị của mỗi quốc gia: - Có thể hiểu là sự tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và quan hệ giữa quyền lực nhà nước với xã hội - CĐCT có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức chính quyền nhà nước và thể chế hành chính nhà nước • Chế độ chính trị của mỗi nhà nước do bản chất của hệ thống chính trị quốc gia đó quyết định.
  157. Hệ thống chính trị nước CHXHCNVN Đối với Việt Nam, hệ thống chính trị bao gồm Đảng cầm quyền, Nhà nước và nhân dân vận động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Mối quan hệ và sự vận động của hệ thống chính trị đó quyết định trực tiếp tới nội dung của thể chế hành chính nhà nước.
  158. • Mọi thể chế hành chính nhà nước đều phải hướng theo sự chỉ đạo thông qua các Nghị quyết của Đảng theo các kỳ đại hội. • Thể chế hành chính nhà nước cũng cần đảm bảo được vấn đề dân chủ của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật vì nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa. • Thể chế hành chính nhà nước cũng phải đảm bảo tính nhân đạo của nền hành chính nhà nước, bảo đảm quyền con người và quyền cdân
  159. Đảm bảo được những đòi hỏi trên Các cơ quan nhà nước và trực tiếp là cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ thể chế hành chính nhà nước do mình đề ra và trong quá trình đưa ra thể chế và thực hiện các thể chế đó cũng phải tuân theo phap luật; Cơ quan hành chính nhà nước phải tạo điều kiện để công dân thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh các thể chế hành chính nhà nước.
  160. 3.4.2. Nền kinh tế và vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế: Vai trò to lớn của nền kinh tế đối với sự phát triển của xã hội, sự tăng trưởng kinh tế có thể quyết định được sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia.
  161. • Thể chế kinh tế của mỗi quốc gia bao gồm hệ thống quy định pháp luật định hướng, can thiệp và điều tiết các hoạt động kinh tế nhằm làm cho nền kinh tế quốc dân vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. • THCCNN phải đầy đủ, hoàn thiện và mang tính dự báo đối với sự phát triển của nền kinh tế
  162. Trong lịch sử kinh tế, có 3 loại mô hình kinh tế – Mô hình nền kinh tế thị trường tự do – Mô hình nền kinh tế thị trường xã hội – Mô hình nên kinh tế thị trường định hướng XHCN
  163. 3.4.3. Trình độ phát triển của quốc gia • Thể chế hành chính nhà nước bao gồm các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thức đẩy xã hội phát triển theo định hướng của nhà nước; • Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước để quản lý xã hội thì phải phù hợp với trình độ phát triển của các quan hệ xã hội trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định.
  164. • Thể chế hành chính nhà nước cũng phải có tính năng vượt trội để định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội theo mong muốn của Nhà nước.
  165. Trình độ phát triển của xã hội thể hiện thông qua các mặt sau: • Trình độ phát triển kinh tế. • Trình độ phát triển về chính trị - xã hội • Trình độ phát triển về đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân
  166. 3.4.4. Văn hoá dân tộc • Văn hoá là gì? • “Toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”, • Theo định nghĩa được coi là chuẩn do Edward B. Tylor đưa ra năm 1871.
  167. Văn hoá dân tộc là gì? Văn hoá dân tộc gắn liền với sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó bao gồm những giá trị chung về vật chất và tinh thần của dân tộc từ đời này qua đời khác. Văn hoá tạo cho quốc gia, cho dân tộc những bản sắc riêng.
  168. • Các yếu tố của văn hoá quy định các cách xử sự của các thành viên trọng cộng đồng xã hội, bao gồm: • - Chuẩn mực • - Truyền thống • - Phong tục, tập quán • - Thói quen
  169. Văn hóa dân tộc ảnh hưởng tới TCHCNN • Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước để quản lý xã hội cần tính đến những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nền văn hoá. • Thể chế hành chính nhà nước bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, đồng thời nó phải hạn chế và xoá bỏ những yếu tố tiêu cực trong xã hội.
  170. 3.4.5. Môi trường quốc tế Để tận dụng những cơ hội và đối phó với những thách thức thì nền hành chính nhà nước phải cần có nhiều sự thay đổi đặc biệt là trong lĩnh vực thể chế:
  171. • Xây dựng và hoàn thiện thể chế phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế • Hoàn thiện hệ thống thủ tục: thủ tục thuế quan, xuất nhập cảnh, đầu tư nước ngoài, đăng ký sở hữu trí tuệ • Hoàn thiện thể chế liên quan tới thị trường như thể chế về huy động vốn, tiền tệ, thị trường chứng khoán, bất động sản, thị trường lao động, thể chế về hoạt động của các cơ quan đối ngoại và những người làm công tác đối ngoại.
  172. Một số vấn đề về cải cách thể chế nền hành chính nhà nước • Phải hợp pháp hoá sự phân công quyền lực trong hệ thống chính trị đất nước, trong đó xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách, các định hướng phát triển, chứ không làm thay, bao biện. – Phải làm rõ quyền quản lý, điều hành bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy hành chính nhà nước. – Đề cao vai trò tổ chức, vận động các tổ chức chính trị-XH và các tổ chức của MTTQ Việt Nam.
  173. • Sắp xếp bộ máy nhà nước một cách hợp lý và bố trí biên chế phù hợp với bộ máy đó (các cơ quan sự nghiệp hiện nay tăng hợp đồng để giảm biên chế). • Hiện đại hoá các phương pháp và phương thức quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử
  174. • Tạo sức mạnh cho nền hành chính trong nền kinh tế thị trường phát triển theo nhiều thành phần, trên cơ sở định hướng XHCN mà Đảng ta đã xác định (nền hành chính không thực hiện chức năng cai trị, mà phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, là dịch vụ cho nền kinh tế).
  175. 3. Bộ máy hành chính nhà nước 3.2.1 Khái niệm 3.2.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước 3.2.3 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
  176. 3.2.1. Khái niệm • Bộ máy nhà nước • Bộ máy hành chính nhà nước • Cơ quan hành chính nhà nước
  177. Bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương và cơ sở hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước
  178. BM nhà nước được cấu thành • Hệ thống bộ máy thực thi quyền lập pháp • Hệ thống bộ máy thực thi quyền hành pháp • Hệ thống bộ máy thực thi quyền tư pháp – Trong đó, bộ máy thực thi quyền hành pháp có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng.
  179. Bộ máy hành chính nhà nước Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước với thẩm quyền, cơ cấu nhất định nhằm thực hiện quyền hành pháp của Nhà nước.
  180. Cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan nhà nước với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, với cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức xác định nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  181. Cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam gồm • Chính phủ, • Bộ, cơ quan ngang Bộ, • Cơ quan thuộc Chính phủ • Uỷ ban nhân dân các cấp • Các cơ quan chuyên môn.
  182. 3.2.2. Đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước • Mỗi loại tổ chức có những đặc trưng riêng thể hiện qua mục tiêu hoạt động, địa vi pháp lý, cơ cấu tổ chức, quy mô, các nguồn lực riêng.
  183. Cơ quan hành chính nhà nước có những đặc trưng cơ bản sau: • Cơ quan hành chính nhà nước do Nhà nước thành lập và chịu sự kiểm tra của cơ quan thành lập nó. • Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền pháp lý xác định, xuất phát từ quyền lực nhà nước.
  184. • Các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành một hệ thống thứ bậc và thông suốt từ trên xuống dưới. • Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình theo cơ chế quyền lực - phục tùng, mệnh lệnh đơn phương và bắt buộc thực hiện. • Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước diễn ra thường xuyên, liên tục, thoả mãn quyền tự do, lợi ích hợp pháp của con người.
  185. 3.2.3 Phân loại cơ quan HCNN • Theo phạm vi thẩm quyền: – Cơ quan có thẩm quyền chung – Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
  186. Cơ quan có thẩm quyền chung Là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý mọi đối tượng, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ được phân cấp
  187. Cơ quan có thẩm quyền riêng Là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ngành hoặc lĩnh vực theo sự phân công, phân cấp.
  188. Tiêu chí CQHCNN TQ chung CQHCNN TQ riêng P.vi tác Mọi ngành, mọi lĩnh vực Một hoặc một vài động trong phạm vi lãnh thổ ngành, lĩnh vực nhất nhất định định Đối tượng Mọi mối quan hệ xã hội Một hoặc một vài mối điều chỉnh phát sinh từ các đối quan hệ XH nhất định tượng trong xã hội gắn với từng ngành, lĩnh vực Cơ chế Tập thể, quyết định theo Thủ trưởng hoạt động đa số H.thành Bầu hoặc bầu + bổ Chủ yếu bổ nhiệm (trừ lãnh đạo nhiệm Bộ trưởng) Ký VB Lãnh đạo ký thay mặt Lãnh đạo ký trực tiếp
  189. Theo tư cách pháp lí • Cơ quan hiến định • Cơ quan được thành lập theo các VBQPPL khác
  190. Theo phạm vi lãnh thổ • Cơ quan hành chính ở TW: CP, Bộ cơ quan ngang Bộ • Cơ quan hành chính ở địa phương: UBNDCC và các Sở, ban, ngành
  191. 3.3 Nhân sự hành chính NN • Các thành phần cấu thành nhân sự HCNN • Các khái niệm cơ bản • Dấu hiệu nhận biết chung về công chức • Phân loại công chức
  192. Nhân sự hành chính nhà nước • Cán bộ • Công chức hành chính • Lao động hợp đồng
  193. 2. Các khái niệm cơ bản • Cán bộ • Công chức • Công chức hành chính
  194. Cán bộ • 1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước:
  195. Vị trí làm việc • Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam • Nhà nước • Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương cấp tỉnh,cấp huyện.
  196. 2.2. Cán bộ cấp xã • Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ: – Thường trực Hội đồng nhân dân, – Ủy ban nhân dân – Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, – Người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội.
  197. 2.3. Công chức Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh nhất định, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  198. Công chức bao gồm: - Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội; - Công chức trong cơ quan nhà nước; - Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập; - Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
  199. 2.4. Công chức cấp xã • Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  200. 2.5. Cán bộ, Công chức hành chính nhà nước • CB, CC làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
  201. 3. Dấu hiệu nhận biết công chức: • Nhìn chung, công chức ở các nước trên thế giới có những dấu hiệu nhận biết chung như sau: • Là công dân của nước đó; • Được tuyển dụng bởi Nhà nước • Làm việc trong các cơ quan nhà nước; • Được trả lương từ ngân sách nhà nước; • Làm các công việc mang tính chất thường xuyên, liên tục.
  202. 4. Phân loại CC • 3.1. Mục đích phân loại CC • - Đề ra tiêu chuẩn khách quan để tuyển chọn công chức vì với mỗi cương vị công tác, công chức đều phải đảm những điều kiện nhất định về học vấn, tuổi nghề, trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức
  203. • - Sử dụng công chức một cách hợp lý: Công chức ở trình độ nào sẽ được bố trí ở vị trí công việc tương ứng, tránh hiện tượng trái ngành, trái nghề, phát huy hết khả năng của công chức.
  204. • - Xác định tiền lương một cách hợp lý phù hợp với sự đóng góp của công chức. • - Giúp cho việc tiêu chuẩn hoá, cụ thể hoá việc sát hạch, đánh giá công chức.
  205. • - Giúp cho việc xây dựng quy hoạch đào tạo công chức đúng đối tượng theo yêu cầu công việc. • - Xác định biên chế hợp lý: Mỗi công chức được phân loại đều có công việc định sẵn, từ đó xác định biên chế một cách hợp lý giúp cho bộ máy gọn nhẹ, hiệu suất cao.
  206. 3.2. Các cách phân loại • 1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau: • - Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; • - Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; • - Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; • - Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
  207. • 2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: • - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý • - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
  208. IV.Cơ sở vật chất cho hoạt động của HCNN • Cơ cấu hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam bao gồm các bộ phận cấu thành như sau: • - Tài chính công • - Tài chính doanh nghiệp • - Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội.
  209. CHƯƠNG 4 CHỨC NĂNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC CỦA HCNN 4.1 Chức năng hành chính nhà nước 4.2 Phương pháp thực hiện chức năng hành chính nhà nước 4.3 Hình thức hoạt động của hành chính nhà nước
  210. 4.1 Chức năng hành chính NN • Tổng quan về chức năng HCNN • Nội dung chức năng hành chính nhà nước
  211. 4.1.1. Khái niệm - Chức năng được hiểu là công dụng có tính thông dụng của một đồ vật hay bộ phận. Chức năng cũng có nghĩa là các loại công việc, nhiệm vụ phải làm của một cơ quan nhân viên hay một tổ chức. - Chức năng quản lí gồm: tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát
  212. Khái niệm chức năng hành chính nhà nước Chức năng HCNN là những phương diện hoạt động chủ yếu được hình thành thông qua quá trình phân công, chuyên môn hóa lao động của nền hành chính nhà nước nhằm thực thi quyền hành pháp.
  213. Đặc điểm chức năng HCNN • Chức năng HCNN phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước; • Chức năng HCNN do Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm khác quy định; • Phân định chức năng HCNN tổng quan và chức năng của từng cơ quan HCNN cụ thể.
  214. 4.1.2. Phân loại chức năng HCNN • Mục đích phân loại • Các cách phân loại
  215. Mục đích của phân loại chức năng hành chính nhà nước • Là một hoạt động cần thiết để hiểu rõ các nhóm loại chức năng hành chính của cả hành chính nói chung và của từng cơ quan hành chính • Phân loại để tìm kiếm sự trùng lặp, chồng chéo của các loại chức năng • Tạo cơ sở khách quan cho từng khối lượng công việc theo từng chức năng • Xem xét sự phù hợp ăn khớp giữa chức năng cơ cầu bộ máy hành chính
  216. Các cách phân loại chức năng HCNN • Dựa vào phạm vi thực hiện chức năng: – CN đối nội – CN đối ngoại • Dựa vào tính chất hoạt động: – CN lập quy – CN hành chính • Dựa vào các lĩnh vực cơ bản: – CN chính trị – CN kinh tế – CN văn hóa – xã hội
  217. Phân loại chức năng HCNN • Dựa vào đối tượng phục vụ của HCNN: – CN đối với nhân dân – CN đối với nền kinh tế thị trường – CN đối với xã hội • Dựa vào nhóm hoạt động – CN bên trong – CN bên ngoài
  218. 4.2. Nội dung của chức năng HCNN • Chức năng bên trong (nội bộ, vận hành) • Chức năng bên ngoài (điều tiết, can thiệp)
  219. 2.1. Chức năng bên trong của HCNN • Lập kế hoạch • Tổ chức bộ máy HC • Nhân sự • Ra quyết định HCNN • Lãnh đạo • Phối hợp • Tài chính • Báo cáo • Kiểm soát
  220. 1.Chức năng lập kế hoạch Lập kế hoạch là một tiến trình xác định mục tiêu, nhiệm vụ và cách thức tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức HCNN. VD: – KH hoạt động trong quý I năm 2012 của UBND tỉnh A. – KH triển khai xây dựng nhà tình nghĩa của UBND huyện B
  221. Vai trò của lập kế hoạch: - Thống nhất mục tiêu - Kiểm soát hoạt động dễ dàng - Đối phó được với những biến động bên trong và bên ngoài tổ chức - Giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm nguồn lực
  222. Quá trình lập kế hoạch XĐ mục tiêu XD chương trình Thẩm định hành động -XĐ nguồn lực -XĐ các giải pháp -XĐ nhu cầu tối ưu để đạt -Lựa chọn người xã hội mục tiêu thẩm định -Dự báo xu thế -XD các bước đi -Lựa chọn cách phát triển của TC cụ thể thức thẩm định
  223. 2. Chức năng tổ chức • Khái niệm: Là một tiến trình gồm các hoạt động nhằm thiết lập một cơ cấu tổ chức hành chính hợp lý, phù hợp với mục tiêu, với nguồn lực, với môi trường và những mối quan hệ trong tổ chức.
  224. Nội dung cơ bản – Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý - Gọn nhẹ - Tiết kiệm - Thông suốt – Phân công công việc cho cá nhân, bộ phận trong tổ chức – Xây dựng mối quan hệ bên trong, bên ngoài tổ chức – Quản lý sự thay đổi của tổ chức
  225. 3. Chức năng nhân sự • Khái niệm: Là quá trình tuyển dụng, sử dụng, phát triển, đánh giá nhằm tạo mọi điệu kiện thuận lợi cho con người trong các cơ quan HCNN đạt được mục tiêu đã đặt ra.
  226. Bản mô tả công việc • Tên công việc • Nhân viên cần báo cáo công việc cho ai • Nhân viên này phụ trách ai • Tóm tắt nhiệm vụ và trách nhiệm công việc • Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc.
  227. 4. Chức năng ra quyết định HCNN • Ra quyết định bao gồm các công việc - Xác định vấn đề. - Điều tra, nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin - Phân tích, đánh giá tình hình làm căn cứ cho việc ra quyết định. - Dự đoán, lập phương án và lựa chọn phương án tốt nhất - Soạn thảo quyết định. - Thông qua quyết định. - Ban hành quyết định
  228. 5. Chức năng lãnh đạo • Khái niệm: Là tiến trình gồm các hoạt động chỉ huy, hướng dẫn và thúc đẩy mọi người làm việc vì mục tiêu chung
  229. Chỉ huy, hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc • Xây dựng các chỉ dẫn cụ thể để nhân viên thực hiện các quyết định của cấp trên (bằng chỉ thị, mệnh lệnh). • Lên kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động với tiến độ thực hiện cụ thể. • Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các hoạt động của tổ chức.
  230. Các kỹ năng của nhà lãnh đạo • Kỹ năng quản lý thời gian • Kỹ năng giao tiếp • Kỹ năng thuyết trình • Kỹ năng quản lý theo tình huống • Kỹ năng uỷ quyền • Kỹ năng ra quyết định
  231. 6. Chức năng phối hợp • Khái niệm: Là chức năng điều hòa hoạt động của các đơn vị lệ thuộc, thiết lập một sự liên lạc đơn giản nhưng hợp lý giữa các cá nhân, đơn vị trong cơ quan HCNN
  232. Chức năng phối hợp bao gồm các hoạt động • Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong cơ quan và các cơ quan hữu quan khác (nội quy, quy chế) • Thiết lập mối quan hệ liên lạc, thông tin đơn giản, hiệu quả giữa các bộ phận trong cơ quan (họp giao ban định kỳ, thông báo, báo cáo)
  233. 7. Chức năng tài chính • Khái niệm: Là quá trình tiến hành các hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các nguồn tài chính trong cơ quan HCNN.
  234. Nội dung của chức năng tài chính • Nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu, nhất là thuế. • Dự trù kinh phí hoạt động hàng năm theo các chương trình, dự án được duyệt. • Sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả, tiết kiệm. • Ngân sách được cấp đúng chế độ, đúng chủ trương phân cấp. • Quản lý chặt chẽ công sản bao gồm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và những vật tư cần thiết khác
  235. 8.Chức năng báo cáo: Khái niệm: Chức năng báo cáo là thiết lập các báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) và các báo cáo tổng kết dài hạn (2 năm, 5 năm, 10 năm) của cấp dưới trình lên cấp trên. Nó là cơ sở để cấp trên đánh giá hoạt động của cấp dưới.
  236. Chức năng báo cáo • Nội dung báo cáo: – Đánh giá việc thực hiện mục tiêu – Số lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện công vụ. • Hình thức báo cáo: – Báo cáo chuyên đề – Báo cáo thống kê – Báo cáo bằng văn bản – Báo cáo bằng miệng
  237. 9.Chức năng kiểm soát • Khái niệm: Là sự đo lường, đánh giá kết quả những công việc đã thực hiện so với những tiêu chuẩn quy định và áp dụng các biện pháp điều chỉnh cần thiết để tối thiểu hóa những sai lệch so với tiêu chuẩn
  238. Mục đích của kiểm soát • Nhằm xác định rõ những kết quả đạt được; • Dự đoán chiều hướng vận động của từng bộ phận và toàn hệ thống; • Phát hiện những sai lệch so với tiêu chuẩn trong quá trình thực hiện những hoạt động hành chính; • Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
  239. 4.2.2. Chức năng bên ngoài của HCNN • Chức năng đối với các ngành, các lĩnh vực trong xã hội. • Chức năng cung ứng dịch vụ công.
  240. 1. Chức năng đối với các ngành và các lĩnh vực trong xã hội • ĐÞnh híng ph¸t triÓn: x©y dùng vµ ban hµnh chiÕn lîc, qui ho¹ch, kÕ ho¹ch • ĐiÒu chØnh: t¹o m«i trêng ph¸p lý phï hîp (ban hµnh c¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt, c¸c qui t¾c qu¶n lÝ, c¸c tiªu chuÈn, c¸c ®Þnh møc kinh tÕ kÜ thuËt)
  241. Chức năng đối với các ngành và các lĩnh vực trong xã hội • Chøc n¨ng khuyÕn khÝch, hç trî, ®iÒu tiÕt c¸c ngµnh, lÜnh vùc b»ng hÖ thèng c¸c c«ng cô vÜ m« nh ban hµnh chÝnh s¸ch, thùc hiÖn c¸c ho¹t ®éng tµi trî, qui ®Þnh h¹n ngh¹ch, nghiªn cøu, ®µo t¹o • Chøc n¨ng kiÓm tra, thanh tra: nh»m ph¸t hiÖn, ng¨n ngõa, xö lÝ vµ kh¾c phôc nh÷ng yÕu tè tiªu cùc ph¸t sinh trong ph¹m vi qu¶n lÝ cña ngµnh, lÜnh vùc
  242. (2) Chức năng cung ứng dịch vụ công • Khái niệm • Tính chất • Phân loại • Vai trò của HCNN trong cung ứng dịch vụ công.
  243. Các dịch vụ • Rửa xe máy • Chiếu sáng thành phố • Vui chơi ở công viên • Cung cấp nước cho người dân • Chăm sóc sức khoẻ người già • Giáo dục mầm non ở trường học tư
  244. Khái niệm dịch vụ công • Dịch vụ công là những dịch vụ phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức trong xã hội; • Do Nhà nước trực tiếp hoặc chuyển giao cho các tổ chức ngoài Nhà nước cung ứng
  245. Tính chất • Phục vụ lợi ích chung, thiết yếu, quyền và lợi ích hợp pháp; • Do Nhà nước chịu trách nhiệm: trực tiếp cung ứng hoặc chuyển giao cung ứng • Đảm bảo sự công bằng và hiệu quả
  246. Phân loại • Dịch vụ công gồm: • - Dịch vụ công cộng; • - Dịch vụ hành chính công.
  247. Dịch vụ công cộng • Phục vụ lợi ích chung, thiết yếu của người dân, cộng đồng – Dịch vụ sự nghiệp: phục vụ nhu cầu về trí lực và thể lực (giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí) – Dịch vụ kinh tế - kỹ thuật (giao thông vận tải, điện nước, bưu chính viễn thông )
  248. Dịch vụ hành chính công • xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước trong việc thực hiện đáp ứng quyền và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của công dân. – Dịch vụ cho phép, cấp phép (cấp phép kinh doanh, xây dựng ) – Dịch vụ cấp đăng ký (khai sinh, kết hôn, ) – Ngăn chặn, phòng ngừa: kiểm tra tạm trú, tạm vắng – Dịch vụ công chứng, chứng thực.
  249. Vai trò của HCNN trong cung ứng DVC • 1. Định hướng hoạt động cung ứng dịch vụ công bằng chủ trương, chính sách (lĩnh vực nào NN trực tiếp cung ứng, lĩnh vực nào không).
  250. Các lĩnh vực NN trực tiếp cung ứng • Có tiềm lực kinh tế và nguồn nhân lực lớn • Các chủ thể ngoài NN ko muốn cung ứng vì lợi nhuận thấp • Chủ thể ngoài NN cung ứng ko hiệu quả • Nhà nước chưa thể chuyển giao • Liên quan đến bí mật quốc gia
  251. Dịch vụ hành chính công • 2. Điều tiết, can thiệp việc cung ứng dịch vụ công của các chủ thể ngoài NN • 3. Kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng dịch vụ công của chủ thể ngoài NN
  252. 4.2 Hình thức hoạt động của HCNN • Đọc tài liệu
  253. 4.2 Hình thức quản lí hành chính nhà nước Được hiểu là sự biểu hiện về hoạt động quản lí của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ thẩm quyền của tổ chức Quản lí hành chính nhà nước có nhiều hình thức hoạt động
  254. Các cơ sở lựa chọn hình thức hoạt động quản lí hành chính nhà nước • Sự phù hợp của các hình thức quản lí chức năng quản lí • Sự phù hợp của hình thức quản lí với nội dung và tính chất của những nhiệm vụ quản lí cần giải quyết • Sự phù hợp của hình thức quản lí với những đặc điểm của đối tượng quản lí cụ thể • Sự phù hợp của hình thức quản lí với mục đích cụ thể của tác động quản lí
  255. Phân loại các hình thức quản lí hành chính nhà nước • Những hình thức pháp lí được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục(VD: đối với hđ ban hành VBQPPL thì pl quy định thẩm quyền ban hành, hình thức, thủ tục ) • Những hình thức không pháp lý chỉ được pháp luật quy định khuôn khổ chung để tiến hành lựa chọn phương thức, cách thức quản lí (VD: Thủ tục tiến hành hội nghị, hội thảo, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm công tác )
  256. Các hình thức quản lí nhà nước • Ban hành văn bản VBQPPL • Ban hành văn bản áp dụng quy phạm PL • Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lí • Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp • Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kĩ thuật
  257. Ban hành VBQPPL • Là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước • Thông qua các VBQPPL các cơ quan hành chính nhà nước quy định những quy tắc xử sự chung, những nhiệm vụ quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể các bên, xác định rõ thẩm quyền và thủ tục tiến hành
  258. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật • Là hình thức hđ chủ yếu của cơ quan quản lí hành chính nhà nước • Nội dung là áp dụng một hay nhiều QPPL vào một trường hợp cụ thể trong những điều kiện cụ thể • Thông qua đó tác động một cách tích cực và trực tiếp đến mọi mặt hoạt động quản lí
  259. Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lí • Áp dụng những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa VPPL như kiểm tra bằng lái, Tạm trú tạm vắng • Đăng kí những sự kiện nhất định như: DDK khai sinh, kết hôn, phương tiện giao thông • Lập và cấp một số giấy tờ nhất định • Hoạt động công chứng
  260. Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp • Phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận cq • Tổ chức thi đua tổng kết kinh nghiệm • Chuẩn bị tiến hành cuộc họp hội nghị, hội thảo • Đảo bảo sự kết hợp đúng đắn giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách
  261. Thực hiện những tác động về nghiệp vụ kĩ thuật • Chuẩn bị tài liệu cho việc ban hành VBQPPL và VBADPL • Làm báo cáo • Lưu trữ hồ sơ
  262. 4.3 Phương pháp quản lí hành chính nhà nước • Khái niệm: Phương pháp quản lí hành chính nhà nước là cách thức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính; cách thức tác động của chủ thể quản lí hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lí nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.
  263. Những yêu cầu phương pháp quản lí hành chính nhà nước • Thứ nhất phương pháp quản lí hành chính nhà nước phải có khả năng đảm bảo tác động quản lí lên lĩnh vực chủ yếu của hành chính nhà nước, có tính đến đặc điểm chung của mỗi lĩnh vực • Các pp phải đa dạng thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau • Các pp quản lí phải có tính khả thi
  264. Những yêu cầu phương pháp quản lí hành chính nhà nước • Các pp quản lí phải có khả năng đem lại hiệu quả cao ít chi phí nhất • Các phương pháp phải mềm dẻo linh hoạt • Các phương pháp phải có tính sáng tạo • Các phương pháp quản lí phải hoàn toàn phù hợp với pháp luật với cơ chế hiện hành của nhà nước
  265. Các phương pháp quản lí hành chính nhà nước • Nhóm phương pháp chung – Phương pháp kế hoạch hóa – Phương pháp thống kê – Phương pháp toán học – Phương pháp tâm lí xã hội – Phương pháp sinh lí học
  266. Phương pháp kế hoạch hóa • Xây dựng chiến lược phát triển KTXH • Lập quy hoạch tổng thể và chuyên ngành • Dự báo xu thể phát triển • Đặt chương trình mục tiêu và xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn • Sử dụng pp này để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, các biện pháp cân đối
  267. Phương pháp thống kê • Tiến hành điều tra, khảo sát, phân bổ sử dụng các pp tính toán • Thu thập số liệu, tổng hợp và chỉnh lý để tính toán tốc độ phát triển các chỉ tiêu quan trọng • Phân tích các nguyên nhân, dự báo tình hình của hiện tượng quản lí
  268. Phương pháp toán học • Các cơ quan nhà nước sử dụng các máy điện toán để thu thập số liệu xử lý và lưu trữ thông tin • Tính toán cân đối các liên ngành trong mọi lĩnh vực quản lí
  269. Phương pháp tâm lí - xã hội • Tác động vào tâm tư, tình cảm của người lđ, tạo cho họ không khí hồ hởi yêu thích công việc, gắn bó với tập thể hăng say làm việc, giải quyết các vướng mắc trong công tác, giúp đỡ giải quyết các khó khăn về cuộc sống
  270. Phương pháp sinh lí học • Các cq hành chính nhà nước tiền hành bố trí nơi làm việc phù hợp với sinh lí con người, tạo ra sự thoải mái trong làm việc và tiết kiệm các thao tác không cần thiết nhằm nâng cao năng suất lao động như: bố trí phòng làm việc; bàn làm việc; ghế ngồi; màu sắc; ánh sáng
  271. Nhóm phương pháp quản lí hành chính nhà nước chủ đạo • Phương pháp thuyết phục • Phương pháp cưỡng chế • Phương pháp hành chính • Phương pháp kinh tế
  272. Phương pháp thuyết phục Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lí hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định
  273. Thông qua pp thuyết phục • Các chủ thể quản lí giáo giục cho mọi người nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỉ luật nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước • Các tổ chức xã hội là cơ sở để thực hiện nguyên tắc này
  274. Các biện pháp thuyết phục • Giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp thông tin, tuyên truyền phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng
  275. Phương pháp cưỡng chế • Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp mà pháp luật quy định. • PP cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong việc áp dụng những biện pháp bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lí
  276. Các hình thức cưỡng chế nhà nước • Cưỡng chế hình sự • Cưỡng chế dân sự • Cưỡng chế kỉ luật • Cưỡng chế hành chính
  277. Cưỡng chế hành chính bao gồm: • Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính • Các biện pháp ngăn chặn VPHC • Các biện pháp khắc phục hậu quả VPHC • Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt • Các biện pháp phòng ngừa hành chính
  278. Chú ý khi áp dụng biện pháp cưỡng chế • Chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết • Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng • Không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp mục đích đề ra đã đạt được • Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cũng như cho xã hội • Chỉ áp dụng khi PL quy định cụ thể
  279. Phương pháp hành chính • Là PP quản lí bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lí. Đặc trưng là sự tác động trực tiếp lên đối tượng bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lí
  280. Phương pháp hành chính bao gồm • Quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lí hành chính nhà nước • Quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền, giao nhiệm vụ cho các cq đó • Thỏa mãn đơn phương yêu cầu hợp pháp của công dân • Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới
  281. Phương pháp kinh tế (hiệu quả) Là PP tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lí thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người
  282. Phươg pháp kinh tế gồm • Quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh; Chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lí, sử dụng hợp lí tài sản được giao, phát huy và khai thác hợp lí nhất những khả năng sẵn có