Bài giảng Hệ thống cấp nước nơi công cộng - Hệ thống cấp nước cho vùng nông thôn Việt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống cấp nước nơi công cộng - Hệ thống cấp nước cho vùng nông thôn Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_he_thong_cap_nuoc_noi_cong_cong_he_thong_cap_nuoc.ppt
Nội dung text: Bài giảng Hệ thống cấp nước nơi công cộng - Hệ thống cấp nước cho vùng nông thôn Việt
- GIỚI THIỆU KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN VÀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM Phần I: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO VÙNG NÔNG THÔN VIỆT Chất lượng nước và tính chất an toàn cho người sử dụng Hà Nội, 8 - 2013
- 1. Mục đích: Không gây tác hại phương diện sức khỏe và hấp dẫn người sử dụng. 2. Đặc trưng chất lượng nước: Thể hiện qua 3 tiêu chí: cảm quan, nhiễm bẩn sinh học và nhiễm bẩn hóa học. •Cảm quan: mùi, vị, độ trong, màu, độ cứng •Nhiễm bẩn sinh học: vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh, giun sá •Nhiễm bẩn hóa học: độc tố vô cơ, hữu cơ
- 3. Độc tố gây ra: • Phản ứng có hại đối với hệ sinh học, làm tổn thương nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, có thể gây ra tử vong. Tác dụng độc có thể là cấp tính (liều cao thời gian ngắn), mãn tính (dài hạn, thời gian dài, liều lượng thấp). • Độc thần kinh: gây độc hoặc tê liệt tế bào thần kinh. • Tác nhân gây ung thư: gây ra hiện tượng sinh trưởng và phát triển tế bào không thể kiểm soát, sai lệch, tạo ra ung, bướu. • Tác nhân gây đột biến gien: gây ra đột biến di truyền trong tế bào sống. • Tác nhân gây quái thai đối với trẻ sơ sinh.
- 4. Đặc tính gây bệnh: Tổng lượng độc chất tích lũy trong cơ thể, bao gồm 2 yếu tố là nồng độ của độc tố trong nước và thời gian sử dụng nguồn nước đó. Tạp chất gây độc trong nước được quy định với một giá trị nào đó, nó chỉ gây hại khi nồng độ của nó vượt quá giá trị đó. 5. Độc tố vô cơ: Kim loại nặng, amoni, nitrat, nitrit 6. Độc tố hữu cơ: Nhóm chất chứa clo, chất bảo vệ thực vật, chất khử trùng và sản phẩm phụ
- 7. Số liệu thống kê: •Tại Nhật: 23/27 chỉ tiêu thanh tra về chất lượng nước sinh hoạt •Tại EU: 47/62 chỉ tiêu về chất lượng nước sinh hoạt (có thể bổ sung thêm tại từng nước). •QCVN 01:2009/BYT gồm 109 chỉ tiêu, được phân chia thành 6 nhóm: - Cảm quan và thành phần vô cơ (32 chỉ tiêu). - Chất hữu cơ (24 chỉ tiêu); - Hóa chất bảo vệ thực vật (32 chỉ tiêu); - Hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ (17 chỉ tiêu). - Chất phóng xạ (2 chỉ tiêu). - Vi sinh (2 chỉ tiêu) •QCVN 02:2009/BYT bao gồm 14 chỉ tiêu, phân chia thành các nhóm: - Chỉ tiêu vô cơ (sắt, amoni, arsen): 3 - Chỉ tiêu thành phần hữu cơ: 01 (permanganat). - Chỉ tiêu vi sinh: 2 - Chỉ tiêu cảm quan: 8
- Bảng1: QCVN 02:2009/BYT
- Nhận xét: Các tiêu chuẩn về chất lượng nước sinh hoạt quy định trong QCVN 02:2009 chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ về tính an toàn sức khỏe của nguồn nước, chủ yếu đặc trưng cho các yếu tố cảm quan Bảng1: QCVN 02:2009/BYT
- 8. Nguồn gốc của các thành phần ô nhiễm Từ nguồn nước: nước ngầm, nước mặt, nước mưa, nước tự chảy (suối) •Nước mặt: - Sông, suối, ao, hồ, kênh , rạch, mương máng nội đồng. - Ô nhiễm điển hình: vi sinh, thành phần hữu cơ, biến động theo thời vụ canh tác nông nghiệp. •Nước ngầm: - Giếng đào, giếng khoan. - Ô nhiễm điển hình: thành phần vô cơ, ít tạp chất hữu cơ và vi sinh. - Đặc trưng vùng: Mn, Fe ở vùng đồng bằng, trung du vùng núi phía Bắc. Amoni trong vùng đồng bằng bắc Bộ và Nam Bộ.
- 8. Nguồn gốc của các thành phần ô nhiễm Nước ngầm: - Flo tại vùng Nghệ An đến Phan Thiết. - Độ cứng vùng núi phía Bắc (Lạng Sơn , Lai Châu, Sơn La), nước tầng sâu ở đồng bằng (Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Bạc Liêu, Cà Mau) - Nước tự chảy: nước suối pha trộn giữa nước mặt và nước ngầm. Chất lượng tốt. - Nước mưa: chất lượng tốt. 9. Hệ thống cấp nước cho vùng nông thôn. • Đặc điểm: phong phú về nguồn nước. • Hai hệ thống điển hình truyền thống là xử lý nước mặt, nước ngầm.
- • Trong trường hợp thực hiện tốt nhất thì tách loại được các thành phần cảm quan và đảm bảo chỉ tiêu vi sinh • Quy mô cấp nước: đa dạng, quy mô lớn ở vùng đồng bằng, nhỏ ở vùng núi.
- 10. Kiểm soát chất lượng nước Thực hiện đồng bộ các giải pháp: Kiểm soát chất lượng nguồn nước, hệ thống xử lý, hệ thống chuyển tải và tích trữ nước 11. Sự khác biệt giữa cấp nước cho nông thôn và thành thị •Quy mô cấp nước. •Trữ lượng nguồn nước cấp. •Công nghệ xử lý: không khác biệt nhiều •Hạ tầng kỹ thuật: không khác biệt quá lớn. •Nguồn nhân lực quản lý và vận hành: chênh lệch lớn.
- Phần II: KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO CỤM CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Hướng dẫn phương pháp quản lý rủi ro theo từng bước đối với cấp nước cho cụm cộng đồng dân cư nhỏ lẻ
- Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho vùng nông thôn của tổ chức sức khỏe thế giới tập trung vào: 1.Tính đặc thù của cấp nước quy mô nhỏ. 2.Phương pháp tiếp cận kế hoạch cấp nước an toàn cho quy mô nhỏ. 3.Khả năng áp dụng phương pháp tiếp cận trên đối với cấp nước nhỏ. 4.Phương pháp lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
- Thực thi kế hoạch cấp nước an toàn cho quy mô nhỏ đòi hỏi tiến hành 6 nhiệm vụ cơ bản: 1.Sự tham gia của cộng đồng và thành lập nhóm phụ trách. 2.Mô tả hệ thống cấp nước của cộng đồng 3.Nhận dạng nguy cơ, rủi ro và những giải pháp kiểm soát hiện có. 4.Hoàn thiện và thực hiện giải pháp cải thiện dần kế hoạch cấp nước an toàn. 5.Theo dõi các giải pháp kiểm soát và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đó. 6.Thu thập tài liệu liên quan để cải thiện tổng thể kế hoạch cấp nước an toàn.
- 1. Tính đặc thù của cấp nước quy mô nhỏ •Đương đầu với nhiều thách thức về quản lý và vận hành. •Chịu nhiều nguy cơ rủi ro về thành phần ô nhiễm, dẫn đến bùng phát các dịch bệnh, xuống cấp hệ thống cấp nước. •Nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe là tiềm năng phát sinh bệnh dịch do nhiễm khuẩn. Bệnh tiêu chảy cấp tinh mỗi năm làm chết 2,5 triệu người (50 % trẻ dưới 5 tuổi)
- 2. Phương pháp tiếp cận kế hoạch cấp nước an toàn cho quy mô nhỏ 1.Đánh giá, lựa chọn ưu tiên và quản lý rủi ro đối với sự an toàn về phương diện chất lượng từ nguồn nước đến tay người sử dụng. 2.Nhấn mạnh về phương diện quản lý để ngăn ngừa rủi ro bằng cách đánh giá, lựa chọn ưu tiên, khắc phục trước khi xuất hiện rủi ro. 3.Thanh tra vệ sinh cho phép nhận dạng nguyên nhân và địa chỉ cần khắc phục kết hợp với giải pháp theo dõi định kỳ 4.Cung cấp tài liệu thực tế về độ an toàn của nước cấp cho người sử dụng. 5.Đề ra các giải pháp cải thiện từng bước (tính ưu tiên) để hoàn thiện khi chưa đủ điều kiện thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cần có.
- 6. Mục tiêu của kế hoạch cấp nước an toàn là đảm bảo độ tin cậy và khả năng chấp nhận nước sử dụng cho cộng đồng. 7. Thực hiện kế hoạch đòi hỏi thời gian và cam kết thành thực của các thành viên chủ chốt trong cộng đồng. Kế hoạch được thiết lập cho dài hạn cả về mặt kinh phí, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên tự nhiên của địa phương. 8. So sánh giữa cách tiếp cận thanh tra tình trạng vệ sinh và sử dụng số liệu phân tích đánh giá chất lượng nước: • Phân tích chất lượng nước tốn kém • Hạn chế về số mẫu • Thời gian kéo dài • Ít thông tin để phục vụ khắc phục sự cố
- 3. Khả năng áp dụng phương pháp tiếp cận đối với cấp nước quy mô nhỏ 1.Giúp cộng đồng quản lý rủi ro về sức khỏe bằng cách nhận dạng và xếp hạng rủi ro, khắc phục từng bước để cải thiện, tiến tới đạt mức độ yêu cầu về chất lượng nước của địa phương hay của Quốc Gia trên cơ sở tiềm lực hiện có. 2.Áp dụng cho các đối tượng hệ cấp nước đang hoạt động hoặc xây dựng mới, từ nguồn nước đến hệ thống thu và phân phối, hệ thống xử lý và tích trữ nước. 3.Đối với hệ xây mới, cần phối hợp với các đơn vị xây dựng để lồng ghép kế hoạch cấp nước an toàn
- 4. Lợi ích mang lại: • Cải thiện liên tục chất lượng nước cấp theo thời gian thông qua quản lý và vận hành hệ thống cấp nước và đạt tới mức độ mong muốn. • Thúc đẩy phát triển kỹ năng và tiềm lực của các thành viên trong cộng đồng. • Khuyến khích hình thức làm việc theo tập thể nhóm. Cải thiện chế độ làm việc giữa những người giữ trọng trách và cán bộ kỹ thuật. 5. Cấp nước quy mô nhỏ rất khó đạt mức độ tiêu chuẩn chất lượng quốc gia hoặc vùng, nhất là khi tiềm lực kinh tế bị hạn chế. Phương thức tiếp cận là có cải thiện tốt hơn không và thực hiện từng bước trên cơ sở tiềm năng của chính mình và kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài. 6. Thực hiện rộng rãi và bền bỉ kế hoạch cấp nước an toàn sẽ làm giảm nguy cơ phát sinh bệnh tật do chất lượng nước không đảm bảo, cải thiện ý thức vệ sinh cho cả cộng đông, đặc biệt cho vùng khan hiếm nước
- 4. Phương pháp lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch •Tiến trình thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn bao gồm 6 nhiệm vụ và tỏ ra có hiệu quả trong nhiều trường hợp thực tế. Kế hoạch cấp nước an toàn (do WHO đề xuất) không phải là quy định cứng nhắc, nó được áp dụng linh hoạt trong khi xây dựng và thực hiện kế hoạch, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của địa phương. •Mỗi nhiệm vụ là một hợp phần trong tổng thể của kế hoạch cấp nước an toàn, nhưng tự bản thân mỗi nhiệm vụ cũng đóng vai trò cải thiện quản lý nước cấp