Bài giảng Hệ thống pháp luật

ppt 39 trang hapham 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_he_thong_phap_luat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hệ thống pháp luật

  1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Presented by: Phan Nhat Thanh
  2. NỘI DUNG 1. Khái niệm 2. Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 4. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 5. Các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật 6. Hệ thống hoá pháp luật
  3. I. KHÁI NIỆM Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
  4. Hệ thống pháp luật XHCN được hợp thành từ các bộ phận sau đây - Về mặt hình thức: hệ thống pháp luật XHCN được cấu thành từ các văn bản quy phạm pháp luật. - Về mặt cấu trúc bên trong: hệ thống pháp luật XHCN được hợp thành từ các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.
  5. II. HỆ THỐNG CẤU TRÚC BÊN TRONG CỦA PHÁP LUẬT Hệ thống cấu trúc của pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật.
  6. ⚫ Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật.
  7. ⚫ Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.
  8. ⚫ Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
  9. Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật: - Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù.
  10. - Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù.
  11. Có 2 phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp bình đẳng thoả thuận và phương pháp quyền uy phục tùng - Phương pháp bình đẳng thoả thuận: có những đặc điểm chủ yếu là: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau (về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra ) trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ.
  12. - Phương pháp quyền uy phục tùng: một bên trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội, các ngành luật sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả 2 phương pháp này.
  13. III. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
  14. 2. . Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
  15. 3. Các loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay: STT Tên văn bản Cơ quan ban hành 1 Hiến pháp, Luật, Quốc hội Nghị quyết 2 Pháp lệnh, Nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết 3 Lệnh, Quyết định Chủ tịch nước 4 Nghị định Chính phủ 5 Quyết định Thủ tướng Chính phủ
  16. 6 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao Thông tư Chánh án TANDTC 7 Thông tư Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 8 Thông tư Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ 9 Quyết định Tổng kiểm toán nhà nước 10 Nghị quyết liên tịch Giữa UBTVQH hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội 11 Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  17. 12 Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Văn bản quy phạm pháp luật nhân dân
  18. 4. Phân loại Căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia thành 2 loại: - Văn bản luật - Văn bản dưới luật
  19. 5. Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật - Mối liên hệ về hiệu lực pháp lý: các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong một trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp, trong đó có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp. - Mối liên hệ về nội dung: các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất với nhau về nội dung.
  20. 6. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật - Hiệu lực theo thời gian - Hiệu lực theo không gian - Hiệu lực theo đối tượng tác động Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật còn có thể có hiệu lực trở về trước.
  21. a) Hiệu lực theo thời gian Hiệu lực theo thời gian của văn bản QPPL xác định thời điểm bắt đầu để áp dụng văn bản vào đời sống cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó.
  22. Thời điểm phát sinh hiệu lực - Đối với văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước ở trung ương, thông thường được xác định theo hai cách: ghi rõ trong văn bản QPPL thời điểm phát sinh hiệu lực hoặc không ghi rõ. - Đối với các văn bản QPPL không có điều khoản ghi rõ thời điểm phát sinh hiệu lực thì thời điểm đó được tính là không được sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
  23. ⚫ Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 78 Luật 2008, đối với văn bản của các cơ quan nhà nước ở trung ương thì trong thời hạn chậm nhất là 2 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản QPPL phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo, văn bản QPPL không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
  24. ⚫ Trong trường hợp văn bản QPPL quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản QPPL được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo chậm nhất sau 2 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
  25. b) Hiệu lực theo không gian của văn bản QPPL Hiệu lực theo không gian của văn bản QPPL là giới hạn tác động của văn bản trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, một địa phương hoặc một vùng nhất định.
  26. c) Hiệu lực theo đối tượng tác động Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản QPPL gồm cá nhân, tổ chức mà văn bản QPPL đó cần phát huy hiệu lực (hay chịu sự tác động của văn bản).
  27. IV. CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ⚫ Luật Hiến pháp ⚫ Luật Hành chính ⚫ Luật Hình sự; ⚫ Luật Tố tụng Hình sự ⚫ Luật Dân sự
  28. ⚫ Luật Tố tụng Dân sư ⚫ Luật Hôn nhân – Gia đình ⚫ Luật Lao động ⚫ Luật Kinh tế ⚫ Luật Đất đai ⚫ Luật Tài chính ⚫ Luật Ngân hàng
  29. V. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ MỰC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1. Tính toàn diện: tính toàn diện thể hiện ở 2 mức độ – Ở mức độ chung: đó là sự đầy đủ các ngành luật, các chế định pháp luật – Ở mức độ cụ thể: đầy đủ các quy phạm pháp luật
  30. 2. Tính đồng bộ: hệ thống pháp luật phải có tính thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn.
  31. 3. Tính phù hợp: pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội.
  32. 4. Trình độ kỹ thuật lập pháp: pháp luật được xây dựng với trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Thể hiện qua việc xác định các nguyên tắc, cách sử dụng ngôn ngữ pháp lý trong hoạt động xây dựng pháp luật.
  33. VI. HỆ THỐNG HÓA PHÁP LUẬT 1. Khái niệm Hệ thống hoá pháp luật: là hoạt động nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật.
  34. 2. Ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật: vừa có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao ý thức pháp luật.
  35. 3. Mục đích của hệ thống hoá pháp luật: góp phần xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất.
  36. 4. Các hình thức hệ thống hóa pháp luật – Tập hợp hoá: là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định. Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm pháp luật rõ ràng là đã hết hiệu lực.
  37. • Chủ thể tập hợp hoá: mọi chủ thể. • Kết quả của pháp điển hoá: là một tập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
  38. - Pháp điển hóa Là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó, không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn chế định thêm các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng.
  39. – Về chủ thể: Pháp điển hoá chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. – Về kết quả của pháp điển hoá: là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi về nội dung và hiệu lực pháp lý.