Bài giảng Hệ thống thông tin - Chương 4: Transact-SQL nâng cao - Phạm Nguyên Thảo

pdf 67 trang hapham 1130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống thông tin - Chương 4: Transact-SQL nâng cao - Phạm Nguyên Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_thong_thong_tin_chuong_4_transact_sql_nang_cao.pdf

Nội dung text: Bài giảng Hệ thống thông tin - Chương 4: Transact-SQL nâng cao - Phạm Nguyên Thảo

  1. Chương 4: Transact-SQL nâng cao Phạm Nguyên Thảo pnthao@fit.hcmuns.edu.vn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Công nghệ Thông tin Bộ môn Hệ thống Thông tin
  2. Nội dung • Khai báo và sử dụng biến • Các lệnh điều khiển • Cursor • Stored procedure • Function 2
  3. Biến cục bộ • Là một đối tượng có thể chứa giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định • Tên biến: – Bắt đầu bằng một ký tự @ • Tầm vực của biến: – Biến cục bộ có giá trị trong một query batch hoặc trong một stored procedure/ function 3
  4. Biến cục bộ - Khai báo • Khai báo biến cục bộ bằng lệnh declare – Cung cấp tên biến và kiểu dữ liệu Declare tên_biến Kiểu_dữ_liệu • Ví dụ: Declare @MaSinhVien char(10) Declare @HoTen nvarchar(30) Declare @Sum float, @Count int 4
  5. Biến cục bộ - Gán giá trị • Dùng lệnh set để gán giá trị cho biến – Giá trị gán cho biến phải phù hợp với kiểu dữ liệu của biến Set tên_biến = giá_trị Set tên_biến = tên_biến Set tên_biến = biểu_thức Set tên_biến = kết_quả_truy_vấn 5
  6. Gán giá trị (tt) Câu truy vấn phải trả ra đúng 1 dòng có đúng 1 cột • Ví dụ Set @MaLop = „TH2001‟ Set @SoSV = (select count (*) from SinhVien) Set @MaLop = „TH‟+Year(@NgayTuyenSinh) 6
  7. Biến cục bộ - Gán giá trị (tt) • Đưa kết quả truy vấn vào biến: Ví dụ : SV(MaSV: int; HoTen: nvarchar(30), Tuoi int) Select @Var1 = HoTen, @Var1 = Tuoi from SV where MaSV = 1 • Lưu ý: nếu câu truy vấn trả về nhiều dòng, các biến chỉ nhận giá trị tương ứng của dòng đầu tiên 7
  8. Biến toàn cục • Là các biến hệ thống do SQL Server cung cấp – Tên biến bắt đầu bằng @@ (2 ký tự @) – SQL tự cập nhật giá trị cho các biến này, NSD không thể gán giá trị trực tiếp – Bản chất là 1 hàm (function) 8
  9. • Một số biến hệ thống thường dùng – @@error – @@rowcount – @@trancount – @@fetch_status 9
  10. Nội dung • Khai báo và sử dụng biến • Các lệnh điều khiển • Cursor • Stored procedure • Function 10
  11. If else • Xét điều kiện để quyết định những lệnh T-SQL nào sẽ được thực hiện • Cú pháp: If biểu_thức_điều kiện Lệnh| Khối_lệnh [Else Lệnh| Khối_lệnh] Khối lệnh là một hoặc nhiều lệnh nằm trong cặp từ khóa begin end 11
  12. If else (tt) • Ví dụ HocPhan(MaHP, TenHP, SiSo) DangKy(MaSV, MaHP) Viết lệnh để thêm một đăng ký mới cho sinh viên có mã số 001 vào học phần HP01 (giả sử học phần này đã tồn tại trong bảng HocPhan). Qui định rằng mỗi học phần chỉ được đăng ký tối đa 50 sinh viên. 12
  13. If else (tt) • Ví dụ Declare @SiSo int select @SiSo = SiSo from HocPhan where MaHP= ‟HP01‟ if @SiSo < 50 Begin insert into DANG_KY(MaSV, MaHP) values(„001‟, ‟HP01‟) print N‟Đăng ký thành công‟ End Else print N‟Học phần đã đủ SV‟ 13
  14. While • Thực hiện lặp lại một đoạn lệnh T-SQL khi điều kiện còn đúng • Cú pháp While biểu_thức_điều_kiện Lệnh| Khối lệnh – Có thể sử dụng Break và Continue trong khối lệnh của while Break: thoát khỏi vòng while hiện hành Continue : trở lại đầu vòng while, bỏ qua các lệnh sau đó 14
  15. While (tt) • Ví dụ SinhVien(MaSV: int, HoTen: nvarchar(30)) Viết lệnh xác định một mã sinh viên mới theo qui định: mã sinh viên tăng dần, nếu có chỗ trống thì mã mới xác định sẽ chèn vào chỗ trống đó Vd: 1,2,3,7 mã sinh viên mới: 4 15
  16. While (tt) • Ví dụ: Declare @STT int While exists(select * from SV where MaSV = @STT) set @STT = @STT+1 Insert into SV(MaSV, HoTen) values(@STT, ‘Nguyen Van A’) 16
  17. Case • Kiểm tra một dãy các điều kiện và trả về kết quả phù hợp với điều kiện đúng • Có thể được sử dụng như một hàm trong câu select 17
  18. Case (tt) • Cú pháp: Có hai dạng – Dạng 1 (simple case): Case Biểu_thức_đầu_vào When Giá_trị then kết_quả [ n] [ Else kết_quả_khác] End 18
  19. Case (tt) – Dạng 2 (searched case): Case When biểu_thức_điều kiện then kết_quả [ n] [ Else kết_quả_khác] End 19
  20. Case (tt) • Ví dụ: NHAN_VIEN (MaNV, HoTen, NgaySinh, CapBac, Phai) – Cho biết những nhân viên đến tuổi về hưu (tuổi về hưu của nam là 60, của nữ là 55) 20
  21. Case - ví dụ (tt) select * from NHAN_VIEN where datediff(yy, NgaySinh, getdate()) > = Case Phai when „Nam‟ then 60 when „Nu‟ then 55 End 21
  22. Case _ VD (tt) – Cho biết mã NV, họ tên và loại nhân viên (cấp bậc <=3:bình thường, cấp bậc = null: chưa xếp loại, còn lại: cấp cao) Select MaNV, HoTen, „Loai‟ = Case when CapBac<=3 then „Binh Thuong‟ when CapBac is null then „Chua xep loai‟ else „Cap Cao‟ End From NhanVien 22
  23. Nội dung • Khai báo và sử dụng biến • Các lệnh điều khiển • Cursor • Stored procedure • Function 23
  24. Cursor - Khái niệm • Là một cấu trúc dữ liệu ánh xạ đến một tập các dòng dữ liệu là kết quả của một câu truy vấn (select) • Cho phép duyệt tuần tự qua tập các dòng dữ liệu và đọc giá trị từng dòng. 24
  25. Cursor - Khái niệm (tt) • Vị trí hiện hành của cursor có thể được dùng như điều kiện trong mệnh đề where của lệnh update hoặc delete – cho phép cập nhật/xoá dữ liệu (dữ liệu thật sự trong CSDL) tương ứng với vị trí hiện hành của cursor 25
  26. Cursor - Khai báo • Có thể sử dụng cú pháp chuẩn SQL 92 hoặc cú pháp T_SQL mở rộng – Cú pháp SQL 92 chuẩn: Declare cur_name [Insensitive] [Scroll] Cursor For select_statement [ For {Read only| Update [of column_name [, n] ] } ] 26
  27. Cursor – Khai báo (tt) – Cú pháp T_SQL mở rộng Declare cursor_name Cursor [ Local | Global ] [ Forward_only| Scroll] [ Static| Dynamic] [ Read_only] For select_statement [ For Update [ of column_name [, n] ] ] Chú ý: Tên cursor trong các cách khai báo KHÔNG bắt đầu bằng ký tự “@” 27
  28. Cursor – Khai báo (tt) • Ý nghĩa các tham số tùy chọn: – Insensitive/ static: nội dung của cursor không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại, trong trường hợp này cursor chỉ là read only – Dynamic: trong thời gian tồn tại, nội dung của cursor có thể thay đổi nếu dữ liệu trong các bảng liên quan có thay đổi. 28
  29. Cursor – Khai báo (tt) – Local: cursor cục bộ, chỉ có thể sử dụng trong phạm vi một khối (query batch) hoặc một thủ tục/ hàm – Global: cursor toàn cục (tồn tại trong suốt connection hoặc đến khi bị hủy tường minh) 29
  30. – Forward_only: cursor chỉ có thể duyệt một chiều từ đầu đến cuối – Scroll: có thể duyệt lên xuống cursor tùy ý – Read only: chỉ có thể đọc từ cursor, không thể sử dụng cursor để update dữ liệu trong các bảng liên quan (ngược lại với “for update ” ) 30
  31. Cursor – Khai báo (tt) Mặc định: – Global – Forward_only – Read only hay “for update” tùy thuộc vào câu truy vấn – Dynamic 31
  32. Duyệt cursor • Dùng lệnh Fetch để duyệt tuần tự qua cursor Fetch [ [Next| Prior| First| Last| Absolute n| Relative n] From ] Tên_cursor [Into Tên_biến [, n] ] 32
  33. Duyệt cursor (tt) – Mặc định : fetch next – Đối với cursor dạng forward_only, chỉ có thể fetch next – Biến hệ thống @@fetch_status cho biết lệnh fetch vừa thực hiện có thành công hay không Là cơ sở để biết đã duyệt đến cuối cursor hay chưa 33
  34. Duyệt cursor (tt) Trước lệnh fetch đầu tiên: @@fetch_status không xác định Fetch next lần đầu tiên: @@fetch_status =0(thành công) Các dòng dữ liệu kết quả của câu lệnh select @@ fetch_status <> 0 34
  35. Cursor – Trình tự sử dụng – Khai báo cursor – “Mở” cursor bằng lệnh Open Open tên_cursor – Fetch (next, ) cursor để chuyển đến vị trí phù hợp Có thể đưa các giá trị của dòng hiện hành vào các biến thông qua mệnh đề into của lệnh fetch Nếu không có mệnh đề into, các giá trị của dòng hiện hành sẽ được hiển thị ra cửa sổ kết quả (result pane) sau lệnh fetch Có thể sử dụng vị trí hiện tại như là điều kiện cho mệnh đề where của câu delete/ update (nếu cursor không là read_only) 35
  36. Cursor - Trình tự sử dụng (tt) – Lặp lại việc duyệt và sử dụng cursor, có thể sử dụng biến @@fetch_status để biết đã duyệt qua hết cursor hay chưa. – Đóng cursor bằng lệnh Close Close Tên_cursor Sau khi đóng, vẫn có thể mở lại nếu cursor chưa bị hủy – Hủy cursor bằng lệnh deallocate Deallocate Tên_cursor 36
  37. Cursor – Ví dụ SINHVIEN (MaSV, HoTen, MaKhoa) KHOA(MaKhoa, TenKhoa) – Ví dụ 1: Duyệt và đọc giá trị từ cursor Cập nhật lại giá trị MaSV = Viết tắt tên Khoa + MaSV hiện tại cho tất cả sinh viên 37
  38. Cursor – Ví dụ (tt) declare cur_DSKhoa cursor for select MaKhoa, TenKhoa from Khoa open cur_DSKhoa declare @MaKhoa int, @TenKhoa varchar(30), @TenTat varchar(5) fetch next from cur_DSKhoa into @MaKhoa, @TenKhoa 38
  39. Cursor – ví dụ (tt) while @@fetch_status = 0 begin xác định tên tắt của Khoa dựa vào @TenKhoa update SinhVien set MaSV = @TenTat+MaSV Where MaKhoa = @MaKhoa fetch next from cur_DSKhoa into @MaKhoa, @TenKhoa end Close cur_DSKhoa Deallocate cur_DSKhoa 39
  40. Cursor – Ví dụ (tt) – Ví dụ 2: dùng cursor để xác định dòng cập nhật declare cur_DSKhoa cursor scroll for select MaKhoa, TenKhoa from Khoa open cur_DSKhoa fetch absolute 2 from cur_DSKhoa if (@@fetch_status = 0) update Khoa set TenKhoa = „aaa‟ where current of cur_DSKhoa Close cur_DSKhoa Deallocate cur_DSKhoa 40
  41. Biến cursor • Ta có thể khai báo một biến kiểu cursor và gán cho nó tham chiếu đến một cursor đang tồn tại. • Biến cursor có thể được xem như là con trỏ cursor • Biến cursor là một biến cục bộ • Biến cursor sau khi gán giá trị được sử dụng như một cursor thông thường. 41
  42. Biến cursor (tt) • Ví dụ : Declare @cur_var cursor set @cur_var = my_cur my_cur là một cursor đang tồn tại Hoặc: Declare @cur_var cursor set @cur_var = cursor for select_statement 42
  43. Nội dung • Khai báo và sử dụng biến • Các lệnh điều khiển • Cursor • Stored procedure • Function 43
  44. Stored procedure – Khái niệm • Thủ tục “nội”, thủ tục thường trú – Thủ tục: Chứa các lệnh T_SQL Tương tự như một thủ tục trong các ngôn ngữ lập trình: có thể truyền tham số, có tính tái sử dụng – Nội trú/thường trú: được dịch và lưu trữ thành một đối tượng trong CSDL 44
  45. Stored procedure – Khái niệm (tt) • Ý nghĩa: – Tính tái sử dụng. – Các lệnh trong stored procedure được tối ưu hóa một lần sau khi biên dịch tiết kiệm thời gian khi thực thi. – Giảm khối lượng thông tin trao đổi khi ứng dụng gửi yêu cầu thực hiện công việc về database server – Hỗ trợ tốt hơn cho việc đảm bảo an toàn (security) cho CSDL 45
  46. Stored procedure (tt) • Cú pháp Create {proc | procedure} procedure_name {Parameter_name DataType [=default] [output] }[, n] As [return [return_value] ] Go Lưu ý: Tên tham số đặt theo qui tắc như tên biến cục bộ Chỉ có thể trả về giá trị kiểu int 46
  47. Stored procedure (tt) • Ví dụ: – Viết thủ tục thêm một đăng ký của sinh viên vào một học phần (tổng quát ví dụ trong phần If else) Create procedure usp_ThemDangKy @MaSV char(5), @MaHP char(5), @SiSo int = null output As 47
  48. Stored procedure (tt) Declare @SiSo int select @SiSo = SiSo from HocPhan where MaHP= @MaHP if @SiSo < 50 Begin insert into DANG_KY(MaSV, MaHP) values(@MaSV, @MaHP) set @SiSo = @SiSo+1 return 1 End return 0 Go 48
  49. Stored proc – gọi thực hiện • Cú pháp: EXEC| EXECUTE { [ @return_status = ] procedure_name { [ @parameter _name = ] value [ OUTPUT ] } [ , n ] Lưu ý: Có thể truyền giá trị cho tham số input là một hằng hoặc một biến đã gán giá trị, không truyền được một biểu thức. Để truyền biểu thức ta dùng biến tạm gán trước đó bằng biểu thức này, sau đó truyền biến này cho lệnh gọi thực thi. Để nhận được giá trị tham biến, truyền vào một biến với tham số output. 49
  50. Stored proc – gọi thực hiện (tt) • Ví dụ: – Exec usp_ThemDangKy „001‟, ‟HP01‟ – Exec usp_ThemDangKy @MaHP = „HP01‟, @MaSV = „001‟ – Declare @SiSo int Exec usp_ThemDangKy „001‟,‟HP01‟, @SiSo output print @SiSo – Declare @SiSo int, @KetQua int Exec @KetQua = usp_ThemDangKy „001‟,‟HP01‟, @SiSo output print @SiSo print @KetQua 50
  51. Stored procedure (tt) • Sửa thủ tục Thay từ khóa Create trong lệnh tạo thủ tục bằng từ khóa Alter • Xóa thủ tục Drop {procedure|proc} procedure_name Ví dụ: Drop procedure usp_ThemDangKy 51
  52. Stored procedure hệ thống • SQL Server cung cấp sẵn nhiều thủ tục thực hiện các công việc: quản lý CSDL, quản lý người dùng, cấu hình CSDL, • Các thủ tục này có tên bắt đầu bằng “sp_” Khi xây dựng thủ tục, tránh đặt tên thủ tục với “sp_” ở đầu để tránh nhầm lẫn. Gợi ý đặt tiền tố này là usp (user sp  ) 52
  53. Debug stored procedure 53
  54. Nội dung • Khai báo và sử dụng biến • Các lệnh điều khiển • Cursor • Stored procedure • Function 54
  55. Hàm người dùng (user function) – khái niệm • Giống stored procedure: – Là mã lệnh có thể tái sử dụng – Chấp nhận các tham số input – Dịch một lần và từ đó có thể gọi khi cần • Khác stored procedure – Chấp nhận nhiều kiểu giá trị trả về (chỉ một giá trị trả về) – Không chấp nhận tham số out put – Khác về cách gọi thực hiện 55
  56. Hàm người dùng – khái niệm (tt) • Có thể xem hàm người dùng thuộc về 3 loại tùy theo giá trị trả về của nó : – Giá trị trả về là kiểu dữ liệu cơ sở (int, varchar, float, datetime ) – Giá trị trả về là một bảng có được từ một câu truy vấn – Giá trị trả về là một bảng mà dữ liệu có được nhờ tích lũy dần sau một chuỗi thao tác xử lý và insert. 56
  57. Hàm người dùng – khai báo • Loại 1: Giá trị trả về là kiểu dữ liệu cơ sở Create function func_name ( {parameter_name DataType [= default ] } [, n]) returns DataType Dù không có tham số As cũng phải ghi cặp ngoặc rỗng Begin Return {value | variable | expression} End Dù thân function chỉ có 1 lệnh cũng phải đặt giữa Begin và End 57
  58. Hàm người dùng – khai báo (tt) – Ví dụ: Create function SoLonNhat (@a int,@b int,@c int) return int As Begin declare @max int set @max = @a if @b > @max set @max = @b if @c > @max set @max = @c return @max End 58
  59. Hàm người dùng – khai báo (tt) • Loại 2: Giá trị trả về là bảng dữ liệu có được từ một câu truy vấn Create function func_name ( {parameter_name DataType [= default ] } [, n]) returns Table As Return [ ( ]select_statement [ ) ] Go Thân function luôn chỉ có 1 lệnh, không đặt giữa Begin và End 59
  60. Hàm người dùng – khai báo (tt) – Ví dụ Create function DanhSachMatHang ( @MaDonHang varchar(10) ) returns Table As Return (Select MH.TenHang,MH.DonGia From ChiTietDH CT, MatHang MH Where CT.MaDH = @MaDonHang and CT.MaMH = MH.MaMH) Go 60
  61. Hàm người dùng – khai báo (tt) • Loại 3: Giá trị trả về là table mà dữ liệu có được nhờ tích lũy dần sau một chuỗi thao tác xử lý và insert. Create function func_name ( {parameter_name DataType [= default ] } [, n]) returns TempTab_name Table(Table_definition) As Begin Return End 61
  62. Hàm người dùng – khai báo (tt) – Ví dụ: Create function DanhSachLop () returns DS Table(@MaLop varchar(10),@SoSV int) As các xử lý insert dữ liệu vào bảng DS return Go 62
  63. Hàm người dùng – Khai báo (tt) • Lưu ý : Trong thân hàm không được sử dụng các hàm hệ thống bất định (Built-in nondeterministic functions ), bao gồm : – GETDATE – GETUTCDATE – NEWID – RAND – TEXTPTR – @@TOTAL_ERRORS, @@CPU_BUSY, @@TOTAL_READ, @@IDLE, @@TOTAL_WRITE, @@CONNECTIONS 63
  64. Hàm người dùng – sử dụng • Các hàm người dùng được sử dụng trong câu truy vấn, trong biểu thức phù hợp kiểu dữ liệu trả về của nó • Ví dụ: – Select dbo.SoLonNhat(3,5,7) – Select * from DanhSachLop() 64
  65. Hàm người dùng – sử dụng (tt) • Lưu ý: – Nếu dùng giá trị mặc định của tham số, phải dùng từ khóa default tại vị trí tham số đó (khác với thông thường là không ghi gì) – Khi gọi hàm loại 1 (trả về giá trị cơ bản), phải có tên owner của hàm đi kèm (ví dụ dbo.SoLonNhat) 65
  66. Hàm người dùng (tt) • Thay đổi hàm người dùng Thay từ khóa create trong các lệnh tạo hàm bằng từ khóa alter • Xóa hàm người dùng Drop function tên_hàm_cần _xóa – Ví dụ : Drop function DanhSachMatHang 66
  67. Các hàm hệ thống • Ngoài các hàm do người dùng định nghĩa, SQL Server còn cung cấp các hàm xây dựng sẵn của hệ thống • Các hàm này cung cấp tiện ích như xử lý chuỗi, xử lý thời gian, xử lý số học • Sinh viên tìm hiểu thêm về các hàm này trong Books on-line và các tài liệu tham khảo 67