Bài giảng Hệ thống thông tin đất - Đào Mạnh Hồng (Phần 1)

pdf 40 trang hapham 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống thông tin đất - Đào Mạnh Hồng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_thong_thong_tin_dat_dao_manh_hong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Hệ thống thông tin đất - Đào Mạnh Hồng (Phần 1)

  1. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS CHƢƠNG I KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN, HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1. Thông tin 1.1.1. Khái niệm về thông tin Thông tin là gì? Một câu hỏi không phải mới mẻ gì trong xã hội ngày nay vì chúng ta đang sống trong xã hội của thời đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin và xã hội thông tin đang hình thành. Trong các hoạt động thường ngày của con người kể từ đời xưa cho đến nay luôn luôn gắn liền với thông tin, ở đâu chúng ta cũng thấy người ta nói đến khái niệm “thông tin”. Mọi quan hệ , hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó. Trong xã hội phát triển như hiện nay, mọi đối tượng trong xã hội đều cần có các thông tin với những yêu cầu khác nhau tuỳ theo từng đối tượng trong xã hội như: một học sinh hay một kỹ sư, một nhà khoa học, hay một bác sỹ, đến các nhà lãnh đạo Những đối tượng khác nhau trong xã hội thì cần các thông tin khác nhau. Khả năng thu nhận các thông tin của các đối tượng đó cũng khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì con người nói chung vẫn sử dụng mọi khả năng của mình để thu nhận, xác lập các thông tin bằng các giác quan, cảm giác, các văn bản, biểu mẫu, hình vẽ, tiếng nói. Chúng ta có thể thấy, thông tin trong xã hội có rất nhiều chủng loại, với khối lượng cực kỳ to lớn và con người thì thông qua nhiều phương thức khác nhau để thu nhận các thông tin và sau đó điều chỉnh, chọn lọc, xử lý để thu được các thông tin có ích cho mình. Hình thức thể hiện của thông tin thì muôn hình, muôn vẻ, con người có thể cảm nhận được qua các giác quan, các hành động của mình, nhưng cũng có khi con người không cảm nhận được thì thông tin vẫn tồn tại. Có thể thấy trong xã hội loài người mọi sự vật đều phát ra thông tin, tạo nên một thế giới đa dạng và phong phú. Thông tin là một hình thức biểu hiện phổ biến trong các đặc trưng của sự vật, là mặt quan trọng cấu thành nên thế giới vạn vật. Thông tin giống như vật chất, năng lượng, không khí, ánh nắng, nó tồn tại mọi lúc mọi nơi trong thiên nhiên, trong xã hội loài người, cũng như trong tiềm thức của con người. Vậy thông tin là gì?, đó chính là khái niệm thông tin mà chúng ta phải tìm hiểu. Có rất nhiều cách hiểu về thông tin, thậm chí ngay cả các từ điển cũng không có một định nghĩa thống nhất về thông tin. Ở đây khái niệm về thông tin chúng ta nghiên cứu không phải là nói về bản chất của sự vật mà chỉ là sự biểu tượng của sự vật hoặc các mặt nội dung của thông tin như thông báo, mệnh lệnh, số liệu, tín hiệu bao hàm bên trong sự vật đó. Quả vậy thông tin là một khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin về những điều đã xảy ra, về những cái đã biết, đã nói, đã làm. Theo từ điển Oxford English Dictionary cho rằng thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; Là tri thức, tin tức”. Một số từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: “thông tin là điều người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người”. Khái niệm thông tin hay tin tức là một khái niệm trừu tượng, phi vật chất và rất khó được định nghĩa một cách chính xác. Ở đây chúng tôi cung cấp hai định nghĩa không chính thức về khái niệm thông tin đó là: ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -1-
  2. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Định nghĩa 1: Thông tin là sự cảm hiểu của con người về thế giới xung quanh (thông qua sự tiếp xúc với nó). Như vậy thông tin là hiểu biết của con người và càng tiếp xúc với môi trường xung quanh con người càng hiểu biết và làm tăng lượng thông tin thu nhận được. Định nghĩa 2: Thông tin là một hệ thống những tin báo và mệnh lệnh giúp loại trừ sự không chắc chắn (uncertainty) trong trạng thái của nơi nhận tin. Nói ngắn gọn, thông tin là cái mà loại trừ sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn là trạng thái của nơi nhận tin khi đang chờ đợi một sự kiện xảy ra trong một tập các sự kiện (số lượng có thể không biết trước hay không xác định được) có thể và chưa biết sự kiện nào có khả năng xảy ra. Trong hai định nghĩa trên, định nghĩa đầu chỉ cho chúng ta hiểu thông tin là cái gì chứ chưa nói lên được bản chất của thông tin, còn định nghĩa thứ hai cho chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của thông tin và đây cũng là định nghĩa được dựa vào để định lượng về thông tin trong kỹ thuật. Nguyên nhân của sự không đồng nhất là do thông tin không thể sờ mó được. Người ta chỉ bắt gặp thông tin trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó. Khái niệm về thông tin đã được nhà khoa học người Mỹ là Wiener lần đầu tiên đề xướng vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX. Trong đời sống xã hội con người, thông tin là một nhu cầu rất cơ bản. Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng của các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin đó lại được truyền cho các đối tượng sử dụng mới. Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được nghiên cứu và khai thác một cách có hệ thống. Trong hoạt động của con người, thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh Thuật ngữ thông tin được dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng ngôn ngữ tự nhiên, hay thông qua nghệ thuật, hay nét mặt, động tác, cử chỉ và chính vì thế mà chúng ta chưa thể có một định nghĩa thống nhất về thông tin. * Dữ liệu và thông tin. Dữ liệu có phải là thông tin? Dữ liệu nhận một số giá trị có thể xác định trên một tập hợp nào đó (Ví dụ: giá trị của mã bưu chính phải là số và năm ký tự chữ, v.v ). Dữ liệu biểu diễn một tập hợp các giá trị mà khó biết được sự liên hệ giữa chúng (Ví dụ: Nguyễn Văn Nam, 845102, 14 / 10 / 02, 18, ). Như vậy, khái niệm dữ liệu hẹp hơn khái niệm thông tin. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh, ). Thông tin luôn mang ý nghĩa và gồm nhiều giá trị dữ liệu, những ví dụ về dữ liệu trên có thông tin như sau: Thủ kho Nguyễn Văn Nam xuất mặt hàng có danh mục là: 845102 vào ngày 14/10/ 02 với số lượng 18. * Các dạng thông tin - Thông tin viết: Dạng thông tin này thường gặp nhất trong hệ thông tin. Nó thường thể hiện trên giấy đôi khi trên màn hình của máy tính. Các dữ kiện thể hiện cácthông tin này có thể có cấu trúc hoặc không. + Một bức thư tay của một ứng viên vào một vị trí tuyển dụng không có cấu trúc, song cần phải có các thông tin "bắt buộc" (họ tên, địa chỉ, văn bằng, v.v ). + Một hoá đơn có cấu trúc xác định trước gồm những dữ liệu bắt buộc (tham chiếu khách hàng, tham chiếu sản phẩm v.v ). - Thông tin nói: Dạng thông tin này là một phương tiện khá phổ biến giữa các cá thể và thường gặp trong hệ tổ chức kinh tế xã hội. Đặc trưng loại này phi hình thức và thường khó xử lý. Vật mang thông tin thường là hệ thống điện thoại. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -2-
  3. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS - Thông tin hình ảnh: Dạng thông tin này xuất phát từ các thông tin khác của hệ thống hoặc từ các nguồn khác. Ví dụ: bản vẽ một số chi tiết nào đó của ôtô có được từ số liệu của phòng nghiên cứu thiết kế. - Các thông tin khác: Một số các thông tin có thể cảm nhận qua một số giai đoạn như xúc giác, vị giác, khứu giác không được xét trong hệ thông tin quản lý. * Thông tin có cấu trúc Nếu giả thuyết là các thông tin vô ích đã được loại bỏ thì những thông tin vừa được liệt kê ở trên là thành phần của hệ thông tin quản lý. Một số trong chúng có thể được khai thác tức thì để ra một quyết định (Ví dụ: kế hoạch sản xuất, kế hoạch cải tiến thiết bị.v.v.). Một số khác để sử dụng được cần xử lý sơ bộ hoặc thủ công hoặc cơ giới hoặc tự động (Ví dụ: đồ thị doanh số theo thời gian, bản vẽ chi tiết thiết bị v.v ). Xử lý tự động thông tin chỉ thực hiện được khi nó được tạo thành từ các dữ liệu có tính cấu trúc. Chính xuất phát từ các dữ liệu có tính cấu trúc này và dựa vào các quy tắc quản lý mà các xử lý được thực hiện. 1.1.2. Các đặc trưng và tiêu chuẩn của thông tin Như chúng ta đã biết, không phải tất cả các thông tin đều có giá trị như nhau. Thông tin này có thể tốt hơn thông tin kia. Vì vậy một thông tin tốt phải là thông tin như thế nào?. Đặc trưng của các thông tin là gì? 1, Đặc trưng của thông tin Thông tin phải thích hợp: điều này có nghĩa là thông tin phải đáp ứng được với các yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin, thông tin phải trợ giúp người sử dụng thông tin giải quyết được các vấn đề mà công việc họ đặt ra. Thông tin phải kịp thời: điều đó có nghĩa là thông tin phải được cung cấp đúng lúc mà người dùng tin cần. Thông tin phải chính xác: tính chính xác của thông tin là yêu cầu bắt buộc với thông tin. Nếu thông tin không chính xác sẽ cho chúng ta các hậu quả không lường khi sử dụng các thông tin đó để đưa ra các quyết định. 2, Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin Thông tin phải chính xác, là sự tương ứng hoặc nhất trí giữa thông tin và các nghiệp vụ hoặc đối tượng hiện thời mà thông tin tượng trưng. Nghĩa là các thông tin phải chính đúng, phải khách quan, muốn vậy chúng ta phải có các phương pháp thu thập thông tin một cách khoa học. Như vậy, con người xây dựng thông tin phải được huấn luyện, có hiểu biết, có ý thức làm việc; Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác này phải đồng bộ, phù hợp với trình độ, với yêu cầu của thực tế; Phương pháp thu thập và xử lý khoa học, thích ứng với trình độ con người và khả năng của trang thiết bị. Thông tin phải đủ, là mức độ theo đấy thông tin bao gồm mọi dữ liệu liên quan đến đối tượng hoặc nghiệp vụ có ý nghĩa ra quyết định. nghĩa là thông tin phải phản ánh được tất cả các khía cạnh cần thiết, không chỉ cung cấp một cách phiến diện, méo mó, lệch lạc, mà phải phản ánh trung thực về đối tượng đang được xem xét. Tuy nhiên không phải ngay ban đầu chúng ta đã có đầy đủ các thông tin về đối tượng mà chúng ta phải thu thập, xây dựng, cũng như quản lý nó một cách đúng đắn, khoa học và khách quan cho dù để đạt được điều đó không phải là đơn giản. Với tầm chiến lược, nhiều khi chúng ta phải lường đến những tình huống đó là: thông tin thu thập một lần nhưng dùng nhiều lần; nhưng có thông tin chỉ thu thập dùng một lần; cũng có thông tin dùng một lần và khá lâu sau chúng ta mới cần đến hoặc không cần đến nữa. Thông tin phải có hiệu lực, phủ chồng các chất lượng khác thì nó bao gồm những đo lường chẳng hạn kịp thời, nghĩa là có sẵn, và đúng đắn. Tính hiệu lực của thông tin phải được định trị liên quan đến đến mục đích phục vụ là làm quyết định. Tuy nhiên khái niệm ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -3-
  4. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS kịp thời, có sẵn, đúng đắn ở đây còn tuỳ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ cụ thể, trang thiết bị đang được sử dụng và những phương pháp đang được tiến hành. Thông tin phải gắn với quá trình, gắn với diễn biến của sự việc, nghĩa là phải được đặt trong một sâu chuỗi có trình tự hợp lý, giúp cho hoạt động tư duy của con người được rõ ràng, mạch lạc, có như vậy mới có thể có các quyết định kịp thời và đúng đắn. Nếu xét trong một hệ thống thông tin tự động thì đây là một tiêu chuẩn tối quan trọng, vì công nghệ càng hiện đại thì độ chuẩn xác cần phải cao, do đó tính trật tự và tổ chức của thông tin luôn là điều kiện đầu tiên và không thể xem nhẹ. Thông tin phải dùng được, nghĩa là thông tin phải có nội dung, có giá trị thực sự để có thể đóng góp cho công việc phân tích, thống kê, tổng hợp và ra quyết định. Giá trị thực phải được nhận thấy trong các công đoạn cụ thể. Bên cạnh đó thuộc tính này của thông tin cho người sử dụng khả năng cảm nhận được ý nghĩa của thông tin. Được đánh giá từ quan điểm người sử dụng. 1.1.3. Thuộc tính của thông tin 1, Giao lưu thông tin Thông tin tồn tại ở khắp nơi trong xã hội với nhiều loại thông tin khác nhau như là thông tin về dân số lao động, thông tin về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, các nguồn tài nguyên khác, thông tin về môi trường Bên cạnh đó còn có các nguồn thông tin khác như: thông tin về kinh tế xã hội, thông tin về khoa học và công nghệ, thông tin về sản xuất kinh doanh vv. Nhưng thông tin chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được truyền đi và được sử dụng. Chính vì vậy, bản chất của thông tin nằm trong sự giao lưu của nó. 2, Khối lượng của thông tin Theo lý thuyết về thông tin thì khối lượng thông tin được xác định thông qua các tín hiệu sinh ra từ nguồn tin. Nguồn tin càng nhiều, thì càng có nhiều thông tin được truyền đi. Các thông tin được truyền đi bằng cách ghi các tín hiệu lên các vật mang tin. Vật mang tin có thể là giấy, sóng điện từ, băng từ, vv Về mặt lý thuyết thì chúng ta có thể xác định được khối lượng thông tin thông qua các vật mang tin mà nó có thể chứa đựng trên đơn vị không gian và thời gian. 3, Chất lượng của thông tin Chất lượng của thông tin được đánh giá thông qua tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính bí mật, tính toàn vẹn, tính sẵn sàng đáp ứng, tính tuân thủ, tính khả tín của thông tin. Thông tin có chất lượng thấp là những thông tin sai lệch không có hiệu quả trong sử dụng và gây ra những hậu quả không thể lường trước nhất là trong xã hội hiện đại và tiên tiến như hiện nay. Trong xã hội phát triển, các thông tin không chỉ đòi hỏi có chất lượng cao, mà còn phải dễ sử dụng, phải kịp thời, chi phí thấp, và đôi khi còn đòi hỏi phải trình bày hấp dẫn. 4, Giá trị thông tin Trong các nghiên cứu về thông tin mới đây cho thấy, chất lượng của thông tin đem lại giá trị cho thông tin và nó được thể hiện qua: tính chính xác, phạm vi bao quát của thông tin, tính cập nhật và tần xuất sử dụng. Đứng trên phương diện tổng quát, ta thấy thông tin có giá trị là những thông tin có tính chất riêng biệt và thông tin có tính dự báo. Tính riêng biệt của thông tin phù hợp với yêu cầu của đối tượng sử dụng. Còn tính dự báo cho phép người ta lựa chọn các quyết định trong nhiều khả năng cho phép. 5, Giá thành thông tin Giá thành của thông tin có thể quy về hai bộ phận chính đó là: lao động trí tuệ và các yếu tố vật chất. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -4-
  5. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Lao động trí tuệ: bao gồm các công việc hình thành thông tin và xử lý thông tin. Những người sáng tạo có quyền sở hữu chúng và được đảm bảo bằng pháp luật. Nhưng bên cạnh đó các thông tin đó vẫn được cung cấp cho người khác. Thực tế đó chính là bản chất vốn có của thông tin, chính điều đó nó làm cho thông tin khó có thể xem như một sản phẩm hàng hóa và điều này cũng khó cho chúng ta xác định giá thành của thông tin. Các yếu tố vật chất: chính là các phương tiện xử lý và lưu trữ thông tin, cũng như các phương tiện truyền tin Đối với các yếu tố này khi định giá thành tương đối dễ dàng và chúng thường được đánh giá bằng giá trị của thị trường 1.1.4. Phân loại thông tin Thông tin rất đa dạng và phong phú nên người ta có thể phân loại thông tin theo nhiều các tiêu chí khác nhau. 1, Theo giá trị và quy mô sử dụng Thông tin chiến lược, các thông tin cho phép các nhà lãnh đạo đánh giá môi trường kinh doanh, hoạt động và đặt ra các kế hoạch cho những nghiệp vụ và điều kiện hoạt động trong tương lai. Thông tin chiến thuật và tác nghiệp, là các thông tin chi tiết hơn các thông tin chiến lược. Thông tin thường thức, các thông tin phục vụ cho đa số người sử dụng. 2, Theo nội dung thông tin Thông tin khoa học và kỹ thuật: đó là các phát minh, các kết quả nghiên cứu phát minh, các phương pháp, các trang thiết bị Thông tin kinh tế: tài chính, giá cả, thị trường, quản lý, cạnh tranh Thông tin pháp luật: hiến pháp, luật, quy định, nghị định, quyết định, quy tắc Thông tin văn hóa xã hội: giáo dục, y tế, thể thao, nghệ thuật 3, Theo đối tượng sử dụng Thông tin đại chúng: dành cho mọi người. Thông tin khoa học: dành cho người dùng tin trong khoa học. 4, Theo mức độ xử lý nội dung Thông tin cấp một: thông tin gốc. Thông tin cấp hai: thông tin tín hiệu và chỉ dẫn. Thông tin cấp ba: tổng hợp các thông tin cấp một. 5, Theo hình thức thể hiện thông tin Thông tin nói. Thông tin viết. Thông tin bằng hình ảnh. Thông tin điện tử hay thông tin số. Thông tin đa phương tiện. 1.1.5. Vai trò của thông tin Trong thời đại ngày nay, thông tin có những vai trò rất quan trọng trong xã hội nó tạo ra và tồn tại cùng sự phát triển của của xã hội. Chính vì vậy thông tin có những vai trò trong xã hội như sau: 1, Thông tin là nguồn lực phát triển và là nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia Hiện nay chúng ta đã thừa nhận vật chất, năng lượng, thông tin và bản sắc dân tộc là các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội thì các thông tin khoa học trở thành các nguồn lực quan trọng tạo nên ưu thế kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -5-
  6. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Nếu như trước đây mọi nền kinh tế đều dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì những năm cuối của thế kỷ XX thông tin được xem như là một nguồn tài nguyên kinh tế giống như các nguồn tài nguyên khác như vật chất, lao động, tiền vốn Khác với các nguồn tài nguyên khác, tài nguyên thông tin có thể mở rộng và phát triển không ngừng (thông tin lan truyền một cách tự nhiên, khi sử dụng thông tin không bị cạn đi mà trái lại nó lại được tái tạo và cập nhật bổ xung, nó có khả năng chia sẻ nhưng không mất đi trong giao dịch, mang tính hiệu lực về thời gian) và hầu như chỉ bị hạn chế bởi thời gian và sự nhận thức của con người. Với khả năng thay thế các nguồn tài nguyên khác, thông tin đã trở thành cơ sở để cho nhiều hoạt động xã hội. Một khía cạnh khác về vai trò của thông tin đó là, một số nước đã coi thông tin là một loại hàng hóa đặc biệt và nó đã trở thành các tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. 2, Thông tin là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và sản xuất Từ trước đến nay mọi hoạt động, sản xuất cũng như kinh doanh tất cả đều cần đến thông tin. Sự cần thiết của thông tin là không thể bàn cãi trong xã hội hiện đại ngày nay. Nhu cầu đòi hỏi và cần thông tin, cũng như xử lý thông tin mới nảy sinh nhanh chóng và đòi hỏi được đáp ứng kịp thời, do đó vai trò của thông tin trong kinh tế càng thêm quan trọng. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay thì khoa học, kỹ thuật, và sản xuất là các bộ phận khăng khít với nhau, tạo ra một chu trình khép kín. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thông tin ngày càng được sử dụng hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. 3, Thông tin giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học Vai trò của thông tin trong sự phát triển của khoa học hiện ngay trong quy luật phát triển của khoa học. Một trong những quy luật phát triển của khoa học là tính kế thừa và tính quốc tế của nó. Không một phát minh khoa học nào mà lại là sản phẩm lao động của một con người. Tính kế thừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học. Người đi sau không làm lại những việc mà người đi trước đã làm. Vì thế các sản phẩm khoa học của người đi sau là các nghiên cứu khoa học mới, cũng là các thông tin khoa học mới. Như vậy hoạt động nghiên cứu khoa học là một hệ thống tiếp nhận thông tin tạo ra những thông tin mới khác với thông tin ban đầu. 4, Thông tin là cơ sở của lãnh đạo và quản lý Quản lý là một dạng tương tác đặc biệt của con người với môi trường xung quanh nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Quá trình quản lý được xác định như một loạt các hoạt động định hướng theo mục tiêu, trong đó có các hành động cơ bản (xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra). Nhiệm vụ quan trọng của quản lý là ra các quyết định. Hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào các quyết định. Chất lượng của các quyết định phụ thuộc nhiều vào sự đầy đủ và đúng đắn của các thông tin được cung cấp. Các nhà quản lý thường sử dụng thông tin để thiết kế đường lối hành động của mình. Bản chất của thông tin đòi hỏi các nhà quản lý phải thay đổi tuỳ theo cấp quản lý của mình. Như vậy, thực chất của quá trình quản lý là quá trình xử lý thông tin của người lãnh đạo. Do đó thông tin là yếu tố quyết định và cực kỳ quan trong mà thiếu nó thì không thể có bất kỳ quá trình quản lý nào trong các hệ thống của tổ chức của xã hội. 5, Vai trò của thông tin trong văn hóa và giáo dục Như chúng ta đã thấy nhu cầu của cong người thật là vô hạn đó là các nhu cầu về vật chất (như ăn, ở ) và nhu cầu về tinh thần (văn hóa, thông tin, giáo dục, giải trí ). Trước sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ đã tạo ra cho con người những điều ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -6-
  7. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS kiện tốt hơn trong nhu cầu sống, về văn hóa tinh thần, cũng như trong sáng tạo khoa học và trong thưởng thức các giá trị văn hóa dân tộc và của nhân loại. Giáo dục là hoạt động xã hội nhằm thực hiện chức năng chuyển giao thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó giáo dục là nhân tố hàng đầu của sự phát triển. Trong quá trình giáo dục chúng ta đã tạo cho những thế hệ sau phương pháp trình bày thông tin theo nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu cần thông tin phục vụ cho cuộc sống ngày càng cao và tăng cả về số lượng cũng như chất lượng. 1.2. Hệ thống 1.2.1. Khái niệm chung về hệ thống Trong sự phát triển của xã hội từ xưa đến nay thuật ngữ “Hệ thống” không phải là một thuật ngữ mới mẻ gì trong thời đại hiện nay. Trên thực tế chúng ta nói và đã nghiên cứu đến các hệ thống như hệ thống pháp luật, hệ thống tuần hoàn, hệ thống thông tin Trong các hệ thống mà con người đã nghiên cứu và trình bày thì bất kỳ một hệ thống nào cũng bao gồm nhiều thành phần khác nhau (Mỗi một thành phần trong hệ thống chúng ta có thể coi chúng là các phần tử) mỗi một thành phần đó nó có các chức năng, khả năng riêng biệt. Nhưng có một điểm chung là các thành phần đó chúng đều có các mối quan hệ mật thiết và qua lại với nhau nhằm tạo cho hệ thống hoạt động được. Như vậy một hệ thống có thể hiểu đơn giản đó là một tập hợp các phần tử có tổ chức, có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động nhằm đạt được những mục đích chung nhất định nào đó. 1.2.2. Hệ thống và các phân hệ Để hình thành lên một hệ thống nào đó thì các phần tử trong hệ thống sẽ là các yếu tố, các thành phần quyết định phương thức hoạt động và sản phẩm của hệ thống đó. Như vậy các phần tử của hệ thống là các thành phần hợp thành hệ thống. Trong sơ đồ 1.1.a các phần tử là 1.1, 1.2, 1.3, , 1.N và các phần tử này liên hệ với nhau tạo thành một hệ thống duy nhất (gọi chung là hệ thống). Mỗi một phần tử trong hệ thống đó được gọi là các phân hệ như 1.3.1, 1.3.2, 1.3.n (sơ đồ 1.1.b). Sơ đồ 1.1.c là cấu trúc có đẳng cấp của bất kỳ một hệ thống nào. Các phần tử trong một hệ thống có thể rất đa dạng nó có thể là các thực thể hiện tại, hoặc các thực thể trừu tượng, như là một phương pháp, một lập luận, một quy tắc (như trong các hệ thống tư tưởng). Như vậy, các phần tử trong các hệ thống hay có khi trong cùng một hệ thống cũng có thể khác nhau về cả tính chất lẫn bản chất nhưng chúng lại hỗ trợ nhau, bổ trợ cho nhau. Các phần tử trong một hệ thống luôn luôn tồn tại những mối quan hệ, tạo thành một cấu trúc. Các phần tử trong hệ thống không nhất thiết là sơ đẳng mà nó có thể là các thực thể phức tạp mà khi đó có thể lại được xem như những hệ thống con (đó là các phân hệ sơ đồ 1.1c). Trong thực tế hệ thống thường có tính phân cấp, mức độ phân cấp nhiều hay ít tuỳ thuộc vào các hệ thống chính. Hay nói một cách khác hệ thống chính được tập hợp từ nhiều hệ thống con. Mối quan hệ của các phần tử trong hệ thống, trong hệ thống các phần tử không phải được tập hợp một cách ngẫu nhiên, rời rạc, mà giữa chúng luôn tồn tại những quan hệ nhất định đó là: các quan hệ ổn định, lâu dài hay các quan hệ bất thường, tạm thời. Các quan hệ này nhất thiết các nhà phân tích xây dựng hệ thống phải xem xét. Hệ thống được nghiên cứu là hệ thống có mục tiêu, do vậy hệ thống gắn liền với các tổ chức kinh tế - xã hội. Hệ thống được nghiên cứu là hệ thống mở, nó có mối liên hệ với môi trường bên ngoài. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -7-
  8. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 1 3.1 1.1 1.2 1.3.n 1.3.2 1.N 1.3 Phân hệ (b) Hệ thống (a) Hệ Thống 1.1 1.2 1.3 1.4 1.N 1.3.1 1.3.2 1.3.n Phân cấp hệ thống (c) Sơ đồ 1.1 : Hệ thống và phân hệ 1.2.3. Các đặc trưng của hệ thống 1, Tính tổ chức Giữa các phần tử trong hệ thống phải có mối quan hệ nhất định, quan hệ có hai loại: - Quan hệ ổn định: là quan hệ tồn tại lâu dài cần phải nghiên cứu khi xét đến mối quan hệ. Quan hệ ổn định không có nghĩa là bất biến, nó có biến động nhưng vẫn giữ được mức ổn định tương đối. Ví dụ: Số công nhân trong một xí nghiệp là không ổn định nhưng khi xét đến số lượng nói chung là ổn định, tức là sự tăng, giảm không đáng kể. - Quan hệ không ổn định: là những quan hệ tồn tại tức thời. Ví dụ: Các chuyến công tác đột xuất của nhóm nhân viên trong cơ quan, v.v 2, Tính biến động Bất kỳ một hệ thống nào cũng có tính biến động, tức là có sự tiến triển và hoạt động bên trong hệ. - Tiến triển có nghĩa là các phần tử của nó và các mối quan hệ của các phần tử có thể phát sinh, tăng trưởng, có thể suy thoái của hệ thống. Ví dụ: Hệ thống kinh doanh của một công ty có thể có lúc lãi, lúc lỗ v.v - Hoạt động: bên cạnh sự tiến triển chúng ta còn phải xem xét đến sự hoạt động của hệ thống: đó là các phần tử trong hệ thống, trong các mối quan hệ đã định, cùng cộng tác với nhau để hoạt động và thực hiện một mục đích chung nhất định của hệ thống. Mục đích chung của hệ thống được xác định bởi những cái đầu vào hệ thống và đầu ra của hệ thống. Như vậy có nghĩa là hệ thống phải ở trong một môi trường và nó nhận cái vào từ môi trường và xuất cái ra trả lại môi trường. Ví dụ: hoạt động của hệ thống thông tin đất đai trong công tác xây dựng bản đồ địa chính ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -8-
  9. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Bản đồ địa chính Số liệu đo đạc H T Xử lý số liệu Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hoạt động của hệ thống xây dựng bản đồ địa chính 3, Hệ thống phải có môi trường hoạt động Một hệ thống luôn luôn tồn tại trong một môi trường nào đó. Môi trường là tập hợp các phần tử không thuộc hệ thống nhưng có thể tác động vào hệ thống hoặc bị tác động bới hệ thống. Hệ thống và môi trường không thể tách rời nhau. Ví dụ: Hệ thống sản xuất/kinh doanh không thể tách rời với môi trường khách hàng. Trong quá trình xây dựng hệ thống cần phải phân biệt hệ thống và môi trường xung quanh. Muốn làm được điều này chúng ta phải xác định được giới hạn của hệ thống. 4, Hệ thống phải có tính điều khiển Cơ chế điều khiển nhằm phối hợp, dẫn dắt chung các phần tử của hệ thống để chúng không trượt ra ngoài mục đích (tính hướng đích) của hệ thống. 1.2.4. Các thành phần cơ bản của một hệ thống Hệ thống là một tập hợp gồm nhiều các phần tử, có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích nhất định. Nếu tách bỏ con người khỏi hệ thống chúng ta thấy các thành phần cơ bản của hệ thống bao gồm Đầu vào; Xử lý; Đầu ra.(sơ đồ 1.3) a, Đầu vào Các thông tin đầu vào của hệ thống thường là các nguồn số liệu, các thông tin điều tra; Các thông tin này hầu hết đều ở dạng thô và chưa được xử lý. Việc điều tra thu thập các thông tin đầu vào phải trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực trạng, không bỏ sót, b, Xử lý Xử lý bao gồm các quá trình xử lý, chế biến để biến các yếu tố đầu vào thành các yếu tố ra. Các xử lý đó là quá trình biến đổi thông tin nhằm tạo ra các thông tin theo các thể thức đã quy định, hay trợ giúp các quyết định cho các nhà lãnh đạo c, Đầu ra Đầu ra là các thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng (có thể là các cá nhân, các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học cũng như các cơ quan nhà nước ). Các thông tin đầu ra được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau theo các đặc trưng của hệ thống. Phản hồi Phản hồi Điều khiển Đầu vào Xử lý Đầu ra Sơ đồ 1.3: Các khối của hệ thống Ngoài ra người ta còn đưa thêm hai thành phần quan trọng liên quan đến điều khiển hệ thống là phản hồi và điều khiển. - Phản hồi: là dữ liệu về sự hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống. - Điều khiển: là giám sát các thông tin phản hồi để xem hệ thống có hoạt động đúng hướng nhằm đạt tới mục tiêu hay không. Khi đó chức năng điều khiển phải thực hiện các chức năng điều chỉnh cần thiết đối với đầu vào và quá trình xử lý đảm bảo các đầu ra thích hợp. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -9-
  10. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Khi xem xét hệ thống chúng ta còn phải quan tâm đến môi trường mà hệ thống tồn tại; Hệ thống con của hệ thống; Hệ thống mở, hệ thống có trao đổi với môi trường bên ngoài 1.2.5. Vòng đời của hệ thống Vòng đời của hệ thống là khoảng thời gian từ khi hệ thống sinh ra đến khi hệ thống chết. Vòng đời của hệ thống được chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn sinh thành; Giai đoạn phát triển; Giai đoạn trưởng thành; Giai đoạn chết. 1, Giai đoạn sinh thành: bắt đầu từ lúc có dự định hay ý tưởng thiết lập hệ thống mới cho đến khi có kế hoạch xây dựng hệ thống. 2, Giai đoạn phát triển: giai đoạn hệ thống được xây dựng từng bước được tính từ khi triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống đến khi hệ thống được xây dựng xong. 3, Giai đoạn trưởng thành: là giai đoạn khai thác hệ thống. Trong giai đoạn này hệ thống vừa xây dựng hoạt động theo các chức năng đã định. 4, Giai đoạn suy thoái: trong quá trình khai thác hệ thống, xuất hiện những thay đổi (so với thời gian trước) có thể xuất phát từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống làm cho hệ thống không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thực tiễn. Lúc này người ta tiến hành cải tiến hệ thống làm cho hệ thống thích nghi với sự thay đổi. Tuy nhiên việc cải tiến bị giới hạn bởi các yếu tố kinh tế, công nghệ. Khi việc cải tiến hệ thống không đạt hiệu quả mong muốn, người ta sẽ loại bỏ hệ thống và tiến hành xây dựng hệ thống mới thay thế. 1.2.6. Ba hệ thống của một tổ chức Ba mức cần phải quan tâm trong phân tích các dòng đó là ba phân hệ tạo thành xí nghiệp: hệ thống tác nghiệp/sản xuất, hệ thống quyết định hoặc điều khiển và hệ thông tin. Ba hệ thống cuả tổ chức: 1, Hệ tác nghiệp, sản xuất Hệ tác nghiệp có liên quan với tất cả các hoạt động sản xuất, tìm kiếm khách hàng mới, v.v một cách tổng quát là các hoạt động nhằm thực hiện các công việc có tính cách cạnh tranh để đạt được mục tiêu đã xác định bởi hệ quyết định. Những phần tử cấu thành ở đây là nhân lực (thực hiện các công việc), phương tiện (máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ, v.v ), các thành phần này tác động tương hổ với nhau để đáp ứng mục tiêu: ví dụ như sản xuất ra một lượng xe dự định trước. Hệ quyết định Hệ thông tin Hệ tác nghiệp Sơ đồ 1.4: Ba hệ thống của một tổ chức 2, Hệ thống quyết định Hệ thống quyết định có liên quan đến các tác vụ quản lý, có thể tìm ở đây các quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật, dài hoặc trung hạn (tăng phần thị trường, thay đổi lượng xe tiêu thụ), ngắn hạn (mục tiêu: thay đổi cách thức quản lý dự trữ, nghiên cứu một "chiến dịch" thăm dò thị hiếu khách hàng mhằm hướng họ vào sản phẩm mới của xí nghiệp) ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -10-
  11. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 3, Hệ thông tin Hệ thông tin là hệ thống có vai trò quan trọng trong việc liên hệ hai hệ thống quyết định và tác nghiệp, bảo đảm chúng vận hành làm cho tổ chức đạt các mục tiêu đặt ra. Hệ thông tin gồm: - Tập hợp các thông tin (hữu ích/vô ích, có cấu trúc hoặc không có cấu trúc, hình thức hoặc phi hình thức luân chuyển trong xí nghiệp). - Cách thức sử dụng chúng (quy tắc quản lý). - Tập hợp các phương tiện giúp sử lý thông tin. Thông qua thông tin, tất cả các cán bộ công nhân viên quan hệ với nhau, liên hệ giữa họ với các phương tiện cho phép xử lý những thông tin này. Mục tiêu của hệ thông tin: - Cung cấp cho hệ quyết định tất cả thông tin cần thiết trong quá trình ra quyết định (các thông tin xuất phát từ môi trường hoặc từ hệ tác nghiệp). - Chuyển các thông tin từ hệ quyết định cho hệ tác nghiệp và môi trường bên ngoài. Hoạt động hệ tổ chức được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào chất lượng của việc xử lý, sự phù hợp của hệ thông tin. 1.3. Hệ thống thông tin 1.3.1. Khái niệm Hệ thống thông tin là một tập hợp gồm nhiều thành phần mà mối liên hệ giữa các thành phần này cũng như liên hệ giữa chúng với các hệ thống khác là liên hệ thông tin với nhau. Hệ thống thông tin bao gồm các phần tử trong hệ thống tạo thành. Các phần tử trong hệ thống thông tin hiện đại bao gồm: con người, phương pháp, phương tiện và bao gồm cả các vấn đề sau: + Tập hợp thông tin, thông tin có thể tồn tại ở trên nhiều loại vật mang tin khác nhau và các dạng khác nhau như thông tin dạng viết trên giấy, thông tin hình ảnh trên bộ nhớ máy tính. + Tập hợp các phương tiện lưu trữ và xử lý thông tin. + Các quy tắc sử dụng, xử lý thông tin. + Nguồn nhân lực. Hệ thống Môi trường Phần Quan hệ Phần tử 1 tử 2 Đầu vào Đầu ra Phần Phần Phần tử 3 tử 4 tử n Sơ đồ 1.5: Sơ đồ chung các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -11-
  12. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Mục tiêu của hệ thống thông tin là cung cấp cho hệ thống quyết định tất cả các thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định và chuyển các thông tin từ hệ thống quyết định đến hệ thống tác nghiệp hoặc ra môi trường. 1.3.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng nguồn lực con người và công nghệ thông tin để tiếp nhận các nguồn dữ liệu như các yếu tố đầu vào và xử lý chúng thành các thông tin đầu ra. a, Nguồn lực con người: Trong hệ thống thông tin nguồn lực con người rất đa dạng và phong phú nó bao gồm: các chuyên gia về hệ thống thông tin (phân tích viên hệ thống, lập trình viên, nhân viên đứng máy ); Người dùng cuối (tất cả những người sử dụng hệ thống thông tin, từ các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý, các nhân viên thừa hành và tác nghiệp). Con người là thành phần quan trọng nhất của một hệ thống thông tin. Bởi vì các kết quả xử lý, đầu ra của hệ thống, là dữ liệu đã được biến đổi, sắp xếp lại, được xây dựng với các cấu trúc hợp lý nhằm làm rõ hơn về các đối tượng cần quan tâm. Như vậy con người các dữ liệu thô thành các thông tin phục vụ cho mục đích của mình. Các thông tin thu được được sử dụng như thế nào sẽ quyết định hiệu quả của toàn hệ thống. Điều này không thuộc vào trách nhiệm của phần cứng, phần mềm và dữ liệu, mà là trách nhiệm của con người trong hệ thống. Con người có vai trò quyết định không chỉ trong việc sử dụng các thông tin thu được, mà còn trong toàn bộ các khâu hình thành nên hệ thống và vận hành nó. Đương nhiên chính con người xây dựng nên hệ thống thông tin, đặc biệt là các phần mềm, dữ liệu và các thủ tục. Các thủ tục do con người đặt ra do đó nó có vai trò quyết định để triển khai thành công và khai thác một cách có hiệu quả hệ thống thông tin, và cũng có thể trở thành trở ngại đáng kể cho hệ thống, nhiều khi khá lớn và tốn tiền. b, Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin bao gồm phần cứng và phần mềm dùng để xây dựng và khai thác hệ thống thông tin. Bên cạnh đó công nghệ thông tin nên hiểu nó như một hệ thống công nghệ phục vụ cho việc thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin. Xử lý thông tin bao gồm các công tác liên quan đến các hoạt động thu nhận, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và hiển thị thông tin. - Phần cứng: Các hệ thống máy tính bao gồm các thiết bị đầu vào, thiết bị xử lý, thiết bị lưu trữ, thiết bị đầu ra, cùng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác, tạo nên phần cứng của hệ thống thông tin. (máy móc: máy tính, màn hình, các ổ đĩa, máy in, máy quét ; Môi trường lưu trữ: đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, đĩa DVD, giấy ) - Phần mềm: đó là phần mà trợ giúp cho hệ thống máy tính hay các hoạt động của con người trong hệ thống thông tin và nó bao gồm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và các phần mềm chuyển dịch mã Phần mềm hệ thống là phần mềm giúp đỡ hệ thống máy tính hoạt động. Nhiệm vụ chính của phần mềm hệ thống là tích hợp, điều khiển và quản lý các phần cứng riêng biệt của hệ thống máy tính. Phần mềm hệ thống khác với phần mềm ứng dụng là nó không trực tiếp giúp đỡ người dùng. Phần mềm ứng dụng là một loại phần mềm có khả năng làm cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó người dùng muốn thực hiện. Điều này khác với phần mềm hệ thống tích hợp các chức năng của máy tính, nhưng có thể không trực tiếp thực hiện một tác vụ nào có ích cho người dùng. Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch, các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ các mã nguồn được viết bởi các lập trình viên bằng một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu được, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng và các tập tin thư viện mà ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -12-
  13. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh. c, Tài nguyên mạng - Môi trường truyền thông - Các dịch vụ mạng 1.3.3. Nhiệm vụ, vai trò và chất lượng của hệ thống thông tin 1, Nhiệm vụ của hệ thống thông tin - Đối ngoại: Hệ thống thông tin thu nhận thông tin từ môi trường bên ngoài, và đưa thông tin từ trong hệ thống ra ngoài. - Đối nội: Hệ thống thông tin là cầu nối, mối liên lạc giữa các bộ phận của hệ thống. Nó cung cấp cho hệ tác nghiệp, hệ ra quyết định các thông tin phản ánh tình trạng nội bộ của cơ quan, tổ chức trong hệ thống và tình trạng hoạt động của hệ thống. 2, Vai trò của hệ thống thông tin Vai trò của hệ thông tin là thu nhận thông tin, xử lý và cung cấp cho người sử dụng khi có nhu cầu. Ta có thể sơ đồ hoá toàn bộ quá trình diễn ra trong hệ thông tin quản lý như sơ đồ 1.6. Thông tin nội Thông tin ngoại - Thông tin viết - Thông tin viết - Thông tin nói - Thông tin nói - Thông tin hình ảnh - Thông tin hình ảnh - Thông tin dạng khác - Thông tin dạng khác HTTQL thu nhận Xử lý các dữ liệu thô (lọc cấu trúc hoá) Thông tin cấu trúc Xử lý (Áp dụng các quy tắc quản lý) Thông tin kết quả NSD Phân phát thông tin NSD Sơ đồ 1.6. Toàn bộ quá trình diễn ra trong hệ thống thông tin a, Thu thập thông tin Hệ thông tin phải thu nhận các thông tin có nguồn gốc khác nhau và dưới nhiều dạng khác nhau. Tổ chức chỉ có thể giữ lại những thông tin hữu ích, vì vậy cần phải lọc thông tin: - Phân tích các thông tin để tránh sự quá tải, đôi khi có hại. - Thu thập thông tin có ích: Những thông tin có ích cho hệ thống được cấu trúc hoá để có thể khai thác trên các phương tiện tin học. Thu thập thông tin thường sử dụng giấy hoặc vật ký tin từ. Thông thường, việc thu thập thông tin được tiến hành một cách hệ thống và tương ứng với các thủ tục được xác định trước, Ví dụ: nhập vật tư vào kho, thanh toán cho nhà ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -13-
  14. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS cung ứng. Mỗi sự kiện dẫn đến việc thu thập theo một mẫu định sẵn trước, ví dụ: cách tổ chức trên màn hình máy tính, v.v Thu thập thông tin là tác vụ rất quan trọng và tế nhị, yêu cầu không được sai sót. b, Xử lý thông tin Công việc lựa chọn thông tin thu thập được coi là bước xử lý đầu tiên, tiếp theo sẽ tác động lên thông tin, xử lý thông tin là: - Tiến hành tính toán trên các nhóm chỉ tiêu. - Thực hiện tính toán, tạo các thông tin kết quả. - Thay đổi hoặc loại bỏdữ liệu. - Sắp xếp dữ liệu. - Lưu tạm thời hoặc lưu trữ. Xử lý có thể thực hiện thủ công, cơ giới hoặc tự động. c, Phân phối thông tin Cung cấp thông tin là mục tiêu của hệ thống. Nó đặt ra vấn đề quyền lực: ai quyết định việc phân phối? cho ai? vì sao? Phân phối thông tin có thể có mục tiêu ban bố lệnh, báo cáo về sản xuất, trường hợp này gọi là phân phối dọc. Mục tiêu phân phối nhằm phối hợp một số hoạt động giữa các bộ phận chức năng gọi là phân phối ngang. Để tối ưu phân phối thông tin, cần đáp ứng ba tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn về dạng: Cần tính đến tốc độ truyền thông tin, số lượng nơi nhận, v.v cần phải cho dạng thích hợp với phương tiện truyền: + Giấy, thư tín cho loại thông tin cho các địa chỉ là các đại lý. + Giấy, telex hoặc telecopie để xác định một đơn đặt hàng qua điện thoại. + Vật thể ký tin từ dành cho thông tin dạng mệnh lệnh, nhập liệu. + Âm thanh sử dụng cho thông tin dạng mệnh lệnh. - Tiêu chuẩn về thời gian: Bảo đảm tính thích đáng của các quyết định. - Tiêu chuẩn về tính bảo mật: Thông tin đã xử lý cần đến thẳng người sử dụng, việc phân phối thông tin rộng hay hẹp tùy thuộc vào mức độ quan trọng của nó. 3, Chất lượng của hệ thông tin Chất lượng của hệ thông tin phụ thuộc vào ba tính chất: nhanh chóng, uyển chuyển và thích đáng. a, Tính nhanh chóng: hệ xử lý thông tin quá khứ, hiện tại cần phải bảo đảm cho mỗi phần tử của tổ chức có thông tin hữu ích nhanh nhất. b, Tính uyển chuyển hoặc toàn vẹn của thông tin: Hệ thông tin phải có khả năng xử lý và phát hiện các dị thường nhằm bảo đảm truyền tải các thông tin hợp thức. c, Tính thích đáng: hệ thông tin phải có khả năng thu nhận tất cả các thông tin chuyển đến cho nó nhưng chỉ dùng những thông tin mà nó cần. 1.3.4. Phân loại hệ thống thông tin Có nhiều cách để phân loại hệ thống thông tin, tuỳ thuộc theo tiêu chuẩn đánh gía. Có thể nhận thức hệ thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau tùy theo cách xử lý thông tin của nó, tùy theo khu trú các số liệu hoặc độ chính xác của các thông tin. 1, Theo mức độ tự động hoá Thông tin có thể được xử lý: - Thủ công. - Trợ giúp bởi thiết bị điện cơ. - Tự động (Lưu ý: sẽ hoàn toàn không hợp lý nếu đặt ra vấn đề là tự động hóa toàn bộ). Lựa chọn tự động hóa phụ thuộc các yếu tố: + Cơ quan, xí nghiệp. + Khối lượng thông tin cần xử lý. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -14-
  15. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Tốc độ mong muốn nhận được kết quả, khái niệm thời gian trả lời, chi phí tự động hóa xử lý. + Mức lợi về thời gian hoặc tài chính. 2, Theo mức độ tích hợp các phương tiện xử lý Khái niệm tích hợp dựa vào hai mặt: khu trú các xử lý, kiến trúc các phương tiện xử lý thông tin. a, Hệ thống độc lập Với cách tiếp cận này, các hệ thống xử lý khác nhau tạo thành các hệ thống độc lập. Các hệ thống độc lập thường dẫn đến: - Thu thập thông tin dư thừa, vô ích. - Trùng lặp các xử lý. b, Hệ thống tích hợp Với cách nhìn này, hệ thông tin được xem là một phần tử duy nhất. Tất cả thông tin chỉ thu thập một lần vào hệ thống và được sử dụng trong nhiều xử lý sau này. Ví dụ: các thông tin đặc trưng của khách hàng chỉ được thu thập một lần và dược sử dụng bởi nhiều NSD trong các áp dụng riêng biệt. Hệ thống tích hợp đòi hỏi một CSDL duy nhất với các phương tiện kỹ thuật thích hợp để sử dụng nó (mạng cục bộ, truyền thông từ xa, v.v ). Như vậy, sự lựa chọn tích hợp có ảnh hưởng đến các phương tiện xử lý thông tin. c, Các kiến trúc khác nhau của các phương tiện xử lý Kiến trúc của phương tiện xử lý thông tin tương ứng với các cấu trúc của hệ thống kinh tế xã hội, phân làm ba loại lớn: - Kiến trúc tập trung: Thông tin được xử lý tại một điểm duy nhất. Vì vậy, toàn bộ thông tin cần phải dẫn đến điểm này để xử lý, sau đó được phân phát cho các nơi khác. Điều này cho phép công việc được tiến hành trên một CSDL duy nhất, tránh thu thập hiều nơi, nhiều lần. Tuy nhiên, kiến trúc này làm cho thông tin quá tải trong hệ thống. Kiến trúc này không phù hợp với khuynh hướng phát triển của phần mềm và phần cứng, do đó không phổ biến. Hai loại dưới đây thường gặp hơn. - Kiến trúc phân tán (phi tập trung): Các phương tiện xử lý xuất hiện ở các mức khác nhau của hệ thống. Mỗi vị trí làm việc với các dữ liệu riêng của mình, độc lập tương đối. Các vị trí này được liên kết bởi mạng cục bộ để có thể tập trung một số thông tin nào đó hoặc cho phép truy cập các thông tin cần thiết cho một xử lý địa phương. Kiến trúc này càng phổ biến tại các xí nghiệp. Tuy nhiên, do tính xử lý đồng dạng, nhân gấp bội dữ liệu nên cần nghiên cứu để chỉ áp dụng tong một kế hoạch tin học. - Kiến trúc phân phối: Kiến trúc này kết hợp bởi hai kiểu trên. Xử lý tại điểm trung tâm, trong khi đó việc thu thập và phân phối có thể thực hiện phân tán. Mỗi vị trí làm việc (thiết bị dầu cuối) kết nối với một máy tính trung ương, làm việc với các vị trí khác. 3, Theo mức ra quyết định mà hệ thông tin quản lý cho phép Có nhiều mức ra quyết định: Chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp. Theo thứ tự trên, tầm quan trọng sẽ giảm dần hệ thống thông tin cần phải cung cấp thông tin thích hợp với từng mức. Việc phân loại các quyết định theo mức được thể hiện như sau: a, Mức chiến lược Những quyết định này đưa tổ chức vào thực hiện các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn. Chúng cần có nguồn thông tin lớn từ bên ngoài. Một số thông tin cho việc ra quyết định có thể nhận được từ các xử lý tự động (đường phát triển doanh số, phân tích mẫu các mẫu điều tra, v.v.) song việc thực hiện các công việc này thường độc xử lý thủ công. Ví dụ: Việc tung ra thị trường sản phẩm mới, cần hệ thông tin quản lý cung cấp các số liệu nghiên cứu thị trường, chi phí, các văn phòng nghiên cứu.v.v. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -15-
  16. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Đề bạt cán bộ cao cấp, cần hệ thông tin quản lý cung cấp các đặc trưng của vị trí làm việc mà cán bộ ấy đảm trách. Mức độ Quyết định chiến lược hoặc kế hoạch quan trọng của Quyết định chiến thuật hoặc điều hành quyết định Quyết định tác nghiệp hoặc điều chỉnh b, Mức chiến thuật Là những quyết định xảy ra hằng ngày. Chiến thuật thường tương ứng với việc làm thích nghi hệ thống với môi trường hoặc với việc nghiên cứu hoàn thiện vận hành của hệ thống hiện hữu. Ví dụ: Lựa chọn biểu giá mới, hệ thông tin quản lý cần cung cấp các yếu tố kế toán phân tích của mỗi sản phẩm, các báo cáo điều tra thực hiện ở khách hàng v.v Để tuyển dụng nhân sự tạm thời, hệ thông tin quản lý cần cung cấp những thông tin có liên quan đến tình hình tăng giảm đơn hàng, v.v c, Mức tác nghiệp Là những quyết định hình thành hoạt động thường nhật của hệ thống, xuất phát từ những cá nhân thừa hành và thường sử dụng phần lớn xử lý tự động. Ví dụ: Soạn thảo thư cho khách hàng, lập phiếu giao hàng, soạn thảo hoá đơn, các tác vụ này đều có thể được thực hiện tự động. 1.3.5. Một số loại hệ thống thông tin thường gặp 1, Hệ thống kinh doanh dịch vụ Hệ thống kinh doanh, là hệ thống dưới sự điều khiển của con người nhằm mang lại lợi nhuận tức là tạo ra giá trị thặng dư. Chẳng hạn như sản xuất, phân phối hay lưu thông sản phẩm. Hệ thống dịch vụ, là hệ thống dưới tác động trực tiếp của con người nhằm mang lại lợi ích, tức là cung cấp giá trị sử dụng. Ví dụ các hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện Khi nghiên cứu các hệ thống chúng ta nên chú ý; việc phân định các hệ thống này chỉ mang tính tương đối và nó chỉ thật sự cần thiết khi xây dựng hệ thống và nó là cái mốc để chúng ta kiểm định lại hệ thống xem hệ thống đã đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra chưa. Trong hệ thống kinh doanh và dịch vụ đều có sự tham gia trực tiếp của con người nên các hệ thống thường mang theo nhiều đặc điểm, ưu nhược điểm của con người. 2, Hệ xử lý dữ liệu (DPS-Data Processing System) Xử lý các giao dịch và ghi lại những dữ liệu cho từng chức năng đặc thù. Dữ liệu đưa vào được thường xuyên cập nhật. Dữ liệu đầu ra định kỳ bao gồm các tài liệu hoạt động và báo cáo. Hệ xử lý dữ liệu có tính cục bộ thường dành cho các cho các nhà quản lý cấp tác nghiệp. 3, Hệ thống tin quản lý (MIS-Management Information System) Hệ thông tin quản lý là một hệ thống thông tin được sử dụng trong các tổ chức kinh tế xã hội, hệ gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần là một hệ thống con hoàn chỉnh. Hệ thống thông tin quản lý là một cấu trúc hợp nhất các cơ sở dữ liệu và dòng thông tin nhằm làm tối ưu cho các công việc thu thập, hiển thị và cung cấp thông tin. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -16-
  17. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Ví dụ: hệ thống thông tin quản lý trong một xí nghiệp có các hệ thống con là hệ thống “Quản lý vật tư”, hệ thống “Quản lý tài chính”, , hệ thống thông tin quản lý trong một trường đại học có các hệ thống con là hệ thống “Quản lý vật tư”, hệ thống “Quản lý đào tạo”, hệ thống “Quản lý nghiên cứu khoa học”, Hỗ trợ các chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ. Dùng một cơ sở dữ liệu hợp nhất và hỗ trợ cho nhiều chức năng. Cung cấp cho các nhà quản lý các thông tin theo thời gian của hệ thống. Có cơ chế bảo mật thông tin theo từng cấp độ có thẩm quyền sử dụng. Cách xem xét tốt nhất một hệ thống thông tin quản lý là đặt nó trong mục đích của tổ chức đang sử dụng hệ thống đó, một trong các cách như vậy là nhìn hệ thống thông tin dưới góc độ của một hệ hỗ trợ ra quyết định. Theo quan điểm của hệ thống thì một hệ thống thông tin quản lý thường có 3 thành phần cơ bản. +Thành phần quyết định: thực hiện chức năng ra quyết định. + Thành phần thông tin: thực hiện chức năng tiếp nhận, xử lý, truyền tin và lưu trữ thông tin trong hệ thống. +Thành phần tác nghiệp: là thành phần bảo đảm các hoạt động cơ sở của một tổ chức. Ví dụ: hệ thống thông tin quản lý trong một xí nghiệp có thành phần quyết định là Ban Giám đốc, thành phần thông tin là các phòng ban chức năng, thành phần tác nghiệp là các phân xưởng, cơ sở sản xuất. Như vậy, Hệ thống thông tin của một tổ chức là tập hợp các phương tiện, nhân lực, thông tin và phương pháp xử lý tin nhằm cung cấp các thông tin cho quá trình ra quyết định đúng thời hạn và đủ độ tin cậy. 4, Hệ hỗ trợ quyết định (DSS- Decision Support System) Mục đích của hệ là giúp cho tổ chức những thông tin cần thiết để ra quyết định hợp lý và đủ độ tin cậy. Khả năng của hệ: + Cung cấp, sắp xếp các phương án theo tiêu chuẩn của người làm quyết định. +Cung cấp và phân tích dữ liệu, biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị một cách tự động. + Chọn lựa giúp một phương án tối ưu trên cơ sở các thông tin đưa vào. Đặc trưng của DSS + Hỗ trợ các nhà làm quyết định trong quá trình ra quyết định. + Tạo những mô hình đa chức năng, có khả năng mô phỏng và có các công cụ phân tích. + Tạo thuận lợi cho liên lạc giữa các mức làm quyết định. 5, Hệ chuyên gia (ES-Expert System) Hệ thống thông tin giúp các nhà quản lý giải quyết và thực hiện vấn đề ở mức cao hơn DSS. Hệ này liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, làm cho máy tính có khả năng lập luận, học tập, tự hoàn thiện như con người. Chẳng hạn các chương trình lập kế hoạch tài chính, chẩn đoán bệnh, dịch máy, 6, Hệ thống thông tin tự động hoá Đó là các hệ thống thông tin nhằm xử lý và điều khiển tự động các quá trình vận hành các thiết bị trong sản xuất, viễn thông, quân sự, Các hệ thống này đều làm việc theo phương thức xử lý thời gian thực. 1.3.6. Các mức bất biến khi xây dựng hệ thống thông tin 1 ,Mức ý niệm (mô hình hệ thống) Hệ thống thông tin ở mức ý niệm gọi là Hệ thống thông tin ý niệm. Hệ thống thông tin ý niệm là sự mô tả toàn diện hệ thống thông tin một cách hoàn toàn độc lập với các lựa ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -17-
  18. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS chọn vật lý cụ thể. Lựa chọn vật lý chính là những lựa chọn được thực hiện trong quá trình xây dựng hệ thống được thể hiện ở việc khai thác sử dụng hệ thống. Hệ thống thông tin ý niệm là một quá trình trừu tượng hoá các yếu tố sau: + Vật mang tin và tổ chức dữ liệu + Các kiểu bộ xử lý được sử dụng + Các thức khai thác + Phân bố về mặt địa lý của hệ thống Trong hệ thống thông tin ý niệm mô tả, tất cả các thông tin chịu sự thao tác của hệ thống (kể các sự kiện thông báo vào/ra của hệ thống). Các quy tắc quản lý của hệ thống, được mô tả độc lập với cách thức triển khai áp dụng chúng. Hệ thống thông tin ý niệm được biểu diễn bằng mô hình và mô hình đó được gọi là mô hình hệ thống. Thời gian sống của một hệ thống ý niệm bằng thời gian sống của mục tiêu và hạn chế phải chấp nhận. Trong quá trình xây dựng hệ thống, hệ thống thông tin ý niệm là hệ thống bất biến được sử dụng như một hệ quy chiếu. Mọi sự thay đổi ở các mức khác đều phải tham khảo mức ý niệm này. 2, Mức logic (mức tổ chức) Đây là mức đầu tiên mô tả các lựa chọn của hệ thống thông tin và được gọi là hệ thống thông tin Logic; Nó là bản thiết kế chi tiết của hệ thống thông tin trên cả hai mặt dữ liệu và xử lý. Mục tiêu cơ bản khi xây dựng Hệ thống thông tin Logic là xác định tập hợp các phương tiện và cách thức tổ chức chúng để cung cấp các thông tin cần thiết cho người sử dụng đúng thời hạn và đủ uyển chuyển. Khi xây dựng hệ thống thông tin Logic phải xuất phát từ hệ thống thông tin ý niệm. Đối với một hệ thống thông tin ý niệm có thể có nhiều phương án logic khác nhau có nghĩa là có nhiều hệ thống thông tin Logic. Thời gian sống của mức logic chính là thời gian sống của hạn chế tạm thời (hạn chế tạm thời có thể là thời gian, tiền bạc, kỹ thuật ). 3, Mức vật lý (tác nghiệp) Đây là mức rõ nhất hệ thống thông tin vật lý chính là hệ thống đang được khai thác, sử dụng. Mục tiêu của quá trình xây dựng hệ thống thông tin là tạo lập hệ thống thông tin vật lý. Quá trình xây dựng hệ thống thông tin được thể hiện qua sơ đồ 1.7. Hệ thống thông Hệ thống thông Hệ thống thông Hệ thống thông tin hiện hành tin ý niệm tin logic tin vật lý Sơ đồ1.7: Các mức bất biến trong quá trình xây dựng một hệ thống thông tin -~-~-~-~-~-~-~-~-~- Hết chƣơng I -~-~-~-~-~-~-~-~-~- ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -18-
  19. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS CHƢƠNG II HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai 2.1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin đất đai Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System - LIS) là hệ thống thông tin cung cấp các thông tin về đất đai. Nó là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư, phát triển, quản lý và sử dụng đất đai. Hệ thống hệ thống thông tin đất đai là công cụ hiện đại được xây dựng dựa trên những giải pháp khoa học - công nghệ tiên tiến, nhằm trợ giúp và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết cho công tác quản lý nhà nước các cấp về đất đai. Nó có tính đa mục đích, phục vụ các nhu cầu khai thác sử dụng khác nhau về thông tin đất đai của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và cộng đồng xã hội. Cũng giống như các hệ thống thông tin khác, nó là tập hợp bởi các phần tử có mối quan hệ dàng buộc lẫn nhau cùng hoạt động nhằm tạo ra các thông tin đất đai phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các phần tử trong hệ thống thông tin đất đai bao gồm: - Nguồn lực con người (nhân sự); - Cơ sở hạ kỹ thuật và công nghệ thông tin; - Cơ sở dữ liệu đất đai đủ lớn; - Các biện pháp tổ chức để tạo ra thông tin giúp cho các yêu cầu về quản trị nguồn tài nguyên đất CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGUỒN CƠ SỞ DỮ LỰC CON LIS LIỆU ĐẤT ĐAI NGƢỜI CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC Sơ đồ 2.1: Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin đất đai Giá trị của thông tin đất và hiệu quả của việc ra quyết định sẽ có liên quan trực tiếp đến chất lượng và các vấn đề được thực hiện trong hệ thống thông tin. Chịu trách nhiệm “vận hành” hệ thống thông tin đất là một tập thể các viện nghiên cứu, các nhà địa chất, các nhà đo đạc vẽ bản đồ, các nhà lâm nghiệp, các nhà đánh giá đất, cá nhân, các kỹ sư thiết kế hệ thống, các nhà khoa học máy tính, các cán bộ ghi chép dữ liệu, các nhà qui hoạch đất, các chuyên gia về luật đất đai và tất cả các nhà khoa học có vai trò nổi bật trong lĩnh vực thông tin đất. Điều đáng quan tâm ở đây là, hệ thống thông tin đất đai Việt Nam đã và đang được xây dựng dựa trên giải pháp công nghệ ArcGIS của hãng ESRI (Mỹ) - một trong những ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -19-
  20. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS hãng tiên phong trong lĩnh vực GIS, cung cấp một giải pháp tổng thể về hệ thống thông tin địa lý. ArcGIS luôn hỗ trợ những phát triển mới của công nghệ thông tin 2.1.2. Mục đích của hệ thống thông tin đất đai Mục đích của hệ thống thông tin đất là quá trình biến đổi các dữ liệu đầu vào về đất đai trở thành các thông tin đầu ra nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, cũng như sử dụng đất đai Hệ thống thông tin đất trên cơ sở công nghệ thông tin nhằm cung cấp các thông tin đất đai nhằm giúp cho các nhà quản lý, các cơ quan nhà nước, các cá nhân sử dụng đất: quản lý, khai thác, một cách hiệu quả nhất đối với đất đai. Như vậy hệ thống thông tin đất đai là hệ thống hỗ trợ và là công cụ đa mục tiêu trợ giúp hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Hệ thống thông tin đất phục vụ cho việc trao đổi thông tin giữa ngành tài nguyên và môi trường với các ngành khác và các lĩnh vực khác nhau trong hệ thống nhà nước Việt nam. Hệ thống thông tin đất đai có khả năng kết nối với các hệ thống thông tin khác để phục vụ một cách toàn diện về công tác quản lý nhà nước về đất đai và sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Hệ thống thông tin đất đai phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân như: ngành nông nghiệp, giao thông, xây dựng, quy hoạch đô thị Thông qua các thông tin về hiện trạng sử dụng đất đai, các thông tin về quy hoạch, kế hoach sử dụng đất đai, các thông tin về giá trị đất đai Hệ thống thông tin đất đai phải là một hệ thống đủ mạnh, có khả năng lưu trữ, quản lý phân tích, xử lý, phân phối và cung cấp các thông tin đất đai. Ngoài ra hệ thống thông tin đất, được xây dựng để phục vụ cho một hay nhiều các ngành có nhiệm vụ đặc biệt như an ninh quốc phòng, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm Bên cạnh đó, hệ thống thông tin đất còn liên kết với một số hệ thông thông tin khác đưa ra các thông tin phục vụ cho việc điều hành quản lý và xem xét việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đối với đất đai cho phù hợp với các mục tiêu của các tổ chức trong và ngoài nước. Hệ thống thông tin đất đai phục vụ đắc lực cho, hiệu quả cho việc hình thành, phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản thông qua việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về đất đai. Cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng đất đai. Như vậy, Hệ thống thông tin đất được nhà nước xây dựng nhằm nắm chắc và quản chặt quỹ đất của quốc gia; sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả đất đai, đem lại lợi ích lớn nhất cho nhà nước. 2.1.3. Yêu cầu của hệ thống thông tin đất đai Hệ thống phải có khả năng tích hợp, thống nhất nhiều dạng dữ liệu khác nhau, với dung lượng rất lớn. Toàn bộ hệ thống phải có hoạt động trên một cơ sở dữ liệu thống nhất, phù hợp với các chức năng và nhiện vụ của từng đơn vị tham gia vào công tác quản lý đất đai. Hệ thống thông tin đất đai phải có tính phân cấp với các quyền hạn xác định cho từng cấp thể theo luật và nghị định đất đai. Hệ thống thông tin đất đai phải tuân theo các chuẩn do nhà nước đã quy định như: tiếng việt, chuẩn phân lớp thông tin, chuẩn về trình bày dữ liệu và tính thống nhất trong toàn ngành. Hệ thống thông tin đất đai phải được xây dựng trên cơ sở công nghệ tiên tiến, có độ tin cậy cao, có tính mở và phù hợp với địa phương và nguồn nhân lực hiện có. Hệ thống thông tin đất đai phải đơn giản, dễ sử dụng. Hệ thống thông tin đất đai phải có cơ chế bảo mật và an toàn dữ liệu. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -20-
  21. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 2.1.4. Nhiệm vụ của hệ thống thông tin đất Hệ thống thông tin đất đai là công cụ trực tiếp phục vụ cho việc hoạch định các chính sách đất đai: đó là các thông tin phục vụ cho các quyết định về quy hoach, kế hoach sử dụng đất đai. Phục vụ cho các việc sử dụng đất đai có hiệu quả đúng với các mục tiêu quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống thông tin đất đai là công cụ quản lý tới từng thửa đất, từng chủ sử dụng, quản lý cả các quá trình chuyển đổi đất đai, kiểm tra đất đai, theo dõi quá tình quản lý và sử dụng đất. Hệ thống thông tin đất đai là công cụ để quản lý thống nhất hệ thống các dữ liệu về hồ sơ địa chính, các thông tin về tài nguyên đất và cung cấp các thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế của các ngành, các địa phương và các đối tượng sử dụng đất. Hệ thống thông tin đất đai là công cụ đặc biệt và hiệu quả cho việc cung cấp các thông tin đất đai cho thị trường sử dụng đất và thị trường bất động sản. Ngoài ra hệ thống thông tin đất đai còn cung cấp các thông tin nề cơ bản cho công tác quy hoạch quản lý đô thị và nông thôn. 2.2. Các bộ phận của hệ thống thông tin đất 2.2.1. Nguồn nhân lực (nhân sự trong hệ thống thông tin đất đai) Nguồn nhân sự là một vấn đề cần quan tâm hàng đầu bởi vì nó quyết định một phần lớn sự hoạt động và thành công của hệ thống thông tin đất. Trong hệ thống thông tin đất nguồn nhân sự được đào tạo về chuyên môn, đào tạo về công nghệ thông tin. Quá trình đào tạo cán bộ có thể phân thành nhiều cấp bậc khác nhau và tuỳ vào công việc của các đối tượng trong hệ thống. Trong một hệ thống thông tin đất đai khi được xây dựng, chi phí cho công tác đào tạo cán bộ cũng phải được tính vào tổng kinh phí xây dựng hệ thống. Thông thường thì kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo bổ xung nguồn nhân lực chiếm 5-8% tổng kinh phí xây dựng một hệ thống. Một hệ thống thông tin đất đai, nguồn lực con người bao gồm nhiều thành phần khác nhau như những người quản lý hệ thống, vận hành hệ thống, phát triển hệ thống. Vai trò của những đối tượng đó là quyết định sự thành công của một hệ thống thông tin đai. 1, Người quản lý hệ thống thông tin Người quản lý hệ thống là những người lãnh đạo của tổ chức hoặc những người có trách nhiệm trong hệ thống. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các phương án, các hoạt động, các yêu cầu chi tiết cho phân tích viên và triển khai tổ chức thực hiện khi hệ thống hoạt động. Đối với các hệ thống thông tin vừa và nhỏ thì người quản lý hệ thống thông tin thường là các trưởng phòng ban chức năng có nhiệm vụ cung cấp tình hình, số liệu, phương thức xử lý, công thức tính toán, 2, Người phân tích hệ thống Người phân tích hệ thống thông tin, là người chủ chốt trong quá trình phát triển hệ thống, những người này sẽ quyết định vòng đời của hệ thống. Trong các hệ thống thông tin vừa và nhỏ một phân tích viên có thể là người lập trình cho hệ thống. Tuy nhiên đối với các hệ thống thông tin đất đai thì phần lớn bộ phận phân tích hệ thống là một tập thể, vì như thế mới có đủ khả năng nắm bắt các lĩnh vực và hoạt động của tổ chức. Các phân tích viên được gọi là có năng lực nếu họ hội đủ các điều kiện sau: - Có kỹ năng phân tích, có thể hiểu được tổ chức và sự hoạt động của nó. Có thể xác định được các vấn đề đặt ra và giải quyết chúng. Có khả năng suy nghĩ mang tính chiến lược và hệ thống. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -21-
  22. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS - Có kỹ năng kỹ thuật, hiểu biết về thiết bị và phần mềm. Biết chọn lựa các giải pháp phần cứng và mềm cho các ứng dụng đặc biệt nơi cần tin học hoá. Hiểu biết công việc của người lập trình và người sử dụng đầu cuối. - Có kỹ năng quản lý, có khả năng quản lý nhóm làm việc, biết được điểm mạnh, điểm yếu của những người làm việc trong nhóm. Biết lắng nghe, đề xuất và giải quyết vấn đề. Có khả năng lập kế hoạch, điều phối các nguồn lực. - Có kỹ năng giao tiếp, phân tích viên phải đóng vai trò chính trong việc liên kết giữa các đối tượng: chủ đầu tư, người sử dụng, người lập trình và các thành phần khác trong hệ thống. Kỹ năng giao tiếp của phân tích viên thể hiện ở chỗ: năng lực diễn đạt và thuyết phục, khả năng hoà hợp với mọi người trong nhóm làm việc. Có khả năng tổ chức và điều hành các cuộc họp. 3, Người lập trình Người lập tình hệ thống có thể là một tập thể hoặc cá nhân có nhiệm vụ mã hoá các đặc tả được thiết kế bởi phân tích viên thành các cấu trúc mà máy tính có thể hiểu và vận hành được. Người lập trình cũng phải viết các tài liệu chương trình và các chương trình thử nghiệm hệ thống, chuẩn bị các số liệu giả để kiểm định độ chính xác của hệ thống. 4, Người sử dụng đầu cuối Trong quá trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin đất đai các phân tích viên phải làm việc với người sử dụng, để biết được chi tiết các thông tin của từng bộ phận, từng mảng công việc trong hệ thống. Người sử dụng sẽ cho các phân tích viên biết ưu điểm và nhược điểm của hệ thống thông tin đất đai cũ. Từ những thông tin đó có ý nghĩa quan trọng đến việc thiết kế và sử dụng hệ thống một cách có hiệu quả. 5, Kỹ thuật viên Kỹ thuật viên, là bộ phận cán bộ phụ trách về mảng kỹ thuật của hệ thống như: bảo đảm sự hoạt động của phần cứng máy tính, đường truyền dữ liệu từ bộ phận này đến bộ phận khác trong hệ thống và từ hệ thống đến môi trường ngoài. 6, Các chủ đầu tư Các chủ đầu tư là một trong các thành phần không thể thiếu trong thành phần quyết định của tổ chức, là người cung cấp cho phân tích viên những thông tin chung của tổ chức. Trên thực tế tại Việt Nam các chủ đầu tư hiện nay cho hệ thống thông tin đất đai là nhà nước và các cơ quan nước ngoài. Còn tư nhân, doanh nghiệp thì chưa có các đầu tư lớn vào lĩnh vực này. Như vậy: hệ thống thông tin đất đai sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý và phát triển những ứng dụng của hệ thống thông tin đất đai trong thực tế. Người sử dụng hệ thống thông tin đất đai có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng các thông tin từ hệ thống thông tin đất đai để giải quyết các vấn đề trong công việc. 2.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin đất đai Trong hệ thống thông tin đất đai cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong các các thành phần cấu thành nên hệ thống thông tin đất đai. Đây là một thành phần tương đối quan trọng của hệ thống. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin đất đai chiếm một tỷ trọng khá lớn trong kinh phí xây dựng hệ thống (chiếm khoảng 50-60% tổng kinh phí cho một dự án xây dựng hệ thống). 1, Hệ thống phần cứng của một hệ thống thông tin đất đai Trong hệ thống thông tin đất đai phần cứng có rất nhiều các hạng mục khác nhau như: các trang thiết bị thu thập, các thiết bị xử lý và cung cấp thông tin, và các thiết bị khác. Một số các thiết bị trong hệ thống thông tin đất đai gồm: ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -22-
  23. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS - Hệ thống máy tính: + Hệ thống máy chủ; + Hệ thống máy trạm (khách); + Máy tính xách tay. - Thiết bị đầu vào + Máy quét bản đồ - Thiết bị đầu ra + Máy in; + Máy vẽ; + Máy Photocopy - Các thiết bị lưu trữ dữ liệu + Đầu ghi đĩa CD, DVD, băng từ + Ổ cứng + Các công cụ khác như: đĩa mềm, ổUSB - Các thiết bị hiển thị và cung cấp thông tin như máy chiếu, màn hình máy tính Sơ đồ 2.2: Hệ thống phần cứng cơ bản của hệ thống thông tin đất đai 2, Hệ thống mạng máy tính - Hệ thống mạng cục bộ (LAN): bao gồm các thiết bị như cạc mạng, dây nối, hub/switch; - Hệ thống mạng diện rộng (Internet/Intranet Network): bao gốm các thiết bị như điện thoại, modem 3, Hệ thống đảm bảo an toàn - Phòng máy trung tâm; - Hệ thống ổn áp, lưu điện; - Hệ thống chống sét cho hệ thống điện, cho hệ thống mạng - Các quy chế quản lý hành chính; - Các thiết bị phụ trợ khác như: máy hút bụi, máy hút ẩm 4, Hệ thống phần mềm của một hệ thống thông tin đất đai Trên thế giới cũng như ở nước ta, việc khai thác và sử dụng các hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thông tin đất đai phát triển từ bước chỉ sử dụng các hệ thống khép kín cho đến các hệ thống mở đã đưa ra các Macro, các ngôn ngữ phát triển riêng của hệ thống nhằm tạo ra các chức năng theo đặc thù của công việc. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -23-
  24. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Phần mềm của hệ thống thông tin đất đai bao gồm các phần mềm tin học được sử dụng trong hệ thống với các chức năng và công cụ để xây dựng, lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin và hệ thống hoạt động. Hệ thống phần mềm trong hệ thống thông tin đất đai bao gồm: - Hệ thống phần mềm thuộc nhóm hệ điều hành: Microsoft Windows, NT, Linux, Mac OS X, - Hệ thống phần mềm thuộc hệ quản trị cơ sở dữ liệu(DBMS): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu chuyên về lưu trữ và quản lý tất cả các dạng dữ liệu bao gồm cả dữ liệu địa lý. Nhiều hệ thống thông tin đất đai đã sử dụng DBMS với mục đích xây dựng và lưu trữ dữ liệu cũng như cung cấp các thông tin đất đai. Một số các phần mềm điển hình được sử dụng trong hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam đó là: + Phần mềm Oracle: ORACLE là một bộ phần mềm được cung cấp bởi công ty ORACLE , nó bao gồm một bộ xây dựng các ứng dụng và các sản phẩm cuối cùng cho uer (end_uer product). Oracle cung cấp một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mềm dẻo nó bao gồm cơ sở dữ liệu Oracle, môi trường cho việc thiết kế các cơ sở dữ liệu (Designer 2000) và các công cụ phát triển (Developer 2000) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tính an toàn , bảo mật cao, tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu, cho phép các đối tượng sử dụng truy nhập tới cơ sở dữ liệu phân tán như một khối thống nhất Vì vậy nó được đánh giá là ưu việt nhất hiện nay . + Phần mềm Microsoft® SQL Server™: là một nền tảng dữ liệu toàn diện, cho phép truy cập và gia công dữ liệu từ các thiết bị khác nhau. Tạo các giải pháp kết nối bằng SQL Server Compact Edition và Microsoft Synchronization Services. Lưu trữ dữ liệu hợp nhất thông qua SQL Server hỗ trợ cho dữ liệu quan hệ, XML, Filestream và dựa trên vị trí địa lý. + Phần mềm MySQL: MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên bạn có thể tải về MySQL từ trang chủ. Nó có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL). MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, nó làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP hay Perl, + Phần mềm Microsoft® Access: Microsoft Access là một phần trong thương phầm phần mềm Microsoft® Office. Trên cơ sở cấu trúc dữ liệu quan hệ, MS Access cung cấp cho người dùng giao diện thân thiện cũng như các thao tác đơn giản, trực quan nhất trong việc xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu cũng như xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ liệu. - Hệ thống phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, xử lý bản đồ, hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị các thông tin địa lý nói chung và các thông tin đất nói riêng. Bao gồm một số các phần mềm cơ bản sau: + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu bản đồ: Hệ thống ArcGIS với phần mềm ArcSDE. + Phần mềm xử lý dữ liệu bản đồ: Hệ thống ArcGIS với phần mềm Arc/Info. + Tra cứu thông tin trên mạng: Hệ thống ArcGIS với phần mềm Arc Intrenet Map Server (ArcIMS). + Phần mềm MapInfo: MapInfo là một phần mềm khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Đây là một phần mềm tương đối gọn nhẹ, dễ sử dụng, có thể dùng để xây dựng các thông tin địa lý thể hiện qua bản đồ trên máy và thực hiện một số phép truy vấn, phân tích đơn giản trên nó. + Phần mềm Arc/View: Chạy trên các hệ điều hành: UNIX, LOLARIS, SUN/OS, AIX, ULTRIX. Hỗ trợ các giao diện: Bàn số, máy quét ảnh, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), trắc lượng ảnh, chuột, máy vẽ. Các chức năng chính: Tạo vùng đệm, phân tích bản ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -24-
  25. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS đồ, các phép toán vị trí gần kề, phân tích bề mặt, phân tích mạng (tuyến), phân tích ảnh, các phép toán vùng. Quản trị cơ sở dữ liệu: DB2, dBASE, DS, Foxbase, INFO, Informix, Ingres, Oracle, Sybase, RDB, Internal database. Cấu trúc dữ liệu: Rater, Topological, Vector, Non-topological Vector, TIN, 3D, Links to CAD, GPS, DBMS, Scanning. + Ngoài ra còn một số phần mềm khác như: Phần mềm MGE; Phần mềm Geo/SQL; Phần mềm Spans; Phần mềm MicroStation Geographic - Một số phần mền do Việt Nam xây dựng như: + Famis: là "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS). Có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính để thành một cơ sở dữ liệu vẽ Bản đồ và Hồ sơ địa chính thống nhất. "Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính Cadastral Document Database Management System CADDB" là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin vẽ hồ sơ địa chính. Hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết để thành lập Bộ Hồ sơ Địa chính. Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra, quản lý sử dụng đất. Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất .v.v. + Caddb: phần mềm xây dựng và quản lý các dữ liệu thuộc tính của hệ thống hồ sơ địa chính. Chạy trên nền của FOXPRO + CILIS: CiLIS – CIREN Land Information System - Hệ thống thông tin đất đai do CIREN phát triển. Đây là một bộ các phần mềm được phát triển để phục vụ cho việc xây dựng Hệ thống thông tin đất đai(LIS). Nó có đầy đủ các chức năng và công cụ của một Hệ thống thông tin đất đai như các chức năng nhập/xuất dữ liệu (bản đồ, thông tin) từ nhiều nguồn dữ liệu(dạng giấy, dạng số), trên nhiều định dạng dữ liệu khác nhau, các chức năng phục vụ các tác nghiệp quản lý đất đai như xây dựng, quản lý Hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Cập nhật chỉnh lý thông tin biến động đất đai. Các chức năng về tra cứu, phân phối thông tin trên mạng cục bộ, mạng diện rộng và Internet. Có thể dụng trên nhiều nền tảng CSDL nhau như MSAcsess, MS-SQLServer, Oracle. Sử dụng linh hoạt các nền tảng GIS để quản lý và phân phối bản đồ tuỳ thuộc vào qui mô và mục đích của các ứng dụng. + VILIS: VILIS(Viet nam Land Informationm System) là phần mềm nằm trong đề án “Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh”, là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, do các cán bộ, chuyên gia của Trung tâm CSDL-HTTT - TTVT, thực hiện. Đây là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ TN-MT, có chức năng giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường bằng công nghệ viễn thám và công nghệ địa tin học phục vụ công tác quản lý nhà nước của bộ, phục vụ các ngành kinh tế quốc dân; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ viễn thám, công nghệ địa tin học trong lĩnh vực TN-MT. Đầu năm 2007, Bộ TN-MT đã ban hành Quyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc “Sử dụng thống nhất phần mềm VILIS”, và giao cho Trung tâm Viễn thám chịu trách nhiệm hoàn thiện phần mềm này. + Phần mềm TK05: được phát triển và ứng dụng trong công tác kiểm kê đất đai từ năm 2005 theo quyết định số 34/2004/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phần mềm đuợc thiết kế cơ bản theo đúng tiêu chí thống kê của hệ thống mẫu biểu theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT về kiểm kê đất đai. Trong quá trình sử dụng phục vụ cho kiểm kê đất đai 2005, Trung tâm Thông tin đã tiến hành chỉnh sửa các lỗi phát sinh trong 3 lần cập nhật và hỗ trợ kỹ thuật trên mạng Internet. Tính đến hết ngày 10 tháng 2 năm 2006, đã có 59/64 Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW sử ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -25-
  26. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS dụng phần mềm TK05 và gửi số liệu dạng số kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 (dưới dạng cơ sở dữ liệu) về Trung ương để tổng hợp. QUẢN TRỊ HỆ THỐNG Kết nối mạng diện rộng Hệ thống thông tin cơ sở Modem, tường lửa Máy chủ Web CSDL Đất đai Máy vẽ, máy in Máy chủ dữ liệu Chuẩn hoá dữ liệu Nhập và cập nhật số liệu Các dữ Phân tích xử lý số liệu Tra cứu thông tin liệu khác Sơ đồ 2.3: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin đất đai + Hệ thống ELIS: do chương trình SEMLA vừa tổ chức công bố (2008) thiết kế chi tiết và phiên bản mẫu (prototype) cho hệ thống ELIS (Hệ thống thông tin đất đai và môi trường ) trong khuôn khổ dự án SEMLA. Hệ thống ELIS gồm 4 phân hệ bao gồm : Phân hệ quản lý quy trình và hồ sơ (PMD), phân hệ đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LRC), phân hệ quản lý biến động đất đai và phân hệ quản lý điểm nóng môi trường (HPM). Điểm nổi bật của hệ thống ELIS là không chỉ quản lý các thông tin, dữ liệu đã qua xử lý mà quản lý toàn bộ thông tin trong suốt quá trình xử lý các hồ sơ. Với các quy trình được định nghĩa mềm dẻo trong hệ thống, các Sở Tài nguyên và Môi trường các Tỉnh, Thành phố dễ dàng quản lý tất cả các nghiệp vụ thông qua hệ thống máy tính. Hệ thống ELIS hỗ trợ việc xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác và theo dõi tất cả các bước trong việc xử lý thông tin. Hệ thống cung cấp thông tin cho lãnh đạo để quản lý, điều hành, cung cấp thông tin cho người dân về tiến trình xử lý hồ sơ, cung cấp các công cụ cho các cán bộ xử lý hồ sơ qua hệ thống mạng máy tính nội bộ và Internet. Tóm lại: Như vậy cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một hệ thống thông tin đất đai là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau và được thể hiện qua sơ đồ 2.3. 2.2.3. Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai Cơ sở dữ liệu là tập hợp thô các sự thực, dữ liệu đất đai có thể được thu thập và lưu trữ ở dạng thứ tự số hay chữ (được ghi lại trong sổ tay ghi chép hay sổ tay điều tra) hoặc ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -26-
  27. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS dưới dạng hình hoạ (như bản đồ hay ảnh hàng không hay ảnh vệ tinh) hoặc dưới dạng số hoá (sử dụng phương pháp điện tử). Để trở thành thông tin các dữ liệu thô phải được xử lý để những sử dụng, người ra quyết định, người sử dụng thông tin có thể hiểu được chúng. 1, Một số đặc điểm của cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai Tổ chức cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất: cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất hợp lý nhất là có tổ chức dựa trên cơ cấu tổ chức của ngành. Cơ cấu tổ chức của ngành được phân cấp từ trung ương đến địa phương (Bộ tài nguyên môi trường; Sở tài nguyên môi trường; Phòng tài nguyên môi trường và cuối cùng là cấp cơ sở đó là: xã, phường, thị trấn). Quản lý dữ liệu: Quản lý dữ liệu cũng như quản lý các thông tin đất sẽ được quản lý tập chung. Quản lý tập chung đối với các dữ liệu vừa và nhỏ, còn đối với các dữ liệu lớn thì quản lý phân tán bản sao, phân tán dữ liệu chi tiết. Giải pháp mạng cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất: Trước hết nó phục vụ cho công tác quản lý, trao đổi, lưu trữ các dữ liệu của hệ thống. Bên cạnh đó còn phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng truy cập tra cứu thông tin. Trong hệ thống chúng ta có thể xây dựng, sử dụng hệ thống mạng LAN, Intranet hoặc Internet. Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin đất: Nhằm đảm bảo tính thống nhất của các thông tin, dữ liệu khi chia sẻ cho các đối tượng sử dụng hoặc hiệu chỉnh từ nhiều các nguồn khác nhau. Nội dung chuẩn hoá dữ liệu bao gồm: chuẩn hoá về thiết bị tin học, chuẩn hoá về dữ liệu chung, chuẩn hoá về dữ liệu không gian, chuẩn hoá về dữ liệu thuộc tính, chuẩn hoá về Metadata Hệ thống thông tin đất có thể cung cấp thông tin ở dạng sản phẩm như bản đồ, giấy chứng nhận hoặc trong dạng dịch vụ như tư vấn chuyên môn. Nó cũng có thể cung cấp dữ liệu thuộc tính trình bày ở dạng số hoặc chữ. Dữ liệu không gian có thể trình bày trên bản đồ và dữ liệu thời gian chỉ ra sự lưu hành của chúng. Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất là một trong các thành phần nền tảng của kết cấu hạ tầng của thông tin. Nó là một cơ sở dữ liệu chuyên ngành và là một thể thống nhất bao gồm các cơ sở dữ liệu cơ bản như cơ sở dữ liệu chung, cơ sở dữ liệu không gian, cơ sở dữ liệu thuộc tính 2, Cơ sở dữ liệu của một hệ thống thông tin đất đai a, Cơ sở dữ liệu chung Cơ sở dữ liệu chung là phần quản lý riêng biệt được sử dụng chung cho cả hai dạng dữ liệu (Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính). Các dữ liệu này là các số liệu về hệ qui chiếu, hệ thống toạ độ, độ cao, hệ thống ảnh phủ trùm, hệ thống biên giới và địa giới b, Cơ sở dữ liệu không gian Cơ sở dữ liệu không gian bao gồm các thông tin không gian và được thể hiện trên hệ thống bản đồ như: bản đồ địa hình; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; bản đồ địa chính Thông tin đầu vào của dữ liệu không gian được thu thập từ các các nguồn khác nhau như: bản đồ trên giấy đang còn giá trị sử dụng; Số liệu đo đạc bằng các thiết bị đo đạc mặt đất; Ảnh hàng không, ảnh viễn thám. Mô hình dữ liệu của cơ sở dữ liệu không gian: trong hệ thống thông tin địa lý, cũng như hệ thống thông tin đất đai các đối tượng đó được lưu trữ và tồn tại hai mô hình dữ liệu: mô hình Vector và mô hình Raster. Trong mô hình Vector các đối tượng không gian trên bản đồ như điểm, đường, vùng, các chú thích mô tả và ký hiệu, các đối tượng đó được mô tả bằng dãy các cặp toạ độ mô tả chính xác vị trí, hình dạng, kích thước của chúng. Trong mô hình dữ liệu Raster (ảnh đối tượng) là dữ liệu được tạo thành bởi các ô l- ới có độ phân giải xác định. Loại dữ liệu này chỉ dùng cho mục đích diễn tả và minh hoạ chi tiết bằng hình ảnh thêm cho các đối tượng quản lý của hệ thống. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -27-
  28. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Có 6 loại thông tin bản đồ dùng để thể hiện hình ảnh bản đồ và ghi chú của nó trong hệ thống thông tin đất đai như sau: Điểm (Point); Đường (Line); Vùng (Polygon); Ký hiệu (Sympol); Điểm ảnh (Pixel) và Ô lới (Grid cell). + Điểm: các đặc tính điểm đại diện cho các vị trí riêng biệt xác định một vật thể bản đồ có đường biên hoặc hình dạng quá nhỏ không thể coi là đường hay vùng trên bản đồ. Các ký hiệu đặc biệt hay nhãn cũng được coi là các vị trí điểm. + Đường: là một tập hợp theo thứ tự của các cặp toạ độ được nối với nhau, thể hiện cho dạng đường tuyến tính của một vật thể bản đồ có chiều rộng quá nhỏ không thể coi là vùng trên bản đồ. Sơ đồ 2.4: Mô hình dữ liệu Vector và mô hình dữ liệu Raster + Vùng: là một hình khép kín, có các đường biên xác định (như: một khoanh đất hay một vùng đất), có diện tích và có tính đồng nhất. + Ký hiệu: là các chú thích mô tả, như Annotation, symbol, label + Trong mô hình Raster: các đối tượng không gian được thể hiện bởi các điểm ảnh (Cell) trên một ma trận ảnh. Cell là một đơn vị cơ bản cho một lớp dạng grid. cell có hình vuông. Vị trí của cell đợc xác định bằng số dòng và số cột. Mỗi cell đợc gán một giá trị số. Giá trị của cell có thể là số nguyên, số thập phân hay là không có giá trị (no data) Khuôn dạng chuẩn của cơ sở dữ liệu không gian ở khuôn dạng PC Arc/info. Sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp của hãng ESRI như Arc/info, Arcview, Mapinfo c, Cơ sở dữ liệu thuộc tính Trong hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu thuộc tính bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến đất đai được thu thập, điều tra thực địa, các loại sổ sách tài liệu, các hồ sơ, các số liệu điều tra cơ bản chúng được tổng hợp dưới các dạng bảng biểu. Cơ sở dữ liệu được phân chia thành các cấp toàn quốc, tỉnh, huyện, xã và trong các cấp lại được chia thành hai mức độ: toàn quốc và theo tỉnh, toàn tỉnh và theo huyện, toàn huyện và đến xã. Mô hình dữ liệu của cơ sở dữ liệu thuộc tính bao gồm hai loại dữ liệu cơ bản: dữ liệu tĩnh và dữ liệu động. Loại dữ liệu tĩnh bao gồm các bảng tham chiếu như tên tỉnh, tên huyện. Loại dữ liệu động gồm các bảng còn lại có dạng số liệu theo chuỗi thời gian. Khuôn dạng chuẩn của dạng dữ liệu này thường là khuân dạng chuẩn của các phần mềm như là: Excel, Access, Foxpro đây là các phần mềm có tính tương ứng với các phần mềm của GIS hay LIS. Cơ sở dữ liệu thuộc tính là những mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện tượng xảy ra tại vị trí được xác định mà chúng khó khăn hoặc không thể biểu thị rên bản đồ được. C ũng như các hệ thống thông tin khác, hệ thống hệ thống thông tin đất đai này có 4 loại dữ liệu thuộc tính: - Đặc tính của đối tượng: liên kết chặt chẽ với các thông tin đồ thị, các dữ liệu này được xử lý theo ngôn ngữ hỏi đáp cấu trúc (SQL) và phân tích. Chúng được liên kết với các hình ảnh đồ thị thông qua các chỉ số xác định chung, thông thường gọi là mã địa lý và được lưu trữ trong cả hai mảng đồ thị và phi đồ thị. Hệ hệ thống thông tin đất đai còn có thể xử lý các thông tin thuộc tính riêng rẽ và tạo ra các bản đồ chuyên đề trên cơ sở các giá trị thuộc tính. Các thông tin thuộc tính này cũng có thể được hiển thị như là các ghi chú trên bản đồ hoặc là các tham số điều khiển cho việc lựa chọn hiển thị các thuộc tính đó như là các ký hiệu bản đồ. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -28-
  29. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS - Dữ liệu tham khảo đia lý: Mô tả các sự kiện hoặc hiện tượng xảy ra tại một vị trí xác định. Không giống các thông tin địa lý, chúng không mô tả về bản thân các hình ảnh bản đồ, thay vào đó chúng mô tả các danh mục hoặc các hoạt động như cho phép xây dựng các khu công nghiệp mới, nghiên cứu y tế, báo cáo hiểm họa môi trường liên quan đến các vị trí địa lý xác định. Các thông tin tham khảo địa lý đặc trưng được lưu trữ và quản lý trong các file độc lập và hệ thống không thể trực tiếp tổng hợp với các hình ảnh bản đồ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống. Tuy nhiên các bản ghi này chứa các yếu tố xác định vị trí của sự kiện hay hiện tượng. - Chỉ số địa lý: là các chỉ số về tên, địa chỉ, khối, phương hướng định vị, liên quan đến các đối địa lý, được lưu trữ trong hệ thống thông tin đất đai để chọn, liên kết và tra cứu dữ liệu trên cơ sở vị trí địa lý mà chúng đã đợc mô tả bằng các chỉ số địa lý xác định. Một chỉ số địa lý có thể bao gồm nhiều bộ xác định cho các thực thể sử dụng từ các cơ quan khác nhau như là lập danh sách các mã địa lý mà chúng xác định mối quan hệ không gian giữa các vị trí hoặc giữa các hình ảnh hay thực thể địa lý. - Quan hệ không gian giữa các đối tượng: rất quan trọng cho các chức năng xử lý của hệ thống thông tin đất đai. Các mối quan hệ này có thể đơn giản hay phức tạp như sự liên kết, khoảng cách tưng thích, mối quan hệ topo giữa các đối tượng. d, Mối quan hệ giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính Hệ thống thông tin đất đai sử dụng phương pháp chung để liên kết hai loại dữ liệu đã thông qua bộ xác định, lưu trữ đồng thời trong các thành phần đồ thị và phi đồ thị. Các bộ xác định có thể đơn giản là một số duy nhất liên tục, nhẫu nhiên hoặc là các chỉ báo địa lý hay dữ liệu vị trí lưu trữ. Bộ xác định cho một thực thể có thể chứa tọa độ phân bố của nó, số hiệu mảnh bản đồ, mô tả khu vực hoặc là một con trỏ đến vị trí lưu trữ của dữ liệu liên quan. Sự liên kết giữa 2 dạng dữ liệu này chính là điểm mạnh của Hệ thông thông tin đất đai (LIS) và tạo ra các khả năng cho các quá trình phân tích và xử lý các số liệu. Các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính liên kết với nhau qua một trường thuộc tính khoá chung, và theo mô hình dữ liệu dạng quan hệ. Ngoài các thông tin thuộc tính chung cho các đối tượng trên bản đồ như chỉ số thửa, diện tích, chu vi, toạ độ địa lý Bên cạnh đó các thông tin thuộc tính bổ trợ khác cho các đối tượng như: các thông tin về hiện trạng sử dụng đất, thông tin về giao thông, cơ sở hạ tầng, thông tin về văn hoá giáo dục, tình hình kinh tế xã hội, môi trường và các văn bản pháp lý khác có liên quan. Các dữ liệu này là các số liệu điều tra thu thập từ thực tế, từ các hệ thống lưu trữ thống kê số liệu hoặc từ các tệp số liệu lưu trữ trong các chương trình quản trị dữ liệu có sẵn. 2.2.4. Các biện pháp tổ chức của hệ thống thông tin đất đai Các biện pháp tổ chức là các biện pháp do con người, do các cán bộ trong hệ thống thông tin đặt ra nhằm nghiên cứu và điều hành sự hoạt động của hệ thống thông tin đất. Sự hoạt động của hệ thống thông tin đất là cả một quá trình nhiều các bước thực hiện chẳng hạn như quá trình xây dựng dữ liệu trong hệ thống thông tin đất. Công dụng của một hệ thống thông tin đất phụ thuộc vào tính cập nhật, sự chính xác, tính toàn diện, dễ sử dụng và khả năng khai thác có hiệu quả của người sử dụng. Như vậy muốn một hệ thống thông tin đất đai được đưa vào sử dụng có hiệu quả chúng ta cần phải có thêm các yếu tố cơ bản: - Hệ thống chính sách, pháp luật phải đầy đủ rõ ràng và minh bạch. Một hệ thống quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cân bằng được lợi ích của nhiều ngành trong nền kinh tế quốc dân và hiệu quả trong sử dụng đất. - Các thông tin đất đai, hệ thống phải đảm bảo chính xác, tính đầy đủ và được cập nhật thường xuyên. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -29-
  30. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Một hệ thống thông tin đất thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức. 2.3. Đặc điểm và chức năng của hệ thống thông tin đất đai 2.3.1. Đặc điểm của hệ thống thông tin đất đai Hệ thống thông tin đất đai có đầy đủ các tính chất, đặc điểm của một hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng trên cơ sở của hệ thống thông tin địa lý và quản trị cơ sở dữ liệu nên nó mang tính chất và đặc điểm của hệ thống thông tin địa lý và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ thống thông tin đất đai về bản chất có cấu trúc và tính chất của một hệ thống thông tin địa lý mang những nội dung thông tin về sử dụng và quản lý đất đai. Hệ thống thông tin đất đai là một hệ thống thông tin có một cơ sở dữ liệu chuẩn thống nhất, có công cụ và phương pháp để xử lý các thông tin phục vụ cho các hoạt động của các hệ thống, cũng như các hệ thông tin khác liên quan đến đất và các hoạt động hoạch định chính sách cho việc quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên đất. Hệ thống thông tin đất đai là công cụ cho quá trình quản lý nhà nước về đất đai. 2.3.2. Chức năng của hệ thống thông tin đất đai Trong một hệ thống thông tin đất đai cần phải có đầy đủ các chức năng: Chức năng thu thập, lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu; Chức năng tìm kiếm thông tin; Chức năng trao đổi thông tin; Chức năng phát triển các ứng dụng theo các đặc thù của công tác quản lý nhà nước về đất đai 1, Chức năng thu thập, lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu Hệ thống thông tin đất đai cho phép thu thập, nhập và lưu trữ các thông tin đất đai ban đầu như: Thông tin về thửa đất, thông tin về chủ sử dụng, thông tin về loại đất, thông tin về giá đất, thông tin về các bất động sản trên đất. Chức năng đăng ký ban đầu cho phép hệ thống thông tin đất đai có khả năng hỗ trợ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua việc xây dựng hồ sơ địa chính theo các tiêu chuẩn nhà nước ban hành. Hệ thống thông tin đất đai có thể quản lý chi tiết đến từng thửa đất, đồng thời quản lý các loại dữ liệu khác trên cùng một cơ sở dữ liệu. Chức năng cập nhật dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai bao gồm cập nhật các biến động đất đai theo từng thời kỳ và tại từng thời điểm. Các thông tin được cập nhật bao gồm cả các thông tin không gian và thuộc tính trên từng thửa đất có biến động. Hệ thống thông tin đất đai có khả năng truy xuất các dữ liệu như lập báo cáo thống kê theo từng loại đất, theo từng đơn vị hành chính các cấp. Các thông tin được truy xuất đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy cao. 2, Chức năng tìm kiếm thông tin Hệ thống thông tin đất đai có khả năng tìm kiếm thông tin theo các yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin đất đai. Hiện nay các thông tin thường để tra cứu trong hệ thống là: Mã đơn vị hành chính (từ tỉnh đến xã), mã bản đồ, số thửa trên mảnh bản đồ, số thửa phụ. Hệ thống thông tin đất đai tìm kiếm theo các chủ sử dụng đất gắn liền với từng thửa đất. Theo quy định của nhà nước thì mỗi thửa đất phải có một số thửa duy nhất. Các thông tin tìm kiếm bao gồm: Các thông tin về đồ họa như hình dạng, kích thước, diện tích của thửa đất. - Các thông tin thuộc tính về chủ sử dụng đất, địa chỉ, các bất động sản trên đất, giá đất, các quyền về đất đai ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -30-
  31. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 3, Chức năng trao đổi thông tin Hệ thống thông tin đất đai có chức năng trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin khác, đảm bảo tính hòa hợp, tương thích về dữ liệu. 4, Chức năng phát triển các ứng dụng theo các đặc thù của công tác quản lý nhà nước về đất đai Hệ thống thông tin đất đai có chức năng này làm cho hệ thống mềm dẻo hơn và phục vụ tốt hơn cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương. 2.4. Cơ sở dữ liệu đất đai của hệ thống thông tin đất đai Đất đai là môi trường sinh sống và sản xuất của con người, là nơi tàng trữ, cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nước phục vụ cho lợi ích và sự sống của con người. Đất đai còn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Do vậy Nhà nước có quyền định đoạt, có quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất và có quyền sử dụng đất đai. Để thực hiện vai trò là chủ sở hữu về đất đai Nhà nước tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai bao gồm việc xây dựng, quản lý, sử dụng, lưu trữ, cấp phát và cập nhật các thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác này từ trung ương đến địa phương và ở tất cả các cấp. Các tài liệu, tư liệu đất đai bao gồm: Các dữ liệu về hệ thống tọa độ, độ cao nhà nước; Các dữ liệu về hồ sơ địa chính; Các dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2.4.1. Các phụ hệ của cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai Hệ thống thông tin đất là một trong các hệ thống có mối quan hệ mật thiết với hệ thống thông tin địa lý cho nên hệ thống thông tin đất có các phụ hệ giống như hệ thống thông tin địa lý nhưng với mục đích phục vụ cho công tác xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu đất đai. 1,, Phụ hệ nhập dữ liệu Thành phần nhập dữ liệu bao gồm tất cả các tác vụ liên quan đến thu thập, chuyển đổi dữ liệu về dạng số cho hệ thống. - Dữ liệu đầu vào: Bản đồ có sẵn, số liệu đo đạc thực địa, Dữ liệu từ các đầu thu cảm ứng như ảnh vệ tinh, ảnh viễn thám, ảnh máy bay. Các số liệu từ các nguồn khác: tệp dữ liệu dạng chữ, băng từ các loại (sơ đồ 2.5) - Các công cụ để thực hiện của phụ hệ đầu vào bao gồm: bàn phím, bàn số hoá, máy quét - Các dữ liệu như: bản đồ có sẵn, số liệu thực địa, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, các bản đồ còn sử dụng Bàn đồ có sẵn Số liệu thực địa Đầu thu cảm ứng Bàn phím Bàn số hóa Máy quét Tệp text Băng từ NHẬP DỮ LIỆU Sơ đồ 2.5: Phụ hệ nhập dữ liệu của hệ thông tin đất đai ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -31-
  32. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 2, Phụ hệ cơ sở dữ liệu Trong cơ cấu của một cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm nhiều cơ sở dữ liệu đó là cơ sở dữ liệu chung, cơ sở dữ liệu không gian, và cơ ở dữ liệu thuộc tính (sơ đồ 2.6). Nhập dữ liệu Cơ sở dữ liệu Yêu cầu hỏi - CSDL chung đáp - CSDL không gian - CSDL thuộc tính Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Dữ liệu lấy ra Chuyển đổi dữ liệu Sơ đồ 2.6: Phụ hệ CSDL của hệ thống thông tin đất - Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ hệ thống thông tin đất đai là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. - Trong phụ hệ cơ sở dữ liệu chúng ta còn phải quan tâm nhiều đến “hệ quản trị cơ sở dữ liệu”. 3, Phụ hệ đầu ra và hiển thị Đây là thành quả được tạo ra của hệ thống từ CSDL để phục vụ cho người dùng. + Các thiết bị hiển thị: màn hình, máy in, các thiết bị từ tính khác (sơ đồ 2.7). + Các thông tin đầu ra thường được thể hiện ở các dạng: bản đồ, bảng số, hình vẽ + Thông tin đầu ra được xuất theo các luồng thông tin như sau: Truy nhập trực tiếp tới cơ sở dữ liệu, nhận các thông tin dưới dạng file số liệu, cung cấp các thông tin trên giấy, thông qua thiết bị nhớ, E-mail, trên các Website DỮ LIỆU LẤY RA Hiển thị màn hình Máy in Máy chiếu Thiết bị từ tính Bản đồ Bảng số Biểu đồ Các báo cáo Hình vẽ Sơ đồ 2.7: Phụ hệ đầu ra của hệ thống thông tin đất đai. 2.4.2. Nội dung của cơ sở dữ liệu 1, Căn cứ để xác định nội dung cơ sở dữ liệu đất đai Nhu cầu về công tác quản lý nhà nước về đất đai. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -32-
  33. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Các dạng thông tin, số liệu về đất đai cần có để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai thường xuyên. Các dạng thông tin, số liệu về đất đai hiện có. Nhu cầu của các ngành về thông tin đất đai trong cả nước. 2, Nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai - Các thông tin chính trong cơ sở dữ liệu đất đai gồm 2 loại dữ liệu chính đó là: + Các thông tin vĩ mô về đất đai: các thông tin vĩ mô về đất đai bao gồm các thông tin về hiện trạng tự nhiên, cơ cấu sử dụng các loại đất, thống kê đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp bộ và cấp trung ương. + Các thông tin chi tiết về đất đai: các thông tin chi tiết về đất đai liên quan đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng được quản lý tại các địa phương theo 3 cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. - Trên cơ sở các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai chúng ta có thể thấy các lớp thông tin cơ bản trong cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm: + Lớp thông tin về hệ thống tham chiếu không gian. + Lớp thông tin về thửa đất, chủ sử dụng và các thuộc tính của thửa đất. + Lớp thông tin về các công trình trên đất và thuộc tính của nó. + Lớp thông tin về các địa vật. + Lớp thông tin về hệ thống giao thông. + Lớp thông tin về hệ thống thuỷ văn. + Lớp thông tin về hệ thống địa danh, địa giới hành chính các cấp. + Lớp thông tin về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. + Lớp thông tin về hệ thống bản đồ ảnh. + Lớp thông tin về thông tin Metadata và quản lý chất lượng. - Đối tượng quản lý chính của cơ sở dữ liệu đất đai trong công tác quản lý nhà nước về đất đai đó là thửa đất. Các thông tin về thửa đất cần được quản lý được thể hiện chi tiết trên bản đồ địa chính và bản đồ bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dung đất với các thông tin: + Thông tin về vị trí, hình thửa, kích thước và tính chất tự nhiên của thửa đất. + Các thông tin về phân hạng, giá trị và giá thửa đất. + Các công trình trên đất (Bất động sản trên đất). + Các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Các thông tin về giao thông. + Các thông tin về thủy hệ. - Bên cạnh các thông tin về không gian còn có các thông tin thuộc tính của các thử đất và chúng được thể hiên qua hệ thống các tài liệu liên quan đến đất đai: các loại sổ sách địa chính như: sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, các biểu thống kê, các số liệu liên quan khác với các thông tin sau: + Thông tin về loại đất. + Thông tin về mục đích sử dụng. + Thông tin về hành chính. + Thông tin về chủ sử dụng. + Thông tin về pháp lý và trạng thái sử dụng của thửa đất. + Thông tin về các mục đích sử dụng. + Thông tin về đăng ký sử dụng đất. + Thông tin về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Thông tin về nhà. + Thông tin về căn hộ. + Thông tin về các tài sản khác. + Thông tin về biến động. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -33-
  34. Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Thông tin về các tài liệu pháp lý khác có liên quan. Lớp thông tin về thông tin Metadata và quản lý chất lượng Lớp thông tin về hệ thống bản đồ ảnh Lớp thông tin về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Lớp thông tin về hệ thống địa danh, địa giới hành chính Lớp thông tin về hệ thống thuỷ văn Lớp thông tin về hệ thống giao thông Lớp thông tin về các địa vật Lớp thông tin về các công trình trên đất Lớp thông tin về thửa đất, chủ sử dụng Lớp thông tin về hệ thống tham chiếu không gian LỚP THÔNG TIN TỔNG HỢP Sơ đồ 2.8: Nội dung cơ sở dữ liệu đất đai Như vậy, các thông tin đất đai là một tập hợp các thông tin có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các cấp. 2.4.3. Phân lớp thông tin trong hệ thống thông tin đất đai Mục đích của việc phân lớp thông tin nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu, cung cấp thông tin cho ngành và đa ngành. Trong quá trình phân lớp thông tin đất đai được dựa theo quy phạm của ngành (các quy phạm của Bộ tài nguyên và môi trường). Trong quá trình phân lớp thông tin thông thường các thông tin thường được phân lớp theo nhóm đối tượng, lớp đối tượng, loại đối tượng. Có thể phân lớp đối tượng thông tin theo mô hình phân cấp sau: (sơ đồ 2.9) Đối với cơ sở dữ liệu đất đai, thông tin trong cơ sở dữ liệu thường được phân thành các nhóm đối tượng, trong các nhóm đối tượng chúng ta có các lớp, trong các lớp đối tượng chúng ta có các bối tượng. - Nhóm đối tượng: trong một nhóm đối tượng có chứa nhiều các lớp đối tượng, bên cạnh các thông tin không gian còn có các thông tin thuộc tính của các nhóm đối tượng. - Lớp đối tượng: Trong một lớp đối tượng có chứa nhiều đối tượng, các đối tượng này có các tính chất như nhau và chúng được xếp vào thành lớp đối tượng. Với mỗi lớp đối tượng đó chúng có các thông tin không gia và thuộc tính. - Đối tượng: Trong một lớp đối tượng các đối tượng được quản lý riêng rẽ và các đối tượng là mức độ chi tiết nhất trong quá trình phân lớp thông tin. Các đối tượng cũng có đầy đủ các thông tin cả về không gian và thuộc tính. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -34-