Bài giảng Kế toán doanh nghiệp - Chương VII: Báo cáo tài chính

ppt 69 trang hapham 2742
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán doanh nghiệp - Chương VII: Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ke_toan_doanh_nghiep_chuong_vii_bao_cao_tai_chinh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kế toán doanh nghiệp - Chương VII: Báo cáo tài chính

  1. CHƯƠNG VII: BÁO CÁO TÀI CHÍNH “BÁO CÁO TÀI CHÍNH CŨNG GIỐNG NHƯ MỘT LOẠI NƯỚC HOA QUÝ PHÁI VẬY: CHỈ ĐỂ NGỬI CHỨ KHÔNG NUỐT ĐƯỢC” ABRAHAM BRILLOFF 1
  2. Nội dung nghiên cứu 1. Ý nghĩa và yêu cầu của BCTC 2. Hệ thống BCTC của doanh nghiệp 3. Bảng cân đối kế toán 4. Báo cáo kết quả HĐ SXKD 5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6. Thuyết minh BCTC 2
  3. 1. Ý nghĩa và yêu cầu của BCTC Thông tin KTTC Mục đích - Tác dụng của BCTC Yêu cầu của BCTC Những nguyên tắc cơ bản lập BCTC 3
  4. THÔNG TIN KTTC HĐSX kinh doanh Đối tượng sử dụng của doanh nghiệp : thông tin: Quyết định kinh tế Các nghiệp vụ kinh tế - Ch ủ doanh nghiệp - Ngoại sinh - Cơ quan quản lý NN - Nội sinh - Đối tượng khác Quy trình xử lý số liệu kế toán Thu thập thông tin Xử lý thông tin Cung cấp thông tin - Lập chứng từ - Phân loại - Báo cáo kế toán: - Ghi chép phản ánh - Hệ thống hoá + Báo cáo tài chính - Tổng hợp + Báo cáo quản trị 4
  5. • Đặc điểm thông tin kế toán tài chính: - Thông tin kế toán tài chính là thông tin tổng hợp - Thông tin kế toán tài chính là thông tin hiện thực, thông tin về những hoạt động kinh tế tài chính đã diễn ra, đã kết thúc hoàn thành làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế. - Thông tin kế toán tài chính có độ tin cậy khá cao - Thông tin kế toán tài chính là thông tin có giá trị pháp lý 5
  6. MỤC ĐÍCH - TÁC DỤNG CỦA BCTC • Khái niệm: Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất. 6
  7. • Mục đích của các báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình SXKD và những biến động về tình hình tài chính của doanh nghiệp để cho các đối tượng sử dụng thông tin tổng hợp, đánh giá về thực trạng của doanh nghiệp từ đó giúp cho người sử dụng thông tin ra được những quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời. 7
  8. • Tác dụng của báo cáo tài chính: - Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp - Thông tin về tình hình Hđộng của DN - Thông tin về sự biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp - Thông tin trong các báo cáo tài chính có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, cung cấp thông tin cho các đối tượng để ra các quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời. 8
  9. • Đối tượng sử dụng thông tin kế toán: + Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp + Đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước: - Cơ quan thuế - Cơ quan tài chính - Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch, Bộ kế hoạch đầu tư): - Cơ quan thống kê + Đối với các đối tượng khác: Thông tin trong báo cáo tài chính cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, các khách hàng, cổ đông 9
  10. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN LẬP BCTC (xem VAS 21) 1- Trình bày trung thực 2- Kinh doanh liên tục 3- Nguyên tắc dồn tích • Trừ các thông tin có liên quan đến lưu chuyển tiền, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc dồn tích. • Theo nguyên tắc dồn tích, các khoản nợ, vốn chủ sở hữu, các khoản thu nhập và chi phí được hạch toán ghi sổ khi phát sinh (chứ không phải như những khoản tiền và tương đương tiền mặt khi nhận hay trả) và được báo cáo trong báo cáo tài chính trong niên độ kế toán mà chúng có liên quan. 10
  11. 4- Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán: 5- Tính trọng yếu và sự hợp nhất: • Theo nguyên tắc này, thông tin trọng yếu riêng lẻ không được sáp nhập với những thông tin khác, mà phải trình bày riêng biệt. Thông tin trọng yếu là thông tin nếu không được trình bày thì có thể có ảnh hưởng tới việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin dựa trên các báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục được xem xét trong những trường hợp riêng biệt khi thông tin đó bị bỏ qua không trình bày. 11
  12. 6- Nguyên tắc bù trừ: • Theo nguyên tắc này, khi lập báo cáo tài chính thì tài sản và các khoản công nợ; các khoản mục thu nhập và chi phí không được bù trừ nhau. Trong trường hợp nếu tài sản và công nợ; thu nhập và chi phí được bù trừ nhau thì dựa trên cơ sở tính trọng yếu doanh nghiệp phải xem xét đến sự cần thiết diễn giải phần giá trị gộp tại phần thuyết minh báo cáo tài chính. 7- Tính nhất quán: • Theo nguyên tắc này thì việc trình bày và phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính đảm bảo sự nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toán khác. 12
  13. YÊU CẦU CỦA BCTC 1- Báo cáo tài chính phải thiết thực, hữu ích và có chất lượng cao: 2- Báo cáo tài chính phải bảo đảm độ tin cậy, trung thực khách quan: 3- Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính thông nhất và so sánh được: 4- Báo cáo tài chính phải được phản ánh tổng quát, đầy đủ những thông tin có liên quan đếntình hình kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. 5- Báo cáo tài chính phải rõ ràng và dễ hiểu. 13
  14. 6- Báo cáo tài chính phải được lập và gửi kịp thời: Ngoài những yêu cầu cơ bản nêu trên, mọi số liệu, thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính phải đảm bảo sự phù hợp với những khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực của kế toán tài chính đã được thừa nhận. 14
  15. 2. HỆ THỐNG BCTC CỦA DOANH NGHIỆP • Hệ thống báo cáo tài chính năm cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Kết quả hoạt động KD Mẫu số B 02- DN - Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03- DN - Thuyết minh BCTC Mẫu số B 09 – DN • Hệ thống báo cáo tài chính giữa niờn độ (lập theo quý) gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niờn độ dạng đầy đủ (Mẫu số B 01a-DN) hoặc dạng túm lược (Mẫu số B 01b-DN) - Kết quả hoạt động KD giữa niờn độ dạng đầy đủ (Mẫu số B 02a-DN) hoặc dạng túm lược (Mẫu số B 02b-DN) - Lưu chuyển tiền tệ giữa niờn độ dạng đầy đủ (Mẫu số B 03a-DN) hoặc dạng túm lược (Mẫu số B 03b-DN) - Thuyết minh BCTC chọn lọc (Mẫu số B 09a-DN) 15
  16. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi BCTC Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm theo đúng các quy định. - Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập báo cáo TC tổng hợp hoặc báo cáo TC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm; BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ. - Đối với các DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo TC giữa niên độ dạng đầy đủ. Các DN khác nếu tự nguyện lập BCTC giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược. - Công ty mẹ và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/ 2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập BCTC hợp nhất sau khi hợp nhầt KD của CMKT số 11"Hợp nhất KD" 16
  17. HỆ THỐNG BCTC CỦA DOANH NGHIỆP Thêi Thêi §¬n vÞ nhËn b¸o c¸o Kú Lo¹i doanh h¹n h¹n DN b¸o Thèng Tµi §¨ng nghiÖp nép c«ng ThuÕ cÊp c¸o kª chÝnh ký KD (ngµy) khai trªn Tæng Quý 45 Doanh X X X X X nghiÖp c«ng ty N¨m 90 120 nhµ n- §¬n vÞ Quý 20 íc X X X X X kh¸c N¨m 30 60 DN cã vèn ®Çu t N¨m 90 120 X X X X X níc ngoµi DN t nh©n, c«ng N¨m 30 60 X X X X ty hîp danh Doanh nghiÖp N¨m 90 120 X X X X kh¸c 17
  18. NỘI DUNG CÔNG KHAI BCTC ➢ Các đơn vị hoạt động kinh doanh phải công khai các nội dung sau: - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu - Kết quả hoạt động kinh doanh - Trích lập và sử dụng các quỹ - Thu nhập của người lao động ➢ Báo cáo tài chính của đơn vị đã được kiểm toán thì khi công khai phải kèm theo kết luận của kiểm toán (Điều 31 - Luật Kế toán) 18
  19. 3. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Khái niệm, bản chất • Kết cấu BCĐKT • Nội dung, ý nghĩa của BCĐKT • Công việc chuẩn bị • Cơ sở số liệu • Phương pháp chung lập BCĐKT 19
  20. ❖ Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 20
  21. Bản chất • - Các chỉ tiêu trên báo cáo bảng cân đối kế toán được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ (giá trị) • - Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản đồng thời theo hai cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn vốn hình thành. Tính cân đối kế toán biểu diễn bằng phương trình Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vỗn chủ sở hữu. • - Bảng cân đối kế toán phản ánh các loại vốn (theo kết cấu) và nguồn vốn (theo nguồn hình thành tài sản) tại một thời điểm. 21
  22. ❖ Kết cấu • Kết cấu của BCĐKT được chia thành hai phần chính: - Phần tài sản - Phần nguồn vốn. Có thể sắp xếp hai phần này thành kiểu: dọc hoặc ngang Ngoài ra có phần các chỉ tiêu ngoài BCĐKT Chú ý Thông tư 244/2009 - BTC - Đổi mã số chỉ tiêu “Qũy khen thưởng phúc lợi” - MS 323 - Bổ sung chỉ tiêu “Doanh thu chưa thưc hiện” - MS 338 - Bổ sung chỉ tiêu “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” - MS339 - Bổ sung chỉ tiêu “Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp” - MS 422 22
  23. Đơn vị báo cáo : . BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm . Đơn vị tính : . TµI s¶n M· ThuyÕt Sè cuèi Sè ®Çu sè minh n¨m n¨m 1 2 3 4 5 A- Tµi s¶n ng¾n h¹n B- Tµi s¶n dµi h¹n Tæng céng tµi s¶n Nguån vèn A- Nî ph¶i tr¶ B- Vèn chñ së h÷u Tæng céng nguån vèn 23
  24. Đơn vị báo cáo : . BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ Tại ngày tháng năm . Đơn vị tính : . TµI s¶n M· ThuyÕt Sè cuèi Sè ®Çu sè minh quý n¨m 1 2 3 4 5 A- Tµi s¶n ng¾n h¹n B- Tµi s¶n dµi h¹n Tæng céng tµi s¶n Nguån vèn A- Nî ph¶i tr¶ B- Vèn chñ së h÷u Tæng céng nguån vèn 24
  25. ❖Nội dung, ý nghĩa của BCĐKT ➢ Nội dung: Phản ánh TS và nguồn vốn của DN tại thời điểm lập báo cáo (“Đầu năm,cuối năm”đối với BCTC năm; “đầu năm, cuối quý” đối với BCTC giữa niờn độ) theo từng loại, từng mục. ➢ Ý nghĩa: ý nghÜa Tµi s¶n Nguån vèn KÕt cÊu, tû träng tõng KÕt cÊu, tû träng tõng Kinh tÕ lo¹i tµi s¶n cña DN; qui lo¹i nguån vèn cña DN mô và trình độ SD vốn QuyÒn së h÷u, qu¶n lý Tr¸ch nhiÖm ph¸p lý vµ sö dông c¸c lo¹i tµi cña DN trong viÖc SD Ph¸p lý s¶n cña DN tõng nguån vèn 25
  26. ❖ Công tác chuẩn bị trước khi lập BCĐKT - Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan(sổ kế toán tổng hợp với nhau; sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết), kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các số kế toán doanh nghiệp với các đơn vị có quan hệ kinh tế (NH, người bán, người mua ). Kết quả kiểm tra đối chiếu nếu có chênh lệch cần phải điều chỉnh theo phương pháp thích hợp trước khi lập b/c. - Kiểm kê TS trong trường hợp cần thiết và kiểm tra đối chiếu số liệu giữa biên bản kiểm kê với thẻ tài sản, sổ kho, sổ kế toán nếu có chênh lệch phải điều chỉnh kịp thời, đúng với kết quả kiểm kê trước khi lập BC. - Khoá sổ kế toán tại thời điểm lập Bảng CĐKT - Chuẩn bị mẫu biểu theo quy định và ghi trước các chỉ tiêu có thể (cột số đầu năm). 26
  27. ❖ Cơ sở số liệu lập BCĐKT Nguồn số liệu để lập Bảng cân đối kế toán bao gồm: - Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước - Số dư các tài khoản loại I,II, III,IV, và loại 0 trên các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo. - Bảng tổng hợp chi tiết - Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (nếu có) - Các tài liệu khác liên quan 27
  28. ❖Phương pháp chung lập BCĐKT Các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được phân loại thành Dài hạn và Ngắn hạn tùy theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp - Cột Số đầu năm: Căn cứ vào cột "số cuối năm" của báo cáo BCĐKT ngày 31/12/ năm trước gần nhất để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng. Cột "số đầu năm" không thay đổi trong Cỏc kỳ báo cáo quý của năm nay. - Cột số Số cuối năm (Nếu báo cáo giữa niên độ: Số cuối quý): Căn cứ vào số dư cuối kỳ (tại thời điểm lập BCTC) của các sổ tài khoản kế toán có liên quan (sổ TK cấp 1, cấp 2, sổ chi tiết ) đã được khoá sổ ở thời điểm lập báo cáo để lập BCĐKT như sau: 28
  29. 1 - Các chỉ tiêu trên BCĐKT có nội dung kinh tế phù hợp với số dư của các TK (tài khoản cấp 1, hoặc tài khoản cấp 2) thi căn cứ trực tiếp vào số dư của các tài khoản liên quan để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo theo nguyên tắc: + Số dư Nợ của các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần "Tài sản" + Số dư Có của các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần "Nguồn vốn“ Ví dụ: - Mã số:151 “Chi phí trả trước ngắn hạn”: căn cứ vào số dư Nợ TK 142 - Mã 222; 225; 228 “Nguyên giá” của TSCĐ HH; thuê tài chính; VH : căn cứ vào số dư Nợ TK 211; 212; 213 Ngoại trừ một số chỉ tiêu đặc biệt: - Các chỉ tiêu liên quan đến dự phòng, hao mòn TSCĐ, hao mòn BĐSĐT - Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản chênh lệch do đánh3 giá lại TS, chênh lệch tỷ giá hối đoái, lợi nhuận chưa phân phối 29
  30. Cụ thể: - Các tài khoản 129, 139 (chi tiết dự phòng phải thu khó đòi ngắn hạn, dài hạn), 159, 229 và tài khoản 2141, 2142, 2143, 2147 tuy có số dư Có nhưng khi lập báo cáo vẫn được sử dụng số dư Có để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong phần"Tài sản" bằng số âm (dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn) - Các tài khoản 412, 413, 421, 419 nếu có số dư Nợ thì vẫn được sử dụng số dư Nợ để ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần "Nguồn vốn" bằng số âm. (dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn). 30
  31. 2 - Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán có nội dung kinh tế liên quan đến nhiều tài khoản, nhiều chi tiết của tài khoản thi căn cứ vào các số dư của các tài khoản, các chi tiết có liên quan tổng hợp để lập. Ví dụ: - Mã 121 - đầu tư ngắn hạn: can cứ vào số dư Nợ TK 121 (+) chi tiết dư Nợ TK 128 (không tính các khoan tương đương tiền đã trinh bày trong mã 112). - Mã số 141 - Hàng tồn kho: Căn cứ vào số dư Nợ các Tk 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157,158 cuối kỳ tổng hợp lại để lập. - Mã số 138 "Các khoản phải thu khác" : Căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 1388; 141; 144 cộng (+) số dư Nợ (nếu có) của tài khoản 3382, 3383, 3384, 3388 để lập. - Mã 152 - các khoản thuế phải thu: Căn cứ dư Nợ TK 333 (nếu có) 31
  32. 3 - Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán có nội dung kinh tế phù hợp với nội dung kinh tế của chi tiết các tài khoản mà các chi tiết đó có thể có số dư Nợ hoặc dư Có; khi lập báo cáo cần phải căn cứ vào số dư Nợ của các chi tiết có liên quan sau khi phân loại nợ phải thu là ngắn hạn hay dài hạn rồi tổng hợp lại để ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần "Tài sản"; tổng hợp số dư Có của các chi tiết có liên quan sau khi phân loại nợ phải trả là ngắn hạn hay dài hạn rồi tổng hợp lại để ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần "Nguồn vốn"; không bù trừ lẫn nhau giữa các chi tiết trong cùng một tài khoản (không lấy số dư bù trừ để ghi). 4 - Đối với các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối căn cứ trực tiếp vào số dư Nợ của các tài khoản loại 0 có liên quan để ghi vào những chỉ tiêu tương ứng. 32
  33. Ví dụ 1. Ngày 31/12/N, số dư TK 331: 65.000 (giả định Nợ ngắn hạn) + TK 331 – chi tiết công ty A dư Có: 50.000 + TK 331 – chi tiết công ty B dư Có: 30.000 + TK 331 – chi tiết công ty C dư Nợ: 10.000 + TK 331 – chi tiết công ty D dư Nợ: 5.000 => Có thể lập được những chỉ tiêu nào? 2. Ngày 31/12/N, số dư TK 211: 2.150.000 TK 2141: 250.000 => Có thể lập được những chỉ tiêu nào? 33
  34. Ví dụ 3. Trình bày nội dung, cơ sở số liệu, phương pháp lập chỉ tiêu “Hàng tồn kho” (Mã số 141) trên Bảng cân đối kế toán Cho ví dụ minh họa. - Nội dung: Chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của các loại HTK dự trữ cho quá trình SXKD của DN - Cơ sở số liệu: + Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước + Sổ cỏi cỏc TK 151,152,153,154,155,156,157,158 -PP lập: + Cột Số đầu năm + Cột Số cuối năm: tổng dư nợ của các TK 151 158 trên sổ cái 34
  35. 4. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh • Tác dụng của BCKQ hoạt động kinh doanh • Nội dung kết cấu BCKQ hoạt động KD • Cơ sở số liệu và ppháp lập 35
  36. ❖ Tác dụng của BCKQ HĐ kinh doanh KN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính và hoạt động khác) Tác dụng: • Các đối tượng sử dụng thông tin kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác cũng như kết quả tương ứng của từng hoạt động. • Đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp 36
  37. ❖ Nội dung, kết cấu BCKQ hoạt động KD Nội dung và kết cấu của báo cáo kết qua hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trinh bày được nội dung cơ ban về chi phí, doanh thu và kết qua từng loại giao dịch và sự kiện: + Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. + Hoạt động tài chính (Tiền lãi, tiền ban quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia ). + Chi phí, thu nhập khác. Các chỉ tiêu được báo cáo chi tiết theo 5 cột: Chỉ tiêu, Mã số, Thuyết minh, Năm nay, Năm trước. 37
  38. Đơn vị báo cáo: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm Đơn vị tính: ChØ tiªu M· sè ThuyÕt minh N¨m nay N¨m tríc 1 2 3 4 5 1. Doanh thu BH vµ cung cÊp dÞch vô 01 VI.25 2. C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 03 3. DT thuÇn vÒ BH vµ CCDV 10 4. Gi¸ vèn hµng b¸n 11 5. Lîi nhuËn gép vÒ BH vµ CCDV 20 VI.27 6. DT ho¹t ®éng tµi chÝnh 21 VI.26 7. Chi phÝ tµi chÝnh 22 VI.28 Trong ®ã: Chi phÝ l·I vay 23 8. Chi phÝ b¸n hµng 24 9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 25 10. Lîi nhuËn thuÇn tõ H§KD 30 11. Thu nhËp kh¸c 31 12. Chi phÝ kh¸c 32 13. Lîi nhËn kh¸c 40 14. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tríc thuÕ 50 15. Chi phÝ thuÕ thu nhËp hiÖn hµnh 51 VI.30 16. Chi phÝ thuÕ thu nhËp ho·n l¹i 52 VI.30 17. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp DN 60 18. L·I c¬ b¶n trªn cæ phiÕu 70 38
  39. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA NIÊN ĐỘ (Dạng đầy đủ) Quý 3 nămN Đơn vị tính: Luỹ kế từ đầu Quý 3 năm đến cuối quý này Mã Thuyết Chỉ tiêu số minh Năm Năm Năm Năm nay trước nay trước 1 2 3 4 5 6 7 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô (*) 39
  40. Cơ sở số liệu và phương pháp lập • Cơ sở số liệu: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cùng kỳ kế toán năm trước, và BCKQKD kỳ trước - Sổ kế toán các tài khoản loại 3.5.6.7.8.9 có liên quan. - Các tài liệu liên quan khác (sổ chi tiết thuế, sổ chi tiết TK 635 ). 40
  41. Phương pháp lập (BCTC năm) ➢ Cột “Năm nay”: Căn cứ vào các sổ kế toán trong kỳ để tính toán, tổng hợp số liệu ghi cho từng chỉ tiêu tương ứng cho phù hợp. ➢ Cột “Năm trước”: Căn cứ vào số liệu cột “ Năm nay" của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước để chuyển số liệu ghi tương ứng theo từng chi tiêu. Chú ý: Báo cáo KQHĐKD lập theo quý có thêm cột “Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này” (chia 2 cột năm nay và năm trước) 41
  42. Phương pháp lập (BCTC giữa niên độ ) ➢ Cột “Quý”- “Năm nay”: Căn cứ vào các sổ kế toán trong kỳ để tính toán, tổng hợp số liệu ghi cho từng chỉ tiêu tương ứng cho phù hợp. ➢ Cột “quý”- “Năm trước”: Căn cứ vào số liệu cột tương ứng “ Năm nay" của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cùng kỳ năm trước để chuyển số liệu ghi tương ứng theo từng chi tiêu. *SL cột “Luỹ kế từ đầu năm” (đến quý này) = Luỹ kế từ đầu năm đến quý trươc + số liệu quý này 42
  43. Ví dụ: Trình bày nội dung, cơ sở số liệu, phương pháp lập chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Mã số 01) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ. Cho ví dụ minh họa 43
  44. 5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ VAS 24 • Tác dụng của BCLC tiền tệ • Nội dung và kết cấu • Phương pháp lập BCLCTT 44
  45. Tác dụng của BCLC tiền tệ • K/N: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN • Thông tin về lượng tiền của DN có tác dụng trong việc cung cấp cho những đối tượng sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng các khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ 45
  46. • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có những tác dụng chủ yếu:(gt) - Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng để phân tích, đánh giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong trong tương lai. - Cung cấp thông tin để kiểm tra lại các dự đoán; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả. - Cung cấp thông tin về các nguồn tiền hình thành từ các lĩnh vực HĐKD, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của DN và khả năng so sánh giữa các DN. - Cung cấp thông tin để đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động trong kỳ hoạt động tiếp theo. 46
  47. Nội dung và kết cấu • Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần sau: - Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. 47
  48. Phản ánh lượng tiền thu, chi và lượng lưu chuyển tiền thuần của *Nội dung DN theo 3 hoạt động -Lưu chuyển tiền từ HĐKD. (Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu và chi liên quan trực tiếp đến HĐKD của DN. HĐKD là các hoạt động tạo ra DT chủ yếu của DN và các các hoạt động khác không phải là HĐ ĐTư hay hoạt động Nội tài chính) dung của B.cáo lưu -Lưu chuyển tiền từ HĐ đầu tư chuyển (Phản ánh dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tiền tệ tư. HĐ ĐT là các hoạt động mua sắm, XD, thanh lí, nhượng bán các gồm 3 TS dài hạn và các khoản ĐT khác không thuộc các khoản tương phần đương tiền) sau: -Lưu chuyển tiền từ HĐ T.chính. (Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan đến hoạt động tài chính. HĐTC từ các hoạt động tạo ra sự thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN.) 48
  49. ➢ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. Nội dung: gồm các chỉ tiêu phản ánh việc hình thành luồng có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài; nội dung cụ thể gồm: -Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác -Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ. -Tiền chi trả cho người lao động (lương, thưởng, bảo hiểm, trợ cấp ) -Tiền chi trả lãi vay -Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. -Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh. (được phạt, được hoàn thuế, bán chứng khoán vi mục đích thương mại, nhận ký quỹ, thu hồi ký quỹ, kinh phí sự nghiệp, cấp trên cấp quỹ hoặc cấp dưới nộp, đơn vị khác thưởng ) -Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh. (ngược với khoản thu khác ) 49
  50. ➢ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Các hoạt động đầu tư được quan niệm khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ đó là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền , nội dung cụ thể bao gồm: - Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. - Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác - Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. - Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 50
  51. ➢ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp, bao gồm các nội dung cụ thể: - Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. - Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành. - Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được. - Tiền chi trả nợ gốc vay. - Tiền chi trả nợ thuê tài chính. - Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 51
  52. Kết cấu báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Với nội dung trên, báo cáo lưu chuyên tiền tệ được kết cấu tương ứng thành 3 phần theo từng hoạt động, trong từng phần được chi tiết thành các dòng để phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến việc hình thành và sử dụng các khoản tiền theo từng loại hoạt động và các chỉ tiêu được báo cáo chi tiết thành các cột theo số kỳ này và kỳ trước để có thể đánh giá, so sánh giữa các kỳ khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ phương pháp lập báo cáo mà kết cấu phần “lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh” được kết cấu các chỉ tiêu khác nhau.(theo phương pháp trực tiếp hay theo phương pháp gián tiếp) • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm các cột: - Chỉ tiêu - Mã số - Thuyết minh - Năm nay - Năm trước 52
  53. Phương pháp lập BCLCTT • Một số quy định có tính nguyên tắc. • Cơ sở số liệu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. • Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. • Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp Ghi chú: PP lập trực tiếp và PP lập gián tiếp chỉ khác nhau phần I “Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD” 53
  54. (Tự n/cứu) Một số quy định có tính nguyên tắc - Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực “báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. - Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. - Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần: 54
  55. (Tự n/cứu) + Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền tuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản; các quỹ đầu tư giữ cho khách hàng + Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: mua, bán ngoại tệ; mua, bán các khoản chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các tổ chức hoạt động ở nước ngoài phải đư đầu tư; các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng. 55
  56. (Tự n/cứu) - Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo phải được quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán của công ty mẹ theo tỷ giá thực tế tại ngày lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Các giao dịch về đầu tư tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.(ví dụ: việc mua 1 DN thông qua phát hành cổ phiếu; việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu; mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ ) - Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên b/cáo lưu chuyển để đối chiếu với số liệu các khoản mục tương ứng trên Bảng cân đối kế toán. 56
  57. (Tự n/cứu) - Tại thời điểm lập báo cáo DN phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đaó hạn không quá 3 tháng thoả mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với quy định chuẩn mực kế toán “ báo cáo lưu chuyển tiền tệ” tại thời điểm cuối kỳ kế toán để loại trừ ra khỏi các khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư. Giá trị các khoản tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ. - Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không thuộc tương đương tiền, kế toán phải căn cứ vào mục đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại (mua vào để bán) và phục vụ cho mục đích đầu tư để thu lãi (nắm giữ). - DN phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do DN nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà DN phải thực hiện. 57
  58. Cơ sở số liệu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. • Việc lập các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào các tài liệu sau: - Sổ kế toán chi tiết vốn bằng tiền phải được chi tiết tiền thu, tiền chi theo từng hoạt động để làm cơ sở đối chiếu; sổ chi tiết các tài khoản liên quan khác, báo cáo về vốn góp, bảng phân bổ khấu hao, dự phòng - Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả phải được phân loại thành 3 loại: chi tiết cho hoạt động kinh doanh; chi tiết cho hoạt động đầu tư; chi tiết cho hoạt động tài chính. Bảng cân đối kế toán, B02. Sổ kế toán theo dõi các khoản tương đương tiền . . 58 Copyright Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - HVTC
  59. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. Nguyên tắc chung: Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết để phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào, tiền chi ra phù hợp với nội dung của các chỉ tiêu theo từng loại hoạt động của báo cáo lưu chuyển tiền tệ để ghi vào chỉ tiêu tương ứng. Cơ sở lập: - Bảng cân đối kế toán, - Sổ kế toán chi tiết vốn bằng tiền. - Sổ kế toán theo dõi các khoản tương đương tiền. - Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả Phương pháp lập cụ thể: • Cột “Năm nay" • Cột “Năm trước”: Căn cứ vào báo cáo “Lưu chuyển tiền tệ” năm trước cột “năm nay” để chuyển số liệu tương ứng theo từng chỉ tiêu. 59
  60. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp Nguyên tắc chung: (điều chỉnh LN trước thuế thành L/c tiền thuần từ Hoạt động KD) • Theo phương pháp gián tiếp, các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập DN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền (phi tiền tệ), các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh (thay đổi vốn lưu động) và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm: + Các khoản mục phi tiền tệ: - Khấu hao TSCĐ; dự phòng (là chi phí nhưng không phải chi tiền); - Các khoản lãi, lỗ không phải bằng tiền (chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện); - Chi phí lãi vay (lãi vay tính vào chi phí nhưng không phải bằng tiền, như Nợ Tk 635/ Có Tk 142, 242 ). 60
  61. + Lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư như: Lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, bất động sản đầu tư, doanh thu từ tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia + Các thay đổi vốn lưu động và các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh: - Các thay đổi trong kỳ báo cáo về các khoản mục hàng tồn kho, phải thu, phải trả từ hoạt động KD (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp); - Các thay đổi của chi phí trả trước; Lãi tiền vay đã trả; Thuế TNDN đã nộp; - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh; Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh. 61
  62. Phương pháp lập cụ thể: – Cột “Năm nay”: – Cột “Năm trước": Căn cứ vào chỉ tiêu cột “năm nay” của báo cáo kỳ trước để chuyển số liệu tương ứng theo từng chỉ tiêu 62
  63. 3.6 Thuyết minh BCTC • Tác dụng của Thuyết minh BCTC • Nội dung • Cơ sở số liệu và ppháp lập thuyết minh BCTC 63
  64. Tác dụng của thuyết minh báo cáo tài chính. • Ngoài các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ các doanh nghiệp còn phải lập thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động SXKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác. 64
  65. • Thuyết minh BCTC có tác dụng chủ yếu sau: - Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. - Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ theo từng loại, nhóm; tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn và từng nguồn cung cấp và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ, cơ cấu vốn, tình hình khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Thông qua thuyết minh BCTC biết được chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp từ đó mà kiểm tra việc chấp hành các quy định, chế độ thể lệ kế toán, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng, cũng như những kiến nghị đề xuất của DN. 65
  66. Nội dung của thuyết minh BCTC • Thuyết minh báo cáo tài chính gồm các nội dung chủ yếu sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. - Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. - Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và một số hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu. - Các kiến nghị. 66
  67. Cơ sở số liệu và phương pháp lập thuyết minh BCTC • Cơ sở lập Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính là: - Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo. Thuyết minh BCTC kỳ trước, năm trước Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo Báo cáo kết quả hoạt động KD kỳ báo cáo 67
  68. • Phương pháp chung lập thuyết minh báo cáo tài chính. - Để thuyết minh báo cáo tài chính phát huy tác dụng cung cấp bổ sung, thuyết minh thêm các tài liệu, chỉ tiêu cụ thể cho các đối tượng sử dụng thông tin của mình đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về phương pháp chung lập như sau: - Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải đảm bảo thống nhất với số liệu trên các báo cáo tài chính khác. - Các báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần 2: Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi về nội dung nào đó phải có sự trình bày lý do thay đổi một cách rõ ràng. - Trong các biểu cột số kế hoạch phải trình bày số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo, còn cột số thực hiện kỳ trước phải là số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo. - Các chỉ tiêu phần "Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp" chỉ trong thuyết minh báo cáo tài chính năm mới phải trình bày. 68
  69. Bộ môn Kế toán - Học viện tài chính Chúc các bạn sức khỏe, thành đạt! 69