Bài giảng Khái niệm cơ bản về an toàn điện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khái niệm cơ bản về an toàn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_khai_niem_co_ban_ve_an_toan_dien.ppt
Nội dung text: Bài giảng Khái niệm cơ bản về an toàn điện
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT Khoa Điện – Điện tử KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN Giáo viên: Email:
- I. Nội Dung 1. Các dạng tai nạn điện 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện 3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện
- 1. Các dạng tai nạn điện a) Điện giật ➢ Chạm điện trực tiếp: chạm vào phần tử đang mang điện VD: lõi đồng của dây dẫn điện
- 1. Các dạng tai nạn điện a) Điện giật ➢ Chạm điện gián tiếp: chạm vào phần tử bị rò điện VD: vỏ của dây dẫn điện, vỏ động cơ,
- 1. Các dạng tai nạn điện b) Phóng điện không khí 푈 E: Điện trường = U: Hiệu điện thế d: khoảng cách từ lưới đến đất
- 1. Các dạng tai nạn điện b) Phóng điện không khí ➢ Không khí lúc bình thường không có điện ➢ Không khí dẫn điện do có điện trường lớn
- 1. Các dạng tai nạn điện c) Hỏa hoạn, nổ ➢ Dòng điện làm việc lớn hơn dòng định mức của thiết bị ➢ Nhiệt độ làm việc lớn hơn nhiệt độ cho phép của thiết bị ➢ Hồ quang do tiếp xúc điện ➢ Môi trường dễ cháy, nổ (bụi bặm, hơi hóa chất, khí dễ cháy)
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện a) Điện trở người ➢ Cơ thể người như một điện trở có giá trị từ 10.000 Ohm đến 100.000 Ohm chủ yếu ở lớp sừng trên da. ➢ Điện trở người thay đổi phụ thuộc vào: tình trạng lớp sừng trên da, diện tích và áp suất tiếp xúc, cường độ và loại dòng điện đi qua người, thời gian tiếp xúc, tần số dòng điện, trạng thái bệnh lý. ➢ Trong tính toán, lấy Rng=1.000 Ohm
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện b) Điện áp cho phép ➢ Điện áp chạm quy ước là 50 Volt trong điều kiện bình thường ➢ UT < 50V, thời gian cho phép dòng qua người là vô hạn ➢ UT = 50V, thời gian cho phép dòng qua người là 5s ➢ Điện áp chạm quy ước là 25 Volt trong điều kiện ẩm ướt
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện 0,02 220
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện c) Dòng điện qua người
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện c) Dòng điện qua người ➢ Đối với dòng điện xoay chiều (tần số 50 – 60 Hz), giá trị an toàn cho người phải nhỏ hơn 10 mA ➢ Đối với dòng điện một chiều, giá trị an toàn cho người phải nhỏ hơn 50 mA
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện d) Đường đi dòng điện qua người
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện e) Tần số dòng điện
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện f) Môi trường xung quanh ➢ Độ ẩm của môi trường càng lớn thì điện trở người càng bé ➢ Bên cạnh độ ẩm thì mồ hôi, các chất hóa học cũng làm giảm điện trở người ➢ Nhiệt độ môi trường tăng lên thì điện trở người sẽ giảm ➢ Mức độ bẩn của cơ thể cũng làm giảm điện trở của da
- 3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện a) Đối với mạng điện hạ áp ▪ Dây dẫn mang điện không bọc cách điện ▪ Dây dẫn bọc cách điện bị hở ▪ Vỏ kim loại của thiết bị điện bị rò điện (chạm vỏ) ▪ Cầu dao, công tắc, ổ cắm không có hoặc bị hỏng nắp hộp che chắn
- 3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện b) Đối với mạng điện cao áp ▪ Khi người vi phạm hành lang an toàn lưới điện thì xuất hiện sự phóng điện qua không khí đến cơ thể người, gây nên đốt cháy cơ thể bởi hồ quang điện
- 3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện c) Điện áp bước ▪ Khi dây dẫn mang điện bị đứt và rơi xuống đất, sẽ có một dòng điện đi từ dây dẫn vào đất ▪ Tại mỗi điểm của đất sẽ có một điện thế ▪ Điểm càng gần dây dẫn chạm đất có điện thế càng cao ▪ Khoảng cách an toàn là từ 15 đến 20m
- 3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện d) Không chấp hành quy trình kỹ thuật ▪ Tự ý leo trèo cột điện câu mắc, sửa chữa ▪ Vi phạm an toàn hành lang lưới điện ▪ Không cắt cầu dao điện khi sửa chữa ▪ Sử dụng thiết bị, khí cụ điện, dây dẫn không đúng quy cách, không đảm bảo chất lượng ▪ Sử dụng điện bừa bãi, không đúng mục đích
- 3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện e) Người sử dụng điện không được đào tạo, trang bị kiến thức về an toàn điện một cách đầy đủ, có hệ thống f) Trình độ của cán bộ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng và sửa chữa công trình điện chưa tốt