Bài giảng Kịch bản truyền thông - Đỗ Thị Phượng (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kịch bản truyền thông - Đỗ Thị Phượng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kich_ban_truyen_trong_do_thi_phuong.pdf
Nội dung text: Bài giảng Kịch bản truyền thông - Đỗ Thị Phượng (Phần 1)
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BỘ MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN BÀI GIẢNG MÔN KỊCH BẢN TRUYỀN THÔNG (Dùng cho sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện) Lƣu hành nội bộ Tập thể biên soạn: 1. ThS: Đỗ Thị Phƣợng 2. GV: Tạ Thị Thảo Thái Nguyên 2014 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ1i học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan về kịch bản và kịch bản truyền thông 5 1.1. Kịch bản 5 1.1.1. Khái niệm kịch bản 5 1.1.2. Chức năng của kịch bản 5 1.2. Truyền thông 5 1.2.1. Khái niệm truyền thông 5 1.2.2. Mô hình truyền thông 5 1.2.3. Phân loại truyền thông: 7 1.2.4. Vai trò của truyền thông 7 1.3. Các thuyết tiếp cận công chúng 7 1.3.1. Lối tiếp cận “ sử dụng và hài lòng 8 1.3.2. Lối tiếp cận cấu trúc 8 1.3.3. Lối tiếp cận văn hóa 9 1.4. Tâm lý công chúng truyền thông 9 1.4.1. Công chúng truyền thông 9 Chương II: Kịch bản phim điện ảnh, truyền hình 12 2.1. Những vấn đề chung về điện ảnh và truyền hình 12 2.1.1. Khái niệm: 12 2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm 13 2.2. Lịch sử ra đời và phát triển của diện ảnh và truyền hình 15 2.2.1. Điện ảnh thế giới 15 2.2.2. Điện ảnh Việt Nam 24 2.3. Kịch bản điện ảnh nguyên gốc và chuyển thể 39 2.4. Bố cục kịch bản ngôn ngữ hình ảnh 40 2.4.1 Cách viết trang 40 2.4.2. Tiêu đề cảnh (scene headings) 41 2.4.3. Chỉ đẫn cảnh (Scene directiom) 41 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ2i học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 2.4.4. Góc máy 42 2.4.5. Sắp xếp các hình ảnh (Montages) 43 2.4.6. Chia đoạn (Paragraphing) 43 2.4.7. Vào cảnh (enterchan) và ra cảnh (exit) 43 2.4.8. Tên nhân vật (Character cues) 44 2.4.9. Chỉ dẫn diễn viên 44 2.4.10. Thoại 45 2.4.11. Âm thanh 46 2.5. Các mô hình kịch bản kinh điển 47 2.6.Cấu trúc 47 2.6.1. Cấu trúc tuyến tính 3 hồi 47 2.6.2. Những biến thể của cấu trúc 48 2.7. Phim chuyển thể, phim ngắn, soap, TV series, sitcom và cộng tác 51 2.7.1. Thể loại chuyển thể thành phim 51 2.7.2. Thể loại phim ngắn 51 2.7.3. Thể loại Soap, series và sitcom 52 2.8. Phát triển chuyện phim 53 2.8.1. Chuyển thể thành phim: 53 2.8.2. Các yếu tố xây dựng chuyện phim 53 2.8.3. Tuyến chính, tuyến phụ 58 2.9. Xây dựng nhân vật: 59 2.9.1. Vai trò của nhân vật 59 2.9.2. Cấu trúc nhân vật 60 2.9.3. Xây dựng tính cách đa chiều 62 2.10. Tạo cảnh 63 2.10.1. Khái niệm 63 2.10.2. Đặc điểm tạo cảnh 64 2.10.3. Nguyên tắc tạo cảnh 64 Chương 3: Kịch bản phim hoạt hình 71 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ3i học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 3.1. Tổng quan về phim hoạt hình 71 3.1.1. Khái niệm phim hoạt hình: 71 3.3.2. Quá trình phát triển của phim hoạt hình 71 3.2. Xây dựng kịch bản phim hoạt hình 75 3.2.1. Xây dựng ý tưởng 78 3.2.2. Story Boarting 78 3.2.3. Layouts 78 3.2.4. Model Sheets 79 3.2.5 Animatics 79 4.1. Các thể loại game thường gặp 79 4.2. Xây dựng kịch bản game 81 4.2.1. Phát triển Ý tưởng và cố định thời gian môi trường 81 4.2.2. Phát triển các loại phiêu lưu 81 4.2.3. Phát triển Các loại Gặp Gỡ 82 4.3.4. Phát triển thời gian 84 4.3.5. Phát triển các vấn đề: không mong muốn Hoạt động Người Chơi 84 4.3.6. Phác thảo Ý kiến của bạn 85 4.3.7. Bổ xung và phác thảo 85 4.3.8. Bản đồ và Phụ lục 86 4.3.9. Cung cấp Nhân Vật 86 4.3.10. Biên tập và hiệu đính 87 4.3.11. Chơi thử 88 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ4i học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Chƣơng 1: Tổng quan về kịch bản và kịch bản truyền thông 1.1. Kịch bản 1.1.1. Khái niệm kịch bản Kịch bản là một vở kịch, một bộ phim, một chương trình được phác thảo, mô hình hoá, trên văn bản với tư cách là một đề cương, hay chi tiết đến từng chi tiết nhỏ (tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính cho “tập thể tác giả” làm nên, hoàn thiện tác phẩm của mình. 1.1.2. Chức năng của kịch bản - Kịch bản trước hết vạch ra “đề cương” tác phẩm, - Kịch bản đóng vai trò như một yếu tố liên hệ giữa những cá nhân có liên quan đến công việc, liên hệ giữa yếu tố kỹ- nghệ thuật, thống nhất nhất hành động, các phương tiện biểu hiện ăn khớp bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể, một tác phẩm hoàn hảo. 1.2. Truyền thông 1.2.1. Khái niệm truyền thông Lịch sử loài người cho thấy, con người có thể sống được với nhau, giao tiếp và tương tác lẫn nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông (thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ, hành vi để chuyển tải những thông điệp, biểu lộ thái độ cảm xúc). Qua quá trình truyền thông liên tục, con người sẽ có sự gắn kết với nhau, đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và hành vi. Chính vì vậy, truyền thông được xem là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, là nền tảng hình thành nên cộng đồng, xã hội. Nói cách khác, truyền thông là 1 trong những hoạt động căn bản của bất cứ 1 tổ chức xã hội nào. Khái niệm: Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiế lập các mối liên hệ giữa con người với con người hay nói cách khác Truyền thông (communication) là quá trình truyền đạt, chia sẽ thông tin; là một kiểu tương tác xã hội với sự tham gia của ít nhất 02 tác nhân. 1.2.2. Mô hình truyền thông Khi đề cập đến truyền thông liên cá nhân ( interpersonal communication) thì người ta thường nhắc tới công thức nổi tiếng của Lasswell: “ Ai nói?nói cái gì?cho ai?bằng kênh nào? Và hiệu quả như thế nào?” (“Who says what in which channel to whom with what effect?” Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ5i học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Mô hình truyền thông theo Lasswell như một công thức rút gọn, nhưng vẫn liệt kê được những lĩnh vực cần nghiên cứu của truyền thông như : nghiên cứu về nguồn tin hay người phát tin (“ai nói”); phân tích về nội dung thông tin (“nói cái gì”); nghiên cứu các phương tiện thông tin (“nói qua kênh nào”); nghiên cứu công chúng độc giả hay khán giả (“nói cho ai”); và khảo sát các tác động truyền thông nơi công chúng (“có hiệu quả gì”). Nhưng sau này thì người ta nhận ra mô hình này chỉ mang tính một chiều ( người phát tin – transmitter và người nhận tin – receiver) Giới hạn của công thức này là tính chất tuyến tính một chiều từ người phát tin đến người nhận tin trong đó người nhận tin dễ được cảm nhận như là một đối tác thụ động. Chính vì thế mà về sau này, các nhà nghiên cứu thường quan niệm quá trình truyền thông liên cá nhân với một quy trình khép kín trong đó bao gồm bốn giai đoạn chính. Quan niệm này được nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson phác thảo một cách khá hoàn chỉnh và mô hình này được Michel de Coster phác họa thành sơ đồ với trình tự bốn giai đoạn chính như sau: phát tin, truyền tin, nhận tin và phản hồi. Mô hình này cho rằng: một thông điệp, sau khi được phát ra, luôn gây ra một phản ứng nào đó về phía người nhận, và người nhận tin sẽ cho một thông điệp phản hồi gởi về lại cho người phát tin , lúc đó người nhận tin cũng trở lại thành một người phát tin. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ6i học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 1.2.3. Phân loại truyền thông: Thông thường người ta thường chia truyền thông thành 3 loại: - Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác); - Truyền thông tập thể (truyền thông trong nội bộ 1 tổ chức); - Truyền thông đại chúng: là quá trình truyền đạt thông tin 1 cách rộng rãi đến mọi nguời trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, internet quảng cáo, các loại băng, đĩa âm thanh, hình ảnh đã trở thành nhu cầu “không thể thiếu” trong đời sống của đại đa số người dân trên toàn cầu. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Xuất bản – Báo chí thế giới (WAN-IFRA), hơn 3 tỷ người, hoặc 72% số người lớn biết chữ trên toàn thế giới đọc, theo dõi thường xuyên các phương tiện thông tin đại chúng. 1.2.4. Vai trò của truyền thông Là một loại hình có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ khi loài người xuất hiện ( Thomas L. Friedman, tác giả quyển sách “Thế Giới Phẳng” (2006) đã nhấn mạnh đặc biệt vai trò của các phương tiện truyền thông như một trong những yếu tố căn bản nhất góp phần làm cho thế giới trở nên “phẳng” thông qua các loại tín hiệu kỹ thuật số, các chương trình Internet, điện thoại di động với nhiều chức năng mới, và nhiều hình thức lưu trữ, chuyển tải thông tin khác) Thu hẹp khoảng cách giữa con người với con người 1.3. Các thuyết tiếp cận công chúng Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ7i học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 1.3.1. Lối tiếp cận “ sử dụng và hài lòng Thái độ Chấp nhận: máy truyền hình được xem là công cụ tiêu khiển và phương tiện để hội nhập vào xã hội ( người già, người độc thân, lao động chân tay, trẻ me dưới 12 tuổi, ) + Thái độ Chống đối:có thái độ lo lắng về hậu quả của truyền hình mang lại ( giới trung lưu, và các bậc phụ huynh). + Thái độ Thích ứng hay Dung hòa: không xem nhiều mà cũng không xem không ít, truyền hình có thể đáp ứng nhiều mục địch khác nhau, từ thông tin đến giải trí, tuy nhiên cần phải có sự chọn lọc nhất định ( lao động tau nghề, tiểu thương, kinh doanh nhỏ, ) Một công trình khác cũng được công bố năm 1972 bởi J. Sousselier ( Pháp) về phân loại công chúng đối với truyền hình: + Những người xa lánh (8%): chỉ coi ít chương trình (người dân Paris, thanh niên 15 – 24 tuổi,sinh viên, ) + Những người thụ động ( 29%): thích những chương trình “ bình dân” và không thích coi những chương trình mang tính “ trí tuệ” (những người có học vấn tiểu học, công nhân và nông dân) + Những người chọn lọc ( 30%): quan tâm đến những chương trình mang tính chất trí thức ( học vấn trung học và đại học, cán bộ, ) + Những người hài lòng ( 33%): thích xem hầu như tất cả các chương trình, nhưng vẫn thích những chương trình bình dân nhiều hơn là những chương trình trí tuệ ( cư dân các thành phố nhỏ hoặc thị trấn ở nông thôn, nhân viên, người về hưu, ). 1.3.2. Lối tiếp cận cấu trúc “Công chúng’ của các phương tiện truyền thông hoàn toàn không phải là một khối người đồng nhất và giống nhau, trái lại họ bao gồm nhiều tần lớp xã hội, có những quyền lợi, những suy nghĩ, những điều kiện và vị trí kinh tế – xã hội khác nhau. Do đó, chúng ta không thể lý giải được ứng xử của người dân đối với truyền thông đại chúng nếu không đặt ứng xử này trong bối cảnh môi trường các mối quan hệ xã hội, trong đó họ đang sống và làm việc, và nói một cách tổng quát, trong bối cảnh của cơ cấu xã hội. Những đặc điểm về nhân khẩu và dân cư như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, địa bàn cư trú ( nông thôn/đô thị) sẽ được chú ý phân tích khi khảo sát về các phương thức tiếp cận và tiếp nhận các phương tiện truyền thông đại chúng. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ8i học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 1.3.3. Lối tiếp cận văn hóa Việc nghiên cứu về ứng xử và thái độ với truyền thông đại chúng sẽ gián tiếp bộc lộ quan niệm của các tầng lớp dân cư về mối qan hệ cá nhân – xã hội, vốn nằm trong mô hình văn hóa của họ. Những người theo dõi thường suyên thời sự chính trị – xã hội có nhiều khả năng là những người có ý thức chính trị – công dân cao hơn những người không theo dõi, những người chịu khó đọc báo hoặc xem truyền hình để học hỏi và mở mang thêm kiến thức thì có nhiều khả năng là những người cầu tiến hơn những người chỉ đọc báo hay coi tivi để giải trí mà thôi. 1.4. Tâm lý công chúng truyền thông 1.4.1. Công chúng truyền thông Công chúng : Công chúng là một tập hợp xã hội rộng lớn, được cấu thành bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống trong những mối quan hệ xã hội nhất định. Khi nghiên cứu công chúng của một phương tiện truyền thông nào đó thì phải tìm hiểu họ gắn liền với bối cảnh điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội của họ. Những đặc điểm của công chúng: Công chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể địa vị, nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào Là những cá nhân nặc danh Các thành viên của công chúng thường cô lập nhau xét về mặt không gian, không ai biết ai, mà cũng không có những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau Hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, và do đó nó khó mà có thể tiến hành một hoạt động xã hội chung nào được Công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng không bao giờ là một khối người thuần nhất, đồng dạng với nhau. Đây là một thực thể rất phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hội khác nhau, với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau. Ứng xử truyền thông của công chúng: Thể hiện cách thức và tập quán sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong người dân, cũng như thái độ đối với truyền thông đại chúng. Người dân thông thường có rất nhiều cách thức khác nhau trong việc tiếp xúc và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ việc mua báo ở đâu và như thế nào, đọc báo nào, đọc mục gì, đọc Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ9i học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện như thế nào, để làm gì cho đến việc có mở tivi hay radio hay không, thường mở vào lúc nào, trong bao lâu, coi hay nghe cùng với ai, thường coi gì hay nghe gì, để làm gì. Chúng ta nghiên cứ tâm lý của công chúng truyền thông thông qua sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Francis Balle đã nhận diện ra ba giai đoạn chính nơi tập chung tập quán và thái độ của công chúng mỗi khi có một phương tiện truyền thông mới ra đời: + Giai đoạn mê mẩn: khi phương tiện truyền thông vừa chào đời, công chúng thường tỏ ra rất hào hứng, phấn khích. + Giai đoạn bão hòa: công chúng bắt đầu chán vì đã theo dõi quá nhiều + Giai đoạn trưởng thành: việc theo dõi phương tiện truyền thông này đã đi vào tập quán trong nếp sống hàng ngày cảu họ. Lúc này họ bình tĩnh trở lại và sử dụng phương tiện này một cách hợp lý hơn, công chúng biết phê bình nội dung chương trình này hay đề mục khác, biết chọn lọc nhửng cái cần xem, và khôi phục lại những tập quán cũ đã có từ trược trong việc sử dụng ngân sách thời gian. Bên cạnh đó, một cuộc điều tra khác về lối ứng xử của cá nhân đối với truyền thông đại chúng tại Mỹ cho thấy có 4 loại ứng xử chính: + Những người tiêu thụ bất kể thứ phương tiện truyền thông đại chúng nào, xem “ hổ lốn” đủ mọi thứ nội dung chương trình mà không hề chọn lựa. + những người “ chọn lọc nguồn”: số này chỉ chọng theo dõi một loại phương tiện truyền thông mà thôi. + Những người “ chọn lọc đề tài”: số này chọn đề tài mà mình muốn xem và tìm trên các phương tiện truyền thông khác nhau. + Những người tránh né mọi phương tiện truyền thông đại chúng ( số loại này rất ít) Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ10i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Maslow cho rằng những nhu cầu bậc cao hơn sẽ không xuất hiện nếu những nhu cầu bậc thấp chưa được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ hối thúc con người hành động khi chúng chưa được thỏa mãn. Và điều nhân bản của học thuyết nhu cầu của Maslow là cho rằng những nhu cầu trong thang bậc trên hoàn toàn tự nhiên và bất cứ ai cũng vậy. 1.4.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự tiếp nhận truyền thông đại chúng Mức sống Việc gia tăng thu nhập đồng nghĩa với việc điều kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng dễ dàng hơn. Theo một cuộc điều toàn cảnh Internet Việt Nam năm 2010 vừa được Yahoo và công ty khảo sát thông tin Kantar Media công bố vào ngày 20/05/2010 thì đọc tin tức thời sự qua mạng đang là hoạt động phổ biến nhất tại Việt Nam, có 97% người lựa chọn khi online. Cũng theo đó, số liệu do Bộ Thông tin và truyền thông công bố hồi cuối năm ngoái thì Việt Nam hiện có 23,2 triệu người sử dụng Internet và là nước có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất khu vực Cũng về Internet thì người Việt truy cập Internet tại nhà nhiều hơn: theo Yahoo!Việt Nam & Kantar Media thì 66% ( 2008) →71%(2009) truy cập Internet tại nhà với 1.500 nam, nữ từ 15 tuổi trở lên có sử dụng Internet tại 4 thành phố lớn ( Hà Nội – Tp.Hcm – Đà Nẵng – Cần Thơ) vào tháng 12/2009. Ngược lại, tỉ lệ truy cập Internet tại quán café đã giảm từ 53% ( 2008) →42% (2009). Điều này cho thấy việc sử dụng Internet tại café đã chuyển dần về nhà, phổ biến Internet mạnh mẽ đến các hộ gia đình Việt Nam. Giới tính Giới tính cũng ảnh hưởng đến sự tiếp nhân truyền thông đại chúng, theo cuộc điều tra tháng 9/1997 tại Tp.Hcm thì phụ nữ có tập quán mua báo tương đối ít hơn so với nam giới, so sánh với địa bàn cư trú thì phụ nữ nội thành có tỷ lệ đọc báo hàng ngày nhiều hơn so với phụ nữ ngoại thành ( 32% so với 12%) Đối với truyền hình thì phụ nữ ngoại thành xem hàng ngày với tỷ lệ có ít hơn phụ nữ nội thành một chút ( 62% so với 71%), nhưng đối với đài phát thanh thì phụ nữ ngoại thành lại nghe nhiều hơn so với nội thành ( 23% so với 8%) Tuổi tác Nhìn chung tuổi tác không có tác động nào lớn, tuy nhiên theo kết quả điều tra tháng 9/1997 lại cho thấy độ tuổi càng cao có tỷ lệ đọc báo hàng ngày nhiều hơn ( 39% ở 31-60 tuổi và 28% ở 16 – 30 tuổi) Trình độ học vấn Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ11i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Càng có trình độ học vấn càng cao thì càng có nhu cầu theo dõi nhiều tin tức, thời sự, và có học vấn càng thấp thì càng có khả năng nằm trong những nhóm thiên về giải trí nhiều hơn. Về nội dung thường được theo dõi ( báo in, tivi, radio), những người có học vấn cấp 3 và đại học – cao đẳng có xu hướng theo dõi tin tức và thời sự nhiều hơn số cấp 1-2. Nơi các nhóm cấp 3 và Đai học cao đẳng thì tỷ lệ coi tin quốc tế ở truyền hình cao hơn tỷ lệ coi tin trong nước Địa bàn cƣ trú Dân cư nông thôn sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để giải trí là chính, sau đó mới là để theo dõi thời sự, và họ không quan tâm bao nhiêu tới chức năng mở mang kiến thức nơi các phương tiện này giống như nơi dân cư đô thị Chƣơng II: Kịch bản phim điện ảnh, truyền hình 2.1. Những vấn đề chung về điện ảnh và truyền hình 2.1.1. Khái niệm: Phim truyền hình là một thể loại phim được sản xuất và dùng để phát sóng trên hệ thống Truyền hình. Phim truyền hình được sản xuất với chuẩn phim riêng và nó phụ thuộc vào hệ thống truyền hình của từng quốc gia mà có những định dạng khung hình khác nhau. Thông thường các bộ phim truyền hình được sản xuất dưới 2 định dạng là NTSC và DV PAL và những năm gần đây hệ thống truyền hình bắt đầu triển khai những hệ thống phát hình với chuẩn hình ảnh có độ phân giải cao mà chúng ta quen gọi là HD (High – Definition). Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ12i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Phim điện ảnh là những bộ phim khi được sản xuất ra sẽ được chiếu tại rạp trước tiên, trên những màn ảnh khổng lồ. Đôi khi cũng có những bộ phim điện ảnh được phát hành dưới dạng DVD mà không chiếu rạp. Các phim điện ảnh cũng có thể là một phần hoặc nhiều phần (các phần có thể liên quan với nhau hoặc không).VD: "Áo Lụa Hà Đông" là phim điện ảnh 1 phần, "007" là phim điện ảnh nhiều phần không liên quan đến nhau, còn "Chúa Tể Những Chiếc Nhẩn" là phim điện ảnh nhiều phần có liên quan đến nhau. Các phim điện ảnh cũng được phát hành dưới dạng DVD. Ở Việt Nam khi ra rạp chúng ta chỉ có thể xem những bộ phim điện ảnh, còn khi bật TV lên chúng ta lại có thể xem được cả phim điện ảnh lẫn phim truyền hình. Nhưng những bộ phim điện ảnh khi được chiếu trên truyền hình thì sẽ bị thay đổi 1 chút để cho giống phim truyền hình. Đó là khung hình trên và dưới sẽ được kéo giãn ra tối đa thể phủ lấp những khoảng đen của phim điện ảnh (người ta thường gọi là màn ảnh rộng và màn ảnh nhỏ, cũng có thể phân biệt qua cách quay phim. Phim truyền hình có những góc quay riêng của nó, nhưng đa số là lập lại giống nhau, còn phim điện ảnh đôi khi có những góc quay đặc biệt, sáng tạo. 2.1.2. Ƣu điểm và nhƣợc điểm Ƣu điểm: Quy trình tổ chức sản xuất Phim truyền hình và Phim Điện ảnh không có nhiều khác biệt về mặt tiền kỳ, nó cũng bao gồm các nhân sự cơ bản cần có của một đoàn làm phim. Nhưng ở khía cạnh hậu kỳ thì phim truyền hình có quy trình nhanh gọn và chi phí thấp hơn rất nhiều so với hậu kỳ phim điện ảnh. Chính vì có chi phí thấp, nên hàng năm Phim truyền hình được sản xuất rất nhiều, ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khán giả, phim truyền hình còn là mục tiêu chính để các nhà sản xuất thu hồi vốn đầu tư một cách nhanh chóng và an toàn hơn so với Phim điện ảnh. Do vai trò ảnh hưởng của truyền hình trong đời sống của chúng ta ngày nay là rất lớn, khán giả không bị hạn chế bởi không gian và thời gian, nên nghiễm nhiên Phim truyền hình khi được phát sóng đã được đón nhận một cách rộng rãi. Nhƣợc điểm: Điểm hạn chế đầu tiên của phim truyền hình là khung hình hẹp, độ nét, chiều sâu cũng như hiệu quả của âm thanh, hình ảnh phụ thuộc vào thiết bị thu phát, chính vì thế phim truyền hình bị hạn chế rất nhiều về tính nghệ thuật và thẩm mỹ so với phim Điện ảnh. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ13i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Điểm hạn chế thứ 2 là phim truyền hình được sản xuất đại trà giá thành rẻ, nên rất ít khi được đầu tư về mặt kịch bản, diễn viên nên nó rất dễ gây cho khán giả sự nhàm chán, bởi những nội dung câu chuyện không có tính đột biến. Phim truyền hình dựa vào nguồn thu nào để tồn tại. Khác với phim điện ảnh với ngồn thu khổng lồ từ phòng vé, Phim truyền hình tồn tại nhờ vào nguồn thu chính là từ quảng cáo của các doanh nghiệp và một phần từ kế hoạch đầu tư từ các Đài Truyền hình. Các đoạn quảng cáo này được chen vào trước, giữa và sau mỗi tập phim. Nguồn thu cao hay thấp dựa vào chỉ số Rating (một đơn vị tính dựa trên sự theo dõi của khán giả), cũng như thời điểm phát sóng của bộ phim, mà có các giá thành khác nhau cho môt đơn vị quảng cáo. Thoạt đầu mới nghe qua, chúng ta sẽ liên tưởng đến viễn cảnh tốt đẹp và an toàn khi đầu tư vào sản xuất Phim truyền hình, nhưng không phải lúc nào mùa xuân ấy cũng đầy hoa hồng, cũng có những bộ phim truyền hình thất bại thê thảm về mặt doanh thu. Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng đa phần là những bộ phim này thiếu gắn kết, kịch bản hời hợt hoặc Cover lại một sản phẩm đã thành danh trong quá khứ. Phim truyền hình ngay nay được sản xuất theo phương thức nào? Thông thường những bộ phim trước đây mỗi đài truyền hình lớn đều có một xưởng phim, họ sản xuất khép kín. Nhưng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, truyền hình đã phủ sóng với tần xuất 24/365, nên khả năng tự cung tự cấp không còn Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ14i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện thích hợp nữa. Chính vì thế các doanh nghiệp phim tư nhân bên ngoài đã có cơ hội tiếp cận và sản xuất theo đơn đặt hàng của các Nhà Đài. Doanh nghiệp bỏ vốn sản xuất và bán lại cho các Đài truyền hình và tùy theo tỉ lệ ăn chia. 2.2. Lịch sử ra đời và phát triển của diện ảnh và truyền hình Lịch sử điện ảnh là quá trình ra đời và phát triển của điện ảnh từ cuối thế kỉ 19 cho đến nay. Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển nhanh chóng, điện ảnh đã chuyển từ một loại hình giải trí mới lạ đơn thuần trở thành một nghệ thuật và công cụ truyền thông đại chúng, giải trí quan trọng bậc nhất của xã hội hiện đại. 2.2.1. Điện ảnh thế giới Sự ra đời của điện ảnh Theo sách Kỷ lục Guinness thì cuốn phim ghi lại hình ảnh chuyển động đầu tiên còn được biết tới ngày nay là đoạn phim Roundhay Garden Scene được quay với tốc độ 12 khung hình trên giây tại Leeds, Anh năm 1888. Đây là thử nghiệm của nhà phát minh người Pháp Louis Le Prince. Sau đó 5 năm, năm 1893, tại Hội chợ thế giới tổ chức tại Chicago, Hoa Kỳ, Thomas Edison đã giới thiệu với công chúng hai phát minh mang tính đột phá là Kinetograph, một dạng máy ghi lại hình chuyển động, và Kinetoscope, một thiết bị bao gồm các cuộn phim celluloid (phát minh của William Kennedy Laurie Dickson, kỹ sư trưởng trong phòng thí nghiệm của Edison) được quay bằng một động cơ, người xem khi ghé mắt vào một kính lúp sẽ nhìn thấy các hình ảnh chuyển động nhờ sự chiếu sáng của một ngọn đèn phía sau các cuộn phim. Tuy vậy Edison có lẽ chỉ coi phát minh quan trọng này là một thiết bị giải trí đơn giản, ông không tiếp tục phát triển nó và bỏ lỡ cơ hội lịch sử trở thành cha đẻ của ngành điện ảnh. Năm 1895 tại Lyon, Pháp, anh em Auguste và Louis Lumière đã phát minh ra cinématographe (máy chiếu phim), một thiết bị ba trong một bao gồm máy quay, bộ phận in tráng và máy phóng hình. Ngày 22 tháng 3 năm 1895, tại Salon Indien (Phòng khách Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, hai người đã tổ chức buổi trình chiếu có bán vé đầu tiên[1]. Khán giả tham dự buổi chiếu được xem một chuỗi chừng 10 đoạn phim ngắn quay cảnh sinh hoạt thường ngày. Trong số này có bộ phim mà về sau trở nên nổi tiếng La Sortie de l'usine Lumière à Lyon (Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon), được quay vào mùa hè năm 1895, ghi lại cảnh các công nhân rời khỏi nhà máy của nhà Lumière ở Lyon. Buổi chiếu này được coi là ngày khai sinh của điện ảnh cả với tư cách một môn nghệ thuật - nghệ thuật thứ bảy, cả với tư cách một Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ15i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện ngành công nghiệp - công nghiệp điện ảnh. Một thời gian ngắn sau đó, các phương tiện chiếu hình chuyển động khác cũng liên tục được phát minh. Ở Mỹ, Edison cho ra đời loại máy có tên Vitascope, còn ở Berlin, Đức, anh em Max và Emil Skladanowsky giới thiệu loại máy Bioscop.Điện ảnh nhanh chóng trở thành một thứ giải trí mới lạ và quầy chiếu phim trở thành một gian hàng không thể thiếu tại các hội chợ lớn. Tại đó người ta thường trình chiếu các đoạn phim ngắn dưới một phút, mô tả những cảnh sinh hoạt thường nhật hoặc các hoạt động thể thao. Mặc dù các bộ phim chưa hề được biên tập, chú ý tới các góc quay hay đơn giản là chưa hề có đạo diễn, những bộ phim này vẫn được ưa chuộng và tạo điều kiện để điện ảnh phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ sau đó. Kỷ nguyên phim câm Những tiến bộ về kỹ thuật và thương mại: Ngay từ thời kì đầu, các nhà phát minh và các nhà điện ảnh đã cố gắng đồng bộ hóa hình ảnh và âm thanh nhưng cho đến cuối thập niên 1920, không giải pháp kỹ thuật nào thực sự có hiệu quả trong việc thu để sau đó phát đồng thời cả hình ảnh và âm thanh. Vì vậy trong suốt 30 năm, các bộ phim ra đời không hề có tiếng động và chúng thường được gọi là phim câm. Để minh họa cho các bộ phim này, người ta phải sử dụng các dàn nhạc hoặc các nghệ sĩ tạo tiếng động trực tiếp tại nơi chiếu. Một cách khác là sử dụng các intertitle (bảng dẫn chuyện hoặc ghi thoại) chèn vào giữa các cảnh phim. Năm 1902, nhà điện ảnh người Pháp Georges Méliès cho ra mắt bộ phim Le Voyage dans la Lune (Cuộc du hành lên Mặt Trăng), bộ phim giả tưởng mang tính cách mạng trong việc sử dụng các kỹ xảo điện ảnh và việc xây dựng kịch bản gồm nhiều cảnh phim khác nhau. Méliès đã mở ra một hướng đi mới của điện ảnh, đó là sử dụng kỹ thuật quay và in tráng để biến đổi các hình ảnh quay được theo trí tưởng tượng chứ không còn chỉ thuần túy là quay lại những cảnh tượng có thật ngoài đời. Năm 1903, Edwin S. Porter, một đạo diễn làm việc cho Edison đã thực hiện bộ phim miền Tây đầu tiên, The Great Train Robbery. Porter cũng là người đề ra cấu trúc cơ bản của một bộ phim phải là các cảnh quay (shot) chứ không phải là các cảnh tĩnh (scene) như trong sân khấu. Góp phần vào sự phát triển của điện ảnh thời kì này phải nói tới sự ra đời của hàng loạt các rạp chiếu phim. Sau thời kì phải sử dụng các rạp hát để trình chiếu các bộ phim, những rạp chuyên dụng để chiếu phim đầu tiên, những nickelodeon (được đặt tên dựa theo tiền vé thông thường của các rạp này là 1 nickel tương đương 5 xu) ra đời. Cho đến năm 1908, đã có tới 10.000 nickelodeon tại Mỹ. Tại Pháp, một loạt công ty điện ảnh lớn như Pathé Frères hay Gaumont được thành lập và nhanh chóng đưa điện ảnh trở Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ16i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện thành một lĩnh vực kinh doanh thực sự mang lại lợi nhuận lớn. Trong lĩnh vực kỹ thuật, Thomas Edison đã cho thành lập công ty Motion Picture Patents Company, cơ sở nắm giữ hầu hết các bằng sáng chế quan trọng về phim ảnh và thiết bị quay, qua đó đã gần như độc quyền lĩnh vực này không chỉ ở Mỹ mà còn trên thế giới trong một thời gian khá dài. Sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh Thay cho các bộ phim quay cảnh sinh hoạt thông thường mang tính phim tư liệu hoặc phim thời sự, các nhà điện ảnh những năm đầu thế kỉ 20 đã bắt đầu thực hiện các bộ phim điện ảnh với độ dài và kịch bản, quá trình sản xuất hoàn chỉnh. Bộ phim Úc The Story of the Kelly Gang phát hành năm 1906 với độ dài tới 80 phút được coi là một trong những bộ phim điện ảnh thực sự đầu tiên. Là trung tâm văn hóa của thế giới giai đoạn này, châu Âu cũng nhanh chóng cho ra đời các bộ phim điện ảnh ăn khách như La Reine Elizabeth (Pháp, 1912), Quo Vadis? (Ý, 1913) hay Cabiria (Ý, 1914). Tuy nhiên Thế chiến thứ nhất đã làm vị trí thống trị của nền điện ảnh châu Âu suy yếu khi các hầu hết các nước lớn ở lục địa già bị cuốn vào cuộc chiến. Thay thế vào đó, nền điện ảnh Hoa Kỳ bắt đầu nổi lên với sự vượt trội cả về chất lượng nghệ thuật và thương mại. Năm 1915, đạo diễn D.W. Griffith cho ra đời bộ phim điện ảnh nổi tiếng The Birth of a Nation, tác phẩm đưa ra những quy tắc cho quá trình làm phim và cũng là bộ phim có nội dung gây tranh cãi đầu tiên về vấn đề phân biệt chủng tộc. Cho đến thập niên 1920, mỗi năm các hãng phim Mỹ (phần lớn tập trung ở Hollywood, tiểu bang California) đã cho ra đời chừng 800 bộ phim điện ảnh mỗi năm, chiếm 82% sản lượng phim toàn cầu[2]. Những ngôi sao điện ảnh lớn của Mỹ như Charlie Chaplin hay Buster Keaton không chỉ nổi danh ở trong phạm vi nước Mỹ mà còn được hâm mộ trên khắp các châu lục. Ở châu Âu, sau chiến tranh các nền điện ảnh cũng từng bước khôi phục vị trí của mình. Tại Pháp, một lớp các nhà điện ảnh trẻ đã đưa ra những thử nghiệm mới về hiệu ứng ánh sáng, hình ảnh và thay đổi nhịp điệu phim bằng việc biên tập. Trào lưu này thường được biết tới như là trào lưu điện ảnh ấn tượng Pháp. Điện ảnh Đức cũng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh của Mỹ với Chủ nghĩa biểu hiện Đức trong các bộ phim kinh dị và những đạo diễn nổi tiếng như Fritz Lang hay F. W. Murnau. Còn phải kể tới một nền điện ảnh mới ra đời, đó là nền điện ảnh Xô viết của Liên Xô với những bước tiến lớn về biên tập, truyện phim mà tiêu biểu là bộ phim Chiến hạm Potyomkin (Броненосец «Потёмкин», 1925) của đạo diễn Sergei Eisenstein. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ17i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Bên cạnh những nền điện ảnh lớn, ở châu Á, Dadasaheb Phalke, cha đẻ của nền điện ảnh Ấn Độ đã thực hiện bộ phim đầu tiên Raja Harishchandra vào năm 1913. Tại Nhật Bản thì ngay từ những năm 1910, Onoe Matsunosuke đã trở thành ngôi sao điện ảnh đầu tiên với những bộ phim Jidaigeki, một phim cổ trang của Nhật. Ở Việt Nam, năm 1924 cũng xuất hiện bộ phim truyện đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện. Phim có tiếng ra đời Năm 1926, hãng phim Warner Bros. của Mỹ giới thiệu hệ thống Vitaphone cho phép gắn kèm âm thanh vào một số đoạn phim ngắn[3]. Cuối năm 1927, hãng này cho ra đời bộ phim The Jazz Singer (Ca sĩ nhạc Jazz), bộ phim điện ảnh đầu tiên có những đoạn thoại (gồm cả hát) được đồng bộ hóa với hình ảnh. Đây được coi là bộ phim "có tiếng" đầu tiên của lịch sử điện ảnh. Thành công của The Jazz Singer được tiếp nối bằng một bộ phim khác của Warner Bros., The Lights of New York (1928), bộ phim đầu tiên hình toàn bộ phần hình ảnh và âm thành được đồng bộ hóa. Hệ thống Vitaphone (dùng âm thanh ghi trên các đĩa tiếng riêng) cũng nhanh chóng bị thay thế bằng các hệ thống ghi âm thanh trực tiếp trên phim như Movietone của hãng Fox Pictures, Phonofilm của DeForest hay RCA Photophone. Cho đến cuối thập niên 1920, hầu như tất cả các bộ phim của Hollywood đều đã có tiếng. Âm thanh nhanh chóng giúp các bộ phim trở nên hấp dẫn và lôi cuốn khán giả hơn, đồng thời cũng đưa các hãng phim nhỏ tới chỗ phải đóng cửa vì không đủ vốn chi phí cho hệ thống thu âm cho các bộ phim. Âm thanh cũng là một trong các lý do giúp điện ảnh Mỹ vượt qua cuộc Đại suy thoái và bước vào thời kỳ hoàng kim (The Golden Age of Hollywood) với hàng loạt bộ phim lớn ra đời, đi kèm với nó là hàng loạt siêu sao như Greta Garbo, Clark Gable, Katharine Hepburn hay Humphrey Bogart. Âm thanh đã khiến quá trình sản xuất phim phải thay đổi về cơ bản, phần thoại trong các kịch bản phim được trau chuốt hơn, các diễn viên cũng phải làm quen với việc vừa diễn xuất hình thể vừa đọc thoại, dẫn đến nhiều ngôi sao của thời kì phim câm phải chấm dứt sự nghiệp vì không thể thay đổi kịp với xu thế này. Sự ra đời của nhạc và tiếng động cũng dẫn đến việc hình thành các thể loại phim mới, tiêu biểu là phim ca nhạc với các bộ phim The Broadway Melody (1929) của điện ảnh Mỹ hay Le Million (1931) của đạo diễn Pháp thuộc trường phái siêu thực René Clair. Với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của điện ảnh trong thập niên 1930, một thể loại phim mới, phim tuyên truyền, ra đời với mục đích kêu gọi sự ủng hộ của công chúng Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ18i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện đối với các chế độ cực quyền, đặc biệt là chế độ Phát xít ở Đức, Ý và Nhật. Tiêu biểu cho dòng phim này là bộ phim Triumph des Willens (1934, Đức) của Leni Riefenstahl. Thập niên 1930 cũng đánh dấu sự ra đời của một loạt các bộ phim kinh điển bậc nhất của Hollywood như It Happened One Night (1934, đoạt cả 5 Giải Oscar chính), The Wizard of Oz (1939) hay Cuốn theo chiều gió (Gone with The Wind, 1939). Phim hoạt hình cũng đánh dấu sự phát triển với các bộ phim của đạo diễn Walt Disney như Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn (Snow White and the Seven Dwarfs, 1937) hay Pinocchio (1940). Thập niên 1940: Điện ảnh và chiến tranh Thế chiến thứ hai bùng nổ đã ảnh hưởng sâu sắc tới xu hướng phát triển của điện ảnh. Các bộ phim tuyên truyền được chú trọng hơn bao giờ hết và chính những bộ phim dạng này đã lại giúp nền điện ảnh Anh khởi sắc với các tác phẩm về chiến tranh như Forty-Ninth Parallel (1941), Went the Day Well? (1942), The Way Ahead (1944) và In Which We Serve (1942). Ở Mỹ, các bộ phim đề cao lòng yêu nước và khuyến khích thanh niên nhập ngũ cũng được sản xuất với số lượng lớn, tiêu biểu trong số này là Desperate Journey, Mrs. Miniver, Watch on the Rhine và đặc biệt là Casablanca, một trong những bộ phim được yêu thích nhất mọi thời đại của Hollywood. Trước khi Casablanca ra đời một năm, đạo diễn Orson Welles đã cho ra mắt bộ phim Công dân Kane (Citizen Kane, 1941), bộ phim thường được coi là xuất sắc nhất trong lịch sử Hollywood. Sau khi chiến tranh kết thúc, điện ảnh quay trở lại với dòng phim tình cảm và hài hước để góp phần củng cố tinh thần cho những binh lính trở về. Năm 1946, điện ảnh Mỹ cho ra đời hai bộ phim xuất sắc với tinh thần này là It's a Wonderful Life của đạo diễn Frank Capra và The Best Years of Our Lives của William Wyler. Ở Anh, các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học trở thành thịnh hành như Henry V (1944), chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Shakespeare, Great Expectations (1946) và Oliver Twist (1948), chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Charles Dickens. Các bộ phim này đều gắn với hai tên tuổi lớn của điện ảnh Anh là đạo diễn David Lean và diễn viên huyền thoại Laurence Olivier. Tại Ý, từ giữa thập niên 1940 một trào lưu điện ảnh mới ra đời, đó là trào lưu Hiện thực mới Ý (Italian neorealism). Trào lưu này đã cho ra đời các bộ phim nổi tiếng như Kẻ cắp xe đạp (Ladri di biciclette), Roma, città aperta hay Umberto D với các đạo diễn tên tuổi như Roberto Rossellini và Vittorio De Sica. Thập niên 1950 và 1960: Đa dạng hóa về thể loại Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ19i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Thập niên 1950 chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của truyền hình. Màn ảnh nhỏ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với điện ảnh trong lĩnh vực giải trí, kết quả là số rạp phim bị đóng cửa ngày một tăng. Để đối phó với tình hình này, các hãng phim Hollywood đã liên tục đưa thêm các đề tài mới lạ vào các bộ phim. Từ những bộ phim gợi liên tưởng đến cuộc Chiến tranh lạnh như The War of the Worlds (1953), The Manchurian Candidate (1962) đến các bộ phim lịch sử được xây dựng hoành tráng như The Ten Commandments (1956), Ben-Hur (1959), Spartacus (1960) hay El Cid (1961). Hãng Walt Disney Pictures cũng cho ra đời các bộ phim hoạt hình ăn khách như Công chúa ngủ trong rừng (Sleeping Beauty, 1959) hay 101 chú chó đốm (One Hundred and One Dalmatians, 1961). Một hướng đi khác của Hollywood giai đoạn này là các bộ phim ca nhạc dựa trên các vở kịch của Sân khấu Broadway như My Fair Lady (1964, có sự tham gia của ngôi sao Audrey Hepburn) hay Giai điệu hạnh phúc (The Sound of Music, 1965, một trong những phim ăn khách nhất thập niên 1960). Thể loại phim kinh dị của điện ảnh Mỹ cũng được đánh dấu bằng hai bộ phim kinh điển của Alfred Hitchcock, Psycho (1960) và The Birds (1963). Tại châu Âu, thập niên 1950 và 1960 chứng kiến sự ra đời và phát triển của trào lưu Làn sóng mới (Nouvelle Vague) trong điện ảnh Pháp với các đạo diễn nổi tiếng như François Truffaut hay Jean-Luc Godard, những người đã đưa ra cách dàn dựng cốt truyện mới lạ khác hẳn với các bộ phim Hollywood phổ biến thời đó. Tiêu biểu cho xu hướng này là các bộ phim Les quatre cents coups (1959) hay Jules et Jim (1962). Điện ảnh Ý thời kì này nổi bật với các bộ phim của Federico Fellini, đặc biệt là La dolce vita (1960). Ở Thụy Điển, Ingmar Bergman cũng bắt đầu giới thiệu ra thế giới nhiều bộ phim được đánh giá cao. Thập niên 1960 cũng đánh dấu sự ra đời của James Bond, nhân vật ăn khách bậc nhất trong lịch sử điện ảnh Anh, với bộ phim Dr. No (1962) trong đó vai điệp viên 007 do Sean Connery thủ vai. Nền điện ảnh Xô viết sau thời gian phục hồi những hậu quả của chiến tranh cũng bắt đầu cho ra đời nhiều tác phẩm đáng chú ý. Sở trường của các đạo diễn Liên Xô là các bộ phim chiến tranh, tiêu biểu là Khi đàn sếu bay qua (Летят ур ли, 1957) đoạt Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes hay Bài ca người lính (Б лл о сол те, 1959). Nền hoạt hình Liên Xô cũng cho ra đời bộ phim nổi tiếng Những cuộc phiêu lưu của Buratino (Прикл ения Бур ти но, 1959). Năm 1968, đạo diễn Sergei Bondarchuk đã thực hiện bộ phim đắt giá nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới Chiến tranh và hòa bình Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ20i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện (Войн и мир, 1968) với giá thành sản xuất tính theo thời giá hiện nay là khoảng 500 triệu USD[4]. Thập niên 1960 còn chứng kiến sự ra đời của điện ảnh châu Phi với đạo diễn người Sénégal Ousmane Sembène. Điện ảnh Ấn Độ cũng tiếp tục phát triển mạnh về số lượng, từ chỗ chỉ sản xuất vài chục phim một năm, đến giai đoạn này, mỗi năm đã có chừng 200 bộ phim được Bollywood sản xuất. Còn tại Nhật Bản, đạo diễn Kurosawa Akira cũng cho ra đời những bộ phim thuộc loại kinh điển của điện ảnh thế giới như Rashomon (羅生門, 1950), Bảy võ sĩ đạo (七人の侍, 1954) hay The Hidden Fortress (1958). Thập niên 1970: Thời kì "New Hollywood" và sự phát triển của các nền điện ảnh mới Tại Hollywood, một thế hệ đạo diễn mới, trẻ, năng động và nhiều sức sáng tạo bắt đầu khẳng định tiếng nói của mình. Họ đã mở đầu cho một giai đoạn sáng tạo mới của điện ảnh Mỹ, giai đoạn "New Hollywood" (Hollywood mới). Bộ phim đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn này là Bonnie and Clyde (1967). Những tác phẩm theo trường phái hậu cổ điển (post-classical) của giai đoạn New Hollywood có cốt truyện phức tạp hơn, các nhân vật cũng có tính cách tốt xấu khó phân biệt và ranh giới giữa các nhân vật chính diện và phản diện cũng bị xóa nhòa. Những cảnh tình dục và bạo lực cũng được các đạo diễn đề cập trực diện hơn và ít né tránh như các giai đoạn trước đó. Tiêu biểu cho xu hướng này là bộ phim gây rất nhiều tranh cãi A Clockwork Orange (1971) của đạo diễn Stanley Kubrick. Bên cạnh Kubrick, các đạo diễn thuộc thế hệ "New Hollywood" còn phải kể đến Francis Ford Coppola, đạo diễn Bố già (The Godfather, 1972, một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ), Steven Spielberg, đạo diễn Hàm cá mập (Jaws, 1975, mở đầu cho trào lưu phim bom tấn của Hollywood), George Lucas, đạo diễn loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars). Từ giữa thập niên 1970, một thể loại điện ảnh gây tranh cãi, phim khiêu dâm, bắt đầu phát triển mạnh ở Mỹ với sự thành công của bộ phim Deep Throat, với ngôi sao Linda Lovelace, Deep Throat đã trở thành một hiện tượng văn hóa thời bấy giờ và dẫn đến sự ra đời của một loạt bộ phim khiêu dâm tương tự. Tuy nhiên điện ảnh khiêu dâm cũng chỉ tồn tại trên màn ảnh rộng đến cuối thập niên 1980 khi việc kinh doanh băng từ VCR phát triển mạnh, cho phép khán giả xem các bộ phim loại này ở nhà thay vì phải đến rạp. Thập niên 1970 đánh dấu sự phát triển của các nền điện ảnh mới như điện ảnh Tây Đức với các đạo diễn Werner Herzog, Rainer Werner Fassbinder, Wim Wenders hay điện ảnh Úc với Peter Weir, Fred Schepisi và Mad Max. Điện ảnh Liên Xô cũng đạt đến Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ21i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện giai đoạn phát triển mạnh nhất với các tác phẩm kinh điển như Dersu Uzala (1975), Moskva không tin vào những giọt nước mắt (Моск слез м не ерит, 1979) (cả hai đều đoạt Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất) hay Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân (Семн ц ть мгно ений есны, 1973), bộ phim đưa Vyacheslav Tikhonov trở thành một thần tượng của điện ảnh Liên Xô với vai diễn điệp viên Stirlitz. Tại châu Á, điện ảnh Hồng Kông cũng phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của hãng phim Golden Harvest và các ngôi sao phim võ thuật như Lý Tiểu Long hay Thành Long. Thập niên 1980: Phim bom tấn và thời đại của băng từ Hàm cá mập của Steven Spielberg và Chiến tranh giữa các vì sao của George Lucas đã mở đầu cho một trào lưu mới của điện ảnh Mỹ, trào lưu phim bom tấn. Với sự trợ giúp của các kĩ xảo điện ảnh bước đầu được thực hiện trên máy vi tính, những loạt phim được đầu tư lớn như bộ ba phim Indiana Jones hay E.T. người ngoài hành tinh (E.T. the Extra-Terrestrial) của Spielberg, Người dơi (Batman) của Tim Burton đều thành công rực rỡ về mặt doanh thu. Hollywood cuốn theo xu thế làm các bộ phim với kinh phí rất lớn để trả cho các ngôi sao (Jack Nicholson được nhận tổng cộng 60 triệu USD cho vai diễn của ông trong Người dơi[5]) và để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt với hy vọng sẽ thu lại lợi nhuận gấp nhiều lần. Xu hướng này đã đẩy các bộ phim nghệ thuật độc lập vào chỗ khó tìm được nhà đầu tư. Sự phát triển của các bộ phim bom tấn cũng là một biện pháp của Hollywood để chống lại một đối thủ cạnh tranh mới, dịch vụ bán và cho thuê băng từ VCR. Thay vì bỏ tiền đến rạp, người xem chỉ việc mua hoặc thuê các băng từ về xem tại nhà. Các nhà phân phối điện ảnh có thêm một nguồn thu đáng kể nữa nhưng các rạp chiếu phim vì thế mà mất khách, và Hollywood còn phải chịu thêm hiểm họa từ các băng từ vi phạm bản quyền. Điện ảnh Anh cũng bắt đầu thực sự khởi sắc từ đầu thập niên 1980 khi David Puttnam thành lập hãng phim Goldcrest Films. Hãng phim này đã sản xuất một loạt phim được đánh giá cao về nghệ thuật và có doanh thu lớn như Chariots of Fire, Gandhi (cả hai đều đoạt Giải Oscar Phim hay nhất) hay Cánh đồng chết (The Killing Fields). Những năm 1980 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của điện ảnh Hồng Kông. Không chỉ dừng lại ở thể loại phim kiếm hiệp quen thuộc, các đạo diễn nổi tiếng như Ngô Vũ Sâm, Từ Khắc còn thực hiện các bộ phim hành động ăn khách và được coi là kinh điển của thể loại này. Chu Nhuận Phát trở thành biểu tượng điện ảnh của châu Á với rất nhiều vai diễn trong các phim ăn khách cuối thập niên 1980 còn Thành Long bắt Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ22i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện đầu được Hollywood chú ý tới sau thành công của loạt phim Câu chuyện cảnh sát (警察 故事). Tại Trung Quốc, các đạo diễn thuộc thế hệ thứ 5 nổi tiếng của điện ảnh nước này như Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca cũng bắt đầu khẳng định vị trí với các bộ phim nổi tiếng như Hoàng thổ (黄土地, 1984) hay Cúc Đậu (菊豆, 1989). Thập niên: Kỷ nguyên của kỹ thuật số và DVD Công nghệ thông tin đã mang lại bước đột phá lớn cho điện ảnh thế giới cả về kỹ xảo và phong cách thực hiện phim. Kỹ thuật số mang lại cho các bộ phim bom tấn những kỹ xảo mang tính cách mạng như hình ảnh những con khủng long trong Công viên kỷ Jurra (Jurrasic Park, 1993) hay một con tàu khổng lồ gặp nạn trong Titanic (1997), cả hai bộ phim này đều lần lượt phá kỉ lục về doanh thu trong đó Titanic vẫn đang giữ vị trí bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới với tổng doanh số ước tính khoảng 1,8 tỷ USD. Năm 1994, Vua sư tử (The Lion King) trở thành bộ phim hoạt hình truyền thống (vẽ tay) ăn khách cuối cùng của Disney Pictures trước khi Câu chuyện đồ chơi (Toy Story, 1995) của hãng Pixar ra đời, đánh dấu giai đoạn thống trị của các bộ phim hoạt hình kĩ thuật số tại Hollywood. Thập niên 1990 cũng đánh dấu bước nhảy vọt của các nền điện ảnh mới ở Trung Quốc, Iran hay Hàn Quốc. Các đạo diễn Hồng Kông, Trung Quốc bắt đầu giành được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế như Trần Khải Ca với Bá Vương biệt cơ (1993), Trương Nghệ Mưu với Phải sống (1994), Vương Gia Vệ với Xuân quang xạ tiết (1997). Một số đạo diễn gốc Hoa đã bắt đầu sang Hollywood để tìm những thử thách mới, tiêu biểu trong số này là Lý An và Ngô Vũ Sâm. Chỉ mới nổi lên trong thập niên 1980 nhưng đến giữa thập niên 1990 hình thức băng từ đã nhanh chóng bị thay thế bởi các CD và sau đó là DVD. Với chất lượng hình ảnh và âm thanh cao, việc mua và thuê DVD phim đã trở thành một hình thức giải trí mới và các rạp chiếu phim lại tiếp tục gặp phải một đối thủ lớn. Thập niên 2000 Thập niên 2000 mở đầu với sự nổi lên của dòng phim tài liệu với các bộ phim của đạo diễn Michael Moore như Bowling for Columbine và Fahrenheit 9/11. Sau thành công của những bộ ba phim như Bố già, Indiana Jones ở các thập niên trước, trào lưu làm các bộ phim có nhiều phần trở nên thịnh hành ở Hollywood như Ma trận, Cướp biển Caribe Trong số đó, một bộ ba phim đã đạt được thắng lợi vang dội về cả doanh thu và nghệ thuật là loạt phim Chúa tể của những chiếc nhẫn (The Lord of The Rings) của đạo diễn Peter Jackson. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ23i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Với sự phát triển vượt bậc của Internet và công nghệ thông tin, điện ảnh cũng phải đối mặt với tình trạng vi phạm bản quyền ngày càng nghiêm trọng. 2.2.2. Điện ảnh Việt Nam Điện ảnh Việt Nam là tên gọi ngành công nghiệp sản xuất phim của Việt Nam từ 1923 đến nay. Điện ảnh bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890, nhưng mãi đến năm 1923 mới xuất hiện bộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện. Từ năm 1925 xuất hiện những hãng phim Việt Nam, có những bộ phim Việt Nam hợp tác với nước ngoài. Đến thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ở miền Bắc với những diễn viên như Trà Giang, Thế Anh, đạo diễn Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sếnđã thực hiện những bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội ghi dấu ấn cho nền điện ảnh cách mạng. Miền Nam với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lê Dân, Lê Mộng Hoàng đã thực hiện Chân trời tím, Loan mắt nhung, Người tình không chân dung đạt được doanh thu cao và giành những giải thưởng trong các liên hoan phim châu Á. Sau năm 1975, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Nguyễn Hồng Sến tiếp tục thực hiện những bộ phim như Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang thu hút được nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế. Vượt qua giai đoạn khủng hoảng của thập niên 1990, gần đây điện ảnh Việt Nam lấy lại được khán giả với những bộ phim ăn khách như Gái nhảy, Những cô gái chân dài Một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết tới, trong đó nhiều phim của các đạo diễn Việt kiều. Mùi đu đủ xanhcủa đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng đã được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1994. Điện ảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và CHXHCN Việt Nam, các dự án do hãng phim nhà nước thực hiện, còn được gọi là Điện ảnh cách mạng Việt Nam, đặc biệt nếu nội dung tác phẩm có liên quan đến đề tài chính luận, chiến tranh, lịch sử. Điện ảnh du nhập vào Việt Nam Điện ảnh du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ngày 28 tháng 12 năm 1895, nền điện ảnh được khai sinh với buổi chiếu của hai anh em Auguste và Louis Lumière tại tầng hầm quán Grand Café ở Paris. Đầu năm 1896, anh em nhà Lumière mở một lớp học trong 6 tháng đào tạo quay phim để truyền bá phát minh mới này. Một trong những học viên đầu tiên đó là Gabriel Veyre, sau khi quaThượng Hải đã đến Hà Nội. Ngày 28 tháng Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ24i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 4 năm 1899 Gabriel Veyre đã tổ chức buổi chiếu phim đầu tiên[1] tại Hà Nội miễn phí cho công chúng vào xem. Báo L'Avenir du Tonkin số ra ngày 29 tháng 4 năm 1899 xuất bản tại Hà Nội có tường thuật đầy đủ về buổi chiếu phim này. Sau đó, những buổi chiếu tiếp theo được thực hiện ở các khách sạn, nhà hàng lớn nhân những ngày lễ quan trọng hoặc sự kiện chính trị nào đó. Khán giả điện ảnh hầu hết là các quan chức, viên chức, chủ công ty công nghiệp và doanh nghiệp, đơn vị quân đội Pháp chiếm đóng thuộc địa. Dựa theo một số tài liệu, báo chí, hồi ký thì thỉnh thoảng có một vài buổi chiếu phim ở nơi công cộng cho dân bản xứ mua vé vào xem như các ngày hội, chợ phiên, quay sổ xố. Trên báo chí Việt Nam đã đăng quảng cáo những buổi chiếu phim bán vé tại một số địa điểm công cộng. Rạp chiếu phim đầu tiên tại Việt Nam là rạp Pathé, do một người Pháp là Aste[2] xây dựng tại Hà Nội, cạnh hồ Hoàn Kiếm, khánh thành ngày 10 tháng 8 năm 1920. Tiếp đó tới rạp Tonkinois bắt đầu từ 1921 Thời ấy, người ta gọi những buổi trình chiếu phim là buổi trình diễn "trò chớp bóng". Để thiết lập độc quyền khai thác mạng lưới chiếu bóng, ngày 11 tháng 9 năm 1923 người Pháp thành lập hãng Phim và Chiếu bóng Đông Dương (Indochine Films et Cinéma, IFEC) và năm 1930 Công ty Chiếu bóng Đông Dương (Societé des cinéthéâtre d’Indochine). Một số Hoa kiều cũng bỏ vốn xây dựng những rạp nhỏ, chủ yếu chiếu phim thuê của người Pháp và một số ít phim của Hồng Kông, Trung Quốc. Đến năm 1927, tại Việt Nam có 33 rạp chiếu bóng ở các đô thị như Hà Nội 4 rạp, Hải Phòng 2 rạp, Huế 2 rạp, Chợ Lớn 4 rạp, Sài Gòn 4 rạp, Cần Thơ 2 rạp Năm năm sau, tức năm 1932 con số tăng lên nhanh chóng. Riêng Bắc Kỳ có 27 rạp, Trung Kỳ 11 rạp và Nam Kỳ 13 rạp.[1] Một số người Việt Nam bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh mới này. Người đầu tiên là nhà tư bản Vạn Xuân. Năm 1936 ông đã bỏ tiền xây rạp chiếu bóng Olimpia - nay là nhà hát Hồng Hà trên phố Hàng Da ở Hà Nội. Đến năm 1939, số lượng rạp chiếu phim lại Việt Nam lên tới con số 60. Những năm trước 1930, mỗi rạp chỉ lắp đặt một máy chiếu phim. Khi hết một cuộn phim thì các đèn trong rạp bật sáng và người thợ máy thay cuộn phim mới để chiếu tiếp. Màn ảnh được làm bằng những mảnh vải trắng may lại, xung quanh viền vải xanh thẫm hoặc đen. Khán giả ngồi trên những ghế tựa hoặc ghế băng có dựa lưng bằng gỗ. Sàn phòng chiếu bằng phẳng và màn hình được đặt trên phía cao khiến khán giả bị mỏi cổ khi xem phim. Một vài rạp không có ghế ngồi. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết: " rạp Family ở phố Hàng Buồm. Rạp này có hai hạng, coi mặt chính thì phải Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ25i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện trả hai xu, coi mặt trái thì chỉ mất nửa tiền, cả hai hạng đều không có ghế, khán giả ngồi xệp xuống đất mà coi". Từ nửa cuối thập niên 1930, một số rạp mới có ban công và sàn được làm dốc, các hàng ghế được bố trí lệch nhau. Các rạp cũng được trang bị quạt máy và phân cấp thành hai loại: sang và bình dân. Những bộ phim đầu tiên được trình triếu ở Việt Nam đều là phim câm. Đến khoảng giữa thập niên 1930, khán giả mới được xem phim nói với bộ phim đầu tiên là Phía Tây không có gì lạ được xây dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Erich Maria Remarque. Nhưng khi đó, để xem được phim nói, chỉ giới trí thức, sinh viên, học sinh trung học mới nghe được tiếng Pháp và đọc được phụ đề Pháp ngữ. Trong khoảng thời gian Thế chiến thứ hai từ 1939 đến 1945, giao thông đường biển từ Pháp tới Việt Nam bị Đức và Nhật phong tỏa, ảnh hưởng đến việc vận chuyển phim. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam, nắm quyền cai trị Đông Dương. Khoảng thời gian này một số chủ người Pháp bán lại các rạp chiếu bóng cho những người Hoa ở Hà Nội,Sài Gòn. Các chủ người Hoa bắt đầu nhập phim từ Hồng Kông, Singapore vào chiếu ở Việt Nam. Những phim đầu tiên Những phim đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam là do người Pháp thực hiện. Sớm nhất là những đoạn phim được quay để sử dụng trong những cuốn phim giới thiệu sinh hoạt ở các thuộc địa Pháp do hãng Pathé phát hành ngay từ năm 1897. Tiếp đó là những phim tài liệu khai thác phong cảnh (Phong cảnh tại Kinh đô Huế), phong tục, hội hè, đình đám (Hội Kiếp bạc, Đám ma bà Thiếu Hoàng) hoặc các nhân vật thời thượng trong xã hội đương thời (Cô gái Bắc Kỳ). Năm 1916 Toàn quyền Ðông Dương là Albert Sarraut đã yêu cầu Bộ Chiến tranh Pháp cử một Ðoàn điện ảnh quân đội sang Việt Nam để quay phim giới thiệu về cuộc sống, phong tục, phong cảnh đất nước Việt Nam. Từ 1916 đến 1918 đoàn Điện ảnh quân đội Pháp đã quay được 20 phim phóng sự, tài liệu. Những phim này chủ yếu giới thiệu với công chúng Pháp hình ảnh về thuộc địa của mình để kêu gọi các nhà đầu tư, kinh doanh Pháp quan tâm đến việc khai thác thuộc địa. Đoàn Điện ảnh quân đội Pháp còn tổ chức các buổi chiếu phim ở các vùng nông thôn, thành thị, biên giới, tuyên truyền cho sức mạnh của người Pháp, vận động dân thuộc địa đi lính sang Pháp, mua công trái đóng góp cho nước Pháp tiến hành chiến tranh. Phim truyện đầu tiên Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ26i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Bộ phim truyện đầu tiên là Kim Vân Kiều do Công ty Chiếu bóng Đông Dương thực hiện năm 1923. Tác phẩm của Nguyễn Du được đưa lên màn bạc với diễn viên là các đào kép tuồng của ban Quảng Lạc, Hà Nội. Phim dài 1.500 m với phần ngoại cảnh được quay ở các vùng phụ cận Hà Nội và làm hậu kỳ tại Pháp.Kim Vân Kiều mắc phải nhiều sai lầm về nội dung, phần diễn xuất cũng chẳng có gì khác hơn hát trên sân khấu, đào kép thì ăn mặc và cử chỉ như hát tuồng. Phim Kim Vân Kiều công chiếu lần đầu với một số khán giả hạn chế và bị phần lớn báo chí khi đó chỉ trích. Tờ Hữu Thanh 15 tháng 3 năm 1924, viết: "Hồi 4 giờ rưỡi hôm 14 Mars (tháng 3) này, Hội Indochine Film có đem chớp thử Kim Vân Kiều tại nhà Cinéma Palace phố Tràng Tiền. Hôm ấy là hôm chớp thử nên chỉ mới có mấy nhà văn chương và mấy nhà báo Tây, Nam đến xem mà thôi". Ngày 15 tháng 3 năm 1924, tờ Trung Văn: "Số là lần này là lần thứ nhất mới có một bản chớp bóng dùng một sự tích An Nam, dùng con hát An Nam đóng, lấy những nơi thắng cảnh tự nhiên của An Nam làm cảnh trí, là lần đầu. Cái nghề chớp bóng xưa nay người An Nam chúng ta chưa từng biết; các phương pháp, các lề lối đều là phải tin cấp ở nhà chuyên môn Tây, người ta bảo thế nào là phải thì cứ thế mà làm. Những lẽ mình bàn góp vào cho hợp với sự tích, hợp với phong tục An Nam ta, thì cũng phải để tùy nhà chuyên môn người ta lượng nghĩ mà châm chước mà thôi, chứ mình không bắt buộc được người ta phải theo ý mình." Đông Pháp Thời Báo số ra ngày 24.9.1924 chê rằng: "Trong bản chớp bóng có ba nhân vật quan trọng là Thúy Kiều, Kim Trọng và Hoạn Thư. Vai Kim Trọng thì chẳng khác gì một thằng ngốc, diện mạo chẳng ra chi, thái độ lại khả bỉ làm sao chẳng khác chi cái thái độ của mấy anh bôi nhọ mặt ở rạp Quảng Lạc. Nhất là lúc đi tìm nhà trọ Đến lúc đối diện với Kiều coi thái độ chàng Kim đối với nàng Kiều chả khác gì cái tư cách một bác lính "chào mào" ngồi lần khân với một gái giang hồ Tóm lại, cuộc chớp bóng vừa rồi thiệt không có giá trị gì, chả lột được đôi chút tinh thần Truyện Kiều, chớp bóng có lẽ lại làm giảm mất cái chân giá trị đối với thế giới ". Sau thất bại của Kim Vân Kiều, năm 1925 IFEC tiếp tục thực hiện cuốn phim hài ngắn là Toufou có độ dài 600 m. Vai chính Toufou do một diễn viên người Việt lai Trung Quốc tên Léon Chang đóng. Phim nhại theo cách diễn xuất của Vua hề Charlie Chaplin và bị báo chí lẫn khán giả chỉ trích. Không nản lòng, IFEC cố gắng làm một bộ phim dài về Việt Nam. Đó là phim Huyền thoại bà Đế[3] năm 1927 dài 1.000 m. Phim do Paul Numier viết kịch bản dựa theo một câu chuyện dân gian nói về một cô gái bị cha mẹ, họ hàng nghi ngờ là hư Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ27i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện hỏng nên buộc phải chết, sau đó được giải oan và dân làng lập miếu thời gọi là Bà Đế. Đạo diễn bộ phim làGeorges Specht[4], còn vai chính một cô gái Pháp lai đảm nhiệm, các diễn viên Việt chỉ đóng vai phụ. Bộ phim này tiếp tục thất bại, vai chính bị chê là lố lăng, nội dung nhiều sai lạc ngớ ngẩn. Dù được gửi sang trình chiếu ở Pháp, Huyền thoại bà Đế vẫn thua lỗ về doanh thu. Sau thất bại của ba phim liên tiếp, Công ty Phim và Chiếu bóng Ðông Dương thôi không nghĩ đến chuyện làm phim nữa. Bộ phim đầu tiên của ngƣời Việt Năm 1924, ông Nguyễn Lan Hương, chủ tiệm ảnh Hương Ký ở Hà Nội, mời một chuyên viên người Pháp về dạy cho mình rồi thực hiện bộ phim hài Đồng tiền kẽm tậu được ngựa. Bộ phim dài 6 phút, phỏng theo tác phẩm La laitière et le pot au lait (Cô gái và bình sữa), truyện ngụ ngôn của La Fontaine. Phim thứ hai của Hương Ký cũng là phim hài với tựa phim là Cả Lố. Nhưng phim đang quay dở dang lại phải bỏ, vì có sự bất đồng giữa Hương Ký và diễn viên đóng phim. Sau đó, Hương Ký còn quay phim tài liệu Ninh Lăng dài 2.000 m về đám tang vua Khải Định. Tiếp đó là phim Tấn tôn đức Bảo Đại, dài 800 m, về lễ đăng quang Hoàng đế Bảo Đại. Tuy được hoan nghênh, nhưng vì không có thị trường nên không đủ bù đắp vào số vốn đã bỏ ra thực hiện phim. Phim chiếu ở Hà Nội được 27 ngày, doanh thu khoảng 5.000 đồng tiền Đông Dương, trong khi chi phí sản xuất gần 30.000 đồng[5]. Nhờ gây được tiếng vang, Nguyễn Lan Hương được Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đặt hàng làm hai phim phóng sự quay tại Trung Quốc. Một trong hai phim là Đám tang tướng Đường Kế Nghiêu, năm 1929. Nhưng sau đó không thấy ông Nguyễn Lan Hương làm phim tiếp, mà trở về với nghề nhiếp ảnh của mình. Có những ý kiến cho rằng lý do là vì tác động của người Pháp, họ không muốn một hãng phim Việt Nam thành công trong khi họ liên tục gặp thất bại. Hãng phim Hương Ký biến mất sau vài năm tồn tại. Từ đó, hoạt động sản xuất phim của người Việt Nam ngưng hoạt động suốt 7 năm liền từ 1930 đến 1936. Phim nói Những năm cuối thập niên 1930, Việt Nam hình thành một lớp trí thức mới, tiếp thu văn hóa Pháp. Nhiều phong trào văn học, sân khấu, âm nhạc nở rộ. Từ cuối 1936, nhiều nhóm thanh niên có ý định làm phim, bắt đầu cho những phim nói đầu tiên của Việt Nam. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ28i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện An Nam Nghệ sĩ đoàn do một số thanh niên yêu điện ảnh thành lập. Họ tự học điện ảnh qua sách vở đặt mua từ bên Pháp. Đầu năm 1937, một thương gia người Hoa giàu có ởHải Phòng tên Trịnh Lâm Ký đã tiếp xúc với An Nam Nghệ sĩ đoàn, bàn việc đưa một đoàn diễn viên Việt Nam sang Hồng Kông quay phim. Nhưng việc không thành vì xảy ra cuộc chiến Trung-Nhật. An Nam Nghệ sĩ đoàn tiếp tục vận động những người giàu có ở Hà Nội bỏ tiền ra làm phim, nhưng không có kết quả. Cuối tháng 11 năm 1937, An Nam Nghệ sĩ đoàn ký được một hơp đồng làm phim với Công ty điện ảnh Nam Trung hoa (The South China Motion Pictures Co.) để sản xuất bộ phim truyện dài Cánh đồng ma. Kịch bản phim Cánh đồng ma do Đàm Quang Thiện viết, bút danh trên phim là Nguyễn Văn Nam. Đàm Quang Thiện vốn là một sinh viên Y khoa, muốn qua kịch bản chứng minh thuyết di truyền trong y học, nhưng Công ty điện ảnh Nam Trung Hoa cùng đạo diễn người Trung Quốc Trần Phì đã tự ý sửa nội dung kịch bản, biến nó thành một phim trinh thám với nhiều máu và đàn bà. Các nghệ sĩ Việt Nam phản đối nhưng không kết quả, phải diễn theo những nội dung không có từ trước trong kịch bản. Thực hiện trong 13 ngày, Cánh đồng ma hoàn thành giai đoạn quay vào ngày 30 tháng 1 năm 1938. Sau Cánh đồng ma, 6 diễn viên người Việt ở lại Hồng Kông để quay tiếp Trận phong ba, một phim Hồng Kông nhưng nói về một người Việt. Trận phong ba được gấp rút hoàn thành và công chiếu trước Cánh đồng ma nhưng không thành công, bị khán giả la ó. Chiếu sau Trận phong ba một tháng, tháng 7 năm 1938, Cánh đồng ma ra mắt và cũng bị dư luận và báo chí chê trách. Trong đoàn làm phim Việt Nam sang Hồng Kông khi đó có nhà văn Nguyễn Tuân, ông đóng một vai rất phụ trong Cách đồng ma và khi về viết bút ký Một chuyến đi[6]. Sau Cánh đồng ma, các nghệ sĩ trong An Nam Nghệ sĩ đoàn còn tham gia hai phim truyện nói tiếng Pháp do Hãng Franco Film thực hiện tại Việt Nam rồi không tiếp tục hoạt động nữa vì không có ai dám bỏ vốn ra làm phim tiếp. An Nam Nghệ sĩ đoàn chỉ tồn tại trong 2 năm, họ được ghi nhận như những người Việt Nam đầu tiên hợp tác làm phim với nước ngoài. Cuối năm 1937, chủ hãng đĩa hát Asia là Nguyễn Văn Đinh đã cho ra đời Hãng phim Châu Á (Asia Film) tại Sài Gòn. Ông bỏ tiền mua máy móc thiết bị từ bên Pháp về để sản xuất phim có tiếng cỡ 35 mm đầu tiên tại Việt Nam. Đầu năm 1938, hãng Asia Film khởi quay bộ phim đen trắng 35 mm Trọn với tình có độ dài 90 phút. Đạo diễn là Nguyễn Phương Danh, tức Tám Danh xuất thân từ nghệ sỹ sân khấu cải lương. Kịch bản, quay phim và dựng phim do giám đốc hãng là Nguyễn Văn Đinh thực hiện. Phim Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ29i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện được quay và làm hậu kỳ hoàn toàn tại Việt Nam do các chuyên viên kỹ thuật Việt Nam đảm nhiệm mà lực lượng nồng cốt là các kỹ thuật viên của hãng đĩa Asia. Tuy không thành công như mong đợi, nhưng khi tung ra chiếu vào đầu năm 1939, Trọn với tình cũng thu hút được người xem vì đây là một bộ phim nói 35 mm đầu tiên tại Việt Nam, do người Việt Nam sản xuất. Sau Trọn với tình, Nguyễn Văn Đinh còn cho ra tiếp ba phim nữa do mình tự viết kịch bản, tự đạo diễn, tự quay phim, dựng phim. Đó là Cô Nga dạo thị thành (1939), Khúc khải hoàn và Toét sợ ma (1940). Nghệ thuật và kỹ thuật của cả 3 phim đều không hơn gì Trọn với tình. Từ năm 1940, hãng phim Châu Á ngừng hoạt động cho đến thập niên 1960mới hoạt động trở lại tại Sài Gòn. Năm 1939, một hãng phim mới ra đời nữa tại Sài Gòn là hãng Việt Nam Phim với bộ phim truyện ra mắt có tên là Một buổi chiều trên sông Cửu Long do Nguyễn Tấn Giầu viết kịch bản, đạo diễn, quay phim. Phim được quay 16 mm, có độ dài 90 phút với âm thanh ngoài phim. Nhạc, lời, tiếng động được thu vào đĩa, khi chiếu được bật lên cùng hình ảnh. Một buổi chiều trên sông Cửu Long chỉ ra mắt được vài buổi ở Sài Gòn và Mỹ Tho. Cuối năm 1939, Nguyễn Tấn Giầu lại bắt tay làm tiếp phim truyện hài Lão thầy pháp râu đỏ và phim tài liệu Đèo Ngang tức cảnh[7]. Cả hai phim này cũng chết yểu như Một buổi chiều trên sông Cửu Long. Sang năm 1940, quân Nhật tiến vào Đông Dương, người Việt Nam không còn ai đứng ra làm phim. Các rạp chỉ còn chiếu chủ yếu phim Nhật và các nước đồng minh của Nhật. Giai đoạn 1945-1954 Hiệp định Genève năm 1954 chia Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Tại miền Bắc, với sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, điện ảnh được Nhà nước cấp kinh phí sản xuất những bộ phim mang tính tuyên truyền, được gọi là điện ảnh Cách mạng. Những bộ phim này được mang tới các liên hoan phim ở những nước xã hội chủ nghĩa và đã giành được nhiều thành công. Ở miền Nam, hình thành một thị trường điện ảnh với nhiều hãng phim tư nhân. Thị trường này, có thời kỳ suy thoái, có giai đoạn phát triển mạnh mẽ đã sản xuất các bộ phim thuộc nhiều thể loại, đề tài phong phú. Nếu như ở miền Bắc năm 1959 mới xuất hiện bộ phim truyện đầu tiên thì ở miền Nam, điện ảnh đạt tới thời kỳ đỉnh cao ngay từ năm 1957 với nhiều bộ phim được sản xuất, trong đó có phim màu đầu tiên của Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ30i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam là phim Lục Vân Tiên[9]. Những đại diện của điện ảnh miền Nam tới tham dự các liên hoan phim ở Châu Á và trong khu vực cũng đã nhận được nhiều giải thưởng. Miền Bắc Sau năm 1954, các nhà làm phim của miền Bắc vẫn tiếp tục với các phim tài liệu. Một vài phim tài liệu ngắn mang tính lịch sử như Hội nghị quân sự Trung Giã, Tù hàng binh dưới chế độ ta, Tiếp quản Thủ đô và các phim thời sự về sinh hoạt của tù binh Âu - Phi, trao trả tù binh ở Tuyên Quang, Việt Trì, Sầm Sơn. Năm 1955, các phim tập trung phản ánh cuộc sống thay đổi sau chiến tranh, chống di cư, chuyển quân tập kết. Từ năm 1956, phim thời sự ra đều hàng tuần. Năm 1959, bộ phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải của đạo diễn Bùi Đình Hạc đã đạt huy chương vàng ở liên hoàn phim Moskva. Một phương thức để phổ biến điện ảnh khi đó là các buổi chiếu bóng lưu động: phim được chiếu ở một khu đất trống với một màn ảnh được dựng lên, máy chiếu được chạy nhờ máy phát điện. Nhiều đơn vị chiếu bóng được thành lập tới các vùng nông thôn và cả thành thị phục vụ khán giả. Năm 1954 khi cuộc chiến Việt-Pháp kết thúc, toàn miền Bắc có 26 rạp và 23 đội chiếu bóng lưu động. Năm 1955 tăng lên 37 rạp và 37 đội chiếu bóng. Năm 1963, 46 rạp và 11 bãi chiếu phim ngoài trời, 269 đội chiếu bóng phục vụ 112.804.000 lượt người xem. Năm 1964 số lượng tăng lên tới 48 rạp và 11 bãi chiếu phim và 277 đội chiếu bóng nhưng số lượt người xem giảm xuống còn 77.414.720. Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, vì lý do an ninh các đội chiếu bóng và bãi chiếu bóng không tập trung đông người nữa. Năm 1956, tổ chức điện ảnh được tách riêng làm hai bộ phận: Xưởng phim Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng Việt Nam. Cũng trong thời gian này, Cục Điện ảnh được thành lập. Năm 1957 báo Điện ảnh xuất hiện. Đến năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam, Nhà máy cơ khí điện ảnh, Xưởng phim Hoạt hoạ và búp bê Việt Nam, Xưởng phim Thời sự, tài liệu Trung ương lần lượt ra đời. Một số hoạt động văn nghệ khác được coi như bước chuẩn bị cho phim truyện. Phan Nghiêm, từ Việt Bắc về Hà Nội đã cải biên, quay và thu thanh tại chỗ vở kịch Lòng dân bằng phim 16 mm, sau đó hòa âm tại Tiệp Khắc. Xưởng phim Việt Nam cũng đã làm thử một số tiểu phẩm. Đầu tiên, đạo diễn Phạm Kỳ Nam, quay phim Trần Thịnh cùng các diễn viên Tuệ Minh, Hoà Tâm, đã dựng và quay tiểu phẩm về Võ Thị Sáu. Tiểu phẩm thứ hai dựa theo truyện ngắn Thư nhà của nhà văn Hồ Phương. Tiêu phẩm này được mang tên Người chiến sĩ (còn có tên khác là Cô lái đò bến Chanh), đạo diễn Trần Công, quay phim Khương Mễ cùng các diễn viên Phi Nga, Huy Công, Cam Ly, Khang Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ31i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Hy. Tiểu phẩm thứ ba có tên Nhựa sống nói về hoạt động của học sinh sinh viên nội thành thời gian thuộc quyền kiểm soát của Pháp. Đạo diễn Phạm Kỳ Nam, quay phim Thẩm Võ Hoàng. Các vai chính do Bích Vân, Trần Phương và Tự Huy đóng. Năm 1958, đạo diễn Mai Lộc làm bộ phim Biển động. Kịch bản do soạn giả cải lương Ngọc Cung viết, nội dung về cuộc khởi nghĩa thất bại ở Hòn Khoai, Cà Mau năm 1940. Phim hoàn thành nhưng khi duyệt hòa âm thì không được thông qua. Trong cuốn sách Điện ảnh Việt Nam thuở ban đầu đạo diễn Mai Lộc viết lại: "Phim không được thông qua vì nội dung phim không phù hợp với đường lối chính trị lúc bấy giờ, là đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mà phim lại mô tả một cuộc nổi dậy thất bại tại miền Nam. Vì thế bộ phim truyện đầu tay của chúng tôi đã thất bại ". Một số kịch bản phim truyện khác cũng đã được viết, nhưng chưa kịch bản nào được dựng thành phim. Giai đoạn 1959-196 Năm 1959 được coi là điểm mốc với sự ra đời của bộ phim truyện điện ảnh Cách mạng đầu tiên: Chung một dòng sông. Từ năm 1958 một bộ phim truyện đã được triển khai. Kịch bản đầu tiên mang tên Tình không giới tuyến, của tác giả Cao Đình Báu viết từ đầu năm 1957, nói về mối tình bị chia cắt của hai nhân vật Hoài và Việt sống trên đôi bờ sông Bến Hải. Ban đầu Tình không giới tuyến chỉ là một cốt truyện sơ lược. Sau khi được góp ý kiến, Cao Đình Báu và Đào Xuân Tùng đã sửa chữa và hoàn chỉnh kịch bản đổi tên thành Chung một dòng sông. Cốt truyện Chung một dòng sông đơn giản, nhưng đề cập đến vấn đề thời sự khi đó. Theo hiệp định Genève, sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời phân chia hai miền Nam Bắc. Hai nhân vật chính Vận và Hoài yêu nhau nhưng bị dòng sông chia cắt. Đạo diễn phim là Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (tức Phạm Kỳ Nam), quay phim Nguyễn Đắc, họa sĩ thiết kế Đào Đức. Chung một dòng sôngđược công chiếu ngày 20 tháng 7 năm 1959 đã giành được nhiều thiện cảm của khán giả. Năm 1960 cũng là năm đánh dấu của phim hoạt hình với bộ phim đầu tiên Đáng đời thằng cáo. Tiếp đó đến các phim Chiếc vòng bạc, Chú thỏ đi học được sản xuất. Sau Chung một dòng sông, các nhà làm phim Cách mạng tiếp tục thực hiện các bộ phim truyện khác. Đề tài lớn nhất trong giai đoạn này là cuộcChiến tranh Việt-Pháp vừa kết thúc. Từ năm 1959 đến 1964, có 18 bộ phim thì 11 nói về đề tài trên: Vợ chồng A Phủ (1961), Lửa trung tuyến(1961), Chim vành khuyên (1962), Chị Tư Hậu (1963), Kim Đồng (1964) Ngoài ra, đề tài xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc cũng được đề cập Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ32i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện đến trong các phim: Khói trắng (1963), Cô gái nông trường (1960), Vườn cam (1960) Cho tới tận 1964 thì Chung một dòng sông vẫn là phim duy nhất về đề tài Chiến tranh Việt Nam. Trong những năm đầu, ngoài Phạm Kỳ Nam từng học đạo diễn ở Học viện Điện ảnh Pháp (Institut des hautes études cinématographiques), các nghệ sĩ còn lại chỉ tự học, làm quen với điện ảnh bằng những phim tài liệu trước đó. Đến năm 1962 mới xuất hiện lớp nghệ sĩ thuộc khóa đạo diễn đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam. Một khó khăn khác là sự yếu kém của kịch bản, lý do văn học Cách mạng thời kỳ này cũng rất yếu, với phần lớn là truyện ngắn, rất ít truyện dài hay tiểu thuyết. Trong những phim thời kỳ đó, Vợ chồng A Phủ làm từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Tô Hoài, Chị Tư Hậu, Chim vành khuyên được xem là thành công. Về diễn viên, ngoài những nghệ sĩ sân khấu chuyển sang điện ảnh như Phi Nga, Danh Tấn, Tuệ Minh, Trung Tín, Văn Phức, Mai Châu, Thu An giai đoạn này đã xuất hiện những gương mặt mới sẽ là trụ cột của điện ảnh Cách mạng giai đoạn sau: Trà Giang, Lâm Tới, Đức Hoàn Giai đoạn 1965-1975 Từ cuối năm 1964, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc, Chiến tranh Việt Nam bước vào thời kỳ khốc liệt nhất. Điện ảnh miền Bắc với nhiệm vụ tuyên truyền bắt đầu quay lại đề tài về cuộc chiến đang diễn ra. Thời kỳ này đội ngũ làm phim đã đa dạng và trưởng thành hơn. Ngoài lớp nghệ sĩ thứ nhất, xuất hiện lớp nghệ sĩ thứ hai là những người được đào tạo tại trường Điện Ảnh Việt Nam khóa đầu tiên. Thế hệ nghệ sĩ thứ ba là những nhà làm phim học ở Đại học điện ảnh Moskva về nước năm 1962. Miền Nam Ở miền Nam Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, với thị trường tự do nên các hãng phim chủ yếu sản xuất phim thương mại phục vụ khán giả với nhiều thể loại như hành động, tình cảm, tâm lý xã hội, kinh dị Khi người Mỹ chính thức tham chiến vào Chiến tranh Việt Nam, cùng với quân đội họ đã mang theo cả văn hóa Âu Mỹ và những công nghệ kỹ thuật mới vào Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến văn hóa nói chung trong đó có điện ảnh. Một yếu tố khác có ảnh hưởng tới điện ảnh của miền Nam thời kỳ này là sự phát triển mạnh của cải lương những năm cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Rất nhiều nghệ sĩ điện ảnh xuất thân từ cải lương. Từ năm 1954 tới 1975, có những giai đoạn hoàng kim, như năm 1957, các hãng phim tư nhân điện ảnh miền Nam sản xuất 37 phim. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ33i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Vào đầu thập niên 1960 có 177 rạp chiếu bóng, trong đó 61 rạp ở Sài Gòn, tổng cộng là 83.000 chỗ ngồi Giai đoạn 1954-1960 Năm 1955, Phòng Điện ảnh được thành lập. Đến năm 1959 Trung tâm Quốc gia Điện ảnh thuộc Nha Thông tin ra đời, với một đội ngũ những người làm phim gồm 19 đạo diễn, 13 quay phim, 5 chuyên viên thu thanh và 2 chuyên viên dựng phim. Đa số những người này được cố vấn Mỹ dạy tại chỗ hoặc đi tu nghiệp ở nước ngoài trong hai năm từ 1957 đến 1959. Bên cạnh đó còn mời chuyên gia củaPhilippines đến Sài Gòn hợp tác với một số hãng tư nhân thực hiện những phim tuyên truyền cho chế độ. Trung tâm Điện ảnh chính là nơi đào tạo những chuyên viên điện ảnh đầu tiên của miền Nam. Giai đoạn 1958 đến 1960 là giai đoạn thấp nhất của điện ảnh miền Nam so với đỉnh cao là năm 1960. Con số 39 nhà sản xuất phim chỉ còn 9 hãng hoạt động cầm chừng, mỗi năm sản xuất một hai phim, thiếu vốn, phim lỗ, chính sách thuế Giai đoạn 1960-1970 Trong giai đoạn khó khăn, vẫn có những người đam mê điện ảnh. Như nhóm Bọn Trẻ của Nguyễn Long và Hoàng Anh Tuấn đã cùng bạn bè góp vốn làm phim. Nguyễn Long với bộ phim dài 100 phút Mưa lạnh hoàng hôn (1961) giới thiệu gương mặt diễn viên Mai Ly. Hoàng Anh Tuấn với phim Trời không muốn sáng. Để cạnh tranh lại với phim Ấn Độ, Hồng Kông Thái Thúc Nha điện ảnh hóa cải lương với những phim Oan ơi ông Địa (1961), vai chính là Thẩm Thúy Hằng hay Bẽ bàng (1961) với Kim Cương. Nhưng do yếu kém về kỹ thuật và được thực hiện vội vàng, hai phim này cũng bị báo giới chê bai. Khoảng 1962, 1963 điện ảnh miền Nam bắt đầu hồi sinh trở lại. Nhiều hãng phim mới xuất hiện cùng các dự án làm phim. Thời kỳ này các phim bắt đầu sử dụng kỹ thuât phim màu đơn. Hãng phim Alpha tiên phong với Mưa rừng (1962) có Kim Cương cùng Kiều Chinh. Sau đó là bộ phim tốn kém Đôi mắt người xưa của hãng Liêm Phim, được thực hiện trong ba năm từ 1962 đến 1964. Đây cũng là phim đầu tiên Thanh Nga tham gia, tuy nhiên khánh giả lại biết tới cô với Hai chuyến xe hoa được trình chiếu trước vào 1963. Đạo diễn Lê Mộng Hoàng cùng kịch sĩ Năm Châu thực hiện Tơ tình do hãng Mỹ Vân sản xuất năm 1963. Tơ tình có sự tham gia của Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Mai Ly và nữ ca sĩ Thanh Thúy. Đây là một bộ phim nặng về âm nhạc, trong phim Thẩm Thúy Hằng trong vai ca sĩ Lệ Trinh. Sau thành công lớn về mặt doanh thu của Tơ tình, Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ34i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện hãng Mỹ Vân làm tiếp phim Bóng người đi (1964) do Năm Châu đạo diễn. Phim này Thẩm Thúy Hằng diễn xuất cùng Thành Được, Út Bạch Lan. Năm 1969, Liên Ảnh Công Ty thực hiện bộ phim màu màn ảnh rộng Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ. Về mặt kỹ thuật đây là bộ phim có những tiến bộ vượt bậc. Ngoài những diễn viên điện ảnh tên tuổi Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Đoàn Châu, phim Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ còn qui tụ các diện viên và soạn giả cải lương như Lê Khanh, Thanh Cao, Ngọc Điệp, Tư Hề, Văn Lượng. Cũng năm 1969, một bộ phim khác đạt kỷ lúc bán vé là Chiều kỷ niệm. Đây là bộ phim đầu tay của nhóm Thẩm Thúy Hằng với đạo diễn là Lê Mộng Hoàng, lời thoại do nghệ sĩ Năm Châu viết. Phim đen trắng, 35 mm dài 1 giờ 45 phút. Ngoài Thẩm Thúy Hằng, Hùng Cường, phim cũng có sự tham gia của các tên tuổi cải lương Năm Châu, Phùng Há, Bảy Ngọc, Thanh Tú Chỉ trong tuần lễ công chiếu đầu tiên tại rạp Rex, Chiều kỷ niệm đã thu về 1 triệu đồng. Sau vài tuần, con số doanh thu lên tới 10 triệu. Vào những năm này, để có nhạc cảnh và ca khúc trên phim, các hãng thường đặt các nhạc sĩ như Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Huỳnh Anh viết. Giọng ca do các ca sĩ như Thái Thanh, Hoài Trung thể hiện để diễn viên xuất hiện trên phim nhép miệng. Nhưng phim khác đáng chú ý trong giai đoạn này có thể kể đến: Loạn, Yêu (1964), Dang dở (1965), Giã từ bóng tối (1969), Trai thời loạn (1969) Ngoài Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga, Kim Cương, điện ảnh còn ghi nhân những tên tuổi Kim Vui, Mộng Tuyền, Thảo Sương, Kim Xuân, Thanh Lan, Thiên Trang, Ngọc Minh Đạo diễn sung sức nhất thời kỳ này là Lê Mông Hoàng. Năm 1966, tại Đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 13, nữ diễn viên Xuân Dung đã được trao tặng giải thưởng nữ Diễn viên Xuất sắc nhất với vai diễn trong phim Đôi mắt người xưa do hãng Liêm Phim sản xuất. Đây là giải thưởng quốc tế lớn đầu tiên của các diễn viên điện ảnh miền Nam. Giai đoạn 1970-1975 Cuối thập niên 1960 ở miền Nam, trong khi cải lương ngày càng sa sút thì điện ảnh lại phát triển mạnh mẽ, bước vào thời kỳ hoàng kim. Năm 1969 để kích thích ngành điện ảnh, chính phủ tổ chức "Ngày Điện ảnh Việt Nam" với chủ trương rạp chiếu bóng trên toàn quốc chỉ chiếu phim Việt Nam và không thu tiền vé vào ngày hôm đó để chiêu dụ khán giả vào xem. Tại thủ đô Sài Gòn rạp Rex cho trình chiếu lần đầu phim Xin chọn nơi này làm quê hương của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Sự kiện thành công rực rỡ Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ35i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện nên từ đó mỗi năm vào ngày 22 Tháng 9 thì lại khai mạc "Ngày điện ảnh Việt Nam". Cũng vào dịp đó Nha Điện ảnh đệ trình ba chính sách mới của chính phủ:[6] 1. Giúp nhân và phương tiện cho các hãng tư nhân làm phim 2. Các hãng nhập cảng phim ngoại quốc sẽ được tăng quota nếu sản xuất phim Việt Nam 3. Nha Điện ảnh sẽ hợp tác với hãng tư nhân nếu phim có đề tài và nội dung thích hợp. Với hơn 30 hãng phim hoạt động, kinh doanh điện ảnh thực sự có lãi. Số lượng phim tăng lên nhanh chóng: năm 1970 có 6 phim, năm 1971 có 24 phim và đỉnh cao là năm 1972 với 29 phim. Các hãng phim đã nhìn xa trông rộng, biết tìm đối tác, hợp tác cùng các nước trong khu vực để sản xuất. Nếu như trước đây, các hãng phim muốn nhập phim nước ngoài thì phải tự mình sản xuất một phim trong một năm, thì từ năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho phép nhập phim tự do. Mặc dù vậy, việc làm phim trong nước với nhiều dự án vấn phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1970, điện ảnh Việt Nam Cộng hòa liên tục cử nhiều đoàn đi tham dự các liên hoan phim quốc tế tại Tây Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia Đƣợc sự quan tâm của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, năm 1970, Giải thƣởng Điện ảnh ra đời. Các hãng Mỹ Vân, Cosunam phim, Việt Nam Phim, Giao Chỉ phim xin phép những dự án xây dựng phim trƣờng. Từ cuối 1969, các phim sản xuất bắt đầu là phim màu, thƣờng đƣợc in tráng ở nƣớc ngoài, nhiều nhất là ở Nhật Bản. Chính phủ còn miễn thuế nhập cảng phim nhựa màu, tạo điều kiện cho các nhà làm phim. Liên tiếp trong các năm 1971, 1972, 1973, 1974 ở các kỳ liên hoan phim trong khu vực, Việt Nam Cộng hòa đều gặt hái đƣợc những giải thƣởng tôn vinh các diễn viên Kiều Chinh, Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, Kim Cƣơng Cuối năm 1974, hoạt động làm phim vẫn diễn ra sôi động. Lê Hoàng Hoa làm bộ phim kinh dị Giỡn mặt tử thần với Thẩm Thúy Hằng, Phương Uyên. Thẩm Thúy Hằng cũng cùng với đạo diễn Lưu Bạch Đàn lên kế hoạch hợp tác với Nhật Bản quay bộ phim Tình khúc thứ 10, Hòn vọng phu Ngày Điện ảnh Việt Nam 14 tháng 9 năm 1974, Thái Thúc Nhalàm chủ tịch đã phát động phong trào ủng hộ điện ảnh với khẩu hiệu "Người Việt xem phim Việt". Hãng phim Mỹ Vân xây dựng hoàn chỉnh phim trường lớn ở xa lộ Biên Hòa. Dịp tết 1975, màn ảnh Sài Gòn nhộn nhịp với nhiều phim mới được công chiếu: Hải vụ 709, Từ quê ra tỉnh, Nữ quái sợ ma Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ36i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 chấm dứt nền điện ảnh của miền Nam Việt Nam thời kỳ này. Cho đến tận khi đó, một vài bộ phim như Giỡn mặt tử thần của Đỗ Tiến Đức vẫn chưa kịp công chiếu. Giai đoạn sau 1975 Thời kỳ bao cấp Sau năm 1975, miền Bắc và miền Nam thống nhất kéo theo những thay đổi của điện ảnh Việt Nam. Tại Sài Gòn, trước khi được đổi tên, những nhà làm phim miền Bắc được tiếp nhận những trang thiết bị, máy móc kỹ thuật của miền Nam. Họ cùng với những nghệ sĩ của miền Nam như các đạo diễn Lê Mộng Hoàng,Lê Hoàng Hoa các diễn viên Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Nguyễn Chánh Tín, Lý Huỳnh hợp thành một đội ngũ làm phim đông đảo. Đề tài làm phim cũng đa dạng. Ngoài những phim về Chiến tranh Việt Nam, cũng có những phim nói về đề tài đô thị miền Nam. Trong giai đoạn này, điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong nền điện ảnh Việt Nam. Thời kỳ mở cửa Đến cuối thập niên 1980, khi Việt Nam bước sang giai đoạn Đổi mới thì điện ảnh rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Những năm trước, trong thời kỳ bao cấp, các hãng phim được nhà nước cấp kinh phí để sản xuất phim, khâu phát hành phim do cơ quan khác quản lý. Đây là một trong những lý do làm giảm chất lượng phim. Thời kỳ này, sự cắt giảm ngân sách của Nhà nước làm cho điện ảnh không đủ kinh phí để sản xuất phim. Việc phân cấp các rạp và đội chiếu bóng về cho tỉnh, thành và quận, huyện được từ đầu thập niên 1980, tới thời gian này được thực hiện triệt để. Nhà nước bắt đầu xóa bỏ bao cấp dành cho điện ảnh, chuyển từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh tế, có sự tài trợ một phần của Nhà nước. Các máy móc thiết bị làm phim đã cũ kỹ, tiền của Nhà nước đầu tư cho điện ảnh cũng bị thất thoát. Điện ảnh Việt Nam đƣơng đại Từ giữa thập niên 1990, điện ảnh Việt Nam bắt đầu bước dần ra khỏi thời kỳ khủng hoảng. Số lượng phim tăng lên. Ngoài những phim tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh như Hà Nội, mùa đông năm 1946 (1997) của Đặng Nhật Minh, Ngã ba Đồng Lộc (1997) của Lưu Trọng Ninh,Đời cát (1999) của Nguyễn Thanh Vân, Ai xuôi Vạn Lý (1996) của Lê Hoàng các nhà làm phim đã hướng tới những đề tài đương đại: Vương Đức với Những người thợ xẻ (1998), Nhuệ Giang với Thung lũng hoang vắng (2000), Đỗ Minh Tuấn với Vua bãi rác (2002) Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ37i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Năm 2000, Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức ở Hà Nội. Điện ảnh Việt Nam đã giành được nhiều giải quan trọng: Phim hay nhất cho Đời cát của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, hai diễn viên Mai Hoa và Hồng Ánh trong Đời cát đạt hai giải dành cho nữ diễn viên chính và nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Trước đó, năm 1999, Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai của Trần Văn Thủy đạt phim ngắn hay nhất tại Liên hoan phim Châu Á- Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan. Vào cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, nhiều rạp chiếu phim được nâng cấp, trang bị hiện đại. Trung tâm Chiếu phim Quốc gia được xây dựng mới ở Hà Nội. Một làn sóng phim nước ngoài tràn ngập vào Việt Nam với những bộ phim ăn khách của Mỹ, Hàn Quốc, Hồng Kông. Khán giả Việt Nam bắt đầu lấy lại thói quen tới rạp chiếu phim. Năm 2001, đạo diễn người Úc Phillip Noyce tới Việt Nam quay bộ phim Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Graham Greene. Phim có sự tham gia của hai diễn viên nổi tiếng của Hollywood là Michael Caine và Brendan Fraser. Vai nữ chính trong phim do diễn viên Việt Nam Hải Yến đóng. Đầu thập niên 2000, các nhà làm phim Việt Nam cũng cố gắng làm những phim thu hút khán giả. Người đi đầu trong trào lưu làm phim thương mại là đạo diễn Lê Hoàng với Gái nhảy (2003) của Hãng phim Giải phóng. Năm 2001, Lê Hoàng nhận kịch bản Trường hợp của Hạnh của biên kịch Ngụy Ngữ. Ban đầu ông định làm phim theo phong cách bán tài liệu, sau đó chuyển dần sang hướng phim xã hội và lấy tên phim là Gái nhảy. Được công chiều vào dịp Tết đầu năm 2003, Gái nhảy với hai diễn viên chính Minh Thư và Mỹ Duyên đã thu hút một số lớn khán giả. Tuy gặp phải sự phê bình mạnh mẽ của báo chí và đồng nghiệp, phim vẫn đạt kỷ lục về doanh thu, khoảng 12 tỷ đồng[17]. Những năm tiếp theo, Lê Hoàng tiếp tục sản xuất những phim ăn khách khác như Lọ lem hè phố (2004), Nữ tướng cướp (2005), Trai nhảy (2007). Điện ảnh trở thành một thị trường với nhiều hãng phim tư nhân tham gia. Trong đó có những hãng phim lớn mạnh như hãng Thiên Ngân và hãng Phước Sang. Năm 2004, Thiên Ngân tung ra Những cô gái chân dài của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng với một chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Bộ phim có nhiều điều mới so với điện ảnh Việt Nam: một trang web riêng cho phim, cuộc thi vẽ poster, soundtrack được làm riêng cho phim với ca sĩ nổi tiếng. Những cô gái chân dài là bộ phim nói về giới người mẫu, các vai chính cũng do những người mẫu nổi tiếng Anh Thư, Xuân Lan,Dương Yến Ngọc, Thanh Hằng, Ngọc Nga đảm nhận. Không chỉ thành công về thương mại, Những cô gái chân Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ38i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện dài còn là bộ phim tư nhân đầu tiên tham gia Liên hoan phim Việt Nam và đã đạt giải Bông sen bạc tại liên hoan phim lần thứ 14 năm 2005[18]. Những năm 2005, 2006, thị trường phim Việt Nam trở nên sôi động với nhiều bộ phim, phần lớn của các hãng tư nhân: Khi đàn ông có bầu(2005), 1735 km (2005), Chiến dịch trái tim bên phải (2005), Đẻ mướn (2006), 2 trong 1 (2006), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (2006) Để thu hút khán giả, các hãng phim đã mời những ca sĩ, người mẫu nổi tiếng tham gia. Ngoài những đạo diễn Việt Kiều như Hồ Quang Minh, Việt Linh,Nguyễn Võ Nghiêm Minh một số nhà làm phim trẻ Việt kiều cũng về Việt Nam làm phim: Nguyễn Nghiêm Đặng Tuấn có 1735 km (2005), Ringo Le có Chuyện tình Sài Gòn (2005) và gần đây là Charlie Nguyễn có Dòng máu anh hùng (2007) với sự tham gia của Johnny Trí Nguyễn, Dustin Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Nguyễn Chánh Tín. Một số rạp chiếu hiện đại tiếp tục được xây dựng. Trong đợt chiếu phim chiếu Tết 2007, với những bộ phim thương mại: Võ lâm truyền kỳ, Trai nhảy, Chuông reo là bắn, điện ảnh Việt Nam giành được khán giả trước những phim nước ngoài. Ngược lại có những phim với ngân sách tốn kém như Sống cùng lịch sử với chi phí lên 21 tỷ đồng, mà chỉ trình chiếu có vài ngày vì không bán được vé 2.3. Kịch bản điện ảnh nguyên gốc và chuyển thể Có hai loại kịch bản: nguyên gốc và chuyển thể. Kịch bản nguyên gốc được viết dành riêng cho phim và không dựa trên bất cứ tác phẩm nào đã từng được sản xuất hoặc xuất bản. Ví dụ: Gladiator, The Sopranos, Amélie, Monster Inc., The Sixth sense, Six fêt under, Ocean’s eleven, Pleasantville, Signs, Waking Ned, American Pie, Notting Hill, The usual suspects, L.A Confidential, La Haine, American Beauty, Toy Story, Memento, Shakespeare in love, Gosford Park Một kịch bản chuyển thể là kịch bản dựa trên một nguồn chất liệu nào đó. Ví dụ: Một cuốn sách: Angela’s Ashes, The lord of the rings, Babe, High Fidelity, Cocoon, The Talent Mr. Ripley, Cold Mountain, Harry Potter , The sum of all fears, Interview with the vampire, Frankenstein, Schindler’s list, About a boy, Minority report, Field of dreams, Get shorty, Shrek, Red Dragon, Jurassic Park, The firm, The last of the Mohicans Một vở kịch: Plenty, Richard III, East is the east, La Cage Aux Folles, Romeo and Juliet của William Shakespeare Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ39i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Sản phẩm truyền thông khác: Spider-man, Superman, Daredevil, Batman, X-men, The hulk (truyện tranh); Tales of the city, Bridget Jones’s Diary, Sex and the city (chuyện mục trên báo), Mars Attacks! (tấm hình trong bao kẹo cao su); Road to Perdition (tiểu thuyết hình); The Avengers, The Beverly Hillbillies, The Addam family, Mission:Impossible, Scooby-Doo, Charlie’s Angels (TV series); Tomb Raider, Resident Evil (trò chơi điện tử) Có những cốt truyện dựa trên những sự kiện lịch sử hoặc tiểu sử nhân vật (ví dụ: Saving Private Ryan, Erin Brockovic, Ali, A beautiful mind, The Dish, Black Hawk Down, Windtalkers, Titanic, Cradle will rock, The Cat’s meow, The birdmand of Alcatraz, Pearl Habour, Quiz Show, Apollo 13) chúng nằm ở giữa hai ranh giới tuy nhiên vẫn được xếp vào loại kịch bản nguyên gốc. Chuyển thể đòi hỏi một kỹ năng riêng và trước khi bắt đầu nghiêm túc, bạn cần có mua được tác quyền của tác phẩm gốc. 2.4. Bố cục kịch bản ngôn ngữ hình ảnh 2.4.1 Cách viết trang Trang bìa (cover page) và trang tiêu đề (title page) sẽ được trình bày ở chương 14. Trang bìa là một trang viết đầu tiên của kịch bản. Số trang nằm ở góc trên cùng bên phải hoặc ở giữa dòng cuối cùng của trang viết. Ngoài ra trong trang cần lưu ý. Với format kịch bản điện ảnh: Bạn không được để tiêu đề phim lên đầu trang. Thông tin đầu tiên xuất hiện là Fade in (rõ dần) ở góc trên cùng bên trái thông tin cuối cùng xuất hiện vào đoạn kết kịch bản của bạn, tại góc cuối cùng bên phải trong Fade out(mờ dần). Với format kịch bản truyền thông Kịch bản tại Anh (quay bằng băng- Quay tại trường quay) có cách trình bày kịch bản chuyên việt riêng (xem hình 2.3). Kịch bản truyền hình thương mại (commercial TV Scripts) sẽ có đoạn nghỉ để quảng cáo và được đánh giá là phần 1 và phần 2 Tất cả chương truyền hình quay bằng phim nhựa, phim truyền hình nói chung và phim truyền hình ít tập (mini – series) đều sử dụng hình thức trình bày giống kịch bản phim điện ảnh. Tất cả phim truyền hình Mỹ (tele play; gồm cả sitcom) cũng sử dụng hình thức trình bày kịch bản của phim điện ảnh và được viết dưới dạng các HỒI (2 hồi trong nửa giờ và 4 hồi trong 1 giờ ) và câu này sẽ được đánh máy ngay trên đầu trang. Phía trên dòng Fade in (rõ dần): mỗi hồi bắt đầu ở 1 trang mới. Lưu ý rằng với các series quay Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ40i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện bằng phim nhựa hoặc băng hình thì tên của series đó cũng xuất hiện ở trang đầu của mỗi hồi. Mỗi hồi bắt đầu với Fade in (rõ dần) và kết thúc bằng Fade out (mờ dần). Lưu ý: điều đáng lưu nhất trong trang đầu tiên của hầu hết các kịch bản phim là trang đó không cần có nhiều thoại (nếu phải có thoại) : bạn đang cố gắng xây dựng một cảnh phim và không khí, tạo dựng nhân vật chính, lôi cuốn chúng ta, thu hút được khán giả và khiến người đọc phải đọc cả kịch bản phim, chứ không chỉ là lời thoại (họ dễ chỉ đọc thoại lắm!). Hãy suy nghĩ bằng hình ảnh. 2.4.2. Tiêu đề cảnh (scene headings) Tiêu đề của cảnh hay còn gọi là slug line, cung cấp thông tin cơ bản – khi nào của cảnh bên dưới. Mỗi cảnh mới đều có slug line của riêng nó và luôn phải được viết bằng chữ in hoa. Thông tin được viết ra theo đúng 1 trật tự nhất định. Ví dụ: HÀNH LANG KÝ TÚC XÁ – PHÒNG 102/NỘI/NGÀY Hành lang ký túc xá, Mi bống yểu điệu xuất hiện. Tay kéo một chiếc va ly màu hồng, vai đeo một chiếc túi vải cực kỳ diêm dúa, mặc váy lòe xòe lòe loẹt, tai đeo máy nghe nhạc,mồm nhai kẹo cao sư, chân diện một đôi giày màu hồng chóe, bước đi lộc cộc, nhún nhảy dọc hành lang, mắt cô ngước nhìn số phòng dán ở cửa, rồi dừng lại ở cửa phòng 102. MI BỐNG Chào cả nhà! Tớ là thành viên mới của phòng này! Tớ tên là Mi, ở nhà mọi người vẫn gọi tớ là tiểu thư Mi bống! Mi Bống bước vào phòng, nhìn quanh phòng, rồi kéo va ly đến chiếc giường còn trống đang để đồ đạc lộn xộn, trước sự ngớ ra đến cứng họng của các thành viên còn lại trong phòng 2.4.3. Chỉ đẫn cảnh (Scene directiom) Còn được gọi là “the business” hoặc “blackstuff” đây là đoạn chữ thể hiện toàn bộ mô tả (không bao gồm thoại) hành động của nhân vật và sự kiện tự nhiên liên quan đến câu truyện. Hầu hết được viết dưới dạng chữ thường, rõ ràng, ngắn ngọn và súc tích, không căn lề 2 bên (not justified); thường sử dụng thì hiện tại, ví dụ: Ngài góc vàng hoe đóng cửa phía sau lưng họ. Rồi hắn quay đầu từ từ về phía viên cảnh sát. Tên nhân vật luôn được viết ở dưới dạng thường, trừ lần đầu tiên họ xuất hiện trong Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ41i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện kịch bản, khi đó tên của họ được viết hoa. Nếu yếu tố thời tiết quan trọng trong kịch bản của bạn (hãy viết nó ra đoạn) “business” này ngay từ đầu cảnh và viết chữ in hoa. Tất cả các chỉ dẫn về hướng của máy quay (nếu bạn phải sử dụng chúng) đều phải viết hoa, tuy nhiên hãy cẩn trọng và “tiết kiệm” với kỹ thuật chỉ dẫn này. Tuy vậy chỉ có một vài chỉ dẫn mà bạn sẽ thường xuyên bắt gặp trong các kịch bản: V.o. : lời thuyết minh o.s. : bên ngoài hình M.O.S. : không có âm thanh P.O.V. : hướng nhìn f.g. : Tiền cảnh m.g. : Trung cảnh b.g. : Hậu cảnh Ví dụ: KAREN (v.o) Tôi có trang trại ở châu Phi. o.s là đoạn thoại mà các nhân vật khác (và khán giả) đều nghe thấy, nhưng nó được nói bời nhân vật ngoài hình. M.O.S. được sử dụng khi bạn viết là có người đang đứng nói trước máy quay nhưng khán giả sẽ không nghe thấy đoạn thoại đó ví dụ: Ở hậu cảnh, Lan và Hoa đang nói chuyện với nhau M.O.S. Cả hai đều sử dụng ngôn ngữ cử chỉ. Động tác tay của Lan rất nhuần nhuyễn và cô cảm thấy thoải mái với việc này. Bạn hãy cố gắng sử dụng M.O.S ở mức thấp nhất. P.O.V (máy quay hướng theo đúng hướng nhìn của nhân vật cụ thể) có thể được sử dụng nhiều hơn môt chút 2.4.4. Góc máy Có thể bỏ quau điều này vì thường biên kịch là những người không chuyên dụng sử dung Máy quay (lia, cận, room, ) trong một kịch bản trong một kịch bản. Nhiều kịch bản mua là kịch bản quay, trong đó sẽ bao gồm chỉ đạo này. Nhưng trong bản nháp của mình biên kịch không nên làm thế. Một vài chỉ đạo mà bạn vẫn hay gặp có thể là: LS: Viễn cảnh MS: Trung cảnh Cs: Cận cảnh (ví dụ khuôn mặt) Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ42i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Tight C/U: đặc tả (ví dụ: đôi mắt) Two – shot: Trung cảnh 2 nhân vật Three – Shot: /trung cảnh 3 nhân vật Nhưng không nhất thiết phải sử dụng các thuật ngữ trên trong kịch bản vì nó sẽ làm rối thêm kịch bản. Nếu cần dùng hãy hạn chế. Ví dụ thay vì sử dụng một viễn cảnh tả một ngôi biệt thự trên núi, có thể mô tả”nhìn từ đằng xa xa ” hoặc là khói bay lên từ ống khói của một biệt thự xa xa 2.4.5. Sắp xếp các hình ảnh (Montages) Đây là đoạn mà bạn sẽ tạo ra một chuỗi các cú máy để tạo nên một bức tranh tổng thể hoặc cảm xúc (đoạn này có xu hướng không bao gồm nhân vật chính và thường không có thoại) có rất nhiều cách viết ví dụ: A- Núi lửa PHUN TRÀO khói bụi và lửa nên bầu trời. B- Mọi người chạy toán loạn trên những con phố HỐT HOẢNG C- Cướp bóc ở các cửa hàng, mọi người đang chạy và ôm theo đầy thức ăn. D- Quân cảnh đang cố gắng giữ trật tự E- Các máy quay đang bay trên đầu Chú ý để dãn dòng đôi giữa các dòng, một trang trên kịch bản = một phút trên màn hình 2.4.6. Chia đoạn (Paragraphing) Những đoạn văn dài và liền mạch trong phần “busi - ness” thường trông xấu và khó đọc (một người đọc luôn lướt từ trên xuống). Vì thế hãy cố gắng chia nhỏ các đoạn văn còn lại. Đừng bao giờ viết 1 đoạn dài đến 4 hay 5 dòng, một đoạn 1 đến 3 đòng sẽ có lợi cho kịch bản của bạn. Các câu được gắt bằng dâu (.) hoặc hai dấu ( ). 2.4.7. Vào cảnh (enterchan) và ra cảnh (exit) Vào cảnh, ra cảnh hay còn gọi là từ nối Ngày này, trong những vở kịch đem đi duyệt, từ nối không được khuyến khích, vì nó bị coi là sự phí phạm một vài dòng bạn có thể dùng cho những câu hội thoại thú vị. Nó chỉ được dùng khi vô cùng cần thiết. Các từ nối thường gặp: * • CUT TO: CẮT SANG * • DISSOLVE TO: MỜ SANG * • SMASH CUT: CẮT NHANH * • QUICK CUT: CẮT NHANH Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ43i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện * • FADE TO: MỜ DẦN * • FADE OUT: RÕ DẦN (ở cuối kịch bản) Thường Chỉ dùng từ nối trong kịch bản đem đi duyệt là khi nó là một phần quan trọng của cả câu chuyện. Ví dụ, bạn có thể dùng TIME CUTE: để chỉ sự qua của thời gian. Thông thường hơn là từ DISSOLVE TO: chỉ rằng thời gian đã qua. Hoặc, bạn có thể dùng MATCH CUT, nếu bạn muốn mô tả rằng có một sự tương quan tới thứ ta vừa nhìn thấy hoặc một thứ mới trên cảnh. Vấn đề là, trừ khi bạn trở nên khá thành thục trong việc viết kịch bản, đừng dùng những thứ đó trừ khi thật cần thiết bởi đạo diễn của bộ phim có thể nghĩ theo một hướng khác. 2.4.8. Tên nhân vật (Character cues) TÊN NHÂN VẬT thường được viết hoa và viết in hoa cách 11/2 inch so với lề trái của lời thoại, trước khi một nhân vật nói, biên kịch đưa TÊN NHÂN VẬT để giúp độc giả biết được rằng đoạn hội thoại của nhân vật này sẽ theo sau. Tên nhân vật có thể là một tên bình thường (JOHN) hoặc mô tả hình dáng (GÃ BÉO) hoặc một nghề nghiệp (BÁC SĨ). Đôi khi, bạn có thể có CẢNH SÁT SỐ 1, sau đó là CẢNH SÁT SỐ 2. Việc này cũng được nhưng các diễn viên sẽ thích hơn nếu bạn cá nhân hóa vai của họ bằng tên. Hãy cố để làm cho thống nhất. Ví dụ: MI BỐNG (giọng hấp tấp nói) Chúng mày ơi, chúng mày ơi tin tức từ, từ MẪN ZÔ Mày làm sao thế? Từ đâu Chắc lại người yêu hả 2.4.9. Chỉ dẫn diễn viên Đây là lúc để nhà biên kịch hướng dẫn điễn viên diễn đạt lời thoại và viết như thế nào. Tốt nhất là không cần trừ khi là giọng điệu cần diễn đạt đối ngược với ý nghĩa câu nói Ví dụ: JOHN (mỉa mai) Sẽ là một bữa tiệc hay ho đây! Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ44i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Thường được viết trong ngoặc đơn, trong 1 dòng và thường được đặt giữa TÊN NHÂN VẬT và thoại ()chú ý không cần can thiệp quá sâu vào việc của đạo diễn. Tuy nhiên rất hữu ích nếu lời thoại mà nhân vật đang nói dành riêng có ai đó và vài người cũng trong tầm nghe JOHN (nói với sara) Áo của anh đâu? Hoặc như sau: Điện thoại kêu JAN Văn phòng BNQ Mill Xin đợi một chút (nói với BNQ) Bonnie Sherow BNQ gật đầu anh ta sẽ ghe điện Bạn không đặt xen kẽ các câu mô tả hành động sau đây: (Sai) JOHN (đánh sandra) Sơ mi của tao đâu? (Đúng) JOHN Sơ mi của tao đâu? Anh ta đánh sandra 2.4.10. Thoại Sau chỉ dẫn cảnh (the business) là đến thoại. Nó được đặt ngay dưới tên của người nói và nằm vừa vặn trong 1 cột có chiều rộng 3inch ở trung tâm trang giấy Tất cả các dòng lời thoại chỉ dãn dòng đơn (single spce) và không có khoảng trống giữa các từ khi được xen bởi 1 điều gì đó kiểu như (beat) hoặt (double beat), tương ứng là một đoạn chỉ ngắn hoặc chỉ dài. Có thể viết theo 1 trong 2 cách sau đây: THIÊN THẦN (thậm chí không thở gấp) Ta sẽ cho ngươi rơi xuống trong tự do Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đạ45i h ọc Công nghệ thông tin và Truyền thông