Bài giảng Kiểm toán 1 - Chương 4: Chuẩn bị kiểm toán

ppt 34 trang hapham 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán 1 - Chương 4: Chuẩn bị kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kiem_toan_1_chuong_4_chuan_bi_kiem_toan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kiểm toán 1 - Chương 4: Chuẩn bị kiểm toán

  1. Chương 4 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
  2. Nội dung I Tiền kế hoạch II Lập kế họach VI 7 8 9 2
  3. I. TIỀN KẾ HOẠCH 1. Tiếp nhận khách hàng Mục đích: Xác định nhu cầu khách hàng và đánh giá khả năng phục vụ khách hàng Xác định rủi ro kiểm toán 3
  4. + Khách hàng mới: Thu thập thông tin về khách hàng Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Chính sách pháp luật đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị Tình trạng tài chính Lý do mời kiểm toán Phương thức thu thập thông tin Từ khách hàng Từ ngân hàng dữ liệu Từ báo chí Từ tạp chí chuyên ngành Từ các phương tiện thông tin đại chúng Từ kiểm toán viên tiền nhiệm (nếu có) Tìm hiểu nhu cầu khách hàng  đánh giá khả năng phục vụ khách hàng 4
  5. + Khách hàng cũ: cập nhập thêm thông tin, đánh giá khả năng phục vụ khách hàng  có nên tiếp tục hợp đồng hay không? 5
  6. 2. PHÂN CÔNG KIỂM TOÁN VIÊN Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chú ý: + Hạn chế việc thường xuyên thay đổi KTV + Có chính sách luân chuyển KTV 6
  7. 3. THỎA THUẬN SƠ BỘ VỚI KHÁCH HÀNG Mục đích và phạm vi kiểm toán Thời gian thực hiện kiểm toán Thời gian thực hiện hợp đồng Vấn đề cung cấp thông tin tài liệu Việc sử dụng nhân viên, thiết bị văn phòng Phí kiểm toán  Quyết định ký hợp đồng kiểm toán 7
  8. HỢP ĐỒNG KiỂM TOÁN Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định: ✓ Mục tiêu, phạm vi kiểm toán ✓ Quyền và trách nhiệm của mỗi bên ✓ Hình thức báo cáo kiểm toán ✓ Thời gian thực hiện ✓ Các điều khoản về phí ✓ Xử lý khi tranh chấp hợp đồng 8
  9. II. LẬP KẾ HOẠCH KiỂM TOÁN 1. Phân chia BCTC thành những bộ phận, những khoản mục cần kiểm toán - Phân chia theo số dư tài khoản: dựa vào các khoản mục cấu thành của BCTC để phân chia BCTC - Phân chia theo chu trình nghiệp vụ: dựa vào mối quan hệ giữa các nghiệp vụ hay các tài khoản trong một chu trình để phân chia BCTC - Phân chia theo quy mô hoạt động: dựa vào quy mô hoạt động và cơ cấu tổ chức của khách hàng để phân chia BCTC 9
  10. 2. TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG Mục đích: xác định rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC và cho từng khoản mục trên BCTC Nội dung cần hiểu biết ✓ Hiểu biết chung về nền kinh tế ✓ Hiểu biết về lĩnh vực và môi trường hoạt động của đơn vị ✓ Yếu tố nội tại của đơn vị 10
  11. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU o Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh ➢ Điều lệ công ty và giấy phép thành lập ➢ Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán ➢ Biên bản họp HĐCĐ, HĐQT, BGĐ ➢ Hợp đồng, cam kết quan trọng ➢ Nội quy, chính sách o Tham quan đơn vị o Phỏng vấn o Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính 11
  12. 3. TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG KSNB Mục đích: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát cho toàn bộ BCTC và cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính Nội dung cần tìm hiểu: 1. Môi trường kiểm soát 2. Đánh giá rủi ro 3. Hoạt động kiểm soát 4. Thông tin và truyền thông 5. Giám sát  Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát (CR) 12
  13. 4. XÁC ĐỊNH RỦI RO PHÁT HIỆN (DR) Mục đích: Xác định tỷ lệ sai phạm cho phép KTV không phát hiện được trong quá trình kiểm toán trên toàn bộ BCTC và trên từng khoản mục trên BCTC  khối lượng công việc kiểm toán Quy trình xác định rủi ro phát hiện: ❑Xác định rủi ro kiểm toán (AR) ❑Xác định rủi ro tiềm tàng (IR) ❑Xác định sơ bộ rủi ro kiểm soát (CR) ❑Xác định rủi ro phát hiện (DR) 13
  14. Mô hình rủi ro kiểm toán AR = IR x CR x DR Ma trận xác định rủi ro phát hiện Đánh giá của kiểm toán viên về rủi Rủi ro phát hiện ro kiểm soát (CR) (DR) Cao Trung bình Thấp Trung Cao Tối thiểu Thấp Đánh giá của kiểm bình toán viên về rủi ro Trung Trung bình Thấp Cao tiềm tàng bình Trung (IR) Thấp Cao Tối đa bình 14
  15. 5. XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU Mục đích: xác định số tiền sai phạm cho phép KTV chấp nhận BCTC của đơn vị được kiểm toán 15
  16. CÁCH XÁC LẬP MỨC ĐỘ TRỌNG YẾU PM Mức trọng yếu thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận Vị trí của Không trọng Có thể trọng Chắc chắn khoản mục yếu yếu trọng yếu Báo cáo kết quả Dưới 5% lãi Từ 5% đến 10% Trên 10% lãi kinh doanh trước thuế lãi trước thuế trước thuế Bảng cân đối kế Dưới 10% tài Từ 10% đến Trên 15% tài toán sản 15% tài sản sản 16
  17. Mức trọng yếu được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên số lớn hơn giữa tài sản và doanh thu Từ Đến Mức trọng yếu A là số tiền vượt khỏi của 0 30.000 0 +0.59A 0 30.000 100.000 1780+0.031A 30.000 100.000 300.000 3970+0.0214A 100.000 300.000 1.000.000 8300+0.0145A 300.000 1.000.000 3.000.000 18400+0.0100A 1.000.000 3.000.000 10.000.000 38300+0.0067A 3.000.000 VD: Tài sản 250.000USD, doanh thu 750.000 USD. Mức trọng yếu= 8300+ (0.0145 x (750.000-300.000)= 14.825 17
  18. Khách hàng có tình hình tài chính tốt và ổn định, những người sử dụng thông tin lại quan tâm chặt chẽ đến kết quả hoạt động nên KTV quyết định xác định PM trên lợi nhuận với mức 5%-10% theo chính sách của công ty. Số liệu của khách hàng năm kiểm toán như sau: Thực hiện Dự kiến Dự kiến đến 30.11 tháng 12 cho cả năm Doanh thu 200.000 20.000 220.000 Lợi nhuận 25.000 2.000 27.000 Mức trọng yếu xác định theo lợi nhuận trước thuế: 1.350 – 2.700. Vì doanh thu cũng là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động nên kiểm toán viên cũng xem xét và cho rằng một mức trọng yếu là 0.5% tương ứng với 1.100. Do đó, KTV quyết định PM = 1.100 18
  19. 6. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN ▪ Kế hoạch chiến lược ▪ Kế hoạch chi tiết ▪ Chương trình kiểm toán 19
  20. CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN Do Giám đốc Công ty kiểm toán lập: Hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng Xác định rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp khách hàng gặp phải Những mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán đối với những mục tiêu này Xem xét sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ Những dịch vụ chuyên môn có thể cung cấp cho khách hàng 20
  21. KẾ HOẠCH CHI TIẾT Do KTV chính lập: - Công việc cụ thể phải làm, các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ được áp dụng - Trình tự tiến hành các công việc - Thời gian cần thiết hoàn thành công việc - Công việc của từng người tham gia vào cuộc KT - Dự kiến chi phí kiểm toán 21
  22. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN Là dự kiến của KTV về các thủ tục kiểm toán sẽ được áp dụng. Các thủ tục này tập trung vào các hệ thống kiểm soát nội bộ (thử nghiệm kiểm soát) và các số liệu thể hiện trên chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán ( thử nghiệm cơ bản) Thử nghiệm kiểm soát : chứng minh mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Thử nghiệm cơ bản: thu thập bằng chứng về mức độ trung thực và hợp lý của số liệu kế toán; gồm: thử nghiệm chi tiết và thủ tục phân tích 22
  23. ➢ Thử nghiệm chi tiết: là kiểm tra các nghiệp vụ hay số dư o Kiểm tra nghiệp vụ: kiểm tra chi tiết một số ít hay toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh o Kiểm tra số dư: kiểm tra để đánh giá độ chính xác của số dư ➢ Thủ tục phân tích: so sánh các thông tin tài chính, các tỷ lệ, các chỉ số để phát hiện, nghiên cứu các trường hợp bất thường 23
  24. CÁC THỬ NGHIỆM CƠ BẢN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TIỀN Mục tiêu Loại Thử nghiệm cơ bản kiểm toán - So sánh số dư tài khoản Tiền năm hiện hành với số liệu kế hoạch (dự toán), số dư của năm trước. Thủ tục Hiện hữu, đầy đủ, phân tích - Tính toán tỷ lệ giữa tiền với tổng tài sản ngắn hạn và so đánh giá. sánh với số liệu dự kiến. - Đối chiếu số dư đầu kỳ trên sổ kế toán với số dư trên hồ so Ghi chép chính kiểm toán năm trước. xác. - Phân tích bảng kê chi tiết của tài khoản Tiền, và đối chiếu Ghi chép chính với số dư trên sổ cái. xác. Hiện hữu, đầy đủ, - Kiểm kê quỹ. Thử quyền sở hữu. Hiện hữu, đầy đủ, nghiệm - Gửi thư xác nhận đến ngân hàng. chi tiết quyền sở hữu. - Kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ thu chi tiền. Hiện hữu, đầy đủ. Hiện hữu, trình - Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường. bày và công bố. - Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt , hoặc đồng tiền Đánh giá. được chọn để hạch toán. 24
  25. NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG Loại Thử nghiệm cơ bản Mục tiêu kiểm toán Tính các tỷ số: - Nợ phải thu khách Thủ hàng/Doanh thu. Hiện hữu, Đầy đủ, thục Đánh giá, Ghi chép phân - Nợ phải thu khách hàng/Tổng chính xác tích tài sản ngắn hạn. - Chi phí dự phòng nợ khó đòi/Doanh thu bán chịu 25
  26. - Đối chiếu số dư đầu năm của tài khoản Nợ phải thu khách hàng và Dự phòng phải thu khó đòi với số dư cuối kỳ năm trước. - Thu thập bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ để: + Kiểm tra số tổng cộng trên bảng và đối chiếu với sổ Ghi chép chính xác chi tiết và sổ cái của tài khoản Nợ phải thu. + Đối chiếu số dư chi tiết của bảng với sổ chi tiết của các khách hàng có liên quan. Thử - Gửi thư xác nhận đến khách hàng. Hiện hữu, Quyền sở nghiệm hữu chi tiết - Kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đòi. Đánh giá - Kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ bán hàng đã ghi trên Hiện hữu sổ xem có chứng từ hay không. - Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng. Hiện hữu, Đầy đủ - Xem xét về các khoản nợ phải thu bị cầm cố thế chấp. Quyền sở hữu, Công bố - Xem xét khoản nợ phải thu khách hàng có được phân Trình bày loại đúng đắn không. - Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản nợ Trình bày và công bố phải thu khách hàng. 26
  27. HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN Mục tiêu kiểm Loại Thử nghiệm cơ bản toán - So sánh số dư hàng tồn kho với số dư năm trước. - So sánh số vòng quay hàng tồn kho năm hiện hanh với năm trước. - So sánh số ngày lưu kho bình quân năm hiện với năm trước. - So sánh tỷ lệ lãi gộp năm hiện hành với năm trước. - Phân tích sự biến động của giá trị hàng mua trong Hiện hữu, đầy năm. Thủ tục đủ, phát sinh, phân tích - So sánh khối lượng mua hàng năm hiện hành với đánh giá, ghi năm trước. chép chính xác. - So sánh giá thành năm hiện hành với năm trước, giá thành đơn vị kế hoạch với giá thành đơn vị thực tế. - So sánh tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất của năm hiện hành với năm trước. - So sánh chi phí thực tế với chi phí tiêu chuẩn. 27
  28. - Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho. Hiện hữu, - Gởi thư xác nhận hoặc tham gia chứng kiến kiểm đầy đủ, kê hàng tồn kho được gởi ở kho của đơn vị khác. Quyền và nghĩa vụ, Đánh giá Kiểm tra việc đánh giá hàng tồn kho. Đánh giá Kiểm tra việc chia cắt niên độ. Hiện hữu, Thử đầy đủ. nghiệm Kiểm tra chứng từ mua hàng sau ngày kết thúc niên chi tiết độ. Đầy đủ. Hiện hữu, đầy đủ, phát Kiểm tra số dư đầu kỳ của hàng tồn kho. sinh, đánh giá, ghi chép chính xác Xem xét việc trình bày và công bố. Trình bày và công bố. 28
  29. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Mục tiêu kiểm Loại Thử nghiệm toán Hiện hữu, Đầy Thủ tục Sử dụng các tỷ suất để so sánh giữa năm hiện hành với năm đủ, Đánh giá, phân tích trước. Ghi chép chính xác. Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi Ghi chép của tài sản và đối chiếu với sổ cái. chính xác. Hiện hữu, Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng tài sản cố định. Quyền sở hữu, Đánh giá. Hiện hữu, Quan sát trực tiếp các tài sản tăng lên trong kỳ và có thể quan Thử Quyền sở hữu, sát toàn bộ tài sản cố định (nếu cần thiết. nghiệm chi Đánh giá. tiết Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cố định. Quyền sở hữu. Phân tích và kiểm tra các chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản cố Đầy đủ. định. Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm tài sản cố định trong kỳ. Hiện hữu. Xem xét việc trình bày và công bố trên thuyết minh của báo Trình bày và cáo tài chính. công bố. 29
  30. NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN Loại Thủ tục kiểm toán Mục tiêu Hiện hữu, nghĩa Thủ tục Thực hiện các thủ tục phân tích vụ, đầy đủ, ghi phân tích chép chính xác. - Yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết Ghi chép chính nợ phải trả để đối chiếu với sổ cái và sổ chi xác. tiết. Hiện hữu, nghĩa - Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả. vụ, đầy đủ. - Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài Hiện hữu, nghĩa Thử liệu liên quan. vụ. nghiệm chi Hiện hữu, nghĩa - Kiểm tra bảng chỉnh hợp nợ phải trả với bảng tiết vụ, đầy đủ, ghi kê hóa hàng tháng của người bán. chép chính xác. - Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được Đầy đủ. ghi chép. - Xem xét việc trình bày và công bố các khoản Trình bày và phải trả báo cáo tài chính. công bố. 30
  31. CÁC KHOẢN VAY Loại Thủ tục kiểm toán Mục tiêu Thủ Hiện hữu, tục nghĩa vụ, đầy Áp dụng các thủ tục phân tích. phân đủ, ghi chép tích chính xác. - Yêu cầu đơn vị cung cấp số dư chi tiết các khoản vay, Ghi chép đối chiếu với sổ chi tiết, kiểm tra tổng số và đối chiếu chính xác. với sổ cái. - Gửi thư đề nghị xác nhận đến các chủ nợ. Hiện hữu, - Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ vay và thanh nghĩa vụ. toán. Thử - Kiểm tra việc tính toán chi phí lãi vay. Hiện hữu, nghiệm nghĩa vụ, đầy chi tiết đủ. - Xem xét việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trình bày và - Xem xét tính hợp pháp của việc phát hành trái phiếu. công bố. - Kiểm tra việc trình bày và công bố đối với các khoản vay. 31
  32. DOANH THU Mục tiêu Loại Thủ tục kiểm toán kiểm toán Phát sinh, Thủ tục Áp dụng các thủ tục phân tích Đầy đủ, phân tích Đánh giá. - Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu Phát sinh đã được ghi chép. - Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản Đầy đủ doanh thu Thử - Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận Đánh giá nghiệm chi doanh thu. tiết - Kiểm tra sự phân loại doanh thu. Trình bày, Đánh giá - Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán Phát sinh, hàng và cung cấp dịch vụ. Đầy đủ 32
  33. CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, CHI PHÍ BÁN HÀNG Loại Thủ tục kiểm toán Mục tiêu Thủ tục phân Phát sinh, đầy đủ, ghi Thực hiện thủ tục phân tích tích chép chính xác. - Kiểm tra một số chi phí đặc Thử nghiệm chi biệt. Phát sinh. tiết - Kiểm tra các khoản giảm phí. 33
  34. Câu hỏi thảo luận: Đúng hay Sai, tại sao? 1. Trong quá trình kiểm tóan, KTV và công ty kiểm tóan có trách nhiệm giúp đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót. 2. KTV và công ty kiểm tóan phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơnvị mà họ kiểm toán. 3. Khả năng phát hiện sai sót thường cao hơn khả năng phát hiện gian lận 4. KTV và công ty kiểm toán có trách nhiệm bảo mật các thông tin, số liệu của khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào. 34