Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 4: Bộ vi xử lý-CPU - Phạm Thanh Bình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 4: Bộ vi xử lý-CPU - Phạm Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kien_truc_may_tinh_chuong_4_bo_vi_xu_ly_cpu_pham_t.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 4: Bộ vi xử lý-CPU - Phạm Thanh Bình
- KIẾN TRÚC MÁY TÍNH Giảng viên: Ths Phạm Thanh Bình Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 1
- Chương 4: BỘ VI XỬ LÝ- CPU Sơ đồ hệ thống xử lý Kiến trúc bộ vi xử lý Quá trình thi hành lệnh Các chân tín hiệu cơ bản của CPU Họ VXL Intel 8x86 Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 2
- Sơ đồ hệ thống xử lý: Bus Bộ nhớ trong CPU Mạch vào/ra Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 3
- Các thành phần của khối xử lý Bộ vi xử lý – CPU (Central Processing Unit): Là bộ não của máy tính, nó xử lý các thông tin và điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Bộ nhớ trong: Là bộ nhớ có khả năng liên lạc trực tiếp với bộ vi xử lý,là nơi lưu trữ dữ liệu phục vụ cho quá trình xử lý. Các mạch vào ra: Để điều khiển việc giao tiếp với thiết bị ngoại vi. Hệ thống Bus: Kết nối các bộ phận trên lại với nhau. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 4
- Chi tiết: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 5
- BUS: BUS: Là hệ thống dây dẫn và cáp nối để liên lạc giữa CPU với bộ nhớ và các vi mạch vào ra. Có ba loại BUS: Bus địa chỉ (Address bus), Bus dữ liệu (Data bus), Bus điều khiển (Control bus). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 6
- Bus Địa chỉ: Dùng để truyền địa chỉ của ô nhớ mà CPU cần liên lạc. Bus Dữ liệu: Dùng để truyền dữ liệu. Bus Điều khiển: Dùng để truyền các tín hiệu điều khiển trong quá trình liên lạc (Ví dụ: tín hiệu xác định quá trình truy nhập bộ nhớ là Đọc hay Ghi) Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 7
- Các mạch vào ra CPU không thể liên lạc trực tiếp với các thiết bị ngoại vi mà phải thông qua các vi mạch vào/ra. Mỗi vi mạch này chứa một vài thanh ghi gọi là cổng vào/ra (Input/Output Port). Tương tự như bộ nhớ, các cổng vào/ra cũng được đánh địa chỉ. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 8
- Phân loại vi xử lý Multi chip: dùng 2 hay nhiều chip LSI (Large Scale Intergration: tích hợp từ 1000 ÷ 10000 transistor) cho ALU và control. Microprocessor: dùng 1 chip LSI/VLSI (Very Large Scale Intergration: tích hợp ÷ 10000 transistor) cho ALU và control. Single chip microprocessor (còn gọi là microcomputer / microcontroller): là 1 chip LSI/VLSI chứa toàn bộ các khối như ở slide trước. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 9
- Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 10
- Kiến trúc bộ vi xử lý Xem sơ đồ: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 11
- Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 12
- Bộ vi xử lý có 2 khối chức năng: Khối thực thi (EU - Execution unit): Đảm nhiệm việc thực hiện lệnh. Khối giao tiếp bus (BIU – Bus interface unit): Liên lạc giữa EU với Bus ngoài. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 13
- Khối thực thi (EU) ALU: Thực hiện các lệnh số học và logic. Các toán hạng được chứa trong các thanh ghi dữ liệu (data register) hay thanh ghi địa chỉ (address register), hay từ bus nội (internal bus). CU (Control Unit): Khối điều khiển hoạt động của EU. Trong khối này có mạch giải mã lệnh (Instruction decoder). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 14
- Quá trình thi hành lệnh: Lấy lệnh - Giải mã – Thực hiện Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 15
- Quá trình thi hành lệnh: Khi chương trình bắt đầu, Thanh ghi con trỏ lệnh sẽ ở địa chỉ đầu chương trình. Địa chỉ này được chuyển qua bộ nhớ thông qua Address bus. Khi tín hiệu Read đưa vào Control bus, nội dung bộ nhớ liên quan sẽ đưa vào bộ giải mã lệnh. Bộ giải mã lệnh sẽ khởi động các phép toán cần thiết để thực thi lệnh. Quá trình này đòi hỏi một số chu kỳ máy (machine cycle) tuỳ theo lệnh. Sau khi lệnh đã thực thi, bộ giải mã lệnh sẽ đặt Con trỏ lệnh đến địa chỉ của lệnh kế. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 16
- Các chân tín hiệu cơ bản của CPU Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 17
- CK: Chân nhận tín hiệu xung nhịp Reset: Chân khởi động lại Ready/Wait: Xác định trạng thái sẵn sàng phục vụ hay phải chờ. Bus Req: Tín hiệu yêu cầu được sử dụng Bus Bus Ack: Xác nhận yêu cầu về Bus Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 18
- Read: Điều khiển đọc Write: Điều khiển ghi Address: Các chân xác định địa chỉ khi cần giao tiếp với bộ nhớ Data: Các chân dành cho dữ liệu. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 19
- Họ vi xử lý Intel 8x86 4004 là bộ VXL đầu tiên của Intel, ra đời năm 1971. Nó chứa 2300 transitor: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 20
- Bộ VXL Pentium 4 hiện nay chứa 55 triệu transistor: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 21
- Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 22
- Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 23
- Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 24
- Kiến trúc của Intel 8086 Sơ đồ khối Quá trình thi hành lệnh Các chân của VXL 8086 Lập trình ngắt Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 25
- Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 26
- 8086 có 2 thành phần: BIU (Khối giao tiếp Bus) và EU (Khối thực thi). BIU cung cấp các chức năng phần cứng, bao gồm tạo các địa chỉ bộ nhớ và I/O để chuyển dữ liệu giữa EU với bên ngoài VXL. EU nhận các mã lệnh chương trình và dữ liệu từ BIU, thực thi các lệnh này và chứa các kết quả trong các thanh ghi. Chú ý rằng EU không có bus hệ thống nên phải thực hiện nhận và xuất tất cả các dữ liệu của nó thông qua BIU. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 27
- Quá trình thi hành lệnh: BIU nhận các mã lệnh từ bộ nhớ và đặt chúng vào hàng chờ lệnh. EU (Execute Unit – đơn vị thực thi) sẽ giải mã và thực hiện các lệnh trong hàng. Chú ý rằng các đơn vị EU và BIU làm việc độc lập với nhau nên BIU có khả năng nhận một lệnh mới trong khi EU đang thực thi lệnh trước đó. Khi EU thực hiện xong lệnh, nó sẽ lấy mã lệnh kế tiếp trong hàng đợi lệnh. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 28
- So sánh 8086 và 8088: Sự khác biệt giữa VXL 8086 và 8088 là ở BIU. 8088 sử dụng bus dữ liệu rộng 8 bit, còn của 8086 là 16 bit. Ngoài ra hàng đợi lệnh của 8088 dài 4 byte trong khi của 8086 là 6 byte. Tuy nhiên do EU của hai bộ VXL này giống nhau nên các chương trình viết cho 8086 có thể chạy được trên 8088 mà không cần thay đổi gì cả. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 29
- Các chân của VXL 8086 Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 30
- Giải thích: 8086 có bus địa chỉ 20 bit, bus dữ liệu 16 bit, 3 chân nguồn và 17 chân dùng cho các chức năng điều khiển. Tuy nhiên một chân có thể đảm nhiệm nhiều chức năng ta (nhờ kỹ thuật phân kênh theo thời gian - time multiplexing). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 31
- Cụ thể: 16 chân (AD0 ÷ AD15): vừa là chân dữ liệu, vừa là chân địa chỉ. Các chân này sẽ là các đường địa chỉ trong trạng thái T1 và dữ liệu trong các trạng thái T2 – T4. 4 chân địa chỉ và trạng thái (A16/S3 ÷ A19/S6) 3 chân nguồn (VCC, GND1, GND20) 17 chân định thời và điều khiển Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 32
- Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 33
- Chức năng của các chân 8086 có thể hoạt động ở 2 chế độ: tối thiểu (minimum mode) và tối đa (maximum mode). Chế độ tối thiểu chỉ dùng cho các hệ thống VXL đơn giản. Chế độ tối đa dùng cho các hệ thống phức tạp hơn, giao tiếp với các bộ nhớ và I/O riêng. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 34
- Các chân dùng chung cho cả hai chế độ tối đa và tối thiểu: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 35
- Các chân chỉ dùng cho chế độ tối thiểu: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 36
- Các chân chỉ dùng cho chế độ tối đa: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 37
- Các chân Nguồn: 8086 sử dụng nguồn cấp điện +5V (VCC) và có 2 chân đất (GND). Dòng điện cực đại là 340 mA (10 mA cho loại CMOS) Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 38
- Xung nhịp: 8086 sử dụng xung nhịp dạng xung chữ nhật có chu kỳ với thời gian cạnh lên và xuống nhỏ hơn 10 ns (đi vào chân CLK). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 39
- Các chân trạng thái bus (S0, S1, S2): Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 40
- Các chân điều khiển bus (HOLD, HLDA, RQ/GT0 , RQ/GT1, LOCK): Chế độ tối thiểu: HOLD (giữ): Ngõ vào tác động mức cao làm cho VXL hở mạch tất cả các bus của nó, tách VXL khỏi bộ nhớ và I/O để cho phép thiết bị khác xử lý bus hệ thống. Quá trình này gọi là truy xuất bộ nhớ trực tiếp (DMA – Direct Memory Access). HLDA (Hold acknowledge): Ghi nhận yêu cầu DMA đối với bộ điều khiển DMA. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 41
- Chế độ tối đa: RQ/GT0, RQ/GT1 (Request / Grant): Các chân này dùng cả hai chức năng vào (nhận yêu cầu) và ra (chấp nhận yêu cầu). + Khi một thiết bị muốn lấy quyền điều khiển bus cục bộ, nó sẽ phát yêu cầu bằng cách đưa tín hiệu mức thấp vào chân yêu cầu. + Sau khi nhận yêu cầu, 8086 sẽ ở trạng thái HOLD và gửi tín hiệu chấp nhận ra chân này. Ở đây, chân RQ/GT0 có độ ưu tiên cao hơn chân RQ/GT1. LOCK: báo cho các thiết bị khác biết không thể sử dụng bus cục bộ. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 42
- Chân RESET: Hoạt động khi có xung tác động mức cao, dùng để khởi động lại hệ thống. Chân RESET thường được sử dụng khi hệ thống có sự cố. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 43
- Các chân điều khiển bus (READY, IO/M, RD, WR, DEN, DT/R ): READY: Chân này ở mức thấp sẽ ứng với trạng thái không sẵn sàng, còn mức cao thì ứng với trạng thái sẵn sàng. Chân IO/M (IO/Memory – Xuất nhập /Bộ nhớ): xác định chu kỳ bus hiện hành đang làm việc với bộ nhớ (mức thấp) hay I/O (mức cao). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 44
- Chân RD (Read): Xác định chiều truyền dữ liệu từ bộ nhớ hay I/O đến VXL. Chân WR (Write): tín hiệu này ngược với RD, nó xác định chiều truyền dữ liệu từ VXL đến I/O hay bộ nhớ. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 45
- DEN (Data Enable – cho phép dữ liệu): Chân này được dùng với DT/R để cho phép nối các bộ đệm hai chiều vào data bus. Nó ngăn ngừa sự tranh chấp bus bằng cách cấm các bộ đệm dữ liệu cho đến trạng thái T2, khi các đường dữ liệu / địa chỉ không còn lưu trữ địa chỉ của bộ nhớ hay I/O nữa. Chân DT/R (Data transmit/receive – truyền/nhận dữ liệu): dùng để điều khiển chiều của luồng dữ liệu qua các bộ đệm (nếu có) vào bus dữ liệu của hệ thống. Khi ở mức thấp, nó chỉ thực hiện tác vụ đọc và khi ở mức cao nó chỉ thực hiện tác vụ ghi. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 46
- Lập trình ngắt Ngắt là hành động dừng chương trình đang chạy để thực hiện một chương trình khác (chương trình này được gọi là chương trình xử lý ngắt). Bộ VXL sẽ dừng các công việc đang thực hiện khi chân INTR hay chân NMI của nó nhận được tín hiệu yêu cầu ngắt. Sau đó nó trao quyền điều khiển lại cho chương trình xử lý ngắt. Tín hiệu yêu cầu ngắt có thể do một thiết bị phần cứng hoặc do một lệnh INT trong chương trình sinh ra. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 47
- Quá trình ngắt được mô tả trong hình dưới đây: Chương trình bị ngắt Lệnh 1 Chương trình xử lý ngắt Lệnh 2 Lệnh 1 Lệnh 2 INT IRET Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 48
- Chương trình xử lý ngắt cần được kết thúc bằng lệnh IRET để sau khi thực hiện xong có thể quay trở về thực hiện tiếp chương trình bị ngắt trước đó. Có nhiều loại tín hiệu ngắt khác nhau, để phân biệt các ngắt cần dựa vào số hiệu của chúng. Bộ vi xử lý 8086 có thể quản lý 256 ngắt, được đánh số lần lượt từ 0, 1, 2, , FFh. Dưới đây là bảng danh sách các ngắt: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 49
- Số hiệu ngắt Chức năng 0 – 1Fh Ngắt của BIOS 20h – 3Fh Ngắt của DOS 40h – 7Fh Dự trữ 80h – F0h Dùng cho chương trình BASIC trong ROM F1h – FFh Không sử dụng Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 50
- Giải thích: Chương trình xử lý ngắt có thể là một bộ phận của BIOS hay của DOS, cũng có thể do người sử dụng tự viết. Ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: “Ngắt” và “Chương trình xử lý ngắt”. Không phải số hiệu ngắt nào cũng có có chương trình xử lý ngắt tương ứng. Khi một ngắt có số hiệu từ 0 – 1Fh xuất hiện thì chúng sẽ được xử lý bởi các chương trình viết sẵn nằm trong ROM BIOS (chủ yếu là giải quyết các yêu cầu vào/ ra cơ bản). Còn nếu ngắt có số hiệu từ 20h – 3Fh thì sẽ do hệ điều hành DOS xử lý. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 51
- Phân loại ngắt: Để phân loại cần dựa trên một tiêu chí nào đó, ở đây ta sẽ phân loại ngắt dựa trên cách thức phát sinh ngắt, tạm chia làm hai loại sau: Ngắt mềm Ngắt cứng Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 52
- Ngắt mềm Ta gọi một ngắt là ngắt mềm nếu nó được phát sinh khi có lời gọi ngắt bằng lệnh INT trong chương trình. Cú pháp của lệnh INT là: INT Ví dụ: INT 21h ;Gọi ngắt 21h của DOS INT 13h ;Gọi ngắt 13h của BIOS Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 53
- Ngắt cứng Một ngắt cứng phát sinh khi có một thiết bị phần cứng gửi tín hiệu yêu cầu ngắt tới bộ vi xử lý. Ví dụ: Khi ta gõ một phím trên bàn phím hay bấm chuột, sẽ có tín hiệu ngắt gửi tới bộ vi xử lý để yêu cầu xử lý hành động vừa thực hiện. Các ngắt được kích hoạt từ thiết bị ngoài (bàn phím, chuột ) giống như ví dụ trên được gọi là Ngắt cứng ngoài. Còn nếu ngắt phát sinh bởi các kinh kiện bổ trợ nằm trên mainboard thì được gọi là Ngắt cứng trong (hay ngắt cứng nội bộ). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 54
- Ngắt 17h – Vào/ra máy in: Đây là ngắt do BIOS quản lý, nó có ba chức năng: Chức năng số 0: Đưa một kí tự ra máy in Chức năng số 1: Khởi tạo cổng máy in Chức năng số 2: Kiểm tra trạng thái máy in Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 55
- Chức năng số 0: Đưa một kí tự ra máy in Các tham số: AH = 0 AL = Mã ASCII của kí tự cần in DX = Số hiệu máy in Ví dụ: Gửi kí tự ‘A’ ra máy in. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 56
- Giải: MOV AH, 0 MOV AL, ‘A’ ;Kí tự cần in MOV DX, 0 ;Máy in số 0 INT 17h MOV AH, 0 MOV AL, 0Ah ;in tiếp kí tự xuống dòng INT 17h Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 57
- Ngắt 21h Đây là ngắt hay dùng nhất của DOS, nó có rất nhiều chức năng. Ở phần trước ta đã sử dụng bốn chức năng của ngắt này (chức năng số 1, 2, 9 và 4Ch). Trong phần này ta sẽ tìm hiểu thêm một số chức năng khác: Chức năng số 39h: Tạo một thư mục trên ổ đĩa Chức năng số 2Ch: Lấy thời gian từ đồng hồ hệ thống Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 58
- Chức năng số 39h: Tạo một thư mục trên ổ đĩa Các tham số: AH = 39h DS:DX = Địa chỉ của chuỗi chứa đường dẫn (chuỗi này phải có tận cùng là 0) Ví dụ: Tạo thư mục ASM trong ổ đĩa C. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 59
- TITLE Tao thu muc .MODEL SMALL .STACK 100H .DATA DuongDan DB ’C:\ASM’, 0 .CODE MAIN PROC MOV AX, @DATA MOV DS, AX MOV AH, 39h ;Chức năng số 39h: tạo thư mục LEA DX, DuongDan ;Lấy địa chỉ offset của chuỗi đặt ;vào DX INT 21h ;Gọi ngắt MOV AH, 4Ch ;Kết thúc INT 21h MAIN ENDP END MAIN Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 60
- Chức năng số 2Ch: Lấy thời gian từ đồng hồ hệ thống Vào: AH = 2Ch Ra: CH = giờ (0 ≤ CH ≤ 23) CL = phút (0 ≤ CL ≤ 59) DH = giây (0 ≤ DH ≤ 59) DL = % giây (0 ≤ DL ≤ 99) Ví dụ: Viết chương trình hiện ra màn hình giờ hiện tại của hệ thống. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 61
- TITLE Hien thoi gian .MODEL SMALL .STACK 100H .DATA Time_Buf DB ’00:00:00$’ .CODE MAIN PROC MOV AX, @DATA MOV DS, AX MOV AH, 2Ch ;Chức năng số 2Ch: đọc thời gian INT 21h ;Gọi ngắt Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 62
- ;Đổi Giờ (trong CH) từ số thập phân sang mã ASCII rồi ;cất vào Time_Buf MOV AL, CH ;Chuyển Giờ vào AX MOV AH, 0 MOV DL, 10 ;Chia AX cho 10 DIV DL ;AL = Thương = Số hàng chục ;AH = Số dư = Số hàng đơn vị ADD AL, 30h ;Đổi số hàng chục sang mã ASCII ADD AH, 30h ;Đổi số hàng đơn vị sang mã ASCII MOV Time_Buf, AL ;Cất vào chuỗi MOV Time_Buf+1, AH Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 63
- ;Đổi Phút (trong CL) từ số thập phân sang mã ASCII rồi ;cất vào Time_Buf MOV AL, CL ;AX chứa Phút MOV AH, 0 MOV DL, 10 ;Chia AX cho 10 DIV DL ;AL chứa số hàng chục của Phút ;AH chứa số hàng đơn vị của Phút ADD AL, 30h ;Đổi sang mã ASCII ADD AH, 30h MOV Time_Buf+3, AL ;Cất vào chuỗi (sau dấu hai chấm) MOV Time_Buf+4, AH Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 64
- ;Đổi Giây (trong DH) từ số thập phân sang mã ASCII rồi ;cất vào Time_Buf MOV AL, DH ;AX chứa Giây MOV AH, 0 MOV DL, 10 ;Chia AX cho 10 DIV DL ;AL chứa số hàng chục của Giây ;AH chứa số hàng đơn vị của Giây OR AX, 3030h ;Đổi sang mã ASCII MOV Time_Buf+6, AL MOV Time_Buf+7, AH Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 65
- ;Hiện chuỗi chứa thời gian (Time_Buf) ra màn hình. MOV AH, 9 ;Chức năng số 9 LEA DX, Time_Buf ;Lấy địa chỉ chuỗi kí tự đặt vào ;thanh ghi DX INT 21h ;Gọi ngắt MOV AH, 4Ch ;Kết thúc INT 21h MAIN ENDP END MAIN Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 66
- Hết Phần 4 Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 4 - 67