Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 6: Một số thiết bị ngoại vi - Phạm Thanh Bình

ppt 37 trang hapham 1130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 6: Một số thiết bị ngoại vi - Phạm Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kien_truc_may_tinh_chuong_6_mot_so_thiet_bi_ngoai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 6: Một số thiết bị ngoại vi - Phạm Thanh Bình

  1. KIẾN TRÚC MÁY TÍNH Giảng viên: Ths Phạm Thanh Bình Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 1
  2. Chương 6: MỘT SỐ THIẾT BỊ NGOẠI VI Đĩa từ RAID Đĩa CD ROM Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 2
  3. Đĩa từ Đĩa từ là thiết bị có dung lượng lưu trữ lớn, tốc độ đọc/ghi nhanh, là thiết bị lưu trữ chính của máy tính. Đĩa từ có giá thành rẻ hơn RAM, nhưng tốc độ truy nhập dữ liệu thì chậm hơn, vì nó là một thiết bị cơ khí . Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 3
  4. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 4
  5. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 5
  6. Một đĩa có thể chứa một hoặc nhiều đĩa kim loại, với tốc độ quay là 5400, 7200, hoặc 10800 vòng/phút. Một cánh tay cơ khí được gắn ở góc để đầu đọc (head) có thể chuyển động trên các bề mặt đĩa Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 6
  7. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 7
  8. Mỗi khi cánh tay dịch chuyển, các đầu đọc có thể đọc được dữ liệu ở một vòng tròn mới, goi là rãnh (track) Tất các các rãnh ứng với cùng một vị trí của cánh tay tạo thành một trụ (cylinder) Mỗi rãnh được chia thành nhiều cung từ (sector), thường có 512 byte trên mỗi cung từ. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 8
  9. Thời gian chuyển động của cánh tay giữa hai trụ kế tiếp vào khoảng 1ms. Di chuyển cánh tay tới một trụ bất kỳ mất từ 5 tới 10 ms, tuỳ từng thiết bị. Khi cánh tay được đưa tới vị trí của rãnh, thiết bị sẽ phải chờ để cung từ quay tới vị trí đầu đọc, thời gian chờ khoảng 5 đến 10 ms, tuỳ vào tốc độ quay của đĩa. Đầu đọc sẽ thực hiện đọc (hoặc ghi) dữ liệu lên cung từ với tốc độ từ 5 MB/s tới 160 MB/s (tuỳ loại đĩa). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 9
  10. RAID RAID (Redundant Array of Independent Disks) là một kỹ thuật để tăng hiệu suất và độ tin cậy của đĩa, do Patterson đưa ra năm 1988. Ý tưởng cơ bản của RAID là ghép nhiều ổ đĩa riêng thành một hệ thống đĩa, hoạt động giống như một ổ đĩa lớn (gọi là đĩa đơn ảo). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 10
  11. Patterson đưa ra 5 giải pháp, gọi là RAID mức 0, mức 1, mức 5. Các hệ thống RAID đều có đặc tính phân phối dữ liệu trên các ổ đĩa, nhằm cho phép hoạt động song song. Ví dụ: Một file có thể nằm trải ra trên nhiều ổ đĩa Mỗi thao tác đọc/ghi vào đĩa được thực hiện song song trên nhiều đĩa thành phần, nhờ đó tốc độ đọc/ghi sẽ tăng lên rất nhiều. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 11
  12. RAID mức 0 Một đĩa đơn ảo được chia thành nhiều phần, mỗi phần được gọi là 1 strip. Mỗi strip có thể gồm một hoặc nhiều sector. RAID mức 0 sắp xếp các strip liên tiếp nhau trên các đĩa khác nhau. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 12
  13. Minh hoạ RAID mức 0 với 4 ổ đĩa: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 13
  14. Nếu phần mềm phát ra một lệnh để đọc một khối dữ liệu gồm 4 strip liên tiếp, bộ điều khiển RAID sẽ chia nhỏ lệnh này thành 4 lệnh riêng rẽ. Mỗi lệnh sẽ đọc dữ liệu trên một đĩa, và được thực hiện song song đồng thời. Phần mềm sẽ không biết gì về quá trình vào/ra song song này cả. Như vậy tốc độ đọc sẽ được tăng lên 4 lần! Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 14
  15. RAID mức 0 hoạt động tốt nhất khi có các yêu cầu lớn về dữ liệu, càng lớn càng tốt. RAID mức 0 hoạt động tệ nhất với các hệ điều hành chỉ đọc ghi dữ liệu theo từng sector. Kết quả vẫn chính xác, nhưng không có sự thực hiện song song, và do đó không cải thiện được hiệu suất. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 15
  16. RAID mức 1 RAID mức 1 sẽ tăng gấp đôi số đĩa, như vậy sẽ có bốn đĩa chính thức và bốn đĩa dùng để dự phòng. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 16
  17. Minh hoạ RAID mức 1 với 4 ổ đĩa chính và 4 ổ dự phòng: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 17
  18. Khi ghi dữ liệu, tất cả các strip được ghi làm hai bản. Còn khi đọc thì sử dụng bản nào cũng được, cũng có thể đọc song song trên cả hai bản. Do đó hiệu suất ghi dữ liệu sẽ không cao bằng sử dụng đĩa đơn, nhưng hiệu suất đọc có thể tăng gấp đôi. Khả năng chống lỗi thì tuyệt vời: nếu có một ổ đĩa bị hỏng thì chỉ việc sử dụng bản sao còn lại để thay thế. Việc khắc phục hệ thống cũng rất đơn giản, chỉ việc thay một ổ đĩa mới, rồi sao chép toàn bộ dữ liệu từ ổ dự phòng vào đó. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 18
  19. RAID mức 2 RAID mức 2 hoạt động dựa trên các word dữ liệu (mỗi word gồm nhiều bít). Ví dụ: + Chia đôi mỗi byte của đĩa đơn ảo thành từng cặp 4 bít, rồi lắp thêm 3 bít mã Hamming vào để tạo thành word 7 bít, trong đó các bít 1, 2, và 4 là các bít chẵn lẻ. + Khi ghi Word dữ liệu lên đĩa, 7 bít sẽ được đồng thời ghi trên 7 đĩa khác nhau. + Bảy ổ đĩa phải được đồng bộ về vị trí của cánh tay đĩa và chiều quay. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 19
  20. Minh hoạ RAID mức 2 với 7 ổ đĩa: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 20
  21. Giải pháp này đòi hỏi phải đồng bộ được sự quay của tất cả các ổ đĩa, và nó chỉ có ý nghĩa khi sử dụng một số lượng lớn các đĩa (Với 32 đĩa chứa dữ liệu và 6 đĩa chứa bít chẵn lẻ, chi phí lên tới 19%). Nó cũng đòi hỏi phải có nhiều bộ điều khiển, do nó phải thực hiện tính toán các mã Hamming với từng bít. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 21
  22. Nếu có một ổ đĩa bị hỏng thì cũng không gây ra điều gì nghiêm trọng, vì cũng chỉ là mất một bít trong tổng số nhiều bít, đôi khi có thể sử dụng các mã Hamming để khôi phục bít này ngay lập tức. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 22
  23. RAID mức 3 RAID mức 3 là một phiên bản đơn giản của RAID mức 2. Chỉ có 1 bít chẵn lẻ được tính toán cho mỗi word dữ liệu, rồi ghi vào ổ đĩa chẵn lẻ. Giống như RAID mức 2, các ổ đĩa phải được đồng bộ chính xác, do mỗi word dữ liệu được cất rải rác trên nhiều ổ đĩa. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 23
  24. Minh hoạ RAID mức 3 với 4 ổ chứa dữ liệu và 1 ổ chứa bít chẵn lẻ: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 24
  25. Trong trường hợp có một ổ đĩa bị hỏng, thì 1 bít chẵn lẻ này có thể giúp khắc phục lỗi. Khi một ổ đĩa hỏng, bộ điều khiển chỉ việc giả thiết tất cả các bít của nó bằng 0. Nếu word thu được có bít chẵn lẻ bị sai, thì chứng tỏ bít trên ổ đĩa hỏng có giá trị bằng 1. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 25
  26. RAID mức 4 RAID mức 4 cũng giống như RAID mức 0, nhưng có thêm một ổ đĩa để chứa strip chẵn lẻ của các strip dữ liệu. Nhờ vậy độ an toàn được tăng lên vì có thể khôi phục lại dữ liệu bị hỏng. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 26
  27. Minh hoạ RAID mức 4 với 4 ổ chứa dữ liệu và 1 ổ chứa các bít chẵn lẻ: Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 27
  28. Ví dụ, nếu mỗi strip có k byte, thì tất cả các strip dữ liệu liên quan sẽ được XOR với nhau, kết quả thu được là một strip chẵn lẻ dài k byte. Nếu một ổ đĩa bị hỏng, byte bị mất có thể được khôi phục lại nhờ thông tin trên ổ đĩa chẵn lẻ. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 28
  29. Thiết kế này giúp tăng cường sự an toàn nếu có ổ đĩa bị hỏng, nhưng lại rất phiền phức khi cần thực hiện những thay đổi nhỏ. Nếu muốn thay đổi nội dung một sector, sẽ phải đọc tất cả các ổ đĩa để tính toán lại các bít chẵn lẻ, và sau đó phải ghi lại chúng. Kết quả là ổ đĩa chẵn lẻ có thể bị quá tải, và có thể dẫn tới tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này có thể được giải quyết nhờ RAID mức 5. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 29
  30. RAID mức 5 Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 30
  31. RAID mức 5 không dành riêng một ổ đĩa để chứa các bít chẵn lẻ, mà phân phối chúng trên các ổ đĩa thành phần. Tuy nhiên, nếu xảy ra biến cố hỏng đĩa, thì việc khôi phục lại dữ liệu liệu trên ổ đĩa hỏng sẽ phức tạp hơn. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 31
  32. CD ROM Lúc đầu, các đĩa quang được phát triển để ghi các chương trình truyền hình, nhưng về sau chúng được sử dụng như một thiết bị lưu trữ của máy tính. Các đĩa CD ROM tiêu chuẩn có đường kính 120 mm và dày 1.2 mm, với một lỗ thủng ở giữa rộng 15 mm. Chúng được coi là có thể bền tới 100 năm! Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 32
  33. Đĩa CD được sản xuất bằng cách dùng tia laser công suất lớn tạo các hố có đường kính 0.8 micrô mét trên trên một đĩa chủ bọc thuỷ tinh. \ Từ đĩa chủ này người ta sẽ tạo ra một khuôn đúc, nó có các điểm gồ lên tại vị trí của các hố do tia laser tạo ra. Bên trong khuôn người ta đổ đầy nhựa polycarbonate lỏng để tạo thành đĩa CD, đĩa này sẽ có các hố lõm giống hệt như trên đĩa chủ. Sau đó một lớp nhôm rất mỏng sẽ được phủ lên trên bề mặt polycarbonate, rồi quét lên đó một lớp sơn bảo vệ, trên cùng người ta sẽ dán một cái nhãn. Các hố lõm trên lớp polycarbonate được gọi là các pit (lõm), còn các vùng không bị khoét lõm được gọi là land (phẳng). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 33
  34. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 34
  35. Các pit và land được ghi theo một đường xoắn ốc, bắt đầu từ vị trí gần với lỗ thủng ở giữa đĩa, rồi mở rộng ra phía rìa đĩa. Đường xoắn ốc cuốn quanh đĩa khoảng 22188 vòng (khoảng 600 vòng trên 1 mm). Nếu trải ra nó có thể dài tới 5.6 km. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 35
  36. Các ổ CD-ROM tốc độ đơn hoạt động ở tốc độ 75 sector/s, tức là tốc độ dữ liệu sẽ bằng 153600 byte/s hoặc 175200 byte/s (tuỳ theo cách tổ chức dữ liệu trên đĩa). Các ổ đĩa tốc độ kép có tốc độ nhanh gấp đôi Cứ như vậy, một ổ 40x có thể đạt được tốc độ 40 x 153600 byte/s (giả sử giao diện ổ, bus, và hệ điều hành có thể xử lý dữ liệu với tốc độ này). Một đĩa audio CD chuẩn có thể chứa 74 phút âm nhạc, với dung lượng bằng 681 984 000 bytes. Con số này thường được ghi là 650 MB vì 1 MB bằng 220 byte (1 048 576 bytes). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 36
  37. Hết Phần 6 Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 37