Bài giảng kinh tế xây dựng - Chương 3: Vốn sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng

ppt 38 trang hapham 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng kinh tế xây dựng - Chương 3: Vốn sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_xay_dung_chuong_3_von_san_xuat_trong_cac_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng kinh tế xây dựng - Chương 3: Vốn sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng

  1. Chương 3: VỐN SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Trình bày: Phạm Văn Giang
  2. VỐN SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 3.1. Khái niệm về vốn sản xuất 3.2. Vốn cố định 3.3. Khái niệm, thành phần và cơ cấu vốn lưu động (VLĐ) 3.4. Chu chuyển VLĐ và các biện pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển
  3. 3.1. Khái niệm vốn sản xuất • Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ. • Vốn sản xuất bao gồm: Vốn cố định Vốn lưu động
  4. 3.2. Vốn cố định • Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.
  5. 3.2. Vốn cố định 3.2.1. Các khái niệm về TSCĐ - Tài sản cố định hữu hình (chi tiết xem điều 2,QĐ 206/2003/QĐ-BTC 12/12/2003)
  6. 3.2. Vốn cố định 3.2.1. Các khái niệm về TSCĐ - Tài sản cố định vô hình (chi tiết xem điều 2,QĐ 206/2003/QĐ-BTC 12/12/2003)
  7. 3.2. Vốn cố định 3.2.1. Các khái niệm về TSCĐ - Tài sản cố định thuê tài chính - Tài sản cố định thuê hoạt động - Tài sản cố định tương tự (chi tiết xem điều 2,QĐ 206/2003/QĐ-BTC 12/12/2003)
  8. 3.2. Vốn cố định Đặc điểm của tài sản cố định Tồn tại trong thời gian dài Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau Giữ nguyên hình dạng hiện vật ban đầu (với TSCĐHH) Về giá trị thì bị giảm dần, giá trị đó được chuyển dần vào giá thành sản phẩm do chính tài sản cố định đó sản xuất ra dưới hình thức khấu hao TSCĐ
  9. 3.2. Vốn cố định Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. (QĐ 206/2003/QĐ-BTC 12/12/2003)
  10. 3.2. Vốn cố định 3.2.2. Phân loại vốn cố định a. Theo hình thái biểu hiện: + TSCĐ hữu hình: Nhà cửa, vật kiến trúc;Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm; Các TSCĐ hữu hình khác. + TSCĐ Vô hình: Quyền sử dụng đất; Chi phí thành lập doanh nghiệp; Chi phí về bằng phát minh sáng chế; Chi phí nghiên cứu phát triển; Chi phí về lợi thế thơng mại; Quyền đặc nhượng; Nhãn hiệu th ươ ng mại
  11. 3.2. Vốn cố định 3.2.2. Phân loại vốn cố định b. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: - TSCĐ đang dùng - TSCĐ chưa dùng - TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý c. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế d. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng
  12. 3.2. Vốn cố định 3.2.3. Đánh giá vốn cố định Cách 1: Đánh giá bằng hiện vật Là việc phân loại, xem xét chất lượng, mức độ hao mòn so với lúc ban đầu , khả năng sử dụng tiếp tục của TSCĐ thông qua các bảng kiểm kê TSCĐ, bảng lý lịch TSCĐ, nhật ký sử dụng TSCĐ => Đánh giá mang tính định tính Cách 2: Đánh giá theo giá trị Là việc đánh giá giá trị của TSCĐ => Đánh giá mang tính định lượng
  13. 3.2. Vốn cố định 3.2.4. Các hình thức vốn cố định Vốn ban đầu - Kb Giá trị của TSCĐ tại thời điểm bắt đầu đem vào khai thác, sử dụng được gọi là vốn ban đầu hay giá trị nguyên thuỷ. Vốn hiện tại - Kht Là giá trị của TSCĐ tại thời điểm được tiến hành đánh giá, nó chính là giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm đó. Vốn phục hồi (giá trị khôi phục) - Kph
  14. 3.2. Vốn cố định 3.2.5. Hao mòn và những biện pháp làm giảm hao mòn Hao mòn: là sự giảm dần giá trị của TSCĐ + Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật chất dẫn đến sự giảm sút dần về chất lượng và tính năng kỹ thuật ban đầu của TSCĐ + Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
  15. 3.2. Vốn cố định 3.2.5. Hao mòn và những biện pháp làm giảm hao mòn Những biện pháp làm giảm hao mòn: Nâng cao tình độ sử dụng TSCĐ về thời gian và cường độ trong giới hạn kỹ thuật cho phép. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành chế tạo, xây lắp. Hiện đại hoá và hợp lý hoá TSCĐ đã bị lạc hậu về mặt kỹ thuật Nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, công nhân Tổ chức tốt công tác bảo quản giữ gìn và sửa chữa TSCĐ.
  16. 3.2. Vốn cố định 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao 1. Một số khái niệm • Khấu hao • Tiền nộp khấu hao • Quỹ khấu hao • Mức khấu hao • Vốn đầu tư sửa chữa lớn
  17. 3.2. Vốn cố định 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao 2. Phương pháp tuyến tính Trong đó: K A = b T A: Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ Kb: Nguyên giá TSCĐ T: Thời gian sử dụng của TSCĐ
  18. 3.2. Vốn cố định 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao 2. Phương pháp tuyến tính Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 250 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5% giá trị hóa đơn, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 5 triệu đồng. Xác định khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng của TSCĐ đó.
  19. 3.2. Vốn cố định 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao 3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Trong đó: Ai = Ki Tkh Ai: Mức khấu hao năm i của TSCĐ Ki: Giá trị còn lại năm i của TSCĐ Tkh: Tỷ lệ khấu hao nhanh Tkh = Tk Hs Tk: Tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng Hs: Hệ số hiệu chỉnh
  20. 3.2. Vốn cố định 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao 3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở các nước như sau: - Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm - Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm - Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm Chú ý: Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
  21. 3.2. Vốn cố định 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao 3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới nguyên với giá 20 triệu đồng. Xác định khấu hao hàng năm của TSCĐ đó theo phương pháp số dư giảm dần có hiệu chỉnh, biết thời gian sử dụng của TSCĐ là 5 năm.
  22. 3.2. Vốn cố định 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao 4. Phương pháp khấu hao theo số lượng và khối lượng Trong đó: A = Q asp A: Mức khấu hao năm của TSCĐ Q: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm K b asp: Mức khấu hao bình quân tính cho một asp = đơn vị sản phẩm Qtk Qtk: Số lượng sản phẩm theo công suất thiết kế
  23. 3.2. Vốn cố định 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao 4. Phương pháp khấu hao theo số lượng và khối lượng Ví dụ: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là 189.000 m3
  24. 3.2. Vốn cố định 3.2.7. Phương pháp xác định thời gian sử dụng hợp lý TSCĐ (đọc giáo trình và xem Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC)
  25. 3.2. Vốn cố định 3.2.8. Lập kế hoạch về TSCĐ - Kế hoạch sử dụng TSCĐ - Kế hoạch khấu hao tài sản cố định - Kế hoạch dự trữ tài sản cố định - Kế hoạch trang bị tài sản cố định - Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định - Xác định lượng hòa vốn của TSCĐ
  26. 3.3. Khái niệm, thành phần cơ cấu vốn lưu động 3.3.1. Khái niệm VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất của xí nghiệp, là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ và tài sản lưu thông (TSLT) trong quá trình sản xuất. - Giai đoạn 1: Giai đoạn vốn lưu động chuyển từ hình thức tiền tệ sang hình thái vật tư dự trữ (T-DT); - Giai đoạn 2: Giai đoạn từ dự trữ sản xuất đi vào sản xuất và làm ra thành phẩm (DT-SX-TP); - Giai đoạn 3: Giai đoạn vốn lưu động đi từ sản xuất sang lưu thông (bàn giao, thanh quyết toán) (TP-T’).
  27. 3.3. Khái niệm, thành phần cơ cấu vốn lưu động 3.3.2. Thành phần vốn lưu động 1. Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: sắt, thép, xi măng. - Bán thành phẩm: các cấu kiện bêtông đúc sẵn, kết cấu gỗ. . . - Vật liệu phụ: dầu mỡ chạy máy, vật liệu dùng sơn, mạ, xà phòng. - Nhiên liệu: xăng, dầu, mỡ có khối lượng lớn. - Vật rẻ tiền mau hỏng: VRT MH.
  28. 3.3. Khái niệm, thành phần cơ cấu vốn lưu động 3.3.2. Thành phần vốn lưu động 2. VLĐ nằm trong quá trình sản xuất: - Chi phí cho xây dựng dở dang. - Chi phí cho lắp đặt dở dang. - Chi phí cho sản xuất phụ dở dang. - Giá trị các công trình hoàn thành, bàn giao thanh toán. - Hàng hoá mua ngoài. - Vốn tiền tệ: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng. - Vốn thanh toán: là những khoản phải thu, phải trả, tạm ứng.
  29. 3.3. Khái niệm, thành phần cơ cấu vốn lưu động 3.3.3. Các nguồn vốn lưu động 1. Nguồn vốn lưu động tự có Là số vốn do ngân sách Nhà nước cấp để tạo điều kiện vốn ban đầu cho xí nghiệp hoạt động. Dùng để mua sắm ĐTLĐ. 2. Nguồn vốn lưu động đi vay Là số vốn mà Nhà nước cho xí nghiệp vay để thoả mãn nhu cầu thời vụ và tạm thời thiếu vốn của xí nghiệp
  30. 3.3. Khái niệm, thành phần cơ cấu vốn lưu động 3.3.3. Các nguồn vốn lưu động 3. Nguồn vốn lưu động coi như tự có: Là nguồn VLĐ nội bộ của Xí nghiệp mà đơn vị xây lắp có thể lợi dụng được để phục vụ cho quá trình sản xuất. Gồm 2 loại. a. Nợ định mức: - Tiền lương phải trả;- Tiền thuế phải nộp - Phí tổn phải trả - Phí tổn trích trước. b. Vốn lưu động thừa của năm trước,gồm: - Thừa do VLĐ có của năm cũ > VLĐ kế hoạch của năm đó. - Thừa do VLĐ định mức của năm kế hoạch < VLĐ định mức của năm trước.
  31. 3.3. Khái niệm, thành phần cơ cấu vốn lưu động 3.3.4. Cơ cấu vốn lưu động Là tỷ trọng của từng khoản VLĐ trong tổng số VLĐ. Kết cấu của VLĐ phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1. Những nhân tố về mặt sản xuất 2. Những nhân tố thuộc mặt cung cấp: 3. Những nhân tố thuộc lưu thông
  32. 3.4. Chu chuyển VLĐ và biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ 3.4.1. Chu chuyển VLĐ Chu kỳ chu chuyển VLĐ là thời gian cần thiết để VLĐ chuyển từ hình thái tiền tệ sang hiện vật rồi lại trở về trạng thỏi tiền tệ theo 3 giai đoạn. Ý nghĩa: -Tốc độ chu chuyển của VLĐ là chỉ tiêu tổng hợp và quan trọng nhất biểu thị hoạt động kinh tế của xớ nghiệp. -Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động tăng lên sẽ làm cho các chỉ tiêu khác tăng lên:
  33. 3.4. Chu chuyển VLĐ và biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ 3.4.1. Chu chuyển VLĐ 1. Số vòng quay VLĐ (n) G n = Vtb Trong đó: G: giá trị sản lượng Xây lắp bàn giao thanh toán Vtb: VLĐ trung bình trong kỳ tính toán
  34. 3.4. Chu chuyển VLĐ và biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ 3.4.1. Chu chuyển VLĐ 2. Thời gian một vòng quay VLĐ T t = n Trong đó: T: Số ngày của kỳ xem xét n: Số vòng quay VLĐ
  35. 3.4. Chu chuyển VLĐ và biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ 3.4.1. Chu chuyển VLĐ 3. Số lượng VLĐ tiết kiệm được khi tăng vòng quay VLĐ ( V) G ΔV = (t1 − t2 ) Tn Trong đó: G: Giá trị sản lượng thanh toán của năm cũ Tn: Số ngày trong năm (360 ngày) t1, t2: thời gian một vòng quay VLĐ ở năm cũ, năm kế hoạch
  36. 3.4. Chu chuyển VLĐ và biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ 3.4.1. Chu chuyển VLĐ 4. Khối lượng công tác tăng thêm ở năm kế hoạch do việc rút ngắn thời gian một vòng chu chuyển VLĐ ( G) ΔG = Vc (n2 − n1) Trong đó: Vc: VLĐ bình quân sử dụng trong năm cũ n1, n2: Số vòng quay của VLĐ năm cũ, năm kế hoạch
  37. 3.4. Chu chuyển VLĐ và biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ 3.4.1. Chu chuyển VLĐ Ví dụ: Trong năm cũ, doanh nghiệp đã hoàn thành và thanh toán một khối lượng công tác là 200.000 triệu, vốn lưu động bình quân là 35.000 triệu. Trong năm kế hoạch, doanh nghiệp đã hoàn thành và thanh toán một khối lượng công tác là 200.000 triệu nhưng thời gian của một vòng quay vốn lưu động dự kiến giảm đi 28 ngày. Yêu cầu tính toán thời gian của một vòng quay trong năm kế hoạch? Xác định giá trị khối lượng công tác tăng thêm trong năm kế hoạch so với năm cũ?
  38. 3.4. Chu chuyển VLĐ và biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ 3.4.2. Biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ 1. Tăng nhanh tốc độ trong giai đoạn dự trữ sản xuất: - Trình độ tổ chức quản lý của CBNV trong cơ quan cung ứng vật tư kỹ thuật. - Số lần cung ứng trong kỳ, cung cấp càng nhiều lần thì lượng dự trữ càng cần ít. - Khoảng cách vận chuyển, phương tiện vận chuyển bốc dỡ. Định mức số ngày dự trữ bằng tổng của các thành phần sau: - Số ngày vận chuyển, bảo quản. - Số ngày chỉnh lý, kiểm tra. - Số ngày kiểm nghiệm. 2. Tăng nhanh chu kỳ sản xuất và giảm sản xuất dở dang 3. Cải tiến công tác thanh quyết toán khối lượng công tác hoàn thành.