Bài giảng Lập trình web - Phần 1: Giới thiệu tổng quan về web - Trần Quang Diệu

pdf 23 trang hapham 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập trình web - Phần 1: Giới thiệu tổng quan về web - Trần Quang Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_trinh_web_phan_1_gioi_thieu_tong_quan_ve_web_t.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lập trình web - Phần 1: Giới thiệu tổng quan về web - Trần Quang Diệu

  1. LẬP TRÌNH WEB TS. Trần Quang Diệu Email: dieutq@gmail.com
  2. Nội dung môn học • Phần 1. Giới thiệu tổng quan về Web • Phần 2. HTML và JavaScript • Phần 3. ASP.Net
  3. Phần 1. Giới thiệu tổng quan về Web • 1. Webpage – Website • 2. HTML, XHTML, DHTML • 3. Các ngôn ngữ lập trình web • 4. Web Server – Web Browser – HTTP • 5. Mô hình ứng dụng • 6. Quá trình Request - Respone
  4. Webpage - Website • Webpage: • Web là một hệ thống các văn bản có mối siêu liên kết bên trong với nhau (interlinked hypertext documents) được truy xuất thông qua hệ thống Internet. • Webpage là một trang thông tin chứa: văn bản (text), hình ảnh (images), phim (videos) và các đa phương tiện khác có mối siêu liên kết với nhau (hyperlinks). • Một trang web là một tập tin HTML hoặc XHTML được truy xuất thông qua giao thức HTTP.
  5. Webpage - Website • Website: • Website là một tập hợp các trang web nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên WWW của hệ thống mạng Internet. Phân loại: • Website tĩnh: chủ yếu giới thiệu thông tin • Website động: có sự tương tác với người dùng
  6. Webpage - Website
  7. HTML, XHTML, DHTML • HTML: • HTML là viết tắt của HyperText Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). • HyperText – văn bản có thể kết nối đến văn bản khác. • Sử dụng các “thẻ” để “đánh dấu” văn bản, giúp trình duyệt xác định được cách biểu diễn trang web đến người sử dụng. • Một tập tin HTML là một tập tin văn bản trong đó có chứa các thẻ đánh dấu. (các tập tin này có phần mở rộng là *.htm hoặc *.html)
  8. XHTML • XHTML là viết tắt của eXtensible HyperText Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản mở rộng): là ngôn ngữ đánh dấu tương tự ngôn ngữ HTML nhưng có cú pháp chặt chẽ hơn. • XHTML được xem là thế hệ tiếp theo của HTML dựa trên chuẩn XML.
  9. DHTML • DHTML là viết tắt của Dynamic HyperText Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản động). • Là ngôn ngữ dùng tạo ra trang web dựa trên sự kết hợp của nhiều kỹ thuật như: ngôn ngữ HTML tĩnh, ngôn ngữ kịch bản máy khách (Javascript), ngôn ngữ định dạng trình diễn Cascading Style Sheets (CSS) và Document Object Model (DOM). • DHTML cho phép người dùng thêm các hiệu ứng vào các trang web mà HTML không thực hiện được.
  10. Các ngôn ngữ lập trình Web • Hiện nay, có nhiều ngôn ngữ lập trình hỗ trợ cho việc viết các ứng dụng web chạy trên máy chủ (xây dựng các website động) như: • ASP (Active Server Pages): do Microsoft phát triển. • JSP (Java Server Pages): IBM phát triển. • PHP (Hypertext Preprocessor): cộng đồng phát triển (các tài liệu liên quan PHP được cung cập tại Zend).
  11. Web Server, Web Browser, HTTP • Web Server: là nơi nhận và điều phối các yêu cầu từ Web Browser và gởi kết quả trả về. • Web Browser: là nơi thể hiện dữ liệu, tập hợp dữ liệu của người dùng và gởi đến Web Server. • HTTP: là một giao thức dùng để trao đổi thông tin giữa Web Browser với Web Server. Hành động gởi nội dung đến Web Server trong quá trình xử lý thông tin và sau đó Server trả kết quả về cho Web Browser thì được xem là Postback Ví dụ: các trang đăng nhập website, forum
  12. Web Server, Web Browser, HTTP
  13. Mô hình ứng dụng
  14. Quá trình Request - Respone
  15. Nhóm 1 • Tìm hiểu về các ngôn ngữ lập trình web thông dụng. So sánh các ngôn ngữ lập trình này về: • Giống nhau, khác nhau • Cách thức truy xuất • Ưu điểm • Nhược điểm
  16. Nhóm 2 • Tìm hiểu về các webserver thông dụng, so sánh các webserver này với IIS • Tìm hIểu về IIS (Internet Information Services) • Cài đặt trên windows • Các đặt một website trên IIS • Quản lý IIS
  17. Nhóm 3 • Tìm hiểu về giao thức HTTP • Cài đặt các lựa chọn cho giao thức HTTP trên IIS • Tìm hiểu về giao thức FTP, cài đặt giao thức FTP trên IIS
  18. Nhóm 4 • Tìm hiểu về Web Browser, giới thiệu về lịch sử phát triển của các Web Browser
  19. Nhóm 5 • Tìm hiểu về HTML, cách xây dựng một website bằng HTML, các thẻ cơ bản của HTML • Xây dựng một website giới thiệu về lớp CNTT 55 bằng HTML, cài đặt website lên IIS
  20. Nhóm 6 • Tìm hiểu về các chuẩn website của W3C • Tiêu chuẩn của W3C • Tại sao phải thiết kế website theo chuẩn W3C • Tìm hiểu về chuẩn Web 1.0, 2.0, 3.0. So sánh sự khác nhau và giống nhau của mỗi chuẩn
  21. Nhóm 7 • Tìm hiểu quy trình xây dựng một website • Các bước xây dựng website • Các yêu cầu khi xây dựng website • Xây dựng một website tĩnh bằng HTML
  22. Nhóm 8 • Tìm hiểu về JavaScript • Cách đặt JavaScript trong một website (ví dụ website tĩnh) • Các lệnh cơ bản của JavaScript, cách thức lập trình JavaScript
  23. Nhóm 9 • CSS là gì • Cách xây dựng một CSS • Ứng dụng CSS trong thiết kế web như thế nào?