Bài giảng Lật thừa kế - Ngô Huy Cương

pdf 48 trang hapham 2971
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lật thừa kế - Ngô Huy Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_lat_thua_ke_ngo_huy_cuong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lật thừa kế - Ngô Huy Cương

  1. luËt thõa kÕ Ngêi so¹n th¶o : Ng« Huy C¬ng Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi 1
  2. Giới thiệu môn học • Học trong 15 tiết • Là một chế định quan trọng của luật dân sự • Liên quan tới tài sản, cái chết và ý chí của người chết 2
  3. I-Bản chất của thừa kế • Tài sản là công cụ của đời sống con người • Tài sản thường sống lâu hơn con người • Cái chết là một qui luật tự nhiên • Khi một người chết thường để lại khối tài sản của mình • Khối tài sản này được xử lý như thế nào ? • Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người khi người đó chết 3
  4. II- Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế ở Việt Nam • Các luật gia Việt Nam thường có sự phân biệt giữa thừa kế và quyền thừa kế • Thừa kế cùng với sở hữu là các yếu tố khách quan • Chiếm hữu của cải vật chất là tiền đề đầu tiên làm xuất hiện quan hệ thừa kế • Thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó người có tài sản, trước khi chết, có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác • Là một căn cứ phát sinh quyền sở hữu 4
  5. Định nghĩa thừa kế theo các luật gia Việt Nam Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời qui định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ quyền, nghĩa vụ của người thừa kế 5
  6. Quan niệm bản chất giai cấp của quyền thừa kế của các luật gia XHCN • Pháp luật qui định cho công dân có quyền sở hữu và dựa vào đó qui định cho họ quyền thừa kế • Vậy nên quan niệm quyền thừa kế là thừa hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp mà nhà nước cho phép chuyển dịch • Tất cả các quan niệm này dựa trên luận điểm về chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội • Các quan điểm này phản ánh vào Điều 634 BLDSVN 6
  7. Quan niệm về thừa kế trong Bộ luật Hồng Đức Điều 390 quy định : “ Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hoả trong chúc thư” 7
  8. Quan niệm về thừa kế của BLDS Bắc Kỳ Điều thứ 310 ( Điều đầu tiên trong thiên nói về thừa kế ) qui định : “ Của thừa- kế truyền lại cho ai là do ý muốn của người mệnh- một hoặc do pháp- luật định” 8
  9. Sự phát triển của quan niệm về thừa kế từ 1945 tới nay Có hai đặc điểm cần lưư ý : * Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế được thể hiện trong Hiến pháp * Phát triển nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế 9
  10. III- Các nguyên tắc của quyền thừa kế ở Việt Nam * Coi quyền thừa kế là quyền cơ bản của công dân * Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân * Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế * Tôn trọng ý chí của người chết * Củng cố và giữ vững tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình 10
  11. IV- Các qui định chung • Di sản • Thời điểm, địa điểm mở thừa kế • Các vấn đề có liên quan đến người thừa kế • Quản lý di sản 11
  12. 1- Người để lại di sản thừa kế Tự nhiên nhân 12
  13. 2- Thời điểm mở thừa kế * Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản thừa kế chết hoặc bị tuyên bố là đã chết theo khoản 2 Điều 91 BLDSVN * ý nghĩa của thời điểm mở thừa kế : - Xác định tài sản hay sản nghiệp của người để lại di sản - Xác định những người thừa kế của người chết 13
  14. 3- Người thừa kế * Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật * Điều kiện trở thành người thừa kế : - Còn sống vào thời điểm mở thừa kế; hoặc - Được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết 14
  15. Tình huống 1 Ông Đào Tiến Xa trước khi chết được biết rằng đứa cháu ham chơi của mình là Đào Thích Nghịch đang cùng hai người bạn thân bàn nhau thành lập một công ty. Ông viết di chúc để lại tài sản của mình cho công ty đang được bàn để thành lập. Ngày ông chết, công ty chưa hoàn thành thủ tục thành lập. Ngoài đứa cháu này, ông không còn một người nào có thể thừa kế di sản của mình. Tranh chấp về di sản thừa kế xảy ra giữa người cháu và công ty đã hoàn thành thủ tục thành lập sau 2 ngày kể từ khi thừa kế được mở. Hỏi : 1- Giải pháp của bạn như thế nào trong trường hợp này ? 2- Hãy bình luận qui định pháp luật có liên quan trong BLDSVN ! 15
  16. Người thừa kế là cơ quan, tổ chức Người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế ( Khoản 2 Điều 638 BLDSVN) 16
  17. Tình huống 2 Ông Hoàng Công Bình cưới một cô vợ trẻ. Là một trẻ mồ côi không ai thân thích từ nhỏ và giàu lòng tự ái. Sau khi mâu thuẫn căng thẳng với vợ. Ông Bình bỏ nhà ra đi biển, rồi biệt tăm. Ông để lại một gia tài lớn của riêng. Sau khi đã làm đầy đủ thủ tục do luật định, toà án tuyên bố ông Bình đã chết. Người vợ trẻ được hưởng thừa kế và đã đi lấy chồng. Một thời gian sau ông Bình bỗng dưng xuất hiện và đòi lại tài sản của mình. Hỏi: 1- Theo bạn toà án nên giải quyết như thế nào? 2- Hãy bình luận các qui định có liên quan của BLDSVN ! 17
  18. 4- Địa điểm mở thừa kế * Có hai trường hợp : - Nơi cư trú cuối cùng của người chết - Nơi có toàn bộ hay phần lớn di sản * ý nghĩa : - Nhằm tiến hành các công việc kiểm kê tài sản của người chết - Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận từ chối hưởng di sản thừa kế - Xác định toà án có thẩm quyền thụ lý tranh chấp thừa kế 18
  19. 5- Di sản thừa kế * Tài sản riêng của người chết * Phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác 19
  20. Tình huống 3 Bà Đinh Thị Tẻo là chiến sĩ thi đua nhiều năm liền được công ty tặng quyền truy cập internet 3 năm. Khi bà chết quyền truy cập còn hai năm. Công ty thu hồi quyền truy cập. Người con trai được hưởng di sản thừa kế của bà dự định kiện đòi lại quyền truy cập 2 năm. Hỏi : Là một luật sư giỏi, bạn hãy cho con trai của bà Tẻo một lời khuyên về việc có thắng kiện hay không ? 20
  21. 6- Quản lý di sản • Việc chia di sản thường được tiến hành sau một thời gian khi người để lại di sản chết, do đó cần có người quản lý di sản • Người quản lý di sản có thể là: - Người được chỉ định trong di chúc - Người được những người thừa kế thoả thuận cử ra - Người đang thực tế quản lý di sản ( khi chưa xuất hiện hai loại người trên ) - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý ( khi chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý ) 21
  22. Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế • Lập danh mục, thu hồi • Bảo quản và không được định đoạt tài sản, trừ khi được sự thoả thuận của những người thừa kế bằng văn bản • Thông báo về di sản cho những ngươì thừa kế • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại • Giao lại tài sản theo yêu cầu của người thừa kế 22
  23. Quyền của người quản lý tài sản • Đại diện cho người thừa kế các giao dịch liên quan tới tài sản • Được hưởng thù lao nếu được xác nhận trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận 23
  24. 7- Suy diễn chết cùng thời điểm * Những người có quyền thừa kế của nhau bị chết và không thể xác định được ai chết trước, ai chết sau, thì được xem như chết cùng một thời điểm và họ không được thừa kế của nhau * Di sản của mỗi người trong trường hợp này do người thừa kế của người đó hưởng 24
  25. 8- Tước quyền hưởng di sản * Những người nhẽ ra được hưởng di sản thừa kế bị tước quyền hưởng di sản * Những trường hợp không được hưởng di sản được qui định tại Điều 646 BLDSVN 25
  26. V- Thừa kế theo di chúc * Việc chuyển giao tài sản theo ý chí của người để lại di sản thừa kế * Nội dung cơ bản của hành vi này là xác định rõ người thừa kế, các điều kiện và phân chia di sản 26
  27. Người lập di chúc • Các nhân có đầy đủ năng lực hành vi • Người đủ 15 tuổi, nhưng chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý • Quyền : - Để lại di sản cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào - Truất quyền thừa kế của người thùa kế - Phân định tài sản cho người thừa kế - Dành một phần di sản để di tặng, thờ cúng - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản - Chỉ định người giữa di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản 27
  28. Tình huống 4 Em Lại Xếnh Sáng 16 tuổi bị bệnh hiểm nghèo biết không thể qua khỏi. Em lập di chúc để lại một số tiền lớn do các tổ chức từ thiện giúp đỡ riêng em cho quĩ khuyến học khi em mất. Vì thương con, dù nhà nghèo, mẹ em đồng ý ghi vào di chúc như vậy. Sau khi quĩ khuyến học nhận được di sản, bố em Sáng đòi lại. Hỏi : Có qui tắc hoặc nguyên tắc pháp lý nào chống lại việc đòi lại di sản của bố em Sáng không ? Hãy lý giải ! 28
  29. Sửa đổi di chúc • Phần bổ sung và phần sủa đổi có hiệu lực như nhau; nếu mâu thuẫn, chỉ phần bổ sung có hiệu lực • Thay thế người hưởng thừa kế • Sửa đổi quyền và nghĩa vụ của người thừa kế • Sửa đổi câu chữ • Bổ sung di chúc • Thay thế di chúc • Huỷ bỏ di chúc 29
  30. Tình huống 5 1- Ông Lý Cọt Kẹt để lại di sản cho người cháu đang là cái thai trong bụng con dâu của ông. Trong di chúc của mình ông đặt tên cháu là Lý Thích Lý (nếu là con trai) hay Lý Thích Tình (nếu là con gái) và ghi rõ tên của cha mẹ cháu là anh Lý Thời Xui và chị Đào Thị Dơ. Sau khi ông chết, chị Dơ sinh đôi được hai cháu. Hỏi: Hai cháu mới sinh có được hưởng thừa kế không và được hưởng như thế nào? 2- Khi chưa giải quyết xong vấn đề này thì toà án lại phải xác nhận rằng anh Xui không phải là cha của hai đứa bé. Hỏi: Vấn đề thừa kế nên được giải quyết thế nào? 30
  31. Hạn chế quyền truất quyền hưởng di sản * Mục đích : bảo vệ truyền thống gia đình tốt đẹp, bảo vệ lợi ích của những người yếu thế và đạo đức xã hội * BLDS VN qui định một số người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc : - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng - Con đã thành niên mà không có khả năng lao động * Phần được hưởng của những người này bằng 2/3 của suất của người thừa kế theo pháp luật 31
  32. Người thừa kế theo di chúc * Người được chỉ định trong di chúc nhận di sản thừa kế * Nếu nhận di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận 32
  33. Các điều kiện của di chúc * Người lập di chúc có năng lực hành vi ( Trường hợp từ 15 -18 có qui định riêng ) * Người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn * Nội dung của di chúc không trái với pháp luật, đạo đức xã hội * Hình thức của di chúc hợp pháp : - Bằng văn bản - Bằng miệng 33
  34. Di chúc bằng văn bản * Không có người làm chứng ( Đ 658 BLDS ) * Có người làm chứng ( Đ 659 BLDS ) * Có chứng thực của chính quyền địa phương (Đ 660 BLDS ) * Có chứng nhận của công chứng * Có giá trị như đã được chứng thực ( Đ 663 BLDS ) 34
  35. Di chúc bằng miệng • Bày tỏ ý chí bằng lời nói • Phải được lập trong tình trạng tính mạng bị đe doạ nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết • Là ý chí cuối cùng • Phải có hai người làm chứng và ngay sau đó phải ghi chép lại, rồi cùng ký tên hoặc điểm chỉ • Bị huỷ bỏ sau 3 tháng, nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt 35
  36. Hiệu lực của di chúc • Có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế • Vợ chồng lập di chúc chung : một người chết trước, thì phần di chúc liên quan tới phần di sản của người chết có hiệu lực; Nếu hai vợ chồng thoả thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó 36
  37. Công bố di chúc • Di chúc do người được chỉ định công bố, thì người này công bố; nếu từ chối hay không chỉ định người công bố , thì những người thừa kế thoả thuận công bố • Người công bố phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan có chứng thực 37
  38. Giải thích di chúc • Tất cả những người thừa kế cùngg nhau giải thích • Di chúc do công chứng giữ, thì công chứng công bố • Tìm tới ý chí thực của người chết và mối quan hệ của người chết và người thừa kế được chỉ định • Giải thích không thống nhất, thì coi như không có di chúc • Chỉ phần không giải thích được mà không ảnh hưởng tới phần khác là không có hiệu lực 38
  39. Di sản dùng vào việc thờ cúng • Người lập di chúc có quyền chỉ định người thờ cúng • Người này được quản lý phần di sản đã được di chúc dành cho việc thờ cúng • Nếu người này không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản này cho người khác quản lý • Những người thừa kế có thể có thể cử một người quản lý di sản thờ cúng, nếu di chúc không chỉ định • Phần di sản này có thể thuộc người trong diện thừa kế theo pháp luật đang quản lý hợp pháp, nếu những người thừa kế theo di chúc đã chết • Trường hợp toàn bộ di sản không trả được nợ, thì không được dành di sản thờ cúng 39
  40. Đặc tính của di sản thờ cúng • Không được chia • Có thể là một tài sản cụ thể • Người quản lý có quyền thu hoa lợi hoặc lợi tức để dùng vào việc thờ cúng, không được dùng vào mục đích riêng • Người quản lý không có quyền định đoạt 40
  41. Câu hỏi đặt ra 1- Di sản thờ cúng có sở hữu chủ không ? 2- Trong trường hợp này chiếm hữu có phải là một quyền năng riêng tách khỏi quyền sở hữu không ? 41
  42. Di tặng * Phần tài sản mà người lập di chúc tặng cho người khác với ý nghĩa kỷ niệm * Người được hưởng có quyền sở hữu phần tài sản này mà không phải gánh chịu nghĩa vụ của người chết, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ 42
  43. VI- Thừa kế theo pháp luật * Chuyển giao di sản thừa kế theo qui định của pháp luật * Tài sản được chia đều cho những người thừa kế theo một số nguyên tắc và qui tắc * Những người hưởng thừa kế theo pháp luật đều bình đẳng trong việc hưởng di sản và trong việc thực hiện nghĩa vụ của người chết * Những người thừa kế này là những người theo quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, và được chia thành hàng * Hàng thứ nhất là những người có quan hệ gần gũi nhất ( hôn nhân và huyết thống ) * Hàng thứ hai và thứ ba là dự bị, nếu không có ai ở hàng thứ nhất hoặc họ không nhận hoặc không được nhận thừa kế 43
  44. Điều kiện thừa kế theo pháp luật • Không có di chúc • Di chúc không hợp pháp • Người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc, hoặc cơ quan, tổ chức không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế • Người thừa kế theo di chúc từ chối di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc • Phần di sản mà người được hưởng từ chối hay bị tước quyền hay chết trước người lập di chúc hoặc liên quan tới cơ quan, tổ chức không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa 44 kế
  45. Diện và hàng thừa kế • Những người được pháp luật cho quyền hưởng thừa kế dựa trên 3 cơ sở huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng • Hàng thừa kế thứ nhất : Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi. mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết • Hàng thừa kế thứ hai : Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết • Hàng thừa kế thứ ba : Cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; Cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột • Các cụ là người thừa kế ở hàng thứ ba của chắt, nhưng chắt không phải là hàng thừa kế thứ ba của các cụ, vì cháu và chắt là người thừa kế thế vị tương ứng 45
  46. Thừa kế thế vị • Trường hợp con của người để lại di sản thừa kế chết trước người này thì con của người chết trước được hưởng di sản mà nếu bố hoặc mẹ chúng còn sống phải được hưởng • Nếu người được thế vị như trên mà chết trước người để lại di sản thì con của người chết trước này được thế vị 46
  47. Thanh toán nghĩa vụ của người chết Nghĩa vụ lớn hơn tài sản thì được thanh toán như sau : • Chi phí cho mai táng • Tiền cấp dưỡng còn thiếu • Trợ cấp cho người sống nương nhờ • Tiền công lao động • Bồi thường thiệt hại • Thuế và các khoản nợ nhà nước • Tiền phạt • Các khoản nợ tư nhân • Chi phí bảo quản di sản 47 • Chi phí khác
  48. Phân chia di sản • Phân chia theo di chúc; nếu di chúc không nói rõ từng phần thì chia đều cho những người được chỉ định, trừ khi có thoả thuận khác • Phân chia theo pháp luật 48