Bài giảng Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Nguyễn Thanh Huyền

ppt 107 trang hapham 6270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Nguyễn Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_tu_tuong_va_cac_hoc_thuyet_quan_ly_nguyen.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Nguyễn Thanh Huyền

  1. Môn học LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VÀ CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÝ Thời lượng: 4 (tín chỉ) Giảng viên: 1. Nguyễn Thanh Huyền 2. Nguyễn Thị Linh
  2. CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ
  3. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình: LSTT và các học thuyết quản lý, PTS Nguyễn Thị Doan, Nbx CTQG. 2. Một số vấn đề về tư tưởng quản lý, GS.TS Đỗ Văn Vĩnh, Nxb CTQG. 3. Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá Thông tin 4. Hàn Phi, Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi, Nxb Văn hoá Thông tin. 4. Đạo của Quản lý, GS. Lê Hồng Lôi, Nbx CTQG. 5. Giáo trình Triết học Mac – lênin, Nxb CTQG.
  4. Yêu cầu 1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của LSTTQL 2. Đặc điểm của khoa học về LSTTQL 3. Phương pháp nghiên cứu của LSTTQL 4. Phân kỳ LSTTQL 5. Ý nghĩa của LSTTQL
  5. 1.1.Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết quản lý nhằm tìm ra tính lôgic và tính quy luật của quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng và học thuyết quản lý trong lịch sử. Tính lôgic được thể hiện trên 2 phương diện: + Thứ nhất, lôgic trong quan điểm, tư tưởng của một học giả ( lôgic nội tại). + Thứ hai, lôgic của các quan điểm, tư tưởng của các học giả khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử.
  6. 1.1.Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu * Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Tìm hiểu nội dung quan điểm, tư tưởng của học giả . 2. Chỉ ra lôgic nội tại giữa các tư tưởng, quan điểm (tính hệ thống nếu có của các tư tưởng). - Các tư tưởng, quan điểm đó phản ánh thực tiễn kinh tế xã hội, thực tiễn quản lý ở góc độ nào (địa văn hóa, địa chính trị, giai cấp, tầng lớp ). - Các tư tưởng, quan điểm đó kế thừa những tư tưởng nào đã có và tại sao. - Dự báo được các xu hướng vận động phát triển của các tư tưởng, học thuyết đó.
  7. 1.2 Đặc điểm của khoa học về lịch sử tư tưởng quản lý - Phản ánh sự vận động khách quan của các tư tưởng, trường phái quản lý trong lịch sử bằng cách chỉ ra sự tác động của điều kiện kinh tế xã hội lên các tư tưởng, trường phái đó trong từng giai đoạn nhất định, phản ánh đúng mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
  8. 1.2 Đặc điểm của khoa học về lịch sử tư tưởng quản lý - Lịch sử tư tưởng quản lý là một khoa học mang tính liên ngành, sử dụng hệ thống tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau (chính trị, kinh tế, triết học, tôn giáo ). - Lịch sử tư tưởng quản lý đặc biệt quan tâm tới con người trong các thời đại khác nhau, nhằm phát huy tính hiệu quả của con người.
  9. 1.2 Đặc điểm của khoa học về lịch sử tư tưởng quản lý - Lịch sử tư tưởng quản lý không đi vào mô tả sự kiện mà khái quát những nội dung quản lý để chỉ ra tính lôgic cũng như xu hướng vận động của các tư tưởng quản lý trong một thời đại nhất định.
  10. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp lịch sử lôgic - Phương pháp lịch sử cụ thể - Phương pháp trìu tượng cụ thể
  11. 1.4. Phân kỳ lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Theo cách phân kỳ thứ nhất: dựa trên sự phân chia lịch sử nhân loại thành 3 nền văn minh: văn minh nông nghiệp; văn minh công nghiệp; văn minh tin học, người ta chia LSTTQL thành 3 thời kỳ tương ứng. + Thời kỳ các tư tưởng quản lý + Thời kỳ các học thuyết quản lý mảnh đoạn + Thời kỳ của các học thuyết quản lý tổng hợp
  12. 1.4. Phân kỳ lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Theo cách phân kỳ thứ hai: dựa trên học thuyết hình thái kinh tế xã hội của K.Marx, lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý được chia thành 4 thời kỳ: + Cổ đại + Trung đại + Cận đại + Hiện đại
  13. 1.4. Phân kỳ lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Theo cách phân kỳ thứ ba: + Thời kỳ tiền cổ điển: từ thời cổ đại, qua trung cổ đến công trường thủ công: TT tự do cạnh tranh của Adamsmith. + Thời kỳ cổ điển: từ sau công trường thủ công đến những năm 20 của thế kỷ XX: học thuyết QL theo khoa học của W. Taylor. + Thời kỳ các học thuyết quản lý tài nguyên con người: từ năm 1930 – 1950: trường phái tâm lý xã hội, quản lý theo văn hoá + Thời kỳ các học thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi: từ năm 1960 -> nay: thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi của P. Drucker.
  14. 1.4. Phân kỳ lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Theo cách phân kỳ thứ tư: dựa vào trình độ phát triển KTXH. 1. Tư tưởng quản lý thời kỳ cổ đại gồm: - Trung Hoa cổ đại: + Nho gia: Khổng Tử ; Mạnh Tử ; Tuân Tử + Pháp gia: Hàn Phi Tử + Đạo gia: Lão Tử - Ấn Độ cổ đại - Hy – La cổ đại: Platông ; Aristôt ; Đêmôcrit 2. Trung cổ Tây Âu: Augustant ; T.Đacanh 3. Tây Âu cận đại: Adam smith ; Vônte ; R.Oen 4. Hiện đại: Học thuyết quản lý theo khoa học ; quản lý văn hoá ; trường phái tâm lý xã hội ; quản lý tổng hợp thích nghi
  15. 1.5 Ý nghĩa a) Về tư tưởng: - LSTT và các học thuyết quản lý giúp chúng ta có điều kiện tìm hiểu, đánh giá các quan điểm, tư tưởng quản lý của các học giả và trường phái khác nhau trong LS để có những hiểu biết chung nhất về các tư tưởng, học thuyết quản lý. b) Về thực tiễn: - Nghiên cứu về Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý giúp cho các nhà quản lý có thể dựa vào bài học lịch sử của những người đi trước mà cải tạo hiện thực quản lý “ôn cố nhi tri tân”.
  16. Chương 2 TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ TRUNG HOA CỔ TRUNG ĐẠI
  17. Yêu cầu 1. Tìm hiểu tiền đề lý luận và thực tiễn dẫn tới sự ra đời của các tư tưởng quản lý thời kỳ Trung Hoa cổ trung đại. 2. Nội dung tư tưởng quản lý của một số tác giả và trường phái tiêu biểu thời kỳ Trung Hoa cổ trung đại. - Nho gia: Khổng Tử; Mạnh Tử; Tuân Tử - Đạo gia: Lão Tử - Mặc gia: Mặc Tử - Pháp gia: Quản Trọng; Thận Đáo; Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Hàn Phi Tử.
  18. Danh mục tài liệu tham khảo 1. GS.TS Hồ Văn Vĩnh, Một số vấn đề về tư tưởng quản lý, Nxb Quốc gia, Hà Nội 2003, trang 20 - 49. 2. Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, Nxb Văn hóa Thông tin 4. Nguyến Hiến Lê - Giản Chi, Hàn Phi Tử, Nxb Văn hóa Thông tin.
  19. 2.1.Tình hình KTXH thời kỳ Trung Hoa cổ trung đại 2.1.1 Từ thế kỷ XVII TCN – XI TCN 2.1.2. Từ thế kỷ XI TCN – VIII TCN 2.1.3.Từ thế kỷ VIII TCN – III TCN
  20. 2.1.1 Từ thế kỷ XVII TCN – XI TCN ❖Về phương thức sản xuất: sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công cụ sản xuất bằng sắt chưa xuất hiện → năng suất lao động thấp. ❖Xã hội: chưa xuất hiện hình thức sở hữu đối với TLSX → xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp. ❖Tri thức khoa học: Người Ân phát minh ra Lịch mặt Trăng → ứng dụng vào SXNN. ❖ Đời sống chính trị, tư tưởng: Vượt qua thời kỳ tín ngưỡng Tô tem → bước vào giai đoạn có tôn giáo tổ tiên. Tôn sùng, đề cao vai trò của tộc trưởng.
  21. 2.1.2. Từ thế kỷ XI TCN – VIII TCN ❖Về phương thức sản xuất: nền nông nghiệp tương đối phát triển. ❖Xã hội: Nhà Chu thực hiện chính sách quốc hữu hoá đối với ruộng đất; Những thành thị đại quy mô ra đời → tạo nên sự phận biệt giữa thành thị và nông thôn. ❖Đời sống chính trị, tư tưởng:Ngoài việc tiếp tục truyền thống đế tế tổ tiên vương của người Ân, người Chu còn có thêm tư tưởng “kính trời”, “vâng mệnh trời”. Tư tưởng “nhận dân” và “hưởng dân”.
  22. 2.1.3. Từ thế kỷ VIII TCN – III TCN ❖Kinh tế: Đồ sắt xuất hiện phổ biến → thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Sản xuất TTCN và thương nghiệp ra đời. ❖Chính trị: giai cấp quý tộc Chu mất đất, mất dân → địa vị kinh tế sa sút. Vị thế nhà Chu suy giảm → các nước chư hầu tự xưng vương → không phục tùng nhà Chu. ❖Xã hội: hình thức tư hữu ra đời → cơ cấu giai tầng trong xã hội biến đổi mạnh mẽ → mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt.
  23. 2.1.3. Từ thế kỷ VIII TCN – III TCN ➢ Mâu thuẫn giữa tầng lớp mới lên, có tài sản nhưng không nắm chính quyền với giai cấp quý tộc, thị tộc của nhà Chu đang nắm chính quyền. ➢ Mâu thuẫn trong bản thân giai cấp quý tộc, thị tộc Chu, giữa phái bảo thủ và phái cải cách. ➢ Mâu thuẫn giữa tầng lớp tiểu quý tộc, thị tộc với tầng lớp mới lên và tầng lớp đại quý tộc cũ. ➢ Mâu thuẫn giữa nông dân công xã thuộc các tộc người bị Chu nô dịch với nhà Chu và tầng lớp mới lên.
  24. 2.1.3. Từ thế kỷ VIII TCN – III TCN → “Thiên hạ cùng vì một điều mà trăm cách nghĩ, cùng vì một đích mà trăm đường đi. Các nhà Âm, Dương, Nho,Mặc, Danh, Pháp, Đạo đức tuy lập ngôn khác nhau nhưng cùng vì một mục đích là cai quản quốc gia”. (Tư Mã Đàm).
  25. 2.2 Một số tác giả và trường phái tiêu biểu 2.2.1. Khổng Tử 2.2.2.Mạnh Tử 2.2.3. Lão Tử 2.2.4. Mặc Tử 2.2.5. Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Hàn Phi Tử.
  26. 2.2.1 Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN)
  27. 2.2.1 Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN) - Khổng Tử được sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc dòng dõi quý tộc ở nước Lỗ. - KT là một người được tiếp xúc và bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của một số vị vua của nhà Chu. KT là người có tư tưởng tòng Chu. - KT là người có tư tưởng cấp tiến: mở trường tư dạy học → đào tạo tầng lớp sĩ trong xã hội.
  28. 2.2.1 Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN) * Quan niệm về bản chất con người - Con người sinh ra đã có bản chất người (đức nhân). → Vậy: Nhân là gì ?
  29. 2.1.2.Tư tưởng quản lý của Khổng Tử * Quan niệm về bản chất con người - Bản chất của nhân là yêu người, là giúp người khác thành công → lòng nhân được bao trùm bởi lòng yêu thương con người. “Mình muốn thành công thì giúp người khác thành công. Biết từ bụng ta suy ra bụng người, đó là phương pháp thực hành của người nhân” (Luận Ngữ)
  30. * Quan niệm về bản chất con người + Lòng nhân được thể hiện ở lòng hiếu thảo, sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ. “ Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người con đó là người có hiếu, nhưng những thú như chó, ngựa người ta cũng nuôi được vậy, cho nên nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì cũng khác gì nuôi chó ngựa đâu” (Luận Ngữ VI.7). “Làm con thờ cha mẹ như thấy cha mẹ lỗi lầm thì nên can dán một cách dịu ngọt. Như thấy ý tứ của cha mẹ chẳng thuận theo lời khuyên của mình, thì mình vẫn một lòng cung kính và chẳng trái nghịch. Như cha mẹ giận mà khiến mình làm việc cực khổ thì cũng chớ mang dạ oán hờn” (IV.18 Luận ngữ). + Lòng nhân còn được thể hiện ở sự trung thành của bề tôi với vua và tổ quốc.
  31. * Quan niệm về bản chất con người - Nhân của Khổng Tử khác kiêm ái (yêu tất cả mọi người) của Mặc Tử ở 2 điểm. + Yêu người nhưng tình yêu đó được xuất phát từ chính bản thân mình rồi mới khuyếch tán tới người khác, từ những người thân cho tới sơ, từ gần cho tới xa, chỉ yêu người tốt ghét kẻ xấu. Kiêm ái yêu tất cả mọi người. + Người nhân chú trọng tới sự xúc tiến đạo đức của người khác, còn người kiêm ái thì chú trong tới sự cứu giúp vật chất nhiều hơn
  32. * Quan niệm về bản chất con người - Người Nhân trong quan niệm của KT khác xa với thánh của Lão Tử và tình bác ái của Ki tô giáo vì không “dĩ đức báo oán”, không yêu kẻ thù như bạn. KT chủ trương yêu người tốt, ghét kẻ xấu, không khuyến khích kẻ ác, ông chú trọng tới việc thiết lập một trật tự xã hội.
  33. * Quan niệm về bản chất con người - Nhân cũng khác đạo từ bi của Phật. Lòng từ bi của Phật thể hiện ở tình thương đối với con người và vạn vật mang một nỗi buồn vô hạn, tìm cách giải thoát sinh linh ra khỏi vòng sinh – lão – bệnh – tử ở chốn Niết bàn. - KT yêu người mà hăng hái, tìm cách giúp con người sống một cuộc đời vui vẻ hơn, có nghĩa lý hơn, xây dựng hạnh phúc ngay trên trần thế.
  34. * Quan niệm về bản chất con người - Trái với có nhân là bất nhân + Người bất nhân thì: thất trung, khôn ngoan, quỷ quyệt, hay làm hại tới người khác “những kẻ xảo ngôn, lệch sắc tiến hĩ nhân” (nói khéo mà không thật lòng, nói dối, sửa mặt và hình dáng bề ngoài là có ít nhân vậy). (Luận Ngữ).
  35. * Phương pháp quản lý - Khổng Tử chủ trương dùng đạo đức để cai trị xã hội: “Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng; chuyên dùng hình phạt mà trị dân thì dân sợ mà chẳng phạm phép đó thôi. Chứ họ chẳng biết hổ người. Vậy muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh, muốn trị dân nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết, thì chẳng những dân biết hổ người, họ lại còn cảm hoá mà trở nên tốt lành”. (Luận Ngữ)
  36. * Phương pháp quản lý - Giáo hoá:“Dân được giáo hoá thì dễ sai bảo, dễ trị, công việc chính hình sẽ nhẹ đi nhiều. Nếu kết quả của sự giáo hoá cực tốt thì nhà cầm quyền chẳng phải làm gì mà nước cũng trị”. (Luận Ngữ) - Nêu gương: “Người quản lý cần phải tự mình đi trước trăm họ, sau đó mới có thể khiến cho trăm họ cần mẫn, hơn nữa người quản lý phải luôn lấy bản thân mình làm mẫu mực, không thể lười nhác”. ( Luận Ngữ)
  37. * Phương pháp quản lý Nêu gương: - Người quản lý muốn nêu gương thì phải tu thân: “làm việc chính trị không có gì khó nếu biết giữ thân mình cho đoan chính, trái lại nếu không biết giữ thân mình cho đoan chính thì không làm sao sửa thân mình cho đoan chính được”.(Luận Ngữ) - Muốn tu thân thì phải học: “ muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che lấp là ngu, muốn trí mà không muốn học thì bị cái che lấp là phóng đãng, ham đức tín mà không ham học thì bị che lấp là tổn hại, ham đức ngay thẳng mà không ham học thì bị che lấp là gắt gao”. (Luận Ngữ)
  38. Nêu gương * Cần tránh 4 điều xấu - Không giáo hoá dân để dân phạm tội rồi giết như vậy là tàn ngược; - Không cắt đặt, răn bảo trước mà muốn có thành tích như vậy là hung bạo; - Khi ra lệnh thì không bảo là cấp bách rồi đột nhiên bắt dân phải làm cho xong trong một thời hạn gấp như vậy là hại dân; - Khi cho dân cái gì mà so đo, bủn xỉn với dân như vậy là có thói nhỏ nhen của một viên chức cấp thấp.
  39. Nêu gương * Cần làm được 5 điều tốt + Ban ân huệ cho dân mà không tốn; + Khiến dân làm việc khó nhọc mà dân không oán; + Có lòng muốn mà không tham; + Thư thái mà không kiêu căng; + Uy nghiêm mà không dữ tợn.
  40. Phương pháp quản lý - Chính sách dưỡng dân: 1. Làm sao cho dân no đủ, giầu có, túc thực rồi mới túc binh. 2.Đánh thuế nhẹ dân, vua phải biết “tiết dụng nhi ái nhân”. Không lãng phí, cái gì không có lợi cho dân thì đừng tiêu. 3. Khiến dân làm việc phải hợp thời, bắt dân làm sâu khi rảnh việc. 4. Phân phối bình quân
  41. * Công cụ quản lý - Thuyết Lễ trị: - Lễ ở thời kỳ Trung Hoa cổ đại được hiểu là chuẩn mực chính trị mang tính hình thức, quy định quy cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội. - KT coi trọng Lễ vì: + Lễ quy định danh phận, thứ bậc trong xã hội. + Lễ có tác dụng điều chỉnh hành vi con người. + Lễ giúp con người hình thành thói quen đạo đức.
  42. * Công cụ quản lý - Thuyết Chính danh: Mọi sự vật cần phải hợp với cái danh nó mang, mỗi cái danh lại bao hàm một số trách nhiệm. - Chính danh là xác định đúng trật tự cai trị, thứ bậc, trách nhiệm xã hội. “Danh không chính xác thì lời nói không thuận lý, lời nói không thuận lý thì sự việc không thành; sự việc không thành thì chế độ không kiến lập được; lễ nhạc không kiến lập được thì hình phạt không trúng; hình phạt không trúng thì không sửa được dân”.
  43. * Phẩm chất người quân tử - Nhân: yêu người - Lễ: quy tắc xử xự, Lễ là hình thức biểu hiện của nhân - Nghĩa: làm theo lẽ phải - Trí: hiểu biết - Dũng: gan dạ, quả cảm
  44. Tư cách và thái độ người quân tử - Chỉ cầu ở mình không cầu ở người - Giữ vững tư cách khi gặp hoạn nạn - Lo không đạt được đạo chứ không lo nghèo. - Không lo, không sợ, vì tự xét mình không có điều gì đáng xấu hổ, nghĩ vậy mà lúc nào cũng thản nhiên, vui vẻ. - Thân với mọi người mà không kết bè kết đảng, hoà hợp với mọi người mà không a dua. - Có lỗi mà không ngại sửa.
  45. Hành vi ngôn ngữ của người quân tử - Thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm - Làm trước điều mình muốn rồi hãy nói sau - Thẹn rằng nói nhiều mà làm ít -Xét người thì không vì lời nói của một người mà đề cử người đó; không vì phẩm hạnh xấu của một người mà không đề cử người ta. - Thờ vua phải cung kính, nuôi dân phải ân huệ, sai khiến dân phải hợp thời.
  46. * Xã hội lý tưởng trong quan niệm của Khổng Tử - Xã hội lý tưởng trong quan niệm của Khổng Tử là xã hội phong kiến theo điển chế của nhà Chu, + Có tôn ti trật tự từ thiên tử cho tới các chư hầu lớn nhỏ, + Quý tộc, bình dân có quyền lợi và nghĩa vụ sống hoà hảo với nhau, giúp đỡ nhau, giữ chữ tín với nhau, không xâm phạm lẫn nhau, + Người quản lý có bổn phận giáo dân bằng đạo đức, bất đắc dĩ mới phải dùng tới hình pháp.
  47. * Đánh giá tư tưởng quản lý của Khổng Tử - Ưu điểm: - TTQL của Khổng Tử mang đậm tính nhân văn sâu sắc. + Chủ trương dùng đạo đức để cai trị xã hội; + Trọng dân + Chủ thể QL phải là người có đủ đức đủ tài. + Chính sách sắp xếp và tuyển dụng nhân tài - Hạn chế: + Ít nhiều mang tính ảo tưởng và khó thực hiện trong một xã hội đầy loạn lạc.
  48. 2.2.2.Mạnh Tử (372 TCN– 289 TCN) - Tiểu sử + Mạnh Tử tên Kha, người nước Lỗ, là người có tài hùng biện. + Là học trò của Khổng Cấp (cháu nội Khổng Tử). Chịu ảnh hưởng TTQL của Khổng Tử. + Sách Mạnh Tử là tác phẩm nổi tiếng của ông trong Bộ kinh điển Tứ Thư (Trung Dung; Đại Học; Luận Ngữ; Mạnh Tử).
  49. Tư tưởng quản lý của Mạnh Tử - Quan niệm về bản chất con người - Mạnh Tử cho rằng bản chất của con người là thiện “nhân tri sơ, tính bản thiện” (con người ta sinh ra đã có lòng thiện).
  50. Tư tưởng quản lý của Mạnh Tử - Quan niệm về quyền lực chính trị + Mạnh Tử lý giải nguồn gốc quyền lực chính trị mang tính chất duy tâm thần bí với ba yếu tố là: ý trời, lòng dân, nhân đức. Ba yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau.
  51. Tư tưởng quản lý của Mạnh Tử - Vua: Mạnh Tử coi ngôi thiên tử là của chung thiên hạ. Tiêu chuẩn của ngôi thiên tử là được lòng dân, mà không nhất thiết theo dòng họ. Ai đủ tiêu chuẩn thì được trời trao. “Vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn (Thuấn là con rể của vua Nghiêu), Thuấn lại nhường ngôi cho Vũ ( một vị đại thần), Vũ lại nhường ngôi cho con là Khải. Họ là người hiền, trời đồng ý nên “quốc thái dân an”. (Ly lâu hạ - Mạnh Tử)
  52. Tư tưởng quản lý của Mạnh Tử - Dân:“dân vi quý xã tắc thứ chi quân vi khinh” (dân quý nhất, xã tắc thứ hai, vua là cuối cùng). - Mối quan hệ giữa vua - dân: “Vua coi bề tôi như chân tay, bề tôi coi vua như bụng dạ, vua coi bề tôi như chó ngựa, bề tôi coi vua như người dưng; vua coi bề tôi như cỏ rác, bề tôi coi vua như kẻ thù” (Ly lâu hạ - Mạnh Tử ).
  53. Chương 2 TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ TRUNG HOA CỔ TRUNG ĐẠI ( Tiếp)
  54. Yêu cầu 1. Tìm hiểu tư tưởng QL của Lão Tử (580 TCN – 500 TCN) 2. Tìm hiểu tư tưởng QL của Mặc Tử (478 TCN – 392 TCN)
  55. 3.3 Lão Tử (580 TCN – 500 TCN) - Lão Tử là người sáng lập phái Đạo gia. Ông là người nước Sở. Từng làm quan sử giữ kho sách cho nhà Chu. - Lão Tử là nhà triết học có những đóng góp quan trọng cho tư tưởng quản lý Trung Quốc thời kỳ cổ đại. - Tác phẩm Đạo Đức Kinh của ông còn lưu hành tới ngày nay.
  56. * Quan niệm về Đạo
  57. * Quan niệm về Đạo - Thứ nhất: đạo là bản nguyên của trời đất. Có thể quan niệm ở hai phương diện: + Vô: đạo là nguyên lý vô hình, là gốc của đất trời + Hữu: đạo là hữu hình, là mẹ của vạn vật. - Thứ hai: đạo là quy luật biến hoá tự thân của vạn vật. Quy luật ấy gọi là đức. Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc và nuôi dưỡng vạn vật. Mỗi vật đều có đức, mà đức sinh ra từ đạo.
  58. * Phương pháp cai trị - Lão Tử nêu ra 4 hình thức cai trị sử dụng phương pháp khác nhau. 1.Dùng vô vi: Dân sống tự nhiên, yên ổn, cai trị đơn giản 2. Dùng đức: Giáo hóa dân, dân nghe theo mà ca ngợi 3. Dùng pháp: Dân theo nhưng vì sợ mà theo 4. Dùng mưu lừa gạt: Dân theo vì bị lừa, khi biết sẽ phản đối
  59. * Phương pháp cai trị → Lão Tử chủ trương cai trị bằng phương pháp vô vi nhi trị. “Vô vi nhi trị” → để cho xã hội phát triển tự nhiên như quy luật tự nhiên vốn có, không thể can thiệp bằng bất cứ cách nào. + Không dùng pháp luật, mưu mẹo vào việc cai trị xã hội. + Không làm gì gây phiền hà cho dân
  60. * Xã hội lý tưởng - Khổng Tử: XH lý tưởng là XH phong kiến theo điển chế của nhà Chu, rất có tôn ti trật tự từ thiên tử cho tới các chư hầu lớn nhỏ, quý tộc bình dân, ai có phận nấy, có quyền lợi và nghĩa vụ sống hoà hảo với nhau, giúp đỡ nhau, giữ chữ tín với nhau, không xâm phạm lẫn nhau, ai cũng phải tu thân nhất là hạng vua chúa. - Lão Tử: Nhà nước lý tưởng là nhà nước dân ít, nước nhỏ, dân sống đơn sơ, ăn mặc giản dị, không dùng binh khí, xe thuyền, không cần quan hệ với nước ngoài.
  61. 3.4 Mặc Tử (478- 392 TCN) - Mặc Tử hay Mặc Địch là người nước Lỗ, đứng đầu học phái Mặc Gia. - Hệ tư tưởng của Mặc Gia phản ánh nguyện vọng của tầng lớp thị dân, nông dân nghèo điêu đứng vì chanh chấp, áp bức, bất công trong xã hội.
  62. Tư tưởng quản lý của Mặc Tử * Về thể chế quản lý - Mặc Tử chủ trương kiến lập một hệ thống quản lý tập quyền thống nhất từ trên xuống dưới. “lựa chọn người hiền lương, thông minh, sáng suốt làm thiên tử để thống nhất ý kiến của thiên hạ, sức một mình thiên tử không đủ thì lại chọn thêm bậc tướng tài để trợ giúp, bậc tướng tài lại chọn ra các chư hầu lại chọn ra hương trưởng, lý trưởng để trợ giúp. Như vậy hình thành nên sợi dây chỉ huy xuyên suốt từ trên xuống dưới, thành một hệ thống tổ chức chặt chẽ. Trong hệ thống ấy, người trên sai bảo người dưới, kẻ dưới nghe lời bề trên cho tới vị lãnh đạo tối cao là thiên tử thì phục tùng thiên ý”.
  63. Tư tưởng quản lý của Mặc Tử * Nguyên tắc nhân sự trong quản lý - Thực hiện nguyên tắc “thượng hiền sử năng” – làm cho người hiền nhiều lên. + Đặc điểm của “thương hiền sử năng”: •Thứ nhất, không câu nệ bởi cái gì khác ngoài tài năng, dùng người bất luận xuất thân. •Thứ hai, đãi ngộ xứng đáng, sử dụng rộng rãi, cần trao tước vị cho những người có tài năng thực sự. •Thứ ba sử dụng chính sách thưởng – phạt. Với những người được giao việc quản lý thì dựa vào thành tích của họ mà thưởng, phạt họ, thăng tiến hoặc bãi bỏ họ.
  64. Tư tưởng quản lý của Mặc Tử * Quan niệm về phương pháp cai trị (quản lý) - Mặc Tử chủ trương lấy thuyết “kiêm ái”, kiêm tương ái, giao tương lợi làm nguyên tắc của phương pháp cai trị. “Đã coi nhà của người như nhà của mình thì không ai ăn trộm. Đã coi thân mình như thân người thì không ai ăn cướp đã coi nước ngoài như nước mình thì không ai đánh nhau, cho nên cái nạn đại phu làm loạn nhà nhau, chư hầu đánh lẫn nhau sẽ không còn nữa. Cho nên vua – tôi; cha – con đều hiền thì thiên hạ “trị”.
  65. Tư tưởng quản lý của Mặc Tử • Quan niệm về quyền lực chính trị trong quản lý - Mặc Tử quan niệm nguồn gốc của quyền lực khi mới hình thành mang tính tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu giữ gìn trật tự an ninh xã hội → việc lựa chọn người đứng đầu là do nhân dân. - Tiêu chuẩn để lựa chọn người đứng đầu là phải có tài và là người hiền: người có tài năng, không kết bè cánh, không thiên vị.
  66. Chương 2 TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ TRUNG HOA CỔ TRUNG ĐẠI (tiếp)
  67. Yêu cầu - Một vài nét cơ bản về các pháp gia trước Hàn Phi + Quản Trọng (725 TCN – 645 TCN) + Thận Đáo (370 TCN - 290 TCN) + Thân Bất Hại (410 TCN - 377 TCN) + Thương Ưởng ( ? – 338 TCN) - Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử (280 TCN – 233 TCN)
  68. 3.5 Pháp gia 3.5.1. Một vài nét cơ bản về các pháp gia trước Hàn Phi Tử a) Quản Trọng (725 TCN – 645 TCN) - Quản Trọng (Quản Di Ngôn) sống cuối thế kỷ VI - TCN, ông được coi là đại biểu đầu tiên mở đường cho phái Pháp gia. - Xuất thân từ tầng lớp bình dân trong xã hội, là người ham học hỏi, Quản Trọng từng làm tướng quốc nước Tề, giúp vua Tề Hoàn Công trở thành bá chủ đầu tiên của Trung Quốc.
  69. a) Quản Trọng (725 TCN – 645 TCN) - Mục đích của việc trị quốc: làm cho “phú quốc binh cường”. + Về kinh tế: khuyến khích phát triển CN, TN + Về quân sự: thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”→ gửi việc binh vào nhà nông. - Công cụ quản lý: lấy pháp luật làm công cụ quản lý + Lập pháp (làm pháp luật): vua là người ban hành pháp luật, ban hành pháp luật phải lấy tính nhân và phép trời làm tiêu chuẩn. + Hành pháp (thực hiện pháp luật): công bố pháp luật phải rõ ràng, thi hành phải nghiêm chỉnh.
  70. a) Quản Trọng (725 TCN – 645 TCN) - Về thể chế: + Ông lập ra quốc chế và tổ chức nghiêm ngặt: 5 nhà thành một quý, 10 quý thành một lý, 4 lý thành một hương, 10 hương thành một liên, mỗi liên gồm 2000 người. Ông cho (sĩ, nông, công, thương) ở trong những khu riêng. Bọn sĩ ở những khu yên tĩnh, công nhân ở những quan nha dinh thự, thương nhân ở những vùng thị tứ, nông dân quy tụ ở điền dã. - Tư tưởng tôn quân: + Trọng vua với tư cách vua là đại biểu của quốc gia. - Dân: “dân muốn gì thì cấp cho cái đó, không muốn gì thì trừ cái đó”.
  71. b) Thận Đáo (370 - 290 TCN) - Thận Đáo là người nước Triệu, ông không làm quản lý mà là một nhà tư tưởng gia thuần túy. - Ông là người trọng Thế (quyền lực do địa vị mang lại). “Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền (thế) nhẹ, địa vị thấp. Kẻ bất tiếu mà phục được người hiền là vì quyền trọng vị cao. Nghiêu hồi còn là dân thường thì không trị nổi ba người, mà Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ. Do đó tôi biết rằng quyền thế và địa vị thì đủ nhờ cậy được mà bậc hiền trí không đủ cho ta hâm mộ Do đó hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền”.
  72. C) Thân Bất Hại (410 - 377 TCN) - Thân Bất Hại từng làm Thượng Thư của nước Hàn. - Chủ trương dùng Thuật (phương thuật, mưu thuật) để trị nước. →Thuật chính trị của người cầm quyền là sự vận dụng pháp vào trong sự vật, sự việc, là phải làm cho mù mờ, dấu kín, khiến cho kẻ bị trị hoặc đối tác không sao nắm bắt được. Phương pháp cụ thể để nắm lấy Thuật mà trị thiên hạ là “nhờ vật để trị vật, nhờ người để biết người”.
  73. d) Thương Ưởng ( ? – 338 TCN) - Thương Ưởng (Vệ Ưởng) người nước Vệ. Làm tới chức tể tướng của nước Tần. - Là người có tư tưởng trọng Pháp (pháp luật) + Cai trị thì phải dùng pháp luật + Thời thế thay đổi thì pháp luật cũng phải thay đổi + Dùng pháp luật là phải làm cho dân tin + Ban hành pháp luật thì phải thi hành
  74. Mục tiêu 3.5.2. Tìm hiểu tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Cuộc đời - Lý luận pháp trị của Hàn Phi Tử + Quan niệm về bản chất con người + Quan niệm về vua – quốc gia + Quan niệm về Thế, Pháp, Thuật và việc vận dụng Thế, Pháp, Thuật trong hoạt động quản lý xã hội. → Rút ra một vài nhận xét, đánh giá về TTQL của Hàn Phi Tử.
  75. Tài liệu tham khảo 1. PTS. Nguyễn Thị Doan, Lịch sử các học thuyết quản lý, Nxb CTQG Hà Nội 1997. (tr 56 – tr 82). 2. GS. Lê Hồng Lôi, Đạo của quản lý, Nxb CTQG Hà Nội 2002. (tr 106 – tr 108). 3. Nguyến Hiến Lê - Giản Chi, Hàn Phi Tử, Nxb Văn hóa Thông tin. ( tr 247 – tr 320).
  76. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử Một vài nét cơ bản về cuộc đời - Là công tử nước Hàn, có tài, ham học hỏi. - HP thích đạo Nho, đạo Lão nhưng thích nhất học thuyết của phái Pháp gia và có tư tưởng mới về pháp trị - Là người có lòng yêu nước. Lý luận cai trị sắc bén, duy lý.
  77. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quan niệm về bản chất con người -Tư lợi: + Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái “cha mẹ không săn sóc con kỹ khi nó còn nhỏ thì khi lớn lên nó oán mình. Con được nuôi cho thành người rồi mà cung dưỡng cha mẹ không được hậu thì cha mẹ oán trách nó. Cha con là tình chí thân mà có khi còn trách nhau, oán nhau là do muốn cho người khác phải vì mình (cha muốn con phải vì cha, con muốn cha phải vì con), chứ không muốn cho mọi người phải vì bản thân người đó thôi”.
  78. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quan niệm về bản chất con người -Tư lợi: + Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái “Cha mẹ đối với con sinh con trai thì mừng, sinh con gái thì giết. Trai gái đều trong lòng mẹ ra mà sinh con thì mừng, con gái thì giết là do nghĩ đến sau này đứa nào có lợi cho mình hơn. Vậy cha mẹ đối với con mà còn đem lòng tính toán lợi hại, huống hồ là những người không có tình cha con với nhau”.
  79. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quan niệm về bản chất con người - Tư lợi: + Tình chồng – vợ “Chúa có vạn cỗ xe, vua có ngàn cỗ xe thì hoàng hậu, thứ phi, phu nhân, đích tử (thế nào cũng có người muốn cho vua chết sớm). Làm sao biết được như vậy? Là vì vợ không có tình cốt nhục với chồng, hễ yêu thì thân, không yêu thì sơ Đàn ông năm chục tuổi vẫn còn hiếu sắc mà đàn bà ba chục tuổi sắc đã tàn. Vợ sắc đã tàn mà thờ ông chồng hiếu sắc thì tất ngại mình bị hắt hủi, con tất ngờ sẽ không nối được ngôi. Đó là lẽ tại sao hoàng hậu, thứ phi mong cho vua chết sớm”.
  80. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quan niệm về bản chất con người -Tư lợi: + Mối quan hệ giữa chủ và thợ “mướn người gieo mạ, cày ruộng cho mình thì người chủ không ngại phí tổn mà cho họ ăn ngon, mà còn lựa tiền, vỉa tốt mà trả công cho họ, như vậy không phải vì yêu thương họ đâu mà nghĩ có vậy họ mới cày sâu, cào cỏ mới kỹ chi mình. Người làm công đó hết sức cày và cào cỏ, sửa sang bờ ruộng không phải vì yêu chủ mà vì nghĩ có vậy chủ mới cho ăn ngon mà tiền, vải mới tốt. Như vậy một bên cung dưỡng hậu hĩ còn một bên gắng sức làm việc là để mưu cái lợi cho mình cả”.
  81. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quan niệm về bản chất con người -Tư lợi: + Mối quan hệ giữa vua và tôi “Giữa vua và tôi đã không có tình cốt nhục mà cái lợi hại con khác nhau. Bề tôi muốn không có công mà được thưởng , vua thì muốn bề tôi phải hy sinh cho mình mà đừng kể công. Đã ở cái thế muốn không có công mà được thưởng , còn vua thì muốn bề tôi bó buộc, không thể không thờ mình thì bề tôi tất luôn luôn dò xét vua không một lúc nào ngưng”.
  82. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quan niệm về bản chất con người -Tư lợi: + Mối quan hệ nào cũng mang tư lợi cả “Thày lang khéo mút vết thương, ngậm máu bệnh nhân đâu phải vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóng xe mong cho nhiều người giầu sang, thợ đóng quan tài mong cho nhiều người chết yểu không phải vì thợ đóng xe có lòng nhân mà thợ đóng quan tài thì tàn nhẫn. Chỉ vì người ta không giầu thì không mua xe, người ta không chết thì quan tài không bán được. Thợ đóng quan tài không phải ghét người, nhưng có người chết thì chú ta mới có lợi”. (Bị Nội).
  83. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quan niệm về bản chất con người -Biếng làm “Đa số các học giả ngày nay nói tới công việc trị nước đều bảo: “cấp đất cho người nghèo, cho người không có tài sản”. Nay có người cũng như những người khác, không trúng mùa, không có nguồn lợi nào khác mà riêng được dư ăn, thì nếu không phải là nhờ siêng năng, tất là nhờ tiết kiệm. Lại có người cũng như người khác, không gặp năm đói kém, không bị tật bệnh, tỗi lỗi gì mà riêng cùng khốn, thì nếu không phải là do xa xỉ tất là do biếng nhác. Xa xỉ và biếng nhác thì nghèo, siêng năng và tiết kiệm thì giầu. Nay bậc vua chúa thu thuế của người giầu bố thí cho dân nghèo có nghĩa là đã cướp của người siêng năng, tiết kiệm phân phát cho kẻ xa xỉ và biếng nhác”.(Bị Nội)
  84. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quan niệm về bản chất con người -Phục tùng quyền lực “mẹ yêu con gấp bội cha yêu con, mà cha ra lệnh thì con tuân lệnh gấp mười mẹ ra lệnh. Quan lại không yêu gì dân mà được dân tuân gấp vạn lần cha mẹ; cha mẹ tích lũy lòng yêu con mà lệnh không được theo, quan lại dùng oai nghiêm mà dân tuân lệnh. Vậy dùng oai nghiêm hay dùng lòng yêu, cách nào nên theo là điều dễ quyết định rồi”. (Bị Nội)
  85. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quan niệm về bản chất con người -Phục tùng quyền lực “Nay có đứa con hư, cha mẹ giận la ó nó, nó không sửa tính, người trong làng trách nó, nó cứ trơ trơ, thày dạy nó, nó cũng không chừa. Lòng yêu của cha mẹ, hành động của người trong làng, và lời sáng suốt của thạy dạy, có đủ 3 cái đẹp đẽ đó mà nó không nghe, chung quy bộ đem binh tới thi hành phép nước, lùng bắt kẻ gian, lúc đó mới hoảng sợ mà thay đổi tính khí. Vậy lòng yêu của cha mẹ không đủ để dạy con, phải đợi có nghiêm hình của châu bộ mới được, vì dân vốn được yêu thì nhờn, phải dùng uy lực mới chịu nghe”. (Ngũ Đố).
  86. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Vua: - Vua phải chí công, vô tư, phải bỏ tư lợi, tà tâm mà theo phép công thì nước mới thịnh. “không nước nào luôn mạnh, không nước nào luôn yếu. Người thi hành pháp luật (vua) mà cương cường thì nước mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu cho nên ở vào thời này, nhà cầm quyền nào biết từ bỏ tư lợi, tà tâm mà theo phép công thì dân sẽ yên, nước sẽ trị. Biết bỏ hành động riêng tư mà theo phép công, thì binh sẽ mạnh, địch sẽ yếu”(Hữu Độ)
  87. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Vua không được thương dân, không cần được lòng dân. “Một đứa trẻ đau ở đầu, không cạo đầu thì nó lại đau, không nặn mụn nhọt cho nó thì mụn nhọt ngày càng tấy lên. Muốn cạo đầu nặn mụn nhọt thì một người phải ghì nó để mẹ hiền của nó làm những việc ấy. Như vậy mà nó còn gào khóc không ngừng vì nó không biết phải chịu đau một chút rồi mới được cái lợi lớn (là hết bệnh) Sở dĩ vua chúa cầu bậc thánh trí là vì dân trí không đủ cho mình theo được”
  88. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử -Vua không được tỏ tính thương ghét, cũng không được giả vờ thương hay ghét, vì nếu giả thương rồi thì không thể trở lại ghét được nữa, giả ghét rồi thì không thể trở lại thương được nữa. “Vua phải lầm lì, bí mật chẳng những đối với bề tôi mà còn phải đối với vợ con nữa, vì theo ông dù là vợ con cũng không thể tin tưởng được, vợ con cũng có thể vì tư lợi mà mong muốn cho vua chết. Đặc biệt khi mưu tính những việc quan trọng thì càng phải kín tiếng đề phòng cả trong giấc ngủ, phải ngủ một mình vì sợ ngủ mê nói ra mà người khác biết được. Cách ăn mặc, lối sống, cách cư xử của vua cũng phải hoàn toàn khác người”.
  89. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Quốc gia -Theo chế độ quân chủ chuyên chế: vua có uy thế tuyệt cao, nắm hết quyền hành, đích thân chế ngự quần thần. -Theo chủ nghĩa pháp trị -Thống nhất về tư tưởng, không dung nạp “tư học” -Trọng nông, ức thương - Trọng vũ lực theo chủ nghĩa quốc dân
  90. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử Trong một quốc gia như vậy không có 5 hạng mọt này: 1.Bọn học giả khen đạo tiên vương, trau chuốt dung mạo, y phục và lời ăn tiếng nói để làm loạn pháp độ hoặc mê hoặc lòng vua chúa. 2.Bọn du sĩ dùng thuyết gian trá, mượn thế lực của nước ngoài để được tư lợi, làm thiệt hại cho quốc gia 3.Bọn đeo gươm tập hợp đàn em, lập tiết tháo để nổi danh mà phạm cấm lệnh. 4.Bọn thị thần nịnh bợ, tích tụ tài sản, ăn hối lộ 5.Bọn thương gia và công nhân
  91. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử Còn 6 hạng sĩ có hại cho nước mà được người đời khen thì cũng phải diệt 1.Hạng sĩ tham sống sợ chết 2. Hạng sĩ văn học, lập nên học thuyết làm trái pháp luật 3.Hạng sĩ tài năng ở không ăn bám 4.Hạng sĩ biện trí, nói quanh co, bậy bạ 5.Hạng sĩ dũng cảm, hung bạo, giỏi đâm chém 6.Hạng sĩ hào hiệp, cứu sống giặc, giấu diếm kẻ gian
  92. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử Thế: (quyền uy, quyền thế do địa vị mang lại). - Nho gia đặt hiền trí lên trên địa vị. Pháp gia đặt địa vị, quyền thế lên trên tài đức. “hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền. Chẳng hạn vua Nghiêu (bậc hiền trí) hồi còn là dân thường không trị được 3 người, mà Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ”. (Nạn Thế). ➔ Vua chỉ cần có tài đức trung bình mà có quyền thế là trị dân được rồi.
  93. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Trong Thế → trọng sự cưỡng chế. 1.Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp tập trung cả vào một người là vua. 2. Vua phải được tôn kính và phục tùng triệt để, dân không được quyền làm cách mạng, không được làm trái ý vua, vua bắt chết thì phải chết. 3. Sử dụng chính sách thưởng phạt làm công cụ cưỡng chế
  94. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Chính sách thưởng, phạt: Hàn Phi cho rằng loài người còn nhiều tật xấu → vì vậy phải dùng thưởng, phạt làm chính sách cưỡng chế: “Ông Thuấn sửa khuyết điểm cho dân, một năm mới sửa được một tật, ba năm sửa được ba tật. Tuổi của ông có hạn mà tật thì vô cùng, lấy cái hữu hạn mà trừ cái vô cùng thì trừ được bao nhiêu đâu? nếu dùng sự thưởng bắt dân thi hành mà ra lệnh rằng: “hễ làm đúng phép thì được thưởng, trái phép thì bị phạt” thì sáng ban lệnh chiều sự tình đã thay đổi. Chiều ban lệnh thì sáng hôm sau sự tình đã thay đổi, chỉ trong mười ngày là khắp cả nước đã thay đổi. đâu phải đợi đến một năm? (Nạn Thất)
  95. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Nguyên tắc thưởng, phạt: + Thưởng phái tín (chính xác); phạt phải tất (cương quyết). + Không được mâu thuẫn trong việc thưởng, phạt. + Thưởng phải trọng hậu, phạt phải nặng + Thưởng, phạt phải được thực hiện theo đúng phép nước, chí công, vô tư. + Vua phải nắm quyền thưởng phạt.
  96. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử *Pháp: - Nho gia nói pháp (nhấn mạnh phép tắc mang tính chất lễ nghĩa). - Pháp gia nói pháp (pháp luật): “pháp là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được nhân dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp”. ( Pháp Định)
  97. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Pháp: - Pháp luật phải hợp thời:Thời thay mà pháp luật không đổi thì nước loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt.(Nạn Thất) - Pháp luật phải soạn cho dân dễ hiểu, dễ biết, dễ thi hành: “cái gì mà kẻ sĩ có óc tinh tế mới biết được thì không nên ban làm lệnh, vì dân không phải người nào cũng có có tinh tế cả. Cái gì mà bậc hiền mới làm được thì không nên dùng làm phép tắc vì không phải người dân nào cũng hiền cả”.(Nạn Thất).
  98. 2.3.5. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Pháp luật phải công bằng và bênh vực kẻ yếu “đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho quần chúng, trừ hoạ cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn áp kẻ yếu, số đông không hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ côi được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm, vua tôi thân nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị giết hay bị giặc cầm tù, đó cũng là cái công cực lớn vậy”.(Nạn Thất). - Pháp luật phải có tính phổ biến để không một người dân nào có thể viện cớ rằng không biết pháp luật mà phạm luật
  99. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Thuật: - Kỹ thuật: phương pháp tuyển người, xem xét khả năng của quan lại. - Tâm thuật: mưu mô để chế ngự quần thần. + Làm bộ như ra lệnh và như ra lệnh giả + Giấu điều mình biết rồi mà hỏi để biết thêm những điều khác + Nói ngược lại điều mình muốn nói để xét gian tình của người + Ngầm hại những bề tôi mình không thể cảm hóa được.
  100. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Thuật trừ gian: -Không cho họ mưu tính việc của mình, nếu là việc quan trọng thì vua phải ngủ riêng, để có nằm ngủ mà nói mơ cũng không ai biết được. -Không để họ tự ý hành động, việc gì cũng phải hỏi mình trước -Bắt họ phải theo đúng pháp luật mà làm. -Xem xét hành động của họ có phù hợp với lời nói của họ không -Không cho họ lấy tiền bạc trong kho, lúa trong lẫm để chi riêng cho dân -Khi họ khen ai, chê ai, thì phải xét xem người họ khen thực có tài năng
  101. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử * Hạng người không nên dùng - Hạng người khinh tước lộc, dễ dàng bỏ chức vụ mà đi tìm vua khác. -Hạng người đặt lời giả dối trái pháp luật -Hạng người lánh đời ở ẩn chê bai vua -Hạng người thi ân để thu phục kẻ dưới -Hạng người vì tư lợi mà giao thiệp với chư hầu.
  102. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Thuật dùng người: - Thính ngôn: phương pháp nghe - Tham nghiệm: khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi - Giao chức: giao việc cho họ
  103. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Thính ngôn: 1. Khi nghe bề tôi thì nhà vua phải trầm mặc, lầm lì, không khen, không chê, không để lộ ý nghĩ cùng tình cảm của mình. 2.Phải bắt bề tôi nói, không được làm thinh, nói phải có đầu đuôi, có chứng cứ. 3. Lời nói của bề tôi không được trước sau mâu thuẫn với nhau. 4. Bề tôi phải đưa ra ý kiến rõ rệt, không được mập mờ, ba phải để trốn tránh trách nhiệm.
  104. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Tham nghiệm: “khảo sát việc đã qua để biết rõ lời nói trước kia có đúng không; đặt bề tôi ở gần mình để xét nội tình của họ, đưa họ ra xa để xét tình hình ở ngoài của họ; dùng những điều mình biết rồi để tra hỏi về những điều mình chưa biết; ( ) có thái độ khiêm nhường để thấy kẻ nào cương trực, kẻ nào a dua, tiết lộ những ý kiến khác nhau để dễ biết ý kiến của kẻ dưới”.
  105. 3.5.2. Tư tưởng quản lý của Hàn Phi Tử - Giao chức: 1.Lúc đầu nên giao cho họ những công việc nhỏ. 2. Không cho kiêm nhiệm: thực hiện phân công rõ ràng. 3. Đã giao trách nhiệm cho một người nào đó rồi thì không dùng người khác để can thiệp vào những việc người đó làm. Ví dụ: vận dụng vào việc giao việc cho nhân sự mới trong Xí nghiệp.
  106. Đánh giá TTQL của Hàn Phi Tử Ưu điểm: - Hàn Phi là nhà tập đại thành của phái Pháp gia, ông đã điều chỉnh, bổ túc, khai triển, xây dựng được một lịch sử quan tiến bộ, một xã hội quan thiên lệch nhưng độc đáo. Hạn chế: - Dùng uy quá nhiều; không hợp tình; coi con người như loài vật; quá trọng nông nghiệp và võ bị, ghìm công và thương mà không một nước nào chỉ trông cậy vào nông nghiệp,võ bị mà lại giầu có được nhất là bỏ cả giáo dục, chỉ cho dân học luật pháp.
  107. 2.3 Đặc điểm TTQL thời kỳ Trung Hoa cổ trung đại - Tư tưởng quản lý thời kỳ Trung Hoa cổ đại được trình bày trong các học thuyết triết học, chính trị - xã hội vì vậy bị ảnh hưởng bởi các các phương pháp tư duy và trình bày của triết học. - Mỗi một tư tưởng thời kỳ này phản ánh lợi ích và nguyện vọng của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. - Các tư tưởng quản lý thời kỳ này chủ yếu nghiên cứu quản lý ở tầm vĩ mô, đồng nhất quản lý với cai trị xã hội mà ít có các tư tưởng quản lý ở tầm vi mô nhất là về kinh tế. - Các tư tưởng của những người đi sau chỉ nhằm mục đích bảo vệ, làm rõ thêm, cho những tư tưởng chính thống trước đó. - Quá trình phát triển của các tư tưởng quản lý xã hội Trung Hoa cổ đại đã hình thành nên hai xu hướng cơ bản: + Chủ trương trọng đạo đức: Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử + Chủ trương trọng pháp: Quản Trọng; Tử Sản; Thận Đáo; Thân Bất Hại; Hàn Phi.