Bài giảng Luật dân sự - Nguyễn Thị Thanh (Phần 2)

pdf 41 trang hapham 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật dân sự - Nguyễn Thị Thanh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_dan_su_nguyen_thi_thanh_phan_2.pdf

Nội dung text: Bài giảng Luật dân sự - Nguyễn Thị Thanh (Phần 2)

  1. CHƯƠNG 7 NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG Phần 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền 1. Khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối. Điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của các bên Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó: Công việc trong quan hệ pháp luật này không phải là nghĩa vụ pháp lý có tính chất bắt buộc đối với người thực hiện công việc. Trước thời điểm thực hiện công việc, giữa hai bên chủ thể không có sự thỏa thuận về việc thực hiện công việc. Cho nên, pháp luật quy định người thực hiện công việc có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc: Việc thực hiện công việc phải xuất phát từ nhận thức: Nếu công việc không được thực hiện có thể sẽ gây thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người có công việc - người này sẽ mất đi lợi ích vật chất nhất định. Người thực hiện công việc coi đó là bổn phận của mình và xuất phát từ lợi ích vật chất của chủ sở hữu và người có công việc để thực hiện những hành vi phù hợp. Nội dung, hậu quả của thực hiện công việc không có ủy quyền Nghĩa vụ của người thực hiện công việc (Đ595) Phải thực hiện công việc như công việc của chính mình. Nếu biết trước và đóan trước được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định người đó. Khi đã thực hiện công việc, người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ báo cho người có công việc biết quá trình, kết quả của thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ khi người có công việc đã biết và người thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ khi người có công việc đã biết và người thực hiện công việc không biết nơi cư trú của người có công việc. Khi người có công việc được thực hiện chết, người thực hiện công việc vẫn phải tiếp tục thực hiện công việc đó cho đến khi người thừa kế và người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận Có thể từ chối việc tiếp tục đảm nhiệm công việc khi có lý do chính đáng nhưng phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này và có thể nhờ người khác thay mình đảm nhiệm việc thực hiện công việc. Phải bồi thường thiệt hại nếu do lỗi cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc. Nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc, thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhiệm công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường. Trong khi thực hiện công việc tự mình chi phí và báo cho người có công việc. Sau khi thực hiện công việc, người đã thực hiện công việc có quyền yêu cầu người có thẩm quyền đối với công việc phải thanh toán mọi chi phí hợp lý đã bỏ ra và trả cho mình một khoản thù lao nhất định nếu đã thực hiện công việc chu đáo và có lợi cho người có công việc. 100
  2. Nghĩa vụ của người có công việc Người có công việc là chủ sở hữu của công việc hoặc người thừa kế của chủ sở hữu và người đại diện hợp pháp của người có công việc. Nghĩa vụ: Phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình. Phải trả cho người đã thực hiện công việc một khỏan thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc từ chối. Phần 2: Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Khái niệm Người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật ngay tình hay không ngay tình đều có nghĩa vụ hòan trả tài sản đó cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp. Ngoài ra, nếu việc sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những lợi ích nhất định (hoa lợi, lợi tức) thì cũng phải hòan trả những lợi ích đó cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp. Nghĩa vụ hoàn trả khác với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại: Trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại , người có hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác (do lỗi của mình) phải bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra theo nguyên tắc bồi thường tòan bộ. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại có thể theo hợp đồng và ngoài hợp đồng. Còn nghĩa vụ hòan trả trong trường hợp này xuất phát từ hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản không dựa trên những căn cứ pháp luật 1.1 Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản nhưng ngay tình Người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: Là người không biết, không thể biết việc chiếm hữu của mình không có căn cứ pháp luật. Nghĩa vụ: Phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp kể từ thời điểm người chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp phát hiện được và từ thời điểm người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật biết được hoặc phải biết mình đang chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật. Phải hòan trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết và phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật. Nếu người đó cố tình chiếm hữu, sử dụng tài sản phải hòan trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản kể từ thời điểm chiếm hữu và phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu (nếu có). 1.2 Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình Chiếm hữu, sử dụng không ngay tình là việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật, trong đó người chiếm hữu, sử dụng tài sản biết và buộc phải biết hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật. Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình: + Hòan trả tài sản như trong tình trạng bị chiếm hữu bất hợp pháp. 101
  3. + Hòan trả hoa lợi, lợi tức thu được kể từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản bất hợp pháp. Nếu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra theo nguyên tắc BTTH tòan bộ 1.3 Nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp - Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đã nhận được tài sản của mình phải thanh toán cho người chiếm hữu ngay tình nhưng chi phí cần thiết, hợp lý để bảo quản, sửa chữa tài sản. - Khi nhận tài sản, phải thanh toán những chi phí làm tăng giá trị của tài sản cho người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình. 3. Nghĩa vụ hòan trả tài sản do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Được lợi về tài sản không có căn cứ là sự phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của một chủ thể đối với tài sản nhưng không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Trong đó, người được lợi về tài sản không biết tài sản đó là của người khác mà coi đó là tài sản của mình. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ hòan trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: + Phải có thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu. + Thiệt hại được hiểu là sự mất mát, giảm sút, thiếu hụt tài sản của chủ sở hữu, chủ sở hữu không còn tài sản để sử dụng, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Được lợi về tài sản không dựa trên căn cứ pháp luật. Người được lợi về tài sản không có lỗi Nghĩa vụ của người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Hoàn trả khỏan lợi đã nhận được là khoản lợi thực tế mà người được lợi đã hưởng và khỏan lợi tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ Người được lợi chỉ phải trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm biết và phải biết việc được lợi từ tài sản của người khác. Nếu trong thời gian chiếm giữ tài sản, người được lợi đã sử dụng tài sản đó và vô ý làm cho tài sản đó hư hỏng thì người được lợi phải trả tài sản đang còn và BTTH phần hư hỏng. Nếu tài sản bị tiêu hủy và mất mát, người được lợi phải đền bù bằng tiền theo giá trị đền bù tính tại thời điểm trả. 102
  4. CHƯƠNG 8 HỢP ĐỒNG DÂN SỰ Phần 1: Lý luận chung về hợp đồng dân sự 1. Khái niệm Hợp đồng xuất hiện đầu tiên trong Luật Lamã (TK V –IV trc CN), sau đó du nhập vào Tây âu theo phong trào phục hưng. Ở Việt nam, có hai nguyên nhân làm cho chế định này không hình thành phát triển được, đó là do: chính sách ức thương của triều đình phong kiến. MẶt khác luật lệ phong kiến lúc bấy giờ là xử theo quan (không có luật thành văn) nên tâm lý người dân không thiện chí với luật và lánh xa quan toà. Do vậy khái niệm hợp đồng không được nhắc trong Luật Hồng Đức hay Luật Gia Long. thể hiện không thật rõ nét qua các tình huống cụ thể như việc mua, bán, vay nợ, thuê mướn, bảo lãnh. Nói chung không có tính khái quát cao và áp dụng chung cho mọi trường hợp. Thời kỳ pháp thuộc: Bộ Dân Luật giản yêu Nam kỳ (1883, Bộ Dân luật Trung kỳ (1936 và bộ Dân luật bắc kỳ (1931); Thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hoà: Miền bắc có áp dụng luật cũ để giải quyết. Đến năm 1972, Miền Nam có Bộ Luật dân sự Sài Gòn (1972) và bộ luật thương mại (1973). Sau 1975: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 và Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991. Song vẫn có hạn chế nhất định: vẫn bị cắt thành hai chế định tồn tại song song độc lập với nhau Đến năm 1995: BLDS ra đời nhưng pháp lệnh kinh tế vẫn có hiệu lực. Sau đó Luật Thương mại ra đời (1997) dẫn tới tình trạng tách rời chế định hợp đồng này vẫn tồn tại dài lâu và việc áp dụng các nguyên tắc của dân luật để giải quyết các tranh chấp phát sinh không có (khác với các nước trên thế giới theo truyền thống civil law). Năm 2005, BLDS 2005 ra đời là đạo luật chung điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản và cũng chấm dứt tình trạng chế định hợp đồng tác biệt. Đối với một số loại hợp đồng đặc thù ngành luật thương mại sẽ áp dụng luật chuyên ngành trước khi áp dụng nguyên tắc của luật chung để giải quyết. Hợp đồng: Theo tiếng latinh là: contractus nghĩa là ràng buộc. Xuất hiện đầu tiên ở La Mã nhưng lúc đó chỉ xuất hiện một số khái niệm hợp đồng thông dụng như hợp đồng mua, hợp đồng bán, hợp đồng trao đổi, hợp đồng cho vay, hợp đồng cho mượn, hợp đồng gửi giữ, hợp đồng cầm cố, hợp đồng thuê mướn, hợp đòng uỷ thác. Họ đã chỉ ra Hợp đồng có hai dấu hiệu riêng: có sự thoả thuận và có mục đích. Mục đích ở đây không trái với đạo đức xã hội, không trái pháp luật. Khái niệm hợp đồng theo phương diện khách quan: là các quy phạm do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau. Khái niệm hợp đồng theo phương diện chủ quan: hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thoả thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. BLDS 2005 chỉ rõ: ”hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc chấm dứt, thay đổi các quỳên và nghĩa vụ dân sự” (Đ388) 2. Đặc điểm của hợp đồng - Là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của hai hoặc nhiều chủ thể dân sự: 103
  5. + Các bên trong hợp đồng có sự khác biệt về lợi ích thỏa thuận để hướng tới mục tiêu cao nhất là hai bên cùng có lợi; + Các chủ thể phải bày tỏ ý chí của mình dưới một hình thức nhất định; + Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (bao gồm cả trách nhiệm dân sự) do các bên thỏa thuận (Trừ các quyền, nghĩa vụ được qui định bởi pháp luật); + Thỏa thuận có hiệu lực là luật đối với các bên trong hợp đồng; - Mục đích của hợp đồng là nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự: + Sự thỏa thuận giữa các chủ thể là điều kiện cần nhưng chưa đủ nếu không có mục đích làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự; + Mục đích của thỏa thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội 2. Phân loại hợp đồng dân sự Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà phân loại thành các hợp đồng khác nhau: - Theo hình thức của hợp đồng: hợp đồng được phân chia thành hợp đồng miệng, hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng bằng hành vi - Theo mối liên hệ quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể: hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng đơn vụ (chỉ có người bảo lãnh có nghĩa vụ) Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Tức là mỗi bên hợp đồng vừa có quyền và vừa có nghĩa vụ. Ví dụ: Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ có bên có nghĩa vụ nhưng không có quyền đối với bên kia và bên kia có quyền nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào cả. Trong luật thực định Việt Nam, quan hệ giữa các bên trong hợp đồng song vụ chịu sự chi phối của một số quy tắc không được áp dụng cho hợp đồng đơn vụ: nếu một bên trong hợp đồng song vụ không thể thực hiện nghĩa vụ do lỗi của bên kia, thì có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. - Căn cứ vào sự phụ thuộc về hiệu lực: hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng khác Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào hợp đồng chính - Căn cứ về mối liên hệ về lợi ích giữa các chủ thể: hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà mỗi bên đều nhận được lợi ích từ phía bên kia. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều là lợi ích vật chất mà có thể cũng là lợi ích tinh thần. Đa phần các hợp đồng dân sự đều là hợp đồng có đền bù vì xuất phát từ đặc điểm cơ bản của quan hệ dân sự (chủ yếu là quan hệ tài sản) mang tính chất ngang giá, đền bù tương đương. Hầu hết các hợp đồng mang tính chất đền bù là hợp đồng song vụ và ngược lại. Nhưng cũng có nhiều hợp đồng có đền bù nhưng lại là hợp đồng đơn vụ . Mặt khác, nhiều hợp đồng song vụ nhưng không mang tính đền bù. Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng chỉ có một bên được nhận lợi ích từ phía bên kia và ngược lại. 104
  6. - Căn cứ vào thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế: Hợp đồng ưng thuận: Là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định vào thời điểm giao kết như hợp đồng mua bán Hợp đồng thực tế: là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. - Các hợp đồng đặc biệt: + Hợp đồng có điều kiện: Là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận nội dung của hợp đồng, các bên còn thỏa thuận các điều kiện như khi xảy ra sự kiện nào thì hợp đồng mới phải thực hiện hoặc chấm dứt + Hợp đồng hỗn hợp: Là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải có nghĩa vụ và người thứ ba là người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thuê người chăm sóc người khác + Hợp đồng mẫu: Là những hợp đồng mà khi cùng một lúc làm phát sinh những quyền, nghĩa vụ dân sự với nội dung của hai hay nhiều hợp đồng thông thường khác. Trong thực tiễn, có hợp đồng mà nội dung được một bên chuẩn bị sẵn, được công bố rộng rãi cho mọi người và người đối tác chỉ có thể lựa chọn giữa chấp nhận và không chấp nhận giao kết chứ hầu như không có cơ hội thảo luận. Ðiển hình của loại thứ hai này là các hợp đồng vận chuyển đường sắt, đường không, hợp đồng cung ứng điện, nước, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng mua bán hàng hóa trong siêu thị. Loại hợp đồng này càng lúc càng trở nên thông dụng, theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ 3. Nội dung của hợp dồng dân sự Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận xác định quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng dân sự bao gồm các điều khoản sau: điều khoản cơ bản (được gọi là nội dung chủ yếu của hợp đồng), các điều khoản tùy nghi và các điều khoản thông thường. - Điều khoản cơ bản: là những điều khỏan bắt buộc các bên phải thỏa thuận nếu thiếu những điều khỏan này thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khỏan cơ bản của mỗi loại hợp đồng có thể do pháp luật quy định và các bên thỏa thuận. - Điều khoản thông thường: là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật quy định. Khi có tranh chấp thì sẽ căn cứ vào quy định pháp luật để giải quyết. Điều khỏan tùy nghi: là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Lưu ý: Việc phân nội dung hợp đồng thành 3 nhóm điều khoản trên chỉ mang tính chất tương đối. Tự thân một điều khoản có thể bao hàm cả 3 loại điều khỏan cơ bản, thông thường và tùy nghi. Phần 2: Hiệu lực của hợp đồng 1. Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự a. Hình thức của hợp đồng: 105
  7. Hình thức được xem là phương tiện ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã thoả thuận. Hình thức của hợp đồng được Bộ luật dân sự quy định tại Điều 401. Các hình thức cụ thể của hợp đồng bao gồm: Hình thức miệng (bằng lời nói): Hình thức này được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin cậy lẫn nhau hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt. Đối với hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng và thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hợp đồng này thường có hiệu lực pháp luật ngay tại thời điểm giao kết. Hình thức viết (bằng văn bản) áp dụng đối với những hợp đồng mà việc thực hiện và giao kết thường không xảy ra cùng một lúc. Đối với một số loại hợp đồng nhất định, pháp luật quy định phải lập thành văn bản như: hợp đồng thuê nhà có thời hạn dưới 6 tháng (Đ489 BLDS) Đối với các hình thức hợp đồng được lập bằng văn bản, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Hợp đồng được ký kết thành nhiều văn bản và mỗi bên giữ 1 bản. Khi tranh chấp hợp đồng xảy ra, hợp đồng được ký kết bằng văn bản là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp. Hình thức văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Hợp đồng có hình thức này là hợp đồng có giá trị chứng cứ cao nhất, được áp dụng đối với những đối tượng tài sản có tính chất quan trọng như bất động sản, tàu bay, tàu biển và thường do pháp luật quy định. Hình thức bằng hành vi: thường được áp dụng đối với hợp đồng chỉ cần có một bên. Ví dụ: Mua vé tàu, mua nước ngọt tự động, hợp đồng tặng cho tài sản (công đức) b. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Về nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực bắt buộc các bên tham gia giao kết chính là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bản chất pháp lý, tính chất đặc trưng của các loại hợp đồng khác nhau mà thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng khác nhau. Điều 404 BLDS quy định thời điểm giao kết hợp đồng thì theo đó thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định như sau: o Là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. o Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà các bên được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. o Hợp đồng miệng có hiệu lực từ thời điểm các bên đã thỏa thuận với nhau về những nội dung của hợp đồng. o Hợp đồng bằng văn bản thường: có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng bằng văn bản. o Hợp đồng bằng văn bản được công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đăng ký và xin phép: có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được chứng nhận, công chứng, đăng ký và cho phép. 106
  8. o Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau và trư o ớc các thời điểm trên nếu các bên thỏa thuận và trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực pháp luật từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Phần 3: . Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự 1. Giao kết hợp đồng dân sự Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ dân sự b. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự - Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng: - Nguyên tắc Tự nguyện trong giao kết hợp đồng; - Nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng; - Nguyên tắc thiện chí, trung thực, hợp tác trong giao kết; - Nguyên tắc không trái qui định của pháp luật và đạo đức xã hội Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức, xã hội - Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. - Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng. + Tự nguyện: Là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí. Như vậy, các hợp đồng được giao kết do bị lừa dối, đe dọa nhầm lẫn đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự do khi giao kết hợp đồng và bị coi là vi phạm c. Trình tự giao kết hợp đồng - Đề nghị giao kết hợp đồng Ðề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của một người về việc mong muốn giao kết hợp đồng với một người khác trên một đối tượng và trong những điều kiện đã được người đề nghị xác định rõ. Đề nghị có thể được thể hiện bằng lời nói (trực tiếp hoặc được ghi âm và phát lại), bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Thông thường lời đề nghị được đưa ra một cách rõ ràng dưới các hình thức xử sự chủ động của người đề nghị (rao, chào mời ) Riêng trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng của người kinh doanh chuyên nghiệp dành cho người tiêu dùng còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung. Ðề nghị giao kết hợp đồng phải chắc chắn. nghĩa là phải thể hiện ý chí dứt khoát của người đề nghị, phải rõ ràng và đầy đủ, nghĩa là phải ghi nhận tất cả các nội dung chủ yếu của hợp đồng để hợp đồng có thể được giao kết chỉ trên cơ sở tuyên bố chấp nhận giao kết của người được đề nghị. Luật quy định thêm rằng khi người được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới (BLDS Ðiều 399 khoản 3). Ðiều đó có nghĩa rằng đề nghị được đưa ra trước không còn hiệu lực. - Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Chấp nhận đề nghị là sự bày tỏ ý chí của người được đề nghị giao kết hợp đồng, trong thời hạn trả lời, về việc chấp nhận lời đề nghị của người sau này mà không yêu cầu sửa đổi nội dung đề nghị cũng không đặt ra điều kiện để chấp nhận đề nghị. Chấp 107
  9. nhận đề nghị có thể được diễn đạt rõ ràng, bằng văn bản hoặc bằng miệng, hay được thể hiện thành thái độ xử sự. Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải không kèm theo một điều kiện nào do người được đề nghị đưa ra. Trong trường hợp có một yêu cầu với phía người đề nghị, coi như đó là đề nghị mới và làm mất hiệu lực của đề nghị cũ (trong trường hợp đề nghị cũ chưa hết thời hạn hiệu lực do người người đề nghị cũ ấn định). Trên nguyên tắc, đề nghị giao kết hợp đồng phải được chấp nhận toàn bộ. Nếu người được đề nghị chỉ chấp nhận một phần đề nghị, thì sự chấp nhận đó có giá trị như một lời đề nghị khác. 2. Thực hiện hợp đồng dân sự Thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên liên quan tiến hành các hành vi mà mỗi một bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng của bên kia. Thực hiện hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản như: + Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác + Thiện chí, trung thực, hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau. + Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xã hội và lợi ích hợp pháp của người khác. * Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự Hợp đồng phải được thực hiện đúng và đầy đủ. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên (BLDS Ðiều 404 khoản 1). Một khi được giao kết đúng luật và phát sinh hiệu lực, hợp đồng phải được thực hiện theo các nguyên tắc được ghi nhận tại Ðiều 409 BLDS: 1 - Thực hiện, một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; 2 - Ðúng đối tượng, đúng chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; 3 - Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. - Thực hiện hợp đồng đơn vụ: bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó đúng thời hạn đã thoả thuận. Việc thực hiện trước hoặc sau thời hạn mà không được sự đồng ý của người có quyền sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng dân sự. - Thực hiện hợp đồng song vụ: mỗi bên đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn. Các bên đều không được lấy lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình mà hoãn việc thực hiện nghĩa vụ( trừ trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia làm cho bên này không thể thực hiện được nghĩa vụ). - Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của nguời thứ ba: Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó (BLDS Ðiều 405 khoản 5). Ðây cũng có thể là hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ (hợp đồng đơn vụ), nhưng người hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó là người thứ ba chứ không phải người giao kết. Ví dụ: tặng cho một tài sản với điều kiện nuôi dưỡng một người không phải là người tặng cho; giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân mạng với điều kiện khi người được bảo hiểm chết, thì tiền bồi thường bảo hiểm được giao cho 108
  10. một người còn sống được chỉ định rõ; giao kết hợp đồng vận chuyển giữa người bán hàng và người vận chuyển để giao hàng đã bán cho người mua. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó trước người thứ ba khi đến thời hạn. Bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu giữa các bên tham gia hợp đồng đang có tranh chấp về việc thực hiện thì người thứ ba phair tạm dừng quyền yêu cầu cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó thì bên có nghĩa vụ không phảo thực hiện nghĩa vụ nhưng phải thông báo cho bến có quyền biết và hợp đồng được coi là huỷ bỏ. Nếu sau khi bên có quyền biết là hợp đồng được coi là huỷ bỏ. Nếu sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ mà người thứ ba mơi từ chối lợi ích của mình thì nghĩa vụ được xem là hoàn thành. 3. Giải thích hợp đồng dân sự: Theo quy định của Luật dân sự, khi các điều khoản của hợp đồng không rõ ràng, thì việc giải thích hợp đồng phải được thực hiện dựa vào ý chí chung của các bên giao kết chứ không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng (BLDS Ðiều 408 khoản 1). Có thể nói đây là một trong các nguyên tắc giải thích hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có điều khoản không rõ ràng cần phải giải thích hợp đồng, thì việc trước tiên là xác định ý chí chung của các bên, sau đó, dựa vào ý chí chung để phân tích nội dung của hợp đồng. Chỉ khi nào ý chí chung không thể được xác định rõ, thì mới sử dụng các công cụ giải thích khác. 4. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng Sửa đổi hợp đồng dân sự là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thoả thuận với nhau để phủ nhận (làm thay đổi) một số điều khoản trong nội dụng của hợp đồng đã giao kết. Quy định về sửa đổi hợp đồng được quy định tại Điều 423 BLDS. Theo đó hợp đồng giao kết theo hình thức nào thì sửa đổi cũng theo hình thức đó hoặc hình thức có giá trị pháp lý cao hơn so với hình thức giao kết hợp đồng. Nghĩa vụ đã thực hiện rồi thì không được sửa đổi nhưng có thể bổ sung nghĩa vụ. 5, Chấm dứt hợp đồng dân sự Việc chấm dứt hợp đồng có thể xảy ra trong các trường hợp sau: o Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ);. o Theo thỏa thuận của các bên. o Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân của họ; o Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. o Hợp đồng chấm dứt khi đối tượng của hợp đồng không còn và không thể thay thế. Các trường hợp khác do pháp luật quy định . 6.Hủy bỏ hợp đồng dân sự - Quy định tại Đ425 BLDS. Căn cứ Đơn phương chấm dứt hợp Hủy bỏ hợp đồng dân sự đồng 109
  11. Thời điểm chấm Là thời điểm bên kia nhận được Hợp đồng không có hiệu dứt hiệu lực thông báo từ bên đơn phương lực kể từ thời điểm giao chấm dứt hợp đồng kết. Hậu quả pháp lý Các bên không tiếp tục thực hiện Các bên hoàn trả cho nhau các nghĩa vụ hợp đồng. những gì đã nhận. Bên đã thực hiện có quyền yêu Nếu không hoàn trả bằng cầu bên kia thanh toán vật thì phải hoàn trả lại bằng tiền. Trường hợp áp Thông thường áp dụng trong Thông thường áp dụng với dụng trường hợp đối tượng thực hiện đối tượng thực hiện tại được kéo dài trong một thời gian một thời điểm. dài. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. So sánh giữa hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ. Cho 03 ví dụ về mỗi loại hợp đồng này; 2. So sánh giữa hợp đồng có đền bù và không có đền bù. Cho 03 ví dụ cho mỗi loại hợp đồng này; 3. Lấy 3 ví dụ về hợp đồng mẫu và hãy cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng mẫu với hợp đồng không thuộc loại này; 4. Tìm 3 mẫu hợp đồng khác nhau (căn cứ vào tiêu chí phân loại hợp đồng), được đăng tại địa chỉ sau: (hoặc địa chỉ khác mà bạn biết) và hãy nhận diện các điều khoản cơ bản, thông thường và tùy nghi ở mỗi hợp đồng đó; 5. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng? Vận dụng cụ thể phân tích điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mẫu (hoặc các loại hợp đồng khác); 6. Phân tích và cho ví dụ cụ thể về các nguyên tắc giao kết hợp đồng 7. Phân tích hậu quả pháp lý đối với các trường hợp: bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, một trong hai bên trong hợp đồng đã giao kết chết 110
  12. CHƯƠNG 9 QUYỀN THỪA KẾ Phần 1: Khái niệm, các nguyên tắc của quyền thừa kế 1. Khái niệm thừa kế Thừa kế là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho người sống. Khái niệm quyền thừa kế theo nghĩa rộng: là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho những người còn sống. Khái niệm quyền thừa kế theo nghĩa hẹp: là quyền của người để lại di sản và người nhận di sản. Ngoài ra quyền thừa kế còn được hiểu dưới góc độ khoa học pháp lý là một quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ thừa kế luôn gắn với quyền sở hữu và phát triển cùng xã hội loài người. Đây là một quan hệ pháp luật vì trước tiên là một quan hệ xã hội đã được pháp luật điều chỉnh. Quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước quy định điều kiện, trình tự dịch chuyển những tài sản của người đã chết cho những người còn sống. - Mối quan hệ: o Đều là phạm trù pháp lý có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ. o Quyền sở hữulà tiền đề cho quyền thừa kế o Pháp luật quy định cho các chủ thể (cá nhân) có quyền sở hữu thì cũng quy định các cá nhân có quyền thừa kế. 2. Bản chất của quyền thừa kế Thừa kế có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ với sở hữu (đây là cơ sở khách quan cho thừa kế) nên nó sẽ bị chi phối bởi quyền sở hữu, các hình thức sở hữu. Do đó có thể khẳng định quyền thừa kế mang bản chất giai cấp sâu sắc. Quyền Thừa kế là phương tiện củng cố sở hữu công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình; bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. - Bảo vệ lợi ích trên cơ sở tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xóa bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế do xã hội thực dân phong kiến để lại. - Thừa kế phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của từng thành viên và sự ổn định của từng gia đình; giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình. 3. Các nguyên tắc của quyền thừa kế 3.1. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân Đây là Quyền hiến định và được cụ thể hóa trong BLDS 2005 (điều 631). Nội dung nguyên tắc: o PL bảo đảm chuyển quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì việc thừa kế được giải quyết theo quy định pháp luật; 111
  13. o Người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) được pháp luật bảo đảm cho việc hưởng di sản của người chết để lại; o Thừa kế sẽ được thực hiện dưới hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. o Mọi tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết. 3.2 Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế - Đây là nguyên tắc Hiến định (Điều 52 HP 1992) và Điều 5 BLDS. - Nội dung của nguyên tắc: o Mọi cá nhân không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; o Vợ chồng đều được thừa kế của nhau; o Phụ nữ và nam giới đều hưởng thừa kế ngang nhau theo quy định của pháp luật; o Con trong giá thú và con ngoài giá thú đều được thừa kế bằng nhau nếu chia di sản thừa kế theo luật. 3.3 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản. - Quy định tại Đ631 BLDS. - Nội dung: Nếu người chết để lại di chúc (hợp pháp) thì việc thừa kế sẽ tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của người để lại di sản trước khi chết, họ đã thể hiện ý nguyện của mình trong việc phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó. 3.4 Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đòan kết trong gia đình - Cơ sở của nguyên tắc: Xuất phát từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần đòan kết tương thân tương ái - Ý nghĩa của nguyên tắc này: Quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật (dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng), bảo vệ quyền lợi người đã thành niên nhưng không có đủ khả năng lao động. 4. Một số quy định chung về thừa kế 1.1. Người để lại di sản thừa kế - Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của hộ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật. - Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân vì nếu là Pháp nhân hay tổ chức thì khi chấm dứt hoạt động, tài sản của các Pháp nhân, tổ chức được giải quyết theo thủ tục, quy định của pháp luật (nhưng người thừa kế lại có thể là tổ chức). 1.2. Người thừa kế - Quy định tại Điều 635 BLDS. - KN: Là người hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật - Cá nhân; - cá nhân (diện và hàng thừa kế) 112
  14. - Tổ chức; - Nhà nước - Điều kiện của người thừa kế: - Cá nhân Tổ chức, pháp nhân. - Phải còn sống tại thời điểm mở thừa - Phải tổn tại vào thời điểm mở kế hoặc đã thành thai tại thời điểm mở thừa kế. thừa kế và sinh ra còn sống cũng là người được thừa kế. - Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: Quyền của người thừa kế Nghĩa vụ của người thừa kế - Quy định tại Điều 642 BLDS. - Có trách nhiệm thực hiện nghĩa - Quyền hưởng hoặc từ chối nhận vụ tài sản trong phạm vi di sản di sản thừa kế (trừ trường hợp từ do người chết để lại, trừ trường chối để trốn tránh thực hiện hợp có thỏa thuận khác (NN nghĩa vụ tài sản (lấy ví dụ). khuyến khích người thừa kế thực + Hình thức: Từ chối nhận di sản hiện đầy đủ nghĩa vụ mặc dù phải thể hiện bằng văn bản; phạm vi di sản thừa kế được + Thời hạn để từ chối nhận di sản: 6 hưởng không đủ để thanh toán vì tháng kể từ ngày mở thừa nó có ý nghĩa đạo lý). kế. + Nếu di sản thừa kế chưa chia thì sẽ - do người quản lý di sản thực hiện việc trả các nghĩa vụ tài sản. + Nếu di sản đã chia thì nghĩa vụ tài sản sẽ được thực hiện dựa trên tỷ lệ di sản họ được hưởng. + Nhà nước hay tổ chức, pháp nhân nếu là người thừa kế thì cũng thực hiện giống như các quy định dành cho cá nhân. 2. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 2.1. Thời điểm mở thừa kế - Là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế (khoản 1 Điều 81 BLDS), trường hợp người bị tuyên bố chết sẽ áp dụng theo quy định tại khỏan 2 Điều 82 BLDS. - Ý nghĩa của thời điểm mở thừa kế: + Xác định chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản của người để lại thừa kế gồm có những gì và đến khi chia di sản thừa kế còn bao nhiêu; + Là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết (điều kiện là người thừa kế được đề cập tại mục 2 vừa trên); 113
  15. 2.2. Địa điểm mở thừa kế - Quy định khoản 2 Điều 633 BLDS. - Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. - Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn). - Ý nghĩa của địa điểm mở thừa kế: + Là nơi sẽ kiểm kê ngay tài sản của người chết (trong trường hợp cần thiết); + Xác định ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật; + Nếu có người từ chối nhận di sản thì xác định chính quyền địa phương nào có thẩm quyền chứng nhận việc từ chối nhận di sản. 3. Di sản thừa kế * Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp (như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng ); tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng. - Biểu hiện của tài sản riêng: + Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc dùng làm của để dành (của tiết kiệm); + Nhà ở + Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặc của các tư nhận được sản xuất kinh doanh hợp pháp; + Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu; + Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đó. * Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác - Sở hữu chung theo phần: Khi một người chết thì phần tài sản mà họ sở hữu trong khối tài sản chung cũng là di sản thừa kế của họ. - Sở hữu chung thống nhất: Tài sản chung giữa vợ và chồng thì về nguyên tắc thì một nửa số tài sản trong khối tài sản chung này thuộc về sở hữu của người đã chết (trở thành di sản thừa kế của người đã chết) và sẽ xử lý theo di chúc hoặc theo pháp luật. * Quyền về tài sản do người chết để lại Đó là quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào quan hệ này (như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố ) - Quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả cũng là di sản thừa kế. - Quyền sử dụng đất cũng là quyền tài sản và là di di sản thừa kế. 4. Người quản lý di sản: được quy định tại Đ638 BLDS. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra (nếu chưa cử ra được thì người đang quản lý di sản sẽ tiếp tục quản lý di sản). Nếu chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì sẽ do NN quản lý. Nghĩa vụ của người quản lý di sản: - Lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (lấy VD); 114
  16. - Bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản - Thông báo về di sản cho những người thừa kế (chi tiết về di sản thừa kế và quyền, nghĩa vụ của họ liên quan đến việc thừa kế); Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại (Lý do: Buộc người quản lý di sản thừa kế phải có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình); - Giao lại tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế. Quyền của người quản lý di sản - Quy định tại Khỏan 1 Điều 640 BLDS. - Quyền cụ thể: + Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ 3 liên quan đến di sản thừa kế; + Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; + Ngòai ra, nguời đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khỏan 2 Điều 638 BLDS có các quyền sau: + Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừ + Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; + Được hưởng thù lao nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận khác. Người quản lý di sản cũng được thanh toán các chi phí hợp lý khi tự mình bỏ ra để quản lý di sản. 8. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm Về nguyên tắc thì nếu chết cùng thời điểm thì họ không có quyền hưởng thừa kế của nhau Áp dụng thừa kế thế vị (quy định tại Điều 677 BLDS) vẫn đảm bảo quyền được hưởng di sản thừa kế và cũng đảm bảo cho người đã mất cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế (khi con, cháu thậm chí chắt của họ được hưởng di sản thừa kế). Những người không được hưởng di sản Lý do có quy định này: Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như đạo đức xã hội. Trường hợp không được hưởng di sản (quy định tại Đ643 BLDS) 9. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian này, các chủ thể có quyền kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế. Thời hiệu cụ thể: Đối với những người thừa kế (Điều 645 BLDS): Thời hiệu là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế có thể yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về thừa kế (xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế của người khác ); 115
  17. Đối với các chủ nợ của người để lại di sản (Đ637 BLDS): Thời hiệu là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế Phần 2: Thừa kế theo di chúc 1. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Thừa kế theo di chúc: là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. 2. Người lập di chúc * Người lập di chúc có các quyền sau (Quy định tại Đ648 BLDS): -Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế (Bất cứ cá nhân hoặc chủ thể nào cũng có thể được là người hưởng thừa kế (phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản); - Truất quyền được hưởng di sản thừa kế của bất cứ chủ thể nào (mà không cần phải nêu lý do cụ thể); - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế - Chia cho những người thừa kế các phần di sản cụ thể (người thừa kế từ 2 người trở lên). - Người để lại di sản thừa kế có thể phân định di sản thừa kế cho những người thừa kế không bằng nhau. - Nếu người để lại di sản không phân định phần di sản thì có thể hiểu là chia thành các phần bằng nhau cho những người hưởng thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản - Giao cho người hưởng di sản thừa kế một hoặc nhiều nghĩa vụ tài sản (trong phạm vi di sản họ được hưởng); - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản - Người giữ di chúc, người quản lý tài sản, người phân chia di sản có thể là cùng một người mà cũng có thể là nhiều người (mỗi người thực hiện 1 nhiệm vụ riêng rẽ). - Người được chỉ định có quyền thực hiện hoặc không thực hiện (đây là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của họ). Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy di chúc 3. Sửa đổi di chúc - Sửa đổi: Thay một phần nội dung của di chúc bằng một nội dung mới (Ví dụ: Nội dung về người thừa kế, phần di sản được nhận, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, sửa đổi câu chữ cho rõ ràng ) - Bổ sung di chúc: Vẫn giữ nguyên nội dung di chúc cũ nhưng bổ sung thêm những phần nội dung mới (lấy ví dụ). Điều kiện: Người lập di chúc phải minh mẫn, nội dung bổ sung không trái với quy định của PL - Thay thế di chúc: Lập hẳn một di chúc mới thay thế di chúc cũ di chúc trước coi như chưa có và không có hiệu lực pháp luật. - Hủy bỏ di chúc: Người lập di chúc có thể từ bỏ di chúc của mình, không công nhận di chúc của mình lập là có giá trị. Hậu quả pháp lý: Coi như chưa có di chúc và sẽ chia theo thừa kế theo pháp luật. 116
  18. Hình thức của hủy bỏ di chúc: + Người lập di chúc tự hủy tất cả di chúc đã lập; + Người lập di chúc lập 1 di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập. 4. Người thừa kế theo di chúc - Không có điều luật nào quy định về người thừa kế theo di chúc nhưng người thừa kế theo di chúc có thể hiểu đó là người được nhận di sản thừa kế mà được định đoạt trong di chúc. - Người thừa kế theo di chúc bao gồm: cá nhân (trong hoặc ngoài hàng thừa kế), tổ chức, Nhà nước. - Điều kiện của người thừa kế theo di chúc: + Cá nhân: Phải là người còn sống tại thời điểm mở di chúc. + Cơ quan, tổ chức: vẫn còn tồn tại tại thời điểm mở di chúc. Người thừa kế theo di chúc có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế. Cơ quan, tổ chức khi nhận di sản thừa kế cũng phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản như các cá nhân khác (là người nhận di sản thừa kế). 5. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Quy định tại Đ669 BLDS. Ý nghĩa của quy định này: Đảm bảo quyền lợi của những người có mối quan hệ mật thiết với người để lại di sản thừa kế khi họ không có khả năng lao động. Cụ thể là: + Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ/chồng; + Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động 6. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể Người lập di chúc phải là người có NLCT đầy đủ tức là người 18t trở lên; + Người lập di chúc tự nguyện Tự nguyện tức là ý chí và bày tỏ ý chí (nội dung di chúc) là phải thống nhất. + Không bị lừa dối (làm cho người lập di chúc hiểu sai vấn đề như làm cho người lập di chúc tưởng người thừa kế đã bị chết ); không bị cưỡng ép (cưỡng ép thể chất như giam giữ, đánh đập, cưỡng ép tinh thần như buộc phải thực hiện nếu không có thể sẽ làm điều gì đó bất lợi ); bị đe dọa tức là buộc người lập di chúc phải làm hoặc không được làm nếu không có thể gây tổn hại về vật chất, tinh thần + Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội + Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí Nhà nước (theo quy định của pháp luật), đạo đức xã hội (không trái quy định tại khỏan 3 Điều 8 BLDS). + Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật Hình thức di chúc là phương thức biểu hiện ý chí ra bên ngoài của người lập di chúc; là căn cứ pháp lý để làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của những người được chỉ định trong di chúc. - Hình thức di chúc: Có 2 loại. * Hình thức miệng: Di chúc miệng (chúc ngôn) + Toàn bộ ý chí của người lập di chúc thể hiện bằng lời nói. + Điều kiện: . Người lập di chúc có sự đe doạ nghiêm trọng về tính mạng mà không thể lập di chúc viết được. 117
  19. . Có mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. . Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc, nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miện hủy bỏ (mất hiệu lực) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Đ655 BLDS): Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Đ656 BLDS): Di chúc bằng văn bản có chứng thực của ủy bân nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, chứng nhận của công chứng nhà nước (Đ657 BDLS) Ngoài ra còn có các loại di chúc sau cũng có giá trị như di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực, bao gồm: * Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực; ^ Di chúc của người đang đi tàu biển, máy bay có xác nhận của chỉ huy phương tiện đó; * Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó; * Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị; * Di chúc của người VN đang ở nước ngoài có xác nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của VN tại đó; * Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. 2. Hiệu lực pháp luật của di chúc - Di chúc có hiệu lực tính từ thời điểm mở di chúc. - Di chúc có hiệu lực một phần hoặc di chúc vô hiệu tòan bộ. 3. Di sản dùng vào việc thờ cúng - Người để lại di sản có quyền dành cho một phần di sản vào việc thờ cúng. - Người quản lý di sản thuộc về: + người được chỉ định trong di chúc. + Do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. - Chỉ được định đoạt tài sản dùng vào việ thờ cúng khi nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn tòan bộ di sản. 4. Di tặng - Là việc người lập di chúc dành một phần tài sản để tặng cho người khác nhưgn việc tặng cho này chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết. - Người được tặng cho có quyền nhận tài sản nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trừ trường hợp tòan bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ. Phần 3: Thừa kế theo pháp luật 1. Khaí niệm 118
  20. - Thừa kế theo pháp luật là việc thừa kế không phải theo ý chí của người để lại di sản mà theo ý chí của Nhà nước thông qua các quy định về điều kiện thừa kế, hàng thừa kế và trình tự theo luật định. - Các trường hợp phát sinh: o Không có di chúc đối với tòan bộ di sản hoặc những tài sản chưa định đoạt trong di chúc. o Di chúc không hợp pháp. o Những người thừa kế theo di chúc đều chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế. o Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. - Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản: o Phần di sản không được định đoạt trong di chúc. o Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật. o Phần di sản có liên quan đến người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên qan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. 2. Diện và hàng thừa kế Diện thừa kế - Diện thừa kế được hiểu là giới hạn phạm vi những người có quyền được thừa kế di sản mà người chết để lại theo quy định của pháp luật. Họ được xác định dựa trên cơ sở 3 mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng và huyết thống. o Quan hệ hôn nhân: Hôn nhân hợp pháp (độ tuổi, các trường hợp cấm kết hôn – đặc biệt là hôn nhân đồng giới, PL VN chưa cho phép o Quan hệ huyết thống o Quan hệ nuôi dưỡng: Con nuôi chú ý không đương nhiên là con nuôi và cháu nuôi - Tất cả những người có mối quan hệ với người chết dựa trên 3 quan hệ trên đều thuộc diện thừa kế nhưng dựa vào mức độ quan hệ gần gũi mà được phân chia thành các hàng thừa kế. Hàng thừa kế - Quy định tại Đ676 BLDS. * Hàng 1: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ/cha mẹ nuôi, con đẻ/con nuôi của người chết * Hàng 2: Ông bà nội/ngoại và anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội ngoại * Hàng 3: Các cụ nội/ngoại, cô/dì/chú/bác ruột của người chết và ngược lại chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội/ngoại, cháu ruột của người chết là dì/cô/chú/bác. Chú ý: - Mỗi người thừa kế trong cùng một hàng thì hưởng phần di sản ngang nhau. - Việc hưởng thừa kế theo hàng tuân theo trình tự, khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì mới đến hàng thứ 2 và tiếp tục khi hàng thừa kế thứ hai không còn ai thì hàng thừa kế thứ 3 mới được hưởng di sản thừa kế. 119
  21. - Nhà nước không phải là đối tượng thuộc hàng thừa kế nào Có quan điểm cho rằng, vì khi cả ba hàng thừa kế không còn ai thì di sản của người chết thuộc về Nhà nước tức là Nhà nước là đối tượng nằm trong hàng thừa kế thứ 4 Nhà nước là người thừa kế lại toàn bộ di sản (dựa trên nguyên tắc: Nhà nước là người được xác lập quyền sở hữu đối với vật/tài sản vô chủ, tài sản không có người làm chủ sở hữu). 3. Thừa kế thế vị - Thừa kế thế vị được quy định tại Đ677 BLDS. - Thừa kế thế vị là việc khi con của người chết để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha/mẹ của cháu được hưởng nếu người đó còn sống. Nếu cháu của người chết chết trước người để lại di sản thì chắt của người đó được hưởng di sản mà cha/mẹ chắt được hưởng nếu còn sống. - Trường hợp đặc biệt: chết cùng thời điểm Cha, mẹ chết cùng thời điểm với ông/bà thì cháu thay thế vị trí của cha/mẹ nhận di sản của ông bà. - Điều kiện: Là cháu/ chắt phải còn sống vào thời điểm người chết là ông/bà hoặc cụ nội/ngoại. 5. Thanh toán và phân chia di sản 1. Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại - Chủ thể phải thanh toán: Là những người được hưởng di sản thừa kế có trách nhiệm thanh tóan các nghĩa vụ tài sản của người chết tương ứng với phần tài sản mà mình được nhận. - Thứ tự thanh tóan các nghĩa vụ tài sản như sau: o Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng o Tiền cấp dưỡng còn thiếu. o Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. o TIền công lao động. o Tiền bồi dưỡng thiệt hại. o Thuế và các món nợ khác với Nhà nước. o Tiền phạt. o Các khỏan nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác. o Chi phí cho việc bảo quản di sản o Các chi phí khác. - Khi thanh tóan hết các nghĩa vụ tài sản thì số tài sản còn lại sẽ được chia cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật 2. Phân chia di sản thừa kế Phân chia di sản theo di chúc (Đ684 BLDS) - Việc phân chia di sản theo di chúc nếu di chúc đó là di chúc hợp pháp (điều kiện của di chúc: chủ thể, hình thức ). - Chia theo di chúc thì chỉ những chủ thể nào được chỉ định trong di chúc mới được thừa kế theo pháp luật (đảm bảo điều kiện về người hưởng thừa kế). Phân chia di sản theo pháp luật (Đ685 BLDS) - Việc phân chia di sản có thể bằng hiện vật hoặc những người thừa kế thảo thuận về việc định giá vật người thừa kế được thỏa thuận với nhau. - Nếu không thỏa thuận được thì sẽ được bán để chia cho các người thừa kế theo pháp luật. 3. Hạn chế phân chia di sản 120
  22. - Quy định tại Đ686 BLDS. - Đặt ra hạn chế phân chia di sản: vì việc chia di sản sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vợ/chồng của người chết hoặc của gia đình của người đã chết. - Yêu cầu: Theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo sự thỏa thuận của những người được hưởng thừa kế di sản chỉ được chia sau một thời hạn nhất định. - Thông thường gặp hạn chế chia di sản trong tài sản chung vợ chồng. - Khi có yêu cầu chia di sản tối đa sau 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế là phải chia; hoặc khi vợ/chồng của người chết kết hôn với người khác hoặc thời gian mà tòa án xác định hạn chế phân chia di sản đã hết. 4. Phân chia di sản trong một số trường hợp cụ thể - Quy định tại Đ687 BLDS. - Một số trường hợp cụ thể: Trong trường hợp xác định thêm người thừa kế mới: Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế Khi thừa kế đã chia thì người bị bác bỏ có nghĩa vụ hòan trả lại di sản hoặc thanh toán khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm mở thừa kế cho những người thừa kế (trừ khi có thỏa thuận khác) CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Các nguyên tắc chung của pháp luật về thừa kế theo quy định của Luật thừa kế Việt Nam. 2. Hãy phân tích nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế theo quy định trong Bộ luật dân sự 2005 3. Phân tích những hạn chế đối với người để lại di sản và người thừa kế trong việc để lại di sản, hưởng di sản thừa kế. 4. Thời điểm mở thừa kế và ý nghĩa pháp lý của thời điểm mở thừa kế. 5. Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. 4. So sánh người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật? 5. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế? 6. Thanh toán di sản thừa kế? Người thanh toán, người được thanh toán, phạm vi và thứ tự ưu tiên thanh toán? 121
  23. CHƯƠNG 10 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG Phần 1: Khái niệm, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1. Khái niệm - Trách nhiệm BTTH là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền – lợi ích hợp pháp của người khác. Trách nhiệm BTTH thể hiện trong nghĩa vụ BTTH ngoài hợp đồng còn được gọi BTTH ngoài hợp đồng. 2. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và trách nhiệm BTTH theo hợp đồng Điểm giống nhau o Chúng đều là trách nhiệm dân sự o Người gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại o Các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH theo hợp đồng và ngòai hợp đồng thì đều như nhau (4 điều kiện và đã được tìm hiểu trong phần thực hiện HĐ và BTTH theo hợp đồng). 122
  24. Điểm khác nhau: o Căn cứ phát sinh TNDS: TNDS ngoài HĐ phát sinh giữa các bên không có quan hệ hợp đồng nhưng việc gây ra thiệt hại không liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó. Trách nhiệm BTTH theo hợp đồng phát sinh dựa trên cơ sở những thỏa thuận của các bên tham gia vào hợp đồng đó. o Người phải bồi thường trong quan hệ hợp đồng là bên gây thiệt hại (luôn là một bên trong hợp đồng mà đã không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình). 3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện: Có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có lỗi của người gây ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Có thiệt hại xảy ra - Thiệt hại là những tổn thất thực tế. - Thiệt hại này bắt buộc là phải khách quan và không được suy diễn chủ quan. Thiệt hại bao gồm: o Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm: chi phí cứu chữa, chi phí bồi dưỡng, chi phí cho chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. o Thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì bao gồm: chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại o Tổn thất tinh thần: thể hiện như sự xấu hổ, cảnh mồ côi, cảnh góa bụa, đau thương o Thiệt hại về tài sản: Biểu hiện ở sự mất mát tài sản, giảm sút giá trị tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, thay thế, sửa chữa những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác ứng dụng của tài sản. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật - Hành vi gây thiệt hại thông thường được biểu hiện dưới dạng hành động như hành vi đâm xe vào người khác, đánh người khác bị thương, nói xấu, phỉ báng người khác Có lỗi của người gây ra thiệt hại - Lỗi trong trách nhiệm dân sự có thể được suy đóan vì người có hành vi trái pháp luật về nguyên tắc chung là có lỗi. - Người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại chỉ phải chịu TNDS khi họ có lỗi (trừ trường hợp bất khả kháng) và những trường hợp khác pháp luật quy định (tức là không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại). Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của thiệt hại trái pháp luật Đó là mối quan hệ của sự vận động nội tại, trực tiếp và về nguyên tắc phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định. 4. Nguyên tắc và năng lực bồi thường thiệt hại Nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Đ605) 123
  25. BTTH thông thường tuân theo 2 nguyên tắc: - Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời - Bồi thường thấp hơn hoặc bồi thường một phần thiệt hại trong trường hợp do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH (Đ606) BLDS chỉ quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân (Đ611) mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể khác luôn luôn có năng lực chịu trách nhiệm BTTH Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân được xác định trên cơ sở các căn cứ: lứa tuổi, năng lực hành vi và khả năng kinh tế của họ. - Người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi đầy đủ nếu gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. - Người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi: Trước tiên lấy tài sản riêng của người đó để bồi thường. Nếu không có và còn thiếu thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình. - Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại: Trước tiên lấy tài sản riêng của cha mẹ để bồi thường, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con cái có tài sản riêng, thì lấy tài sản của con để bồi thường. 5. Xác định thiệt hại Thiệt hại về tài sản (Đ608) Thiệt hại do tài sản bị xâm hại được bồi thường bao gồm tài sản: “bị mất, bị hủy hoại và hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại” - Thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng ban đầu của người bị thiệt hại - Thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường. Thiệt hại gián tiếp phải là những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy ra và những chi phí cần thiết để hạn chế thiệt hại. - Việc BTTH trực tiếp về tài sản có thể thực hiện bằng những cách sau: bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện công việc như sửa chữa, thay thế tài sản khác có giá trị tương đương. Nếu không thể bồi thường được bằng hiện vật, thì trị giá tài sản để bồi thường. Khi giá trị tài sản phải căn cứ vào giá thị trường của loại tài sản đó có tính đến khấu hao tài sản do đã sử dụng. Thiệt hại về sức khỏe (Đ609) - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các chức năng bị mất, bị giảm sút (tiền thuốc, tiền viện phí và các dịch vụ chữa bệnh khác, tiền bồi dưỡng, tiền tàu xe đi viện, tiền làm các bộ phận giả ). - Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút trong và sau quá trình điều trị của người bị thiệt hại và của người chăm sóc. Nếu họ không có thu nhập ổn định thì áp dụng mức trung bình của lao động cùng loại. o Thu nhập thực tế bị mất: tiền lương, tiền công lương tháng o Thu nhập bị giảm sút là khỏan chênh lệch giữa thu nhập trước khi xảy ra tai nạn và sau khi điều trị. o Ngoài ra khỏan bồi thường còn bao gồm cả khỏan tiền cấp dưỡng cho những người mà bạn nhân theo quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng. 124
  26. o Tổn thất về tinh thần, sức khỏe bị xâm hại: Đó là sự xấu hổ, cảnh đau thương, góa bụa, mồ côi Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại (Đ610) - Những chi phí do việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết, chi phí cho việc mai táng phù hợp với phong tục tập quán. - Tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nếu còn sống như: con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. - Ngoài ra khỏan BTTH còn bao gồm: khỏan tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi của nạn nhân. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Đ611) - Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín không thể xác định. Thực chất xác định thiệt hại trong trường hợp này là xác định những tổn thất những vật chất do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại, bao gồm: o Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại (như khiếu kiện, đăng báo cải chính, thu thập chứng cứ ) o Thu nhập thực tế bị giảm sút, bị mất. o Tùy từng trường hợp, ngoài việc buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do xâm hại danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm. 6. Thời hạn được bồi thường - Thời hạn được bồi thường là khoảng thời gian mà người được bồi thường được hưởng do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại. - Theo Điều 616, thời hạn bồi thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được xác định cụ thể như sau: - Nếu người bị thiệt hại mất hòan toàn khả năng lao động: được hưởng bồi thường cho đến khi chết - Nếu người bị thiệt hại chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện như sau: Người chưa thành niên và người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng bồi thường cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập, nuôi sống được bản thân. Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao đôngj được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết. Phần 2: Bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể 1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết 1.1 Trong trường hợp phòng vệ chính đáng - Xuất phát từ nguyên tắc được quy định tại Điều 10 BLDS Mọi hành vi gây thiệt hại cho các đối tượng được pháp luật bảo vệ đều không được pháp luật thừa nhận. - Thế nên, việc BTTH trong trường hợp BTTH do vượt quá phòng vệ chính đáng thì cần xác định rõ hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng: o Có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác hoặc của chính người phòng vệ chính đáng. 125
  27. o Hành vi trái pháp luật này phải đang gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại o Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại. - Nên, nếu hành vi được coi “vượt quá” phòng vệ chính đáng, tức là hành vi chống trả có sự sai lầm: đánh giá sai mức độ tấn công - Việc xác định BTTH cần đảm bảo các điều kiện như có hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại xảy ra, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với thiệt hại. Trong trường hợp vượt quá tình thế cấp thiết - Tình thiết cấp thiết theo quy định tại Đ16 BLHS 1999: “Là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn cần ngăn ngừa”. 2. BTTH do người dùng thuốc kích thích gây ra (Đ615) - Một người do dùng chất kích thích mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi gây thiệt hại cho người khác: phải tự BTTH bởi vì họ đã tự đặt mình vào tình trạng đó và có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. - Một người cố ý dùng chất kích thích để đưa người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì phải BTTH cho người đã dùng chất kích thích gây ra thiệt hại. 3. BTTH do nhiều người cùng gây ra (Đ616) - Thiệt hại cho nhiều người cùng gây ra là trường hợp thiệt hại đã xảy ra phải là kết quả của một hành vi thống nhất Những người cùng gây ra phải cùng liên đới chịu trách nhiệm. - Trách nhiệm BTTH của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. - Nếu không xác định rõ ràng mức độ lỗi thì họ phải BTTH phần bằng nhau. 4. BTTH trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi (Đ617) - Nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra, thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. - Trong trường hợp này, người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi và đều phải có trách nhiệm BTTH với thiệt hại đó. - Nếu người gây thiệt hại có lỗi vô ý nặng thì họ vẫn phải BTTH toàn bộ mà không có trách nhiệm bồi thường hỗn hợp; Nếu người gây thiệt hại có lỗi vô ý nhẹ và người bị thiệt hại cũng có lỗi thì mới có trách nhiệm hỗn hợp. - Nếu thiệt hại xảy ra hòan toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. 5. BTTH do người của pháp nhận gây ra, do cán bộ - công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra - Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu có lỗi thì phải hòan trả pháp nhân số tiền đã bồi thường. - Công chức viên chức, nhà nước là người trong biên chế nhà nước và hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp. 126
  28. - Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng là người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. - Cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng phải BTTH do người của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. - Những cơ quan này có trách nhiệm yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi hoàn nếu có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ được giao. 6. BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Quy định Đ623 - Nguồn nguy hiểm cao độ là loại tài sản đặc biệt mà có khả năng gây ra thiệt hại cho những người xung quanh, việc bảo quản, vận hành sản xuất phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về an toàn kỹ thuật, trình tự, quy trình vận hành, khai thác chúng. - Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm: (Đ627) o phương tiện giao thông vận tải cơ giới (là các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó – trừ xe đạp máy); o hệ thống tải điện; o nhà máy công nghiệp đang hoạt động, o vũ khí; o chất nổ; o chất cháy; o chất độc; o chất phóng xạ; o thú dữ; o và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. - Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho những người xung quanh, trách nhiệm BTTH trước tiên thuộc về chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp trong cả khi không có lỗi, nếu không chứng minh được rằng: thiệt hại xảy ra hòan toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại và thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết (khỏan 3 – Đ627) - Mọi thiệt hại liên quan đến bản thân nguồn nguy hiểm cao độ không phải đều do bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà do người có trách nhiệm được giao sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã có lỗi trong việc giữ gìn, điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ đó - Nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ đó có lỗi trong việc để người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ mà gây thiệt hại thì phải liên đới cùng người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật trong việc BTTH. 7. BTTH trong một số trường hợp khác - BTTH cho người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra, trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý Xác định người có trách nhiệm BTTH. - BTTH cho người làm công, người học nghề gây ra (Đ626). - BTTH do làm ô nhiễm môi trường (Đ628) - BTTH do súc vật gây ra (Đ629), thú dữ (Đ627) - BTTH do cây cối gây ra (Đ630) - BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (Đ631) 127
  29. - BTTH do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (Đ632) không tính đến yếu tố lỗi của người bị thiệt hại. - BTTH do xâm phạm danh dự uy tín trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (Đ633) CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Yếu tố lỗi trong xác định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? 3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi nào. 128
  30. CHƯƠNG 11 PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐẤT 1. Khái niệm và đặc điểm của chuyển quyền sử dụng đất Chuyển quyền sử dụng đất là việc bên có quyền sử dụng đất hợp pháp (gọi là bên chuyển quyền) thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất của mình cho người khác (gọi là bên nhận chuyển quyền) tuân theo các quy định của BLDS, pháp LĐĐ và pháp luật khác có liên quan. Với tính chất đặc biệt của đất đai, một tài sản được giao dịch dưới dạng “quyền” của chủ thể có QSDĐ hợp pháp, dựa trên có sở Nhà nước với tư các là đại diện chủ sở hữu xác lập, chứ không phải chính bản thân tài sản đất đai thuộc quyền sở hữu của chủ thể tham gia quan hệ chuyển quyền. Vì vậy, quan hệ chuyển QSDĐ có những đặc thù riêng, khác với các giao dịch tài sản thông thường khác. Có thể nhận thấy qua những đặc trưng riêng sau đây: Thứ nhất, đối tượng chuyên quyền là một tài sản đặc biệt được biểu hiện dưới dạng “quyền” và không thuộc quyền sở hữu của người chuyên quyền. Tài sản là QSDĐ không thuộc quyền sở hữu của người thực hiện quyền chuyên quyền mà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đại diện. Bị chi phối bởi hình thức sở hữu đại diện của nhà nước về đất đai nên các quy định về chuyên quyền QSDĐ bị rang buộc rất chặt chẽ bởi các quy định của Nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ, không phải QSDĐ nào của người sử dụng đất cũng đương nhiên là đối tượng trong các quan hệ chuyển quyền mà chỉ có những QSDĐ được nhà nước cho phép, được pháp luật chỉ định mới trở thành đối tượng của các quan hệ đó. Thứ hai, các quyền chuyển QSDĐ cụ thể có mục đích khác nhau thì mang bản chất khác nhau. Nếu nhìn nhận dưới khía cạnh kinh tế của quan hệ chuyển quyền QSDĐ trong nền kinh tế thị trường thì đa số các hình thức chuyenr quyền QSDĐ như: chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn được biểu hiện dưới hình thái giá trị, theo đó, QSDĐ được coi là một tài sản, được giao dịch trên thị trường và được trị giá thành tiền tương ứng với giá trị của diện tích đất chuyển quyền tại thời điểm thực hiện giao dịch. Trong khi đó, một số hình thức chuyển QSDĐ khác như: thừa kế, tặng cho QSDĐ là các hình thức chuyển QSDĐ tương đối đặc biệt, theo đó, quan hệ chuyển quyền này không biểu hiện dưới hình thức giá trị. Người để thừa kế, người tặng cho QSDĐ chuyển quyền cho phía bên kia – bên được thừa kế, được tặng cho QSDĐ hợp pháp của mình mà không nhận về mình bất kỳ một khoản tiền hay giá trị vật chất nào khác. Có thể thấy rằng, các quan hệ thừa kế, tặng cho QSDĐ được pháp luật ghi nhận xuất phát từ đạo lý truyền thống và mang ý nghĩa xã hội nhiều hơn là ý nghĩa kinh tế. Thứ ba, trình tự, thủ tục thực hiện các giao dịch tài sản là QSDĐ được quy định chặt chẽ hơn nhiều so với các trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch của các tài sản khác. Để các giao dịch chuyển QSDĐ có hiệu lực, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trước Nhà nước, pháp luật còn quy định các hợp đồng chuyển QSDĐ nhất thiết phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt hơn, một số giao dịch chuyển QSDĐ cụ thể như: thế chấp và bảo lãnh QSDĐ, pháp luật còn quy định cùng tham gia song hành của hai hệ thống cơ quan có thẩm quyền – 129
  31. cơ quan công chứng và cơ quan đăng ký trong việc kiểm tra, giám sát đối với các giao dịch này. So với các hợp đồng khác chỉ cần công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đủ cơ sở pháp lý để rang buộc trách nhiệm đối với các bên giao kết, cũng như trách nhiệm đối với Nhà nước, nhưng đối với hợp đồng thế chấp và bảo lãnh QSDĐ, chứng thực thôi chưa đủ cho việc bảo đảm an toàn và phòng ngừa được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, cũng như các chủ thể khác nên đòi hỏi chúng phải thông qua hành vi đăng ký. Và trong trường hợp này, đăng ký hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ mới là điều kiện có hiệu lực giao dịch. 2. Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất Các nguyên tắc chuyển QSDĐ bao gồm: Thứ nhất, cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển QSDĐ. LĐĐ 2003 cho thấy, chỉ có QSDĐ của các chủ thể sử dụng vào các mục đích sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất ở mới là đối tượng của các quan hệ chuyển QSDĐ. Cá loại QSDĐ không sử dụng với mục đích kinh doanh và đất ở như: đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các mục đích sử dụng vì lợi ích chung của cộng đồng, các cơ sở tôn giáo và các mục đích chung của xã hội thì không thể là đối tượng của các quan hệ chuyển QSDĐ. Thứ hai, khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên có quyền thỏa thuận về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nhưng phải phù hợp với quy định của BLDS 2005. Cụ thể, BLDS 2005 quy định các nguyên tắc khi cần thiết lập hợp đồng chuyển quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ chuyển QSDĐ. Bên cạnh đó, LĐĐ 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành với ý nghĩa là pháp luật chuyên ngành có nhiệm vụ cụ thể hóa những điều kiện về chủ thể, loại QSDĐ được tham gia quan hệ chuyển QSDĐ, về cách thức, các trình tự, thủ tục mang tính chất hướng dẫn các chủ thể xác lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ chuyển QSDĐ. Trên cơ sở đảm bảo hài hòa và thống nhất giữa luật chung và luật riêng, giữa những nội dung manh tính nguyên tắc với những nội dung manh tính cụ thể, chuyên biệt, các quy định trong BLDS 2005 và pháp luật LĐĐ tạo ra những chuẩn mực pháp lý, khuôn mẫu để định hướng và điều chỉnh các hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ chuyển QSDĐ và các chủ thể khác có liên quan. Các quy định trong BLDS và LĐĐ 2003 đều hướng tới một mục tiêu chung đảm bảo cho các quan hệ chuyển QSDĐ được vận hành một cách nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, vì lợi ích chung của nhà nước và xã hội trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các chuẩn mực pháp lý mà nhà nước đã đặt ra. Thứ ba, bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt không chỉ là quy định mang tính nguyên tắc riêng cho các quan hệ chuyển QSDĐ, mà đó còn là yêu cầu cụ thể, là nghĩa vụ đối với tất cả các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai. Nguyên tắc này một mặt định hướng cho các chủ thể tham gia quan hệ chuyển QSDĐ có ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định mà Nhà nước đã rang buộc cho mỗi chủ thể khi khi có QSDĐ hợp pháp từ Nhà nước. Mặt khác, sử dụng đất đúng 130
  32. mục đích, đúng thời hạn trên cơ sở quy hoạch mà Nhà nước đã xác lập cũng nhằm đảm bảo công tác quản lý đất đai của Nhà nước được tập trung, thống nhất, tránh sự xáo trộn các quan hệ đất đai, giúp Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất cũng như sự biến động đất đai trên thực tế. Qua đó, có cơ chế quản lý và định hướng sử dụng đất cho phù hợp. 3. Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. Không phải chủ thể nào có QSDĐ cũng trở thành chủ thể đương nhiên của quan hệ chuyển quyền mà họ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Thứ nhất, QSDĐ thế chấp phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người thế chấp. Thứ hai, QSDĐ thế chấp phải không có tranh chấp. Không có tranh chấp được hiểu là tại thời điểm tham gia quan hệ chuyển quyền, QSDĐ của bên thế chấp không có bất kỳ khiếu kiện hay bất đồng, mâu thuẫn với chủ thể nào khác. UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tình trạng đất không có tranh chấp. Trong trường hợp QSDĐ nếu có tranh chấp thì mọi quan hệ về chuyển QSDĐ sẽ không được xác lập và thực hiện cho đến khi tranh chấp đó đã được giải quyết xong bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ ba, QSDĐ không thuộc diện phải kê biên để dảm bảo thi hành án. Đây cũng là điều kiện cần thiết bởi ngay cả khi có QSDĐ đã được xác lập hợp pháp cho một chủ thể và không có tranh chấp với bất kỳ chủ thể nào nhưng lại đang là đối tượng trong một quan hệ khác (QSDĐ phải kê biên để đám bảo thi hành án) thì nguy cơ sẽ phát sinh tranh chấp là điều tất yếu xảy ra nếu cứ tiếp tục thực hiện quan hệ phát sinh khác nhau. Thứ tư, QSDĐ phải còn trong thời hạn được phép sử dụng đất. Đối với những loại đất có xác định thời hạn như đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất, đất được giao hoặc trong hợp đồng thuê thì các chủ thể có QSDĐ cũng chỉ được phép thực hiện các giao dịch về QSDĐ trong khoảng thời gian Nhà nước cho phép sử dụng đất. Do vậy, việc xác lập QSDĐ cho bên nhận chuyển quyền cũng chỉ trong khoảng thời gian sử dụng đất còn lại của bên chuyển quyền mà thôi. 4. Hình thức và hiệu lực của các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất LĐĐ 2003 với tư cách là luật chuyên ngành về quản lý và sử dụng đất đai cũng quy định khá cụ thể, chi tiết từ các Điều 126 đến Điều 131 về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng QSDĐ. Theo đó, tất cả các hợp đồng chuyển QSDĐ đều phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã (đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn). Đặc biệt, ở một số giao dịch thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý, phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi chúng được đăng ký tại văn phòng đăng ký QSDĐ (Điều 130, 131, LĐĐ 2003) 5. Giá chuyển quyền sử dụng đất Nhà nước chỉ điều chỉnh và can thiệp trong việc định giá QSDĐ “theo giá đất Nhà nước” duy nhất khi các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất khi thực hiền quyền thế chấp và bảo lãnh đối với loại QSDĐ này. Đây có thể coi là trường hợp “ngoại lệ” thể hiện sự can thiệp 131
  33. sâu của Nhà nước trong việc định giá QSDĐ trong các giao dịch chuyển quyền và là sự can thiệp hợp lý, bời theo quy định của pháp luật hiện hành thì đây là chủ thể duy nhất sử dụng đất với mục đích sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận được hưởng chính sách “bao cấp” của Nhà nước, đó là sử dụng đất không phải trả tiền. Còn lại, trong hầu hết các giao dịch chuyển QSDĐ, pháp luật hoàn toàn trao quyền tự chủ và tự quyết định về giá trị của QSDĐ cho các bên. Cụ thể, không phân biệt nguồn gốc của QSDĐ phát sinh, khi đủ điều kiện thực hiện giao dịch chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật thì các bên có quyền chủ động tham khảo giá thị trường, đánh giá sự biến động của thị trường trong tương lai để định giá QSDĐ làm cơ sở cho việc thỏa thuận giá QSDĐ cho phù hợp. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích các điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. 2. Phân tích các nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất 132
  34. CHƯƠNG 12 QUAN HỆ DÂN DỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1. Định nghĩa quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Nhìn tổng quan, có thể chia các quan hệ xã hội làm hai loại: các quan hệ cã hội chỉ liên quan đến duy nhất một quốc gia (xét trên các phương tiện chủ thể, sự kiện pháp lý và đối tượng) và các quan hệ liên quan đến hai hay nhiều quốc gia (còn gọi là các quan hệ quốc tế). Các quan hệ quốc tế có thể tiếp tục được phân loại làm hai loại chính: các quan hệ mang tính chất nhà nước giữa các quốc gia, cũng như với cả các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các quan hệ mang tính chất dân sự. Loại quan hệ thứ nhất được điều chỉnh bởi nganh luật công pháp quốc tế, còn loại quan hệ thứ hai do tư pháp quốc tế điều chỉnh. Trong tư pháp quốc tế, đối tượng điều chỉnh được xác định là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (gồm quan hệ dân sự và quan hệ tố tụng dân sự) có yếu tố nước ngoài. Như vậy, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một phần đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Tuy thế, đặt trong mối quan hệ “liên nghành”, rõ rang cũng cần có những tiếp cận mang tính chất cơ bản, bước đầu về loại quan hệ này trong môn học Luật Dân sự như một “nhịp cầu” cho việc nghiên cứu tiếp theo trong chương trình tư pháp quốc tế. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ xã hội thỏa mãn hai yếu tố cần và đủ: thứ nhất, nó là một quan hệ dân sự; và thứ hai, nó có yếu tố nước ngoài. Về mặt lý luận, yếu tố nước ngoài của quan hệ dân sự có thể rơi vao một trong ba trường hợp: chủ thể của quan hệ có yếu tố nước ngoài; sự kiện pháp lý lien quan đến quan hệ có yếu tố nước ngoài; hoặc đối tượng của quan hệ có yếu tố nước ngoài. Pháp luật thực định của Việt Nam cũng đã đi theo hướng này để xấy dựng định nghĩa về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo Điều 758, BLDS 2005: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản lien quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Chiếu theo định nghĩa tại Điều 758 có thể thấy yếu tố nước ngoài của quan hệ dân sự được xác định rơi vào một trong các trường hợp sau: Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ có ít nhất một trong các bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cơ quan, tổ chức nước ngoài. Trong đó, người nước ngoài hiểu một cách chung nhất là người không có quốc tịch của nước sở tại. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam hoặc người có gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Thứ hai, sự kiện xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ diễn ra ở nước ngoài hoặc theo pháp luật nước ngoài. Thứ ba, đối tượng của quan hệ là tài sản nằm ở nước ngoài. 2. Đặc điểm của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Do có yếu tố nước ngoài mà quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có sự khác biệt rõ nét với quan hệ dân sự trong nước ở chỗ nó luôn lien quan tới hai hay nhiều nhà nước, cũng có nghĩa là liên quan tới hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia, 133
  35. chứ không đơn thuần bó hẹp trong phạm vi một nhà nước, chịu sự chi phối của một hệ thống pháp luật một quốc gia nào đó. Không chỉ thể, khác với các quan hệ quốc tế do công pháp quốc tế điều chỉnh, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ là các quan hệ mang tính chất dân sự, chứ không phải là các quan hệ mang tính chất nhà nước. Với hai sự khác biệt đó đã đưa đến một hiện tượng phổ biến, đặc thù ở quan hệ này đó là: hai hay nhiều hệ thống pháp luật cũng có thể tham gia điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài - được gọi là “xung đột pháp luật” trong tư pháp quốc tế. Chính từ các đặc điểm này dẫn tới trọng tâm của việc nghiên cứu, giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trước hết phải là việc chọn lựa hệ thống pháp luật quốc gia nào sẽ được áp dụng. Sauk hi đã xác định rõ hệ thống pháp luật nước nào thì mới tới việc áp dụng các quy định cụ thể của nước đó để làm rõ các yêu cầ, chế tài đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh. 3. Các loại nguồn luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Khác với quan hệ dân sự trong nước – là quan hệ chỉ chịu sự chi phối bởi duy nhất hệ thống pháp luật Việt Nam, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh bởi ba nguồn luật trực tiếp: điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật Việt Nam và tập quán quốc tế (Điều 759, BLDS 2005) Xét về quan hệ thứ bậc áp dụng, đặt trong bối cảnh các quy định tại khoản 2 và khoản 4, Điều 759, BLDS 2005, có thể thấy rằng: điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được ưu tiên áp dụng, tiếp đo pháp luật Việt Nam và cuối cùng là tập quán quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh ba loại nguồn luật trực tiếp nói trên, các điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên, pháp luật nước ngoài cũng có thể trở thành nguồn gián tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nghĩa là các nguồn này không đương nhiên trở thành nguồn luật điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế mà chỉ có thể được áp dụng sau khi đã có viện dẫn các loại nguồn trực tiếp đã nói. Xét trong bối cảnh pháp luật Việt Nam hiện hành thì điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên có thể trở thành nguồn luật gián tiếp khi được các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận áp dụng. Chẳng hạn, với sự cho phép của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như pháp luật Việt Nam thì các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói chung có quyền thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho nội dung hợp đồng. Nếu các bên chủ thể hợp đồng lựa chọn pháp luật áp dụng là Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước này Việt Nam chưa là thành viên) thì khi đó Công ước Viên sẽ có thể trở thành nguồn điều chỉnh cho hợp đồng ấy. Pháp luật nước ngoài có thể trở thành nguồn gián tiếp ở một trong hau trường hợp: được quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến hoặc được các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận áp dụng. Cũng cần nhận thức rằng, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (khoản 3, Điều 759, BLDS 2005) thì điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên và pháp luật nước ngoài với tư cách là nguồn luật gián tiếp khi được các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận chỉ được áp dụng nếu như sự thỏa thuận ấy được pháp luật cho phép. Trường hợp pháp luật nước ngoài được điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay pháp luật Việt Nam dẫn chiếu tới thì nó cũng chỉ được áp dụng neeys không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. 134
  36. Cũng liên quan đến vấn đề áp dụng nguồn luật, với tư tưởng coi sự dẫn chiếu quy phạm xung đột tới pháp luật của một nước nào là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật nước đó, cộng hợp với tiêu chí dẫn chiếu của quy phạm xung đột các nước về cũng một cần đề có thể không giống nhau đã làm phát sinh hiện tượng dẫn chiếu ngược. Theo đó, pháp luật Việt Nam dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam. Để xử lý tình trạng này, cũng giống như các nước trên thế giới, giải pháp của chúng ta là khi đó pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng (xem khoản 3, Điều 759, BLDS 2005) 3. Một số quan hệ có yếu tố nước ngoài Bên cạnh việc đưa ra những quy định mang tình tổng quan cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các tập quán quốc tế còn đưa ra những quy định dành cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể. Lẽ dĩ nhiên, mối quan hệ giữa các quy định tổng quan với các quy định cụ thể vẫn quân theo nguyên lý: các quy định riêng được ưu tiên áp dụng, trong trường hợp ở phần quy định riêng không có thì sẽ áp dụng các quy định chung. 3.1. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài. Theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (vấn đề này hiện được quy định chủ yếu ở các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài) thì về nguyên tắc pháp luật của nước ký kết mà cá nhân mang quốc tịch sẽ được áp dụng để xem xét năng lực pháp lật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đó. Bên cạnh đó, một số Hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định về trường hợp ngoại lệ: nếu ký kết những hợp đồng nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thông thường của cuộc sống hằng ngày thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân sẽ được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi lập hợp đồng (Hiệp định Việt Nam – Liên Xô cũ; Hiệp định Việt Nam – Hunggary ) Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 761, BLDS 2005) thì về nguyên tắc năng lực pháp luật của nước mà người đó là công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Cũng giống như năng lực pháp luật dân sự, về nguyên tắc thì năng lực hành vi dân sự của người đó được xác định theo pháp luật Việt Nam (Điều 762, BLDS 2005) 3.2. Xác định người nước ngoài không có, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Một số hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài có quy định về vấn đề xác định người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nhìn chung, các hiệp đụng đều thống nhất lựa chọn pháp luật của nước mà người đó là công dân để xác định các vấn đề này. Pháp luật Việt Nam (Điều 763, BLDS 2005) cũng giống như các hiệp định tương trợ tư pháp, về nguyên tắc xác định một người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ dựa trên pháp luật của nước mà người đó là công dân. Tuy nhiên, nếu người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì những vấn đề này sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam. 3.3. Xác định người nước ngoài mất tích hoặc chết Về vấn đề này, nhìn chung các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 764, BLDS 2005) đều quy định cơ bản giổng nhau. Theo đó, về nguyên tắc 135
  37. thì việc xác định một người mất tích hoặc chết sẽ dựa trên pháp luật nước mà người đó mất tích hoặc chết. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam quy định một trường hợp ngoại lệ là nếu người nước ngoài cứ trú tại Việt Nam thì việc xác định các vấn đề này dựa vào pháp luật Việt Nam. 3.4. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài Các Hiệp định tương tự tư pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 765, BLDS 2005) thống nhất với nhau về mặt nguyên tắc lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng cho trường hợp này, đó là pháp luật của nước nơi thành lập pháp nhân. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam còn đưa ra một số trường hợp ngoại lệ là khi pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của nó sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam. 3.5. Quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài Khác với các vấn đề nói trên, pháp luật áp dụng cho quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài chưa được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp hiện hành. Chiều theo pháp luật Việt Nam (Điều 766, BLDS 2005) thì về nguyên tắc quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật nước nơi có tài sản. Thứ nhất, quyền sỡ hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật do các bên liên quan lựa chọn, nếu các bên không chọn thì áp dụng pháp luật nước nơi động sạn được chuyển đến. Thứ hai, quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam tuần theo quy định về chọn luật trong pháp luật hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải Việt Nam. Căn cứ theo pháp luật Việt Nam hiện hành về hai lĩnh vực này thì nhìn chung quyền sở hữu liên quan đến tàu bay dân dụng áp dụng theo pháp luật nơi nước đăng ký tàu bay. (Điều 4, Luật Hàng không dân dụng 2006), còn quyền sở hữu liên quan đến tàu biển thì tuân theo pháp luật nước mà tàu mang cờ (Điều 3, Book Luật hàng hải 2005) Cũng liên quan đến quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài, các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 766, BLDS 2005) đều thống nhất trong việc chọn pháp luật nước nơi có tài sản để giải quyết vấn đề phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản. 3.6. Thừa kế có yếu tố nước ngoài Thừa kế theo pháp luật Các Hiệp định tương trợ tư pháp cũng như pháp luật Việt Nam (Điều 767, BLDS 2005) chia di sản thừa kế làm hai loại: động sản và bất động sản. Việc thừa kế theo pháp luật đối với động sản sẽ áp dụng pháp luật của nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm chết. Trong khi đó thừa kế theo pháp luật đối với di sản là bất dộng sản thì chiếu theo pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản đó. Thừa kế theo di chúc Về năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc thì kể cả các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật Việt Nam (khoản 1, Điều 768, BLDS 2005) đều áp dụng pháp luật nước mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc. Đối với hình thức của di chúc, theo các hiệp định tương trợ tư pháp về nguyên tắc sẽ áp dụng theo pháp luật ké kết mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc. Tuy thế, hình thức di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu phù hợp với pháp luật nước ký kết nơi lập di chúc. Trong khi đó, theo pháp luật Việt Nam thì hình thưc của di chúc luôn phải tuân theo pháp luật nước nơi lập di chúc (khoản 2, Điều 768, BLDS 2005). 136
  38. Về di sản không có người thừa kế Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật Việt Nam (khoản 3,4 Điều 767, BLDS 2005) đều quy định: di sản không có người thừa kề là động sản thuộc về nước mà người để lại di sản là công dân trước khi chết, còn di sản không người thừa kế là bất động sản thuộc về nước nơi có bất động sản đó. 3.7. Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Vấn đề này hiện ít được đề cập trong các hiệp định tương trợ tư pháp. Theo hiệp định Việt Nam – Nga thì pháp luật do các bên chủ thể hợp đồng lựa chọn sẽ được áp dụng để điều chỉnh nội dung hợp đồng nếu điều đó không trái với pháp luật của các nước ký kết, nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật của bên ký kết nơi bên phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng thường trú, được thành lập hoặc có trụ sở. Đối với hợp đồng thành lập doanh nghiệp thì áp dụng pháp luật bên ký kết nơi doanh nghiệp đó cần được thành lập. Trong khi theo Hiệp định giữa Việt Nam – Belarut thì pháp luật được áp dụng để điều chỉnh nội dung hợp đồng đó là pháp luật do các bên chủ thể hợp đồng lựa chọn; nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng thì sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi ký kết hợp đồng. Theo pháp luật Việt Nam (Điều 769, BLDS 2005), về nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được xác định theo pháp luật do các bên lựa chọn. Nếu các bên không lựa chọn thì sẽ áp dụng pháp luật nước nơi thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra các trường hợp ngoại lệ: thứ nhất, đối với hợp đồng dân sự được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam, thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam (đoạn 2, khoản 1, Điều 769, BLDS 2005); và thứ hai, hợp đồng dân sự liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam (khoản 2, Điều 769, BLDS 2005). Đối với vấn đề xác định nơi thực hiện hợp đồng, pháp luật Việt Nam quy định rằng, trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện, thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Việt Nam (đoạn 3, khoản 1, Điều 769, BLDS 2005) Hình thức của hợp đồng Vấn đề này được quy định tương đối đa dạng trong các hiệp định tương trợ tư pháp. Theo đó, ngoại trừ việc các hiệp định đều thống nhất hình thức hợp đồng liên quan đến bất động sản phải tuân theo pháp luật nơi có bất động sản, thì các hệ thống pháp luật được sử dụng để xác định tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng là: pháp luật nước nơi ký kết hợp đồng (Hiệp định Việt – Lào, Hiệp định Việt Nam – Ukraina, Hiệp định Việt Nam – Belarut); pháp luật nước nơi ký kết hợp đồng, tuy nhiên hình thức hợp đồng tuân theo pháp luật nước nơi thực hiện hợp đồng cũng được coi là hợp nhất (Hiệp định Việt Nam – Bungary); pháp luật áp dụng cũng được coi là hợp pháp (Hiệp định Việt Nam – Bungary); pháp luật áp dụng cho hợp đồng, tuy nhiên nếu hình thức hợp đồng phù hợp với luật nước ký kết hợp đồng thì vẫn được coi là hợp pháp (Hiệp định Việt Nam – Ba Lan, Hiệp định Việt Nam – LB Nga, Hiệp định Việt Nam – Mông Cổ); pháp luật áp dụng cho hợp đồng, tuy nhiên nếu hình thức hợp đồng phù hợp với luật nước thực hiện thì vẫn được coi là hợp pháp (Hiệp định Việt Nam – Liên Xô cũ) Theo pháp luật Việt Nam, về nguyên tắc thì hình thức của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi ký kết hợp đồng (khoản 1, 137
  39. Điều 770, BLDS 2005). Hợp đồng dân sự được ký kết ở nước ngoài vi phạm pháp luật nước đó về hình thức hợp đồng thì hình thức hợp đồng vẫn được công nhân có giá trị pháp lý tại Việt Nam nếu không trái với pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng quy định một ngoại lệ: trường hợp hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để xem xét tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng (khoản 2, Điều 770, BLDS 2005) 3.8 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Theo các hiệp định tương trợ tư pháp thì về cơ bản đều xác định pháp luật nước nơi xảy ra hành vi vi phạm sẽ được sử dụng để giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, nếu cả hai bên đương sự đều là công dân của một nước ký kết thì pháp luật của nước ký kết đó sẽ được áp dụng để xác định vấn đề này. Trong khi đo, chiếu theo pháp luật Việt Nam (Điều 773, BLDS 2005), về nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế. Tuy nhiên, có hai trường hợp ngoại lệ: Thứ nhất, việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tau biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hành không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Việt Nam có quy định khác. Thứ hai, trường hợp hành vi gây ra thiệt hại xả ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam. 3.9 Quyền tác gia, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài Việc bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài dựa trên ba phương thức chủ đạo: ký kết, tham gia các điều ước quốc tế, áp dụng nguyên tắc có đi có lại và sử dụng pháp luật của chính quốc gia sở tại. Hiện nay, việc bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài giữa Việt Nam và các nước có thể dựa trên nhiều điểu ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên như: Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả, Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Thỏa ước Madrid 1891 và nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Hiệp ước về hợp tác bằng sang chế 1970 Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định trong BLDS 2005 (Điều 774 và Điều 775) cũng như luật SHTT 2005 và các văn bản dưới luật về vấn đề này. Nhìn chung, theo pháp luật Việt Nam thì quyền tác giả của người nướ ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sang tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam hoặc được sang tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam và điều ước quốc tế CHXHCN Việt Nam là thành viên. Trong khi quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng của quyền đối với giống cây trồng đã được Nhà nước Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận thì được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 138