Bài giảng Luật Giáo dục đại học - Trần Minh Tâm

ppt 82 trang hapham 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật Giáo dục đại học - Trần Minh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_giao_duc_dai_hoc_tran_minh_tam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật Giáo dục đại học - Trần Minh Tâm

  1. LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Báo cáo viên: Th. S. Trần Minh Tâm, Trưởng Phòng Thanh tra Pháp chế
  2. Nội dung báo cáo 1 Giới thiệu sự cần thiết ban hành Luật Giáo dục đại học 2 MỤC ĐÍCH BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 4 CÁC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 5 Câu hỏi củng cố kiến thức Company Logo
  3. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ❖1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: ❖Cần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Company Logo
  4. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ❖2. Sau 25 năm đổi mới của đất nước và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, giáo dục đại học nước ta đã từng bước phát triển về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo; ❖cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Company Logo
  5. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ▪ Tuy nhiên, giáo dục đại học cũng còn hạn chế: Phương pháp quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học chậm được thay đổi, chưa bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và người học. Company Logo
  6. Một số số liệu thống kê ❖Theo Bộ Giáo dục và đào tạo năm học 1999- 2000, cả nước có 153 trường đại học và cao đẳng (đại học là 69, cao đẳng là 84), năm học 2004-2005 số trường là 230 (93 trường đại học, 137 trường cao đẳng), năm học 2010- 2011, số trường đại học và cao đẳng là 386 (đại học là 163 trường, số trường cao đẳng là 223). ❖Như vậy, so với năm học 1999-2000 thì số trường đại học và cao đẳng tính đến năm học 2010-2011 đã tăng thêm hơn 2,5 lần. Company Logo
  7. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ▪ 3. Luật giáo dục là luật khung, quy định một số vấn đề chung của giáo dục đại học, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về giáo dục đại học còn phân tán, hiệu lực pháp lý không cao. ▪ Nhiều vấn đề quan trọng của giáo dục đại học được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, Company Logo
  8. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ▪ 4. Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với hệ thống giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới, việc ban hành Luật giáo dục đại học là cần thiết để điều chỉnh các hoạt động giáo dục đại học phù hợp với các cam kết quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quản lý tốt hơn hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học Company Logo
  9. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ▪ Thực tiển quản lý giáo dục đại học cần được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, pháp điển hóa các quy định còn phân tán trong các văn bản dưới luật thành quy định của Luật giáo dục đại học. ▪ Vì vậy, việc ban hành Luật giáo dục đại học là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất cho sự phát triển của giáo dục đại học và thực hiện các mục tiêu của giáo dục đại học. Company Logo
  10. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ▪ 1. Nhằm thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam. ▪ 2. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học và đổi mới quản lý của cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Company Logo
  11. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ▪ 3. Đẩy mạnh phân cấp quản lý giáo dục đại học và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục đại học phù hợp với năng lực quản lý, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục và trách nhiệm xã hội. ▪ 4. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học, huy động nguồn đầu tư của xã hội đối với giáo dục đại học. Company Logo
  12. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ❖1. Tổng kết thực tiễn ❖a) Tổng kết, đánh giá việc thi hành pháp luật về giáo dục đại học từ năm 1975 đến nay. ❖b) Tổng kết, đánh giá về những thành tựu và những hạn chế của giáo dục đại học từ năm 1998 đến nay. Company Logo
  13. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ❖2. Nghiên cứu Hiến pháp, các luật, pháp luật, các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Quốc hội chuyên đề về giáo dục đại học. ❖ Hiến pháp, Luật giáo dục, Luật đầu tư, Luật dân sự, Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, Luật dạy nghề; pháp luật về doanh nghiệp, về tài chính; về bình đẳng giới, về giáo dục dân tộc và các luật, pháp luật có liên quan. Company Logo
  14. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ❖3. Nghiên cứu các nghị quyết, chủ trương của Đảng ❖a) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. ❖b) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. ❖c) Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Giáo dục và Đào tạo. Company Logo
  15. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ❖4. Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế ❖Ban soạn thảo Luật giáo dục đại học đã tổ chức biên dịch, tổng hợp, tham khảo Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học của 6 nước: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Na Uy, Hoa Kỳ, Bang Hessen - Cộng hoà liên bang Đức và tham khảo kinh nghiệm về giáo dục đại học và Luật giáo dục đại học của một số nước khác trên thế giới Company Logo
  16. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương I. Những quy định chung, gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật giáo dục đại học; mục tiêu của giáo dục đại học; giải thích từ ngữ; trình độ đào tạo của giáo dục đại học; cơ sở giáo dục đại học; ngôn ngữ dùng trong cơ sở giáo dục đại học; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học. Company Logo
  17. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương II. Tổ chức cơ sở giáo dục đại học, gồm 14 điều (từ Điều 14 đến Điều 27) quy định về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học (cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện; cơ cấu tổ chức của đại học, đại học quốc gia; hội đồng trường, hội đồng quản trị; hiệu trưởng; phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học); thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học; cho phép, đình chỉ hoạt động đào tạo (điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học; điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo; sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; giải thể cơ sở giáo dục đại học; thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; sáp nhập, chia tách, giải thể; cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo cơ sở giáo dục đại học). Company Logo
  18. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương III. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, gồm 5 điều (từ Điều 28 đến Điều 32) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện; nhiệm vụ và quyền hạn của đại học, đại học quốc gia; nhiệm vụ và quyền hạn của viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Company Logo
  19. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương IV. Hoạt động đào tạo, gồm 6 điều (từ Điều 33 đến Điều 38) quy định về mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh; thời gian đào tạo; chương trình đào tạo, giáo trình giáo dục đại học; tổ chức và quản lý đào tạo; văn bằng giáo dục đại học. Company Logo
  20. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương V. Hoạt động khoa học và công nghệ, gồm 4 điều (từ Điều 39 đến Điều 42) quy định về mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ; nội dung hoạt động khoa học và công nghệ; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ; trách nhiệm của nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ. Company Logo
  21. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương VI. Hoạt động hợp tác quốc tế, gồm 6 điều (từ Điều 43 đến Điều 48) quy định về mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế; các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hợp tác quốc tế; trách nhiệm của nhà nước về hợp tác quốc tế. Company Logo
  22. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương VII. Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, gồm 5 điều (từ Điều 49 đến Điều 53) quy định về hoạt động bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học về kiểm định chất lượng giáo dục đại học; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Company Logo
  23. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương VIII. Giảng viên, gồm 5 điều (từ Điều 54 đến Điều 58) quy định về giảng viên; nhiệm vụ và quyền của giảng viên; chính sách đối với giảng viên; giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên; các hành vi giảng viên không được làm. Company Logo
  24. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương IX. Người học, gồm 5 điều (từ Điều 59 đến Điều 63) quy định về người học; nhiệm vụ và quyền của người học; các hành vi người học không được làm; chính sách đối với người học; nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước. Company Logo
  25. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương X. Tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học, gồm 4 điều (từ Điều 64 đến Điều 67) quy định về nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học; học phí, lệ phí tuyển sinh; quản lý và sử dụng tài chính của cơ sở giáo dục đại học; quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học. Company Logo
  26. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương XI. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học, gồm 4 điều (từ Điều 68 đến Điều 71) quy định về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học; thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm. Company Logo
  27. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương XII. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 72 và Điều 73) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. Company Logo
  28. CÁC ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Luật Giáo dục Luật Giáo dục đại học là luật chuyên ngành đầu tiên quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục đại học, cụ thể hóa các quy định khung của Luật giáo dục về giáo dục đại học Luật giáo dục điềuTrong chỉnh Luật toàn Giáo bộ dục các có cấp6 điều học và trình độ đào tạo trong(từ Điều hệ thống38 đến giáo Điều dục 43) quốc dân, từ giáo dục mầm non,của giáo Mục dục4, Chương phổ thông, II giáo dục nghề nghiệp vàquy giáo định dục riêng đại về học. giáo dục đại học. Company Logo
  29. Những điểm cần chú ý Chương I. Những quy định chung, gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật giáo dục đại học; mục tiêu của giáo dục đại học; giải thích từ ngữ; trình độ đào tạo của giáo dục đại học; cơ sở giáo dục đại học; ngôn ngữ dùng trong cơ sở giáo dục đại học; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học. Company Logo
  30. Những điểm cần chú ý Luật này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc Điều 1. tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định Phạm chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, vi điều người học, tài chính, tài sản của cơ sở chỉnh giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học Company Logo
  31. Những điểm cần chú ý Luật này áp dụng đối với trường cao đẳng, Điều 2. trường đại học, học viện, Đối tượng đại học vùng, đại học quốc gia; áp viện nghiên cứu khoa học được phép dụng đào tạo trình độ tiến sĩ; tổ chức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học. Company Logo
  32. Những điểm cần chú ý Tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quản lý giáo dục đại Điều 3. học tuân theo quy định của Luật này Áp (Luật Giáo dục đại học), dụng Luật Luật giáo dục giáo và các quy định khác của pháp luật có dục đại liên quan. học Company Logo
  33. Giải thích từ ngữ là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào Giáo dục chính quy tạo một trình độ của giáo dục đại học. gồm vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ Giáo dục thường xuyên sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học. Company Logo
  34. Giải thích từ ngữ là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều Ngành đào tạo chuyên ngành đào tạo Ví dụ là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một Chuyên ngành đào tạo ngành đào tạo. Ví dụ Company Logo
  35. Giải thích từ ngữ là yêu cầu tối thiểu về Chuẩn kiến thức, kiến thức, kỹ năng mà kỹ năng người học phải đạt được của chương trình đào tạo sau khi kết thúc một chương trình đào tạo. Company Logo
  36. Giải thích từ ngữ là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện Đại học nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Company Logo
  37. Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học ❖. Mục tiêu chung: ❖a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; ❖b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân. Company Logo
  38. 2. Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ: ❖a) Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo; ❖b) Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo; Company Logo
  39. 2. Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ: ❖ c) Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo; ❖ d) Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Company Logo
  40. Điều 6. Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học ❖1. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. ❖Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù. ❖2. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Company Logo
  41. 1. Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: ❖a) Trường cao đẳng; ❖b) Trường đại học, học viện; ❖c) Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học); ❖d) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Company Logo
  42. Điều 10. Ngôn ngữ dùng trong cơ sở giáo dục đại học ❖Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục đại học. ❖Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở giáo dục đại học quyết định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường. Company Logo
  43. ❖ 2. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây: ❖ a) Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; ❖ b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. ❖ 3. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm: ❖ a) Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; ❖ b) Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Company Logo
  44. Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học ❖ 1. Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. ❖ 2. Tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học; đầu tư có trọng điểm để hình thành một số cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, theo định hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế - xã hội then chốt đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. ❖ 3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo cán bộ để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; ưu tiên cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn, bảo đảm các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật; cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục đại học vì mục đích vụ lợi. Company Logo
  45. Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học ❖4. Gắn đào tạo với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với tổ chức nghiên cứu khoa học và với doanh nghiệp. ❖5. Nhà nước đặt hàng và bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực mạnh về khoa học và công nghệ. ❖6. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để người học, giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Company Logo
  46. Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học ❖7. Có chế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ và chức danh phó giáo sư, giáo sư của các cơ sở giáo dục đại học. ❖8. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đối tượng theo học các ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học. Company Logo
  47. Điều 13. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học ❖ 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. ❖ 2. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của đoàn thể, tổ chức xã hội. ❖ 3. Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Company Logo
  48. Chương II. Tổ chức cơ sở giáo dục đại học, gồm 14 điều (từ Điều 14 đến Điều 27) quy định về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học (cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện; cơ cấu tổ chức của đại học, đại học quốc gia; hội đồng trường, hội đồng quản trị; hiệu trưởng; phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học); thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học; cho phép, đình chỉ hoạt động đào tạo điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học; điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo; sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; giải thể cơ sở giáo dục đại học; thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; sáp nhập, chia tách, giải thể; cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo cơ sở giáo dục đại học). Company Logo
  49. Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện ❖ 1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện công lập gồm: ❖ a) Hội đồng trường; ❖ b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện; ❖ c) Phòng, ban chức năng; ❖ d) Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ; ❖ đ) Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ❖ e) Phân hiệu (nếu có); ❖ g) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn. Company Logo
  50. ❖2. Trường cao đẳng, trường đại học thành viên của đại học có cơ cấu tổ chức theo quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học. ❖3. Trường cao đẳng, trường đại học tư thục có cơ cấu tổ chức theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này và có hội đồng quản trị, ban kiểm soát. ❖4. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức. Company Logo
  51. Điều 22. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học ❖ 1. Cơ sở giáo dục đại học được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây: ❖ a) Có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đã được phê duyệt; ❖ b) Có chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học về việc thành lập cơ sở giáo dục đại học và xác nhận về quyền sử dụng đất; ❖ c) Có xác nhận về khả năng tài chính đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đại học của cơ quan có thẩm quyền; ❖ d) Đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài còn phải có Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền. ❖ 2. Sau thời hạn 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hết hiệu lực. Company Logo
  52. Điều 23. Điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo ❖ 1. Cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo khi có đủ các điều kiện sau đây: ❖ a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học; ❖ b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo; địa điểm xây dựng bảo đảm môi trường sư phạm, an toàn cho người học, người dạy và người lao động theo nội dung dự án đã cam kết; ❖ c) Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định; ❖ d) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; ❖ đ) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; ❖ e) Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. ❖ 2. Sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực. Company Logo
  53. Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện ❖1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học. ❖2. Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. ❖3. Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo. ❖4. Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động. Company Logo
  54. Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện ❖ 5. Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục. ❖ 6. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục. ❖ 7. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật. ❖ 8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị. Company Logo
  55. Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện ❖9. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài. ❖10. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định. ❖11. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Company Logo
  56. Điều 35. Thời gian đào tạo ❖ 1. Thời gian đào tạo các trình độ của giáo dục đại học thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy quy định tại Điều 38 của Luật giáo dục. ❖ 2. Thời gian đào tạo theo tín chỉ được xác định trên cơ sở số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy quy định cho từng chương trình và trình độ đào tạo. ❖ Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo. ❖ 3. Thời gian đào tạo mỗi trình độ của giáo dục đại học thực hiện theo hình thức giáo dục thường xuyên dài hơn ít nhất là một học kỳ so với thời gian đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy. Company Logo
  57. Điều 36. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học ❖ 1. Chương trình đào tạo: ❖ a) Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác; ❖ b) Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của học viên, nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức, kết cấu chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, luận văn, luận án; ❖ c) Cơ sở giáo dục đại học được sử dụng chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định và công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; Company Logo
  58. Điều 36. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học ❖ d) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; ❖ đ) Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo đã được kiểm định bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam, bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không có nội dung xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới; không có nội dung truyền bá tôn giáo; ❖ e) Chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục thường xuyên có nội dung như chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy. Company Logo
  59. ❖ 2. Giáo trình giáo dục đại học: ❖ a) Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học bảo đảm mục tiêu của các trình độ đào tạo của giáo dục đại học; ❖ b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đại học; ❖ c) Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập; ❖ d) Cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện các quy định về sở hữu trí tuệ và bản quyền trong sử dụng giáo trình và công bố công trình nghiên cứu khoa học. Company Logo
  60. Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học ❖ 1. Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. ❖ a) Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng, có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định và đáp ứng chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng; ❖ b) Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định và đáp ứng chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học; Company Logo
  61. ❖ 2. Cơ sở giáo dục đại học in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học; công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học. ❖ 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mẫu văn bằng giáo dục đại học; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng giáo dục đại học; quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng giáo dục đại học tại Việt Nam; ký hiệp định tương đương và công nhận văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế; quy định trình tự, thủ tục công nhận văn bằng giáo dục đaị học do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp. Company Logo
  62. Điều 39. Mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ ❖1. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, năng lực nghiên cứu và khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ của giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý, viên chức. ❖2. Hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho người học; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao. ❖3. Tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp mới để phát triển khoa học và giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Company Logo
  63. Điều 40. Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ ❖ 1. Nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục, khoa học công nghệ để tạo ra tri thức và sản phẩm mới. ❖ 2. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống. ❖ 3. Xây dựng các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, các vườn ươm công nghệ, gắn phát triển công nghệ với tạo sản phẩm mới. ❖ 4. Tham gia tuyển chọn, tư vấn, phản biện, thực hiện các nhiệm vụ, hợp đồng khoa học và công nghệ, các nhiệm vụ theo đơn đặt hàng. Company Logo
  64. Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ❖ 1. Thành lập tổ chức chuyên trách về bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. ❖ 2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. ❖ 3. Tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục đại học. ❖ 4. Duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, gồm: ❖ a) Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; ❖ b) Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; ❖ c) Phòng học, phòng làm việc, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, ký túc xá và các cơ sở dịch vụ khác; ❖ d) Nguồn lực tài chính. ❖ 5. Công bố công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng. Company Logo
  65. Điều 54. Giảng viên ❖ 1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục. ❖ 2. Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. ❖ 3. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định. ❖ Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên. ❖ 4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, quy định việc bồi dưỡng, sử dụng giảng viên. Company Logo
  66. Điều 55. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên ❖1. Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo. ❖2. Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo. ❖3. Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. ❖4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên. ❖5. Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. Company Logo
  67. Điều 55. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên ❖6. Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác. ❖7. Được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật. ❖8. Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật. ❖9. Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật. Company Logo
  68. Điều 58. Các hành vi giảng viên không được làm ❖1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học và người khác. ❖2. Gian lận trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. ❖3. Lợi dụng danh hiệu nhà giáo và hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Company Logo
  69. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương IX. Người học, gồm 5 điều (từ Điều 59 đến Điều 63) quy định về người học; nhiệm vụ và quyền của người học; các hành vi người học không được làm; chính sách đối với người học; nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước. Company Logo
  70. Điều 59. Người học ❖Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, ❖gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ. Company Logo
  71. Điều 60. Nhiệm vụ và quyền của người học ❖ 1. Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định. ❖ 2. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện. ❖ 3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. ❖ 4. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện. ❖ 5. Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Company Logo
  72. Điều 60. Nhiệm vụ và quyền của người học ❖6. Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục. ❖7. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội. ❖8. Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật. Company Logo
  73. Điều 61. Các hành vi người học không được làm ❖1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác. ❖2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. ❖3. Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. ❖4. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật. Company Logo
  74. Điều 62. Chính sách đối với người học ❖1. Người học trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách về học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, tín dụng giáo dục, miễn, giảm phí dịch vụ công cộng theo quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục. ❖2. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội. ❖3. Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu tiên đối với người học thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên và chính sách xã hội. Company Logo
  75. Điều 63. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước ❖ 1. Người học chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng và chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam, thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của Nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo, nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. ❖ 2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phân công làm việc đối với người học đã được công nhận tốt nghiệp, quá thời hạn trên, nếu người học không được phân công làm việc thì không phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. ❖ 3. Chính phủ quy định cụ thể về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo Company Logo
  76. Điều 68. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học ❖ 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học. ❖ 2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học. ❖ 3. Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị của cơ sở giáo dục đại học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy; quy chế thi và cấp văn bằng, chứng chỉ. ❖ 4. Quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Company Logo
  77. Điều 68. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học ❖ 5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục đại học. ❖ 6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học. ❖ 7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. ❖ 8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học. ❖ 9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học. ❖ 10. Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học. ❖ 11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục đại học. ❖ 12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học. Company Logo
  78. Điều 69. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học ❖ 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đại học. ❖ 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học. ❖ 3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo thẩm quyền. ❖ 4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo phân cấp của Chính phủ; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn; thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học tại địa phương. Company Logo
  79. Điều 71. Xử lý vi phạm ❖ Tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: ❖ 1. Thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái pháp luật; ❖ 2. Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; ❖ 3. Xuất bản, in, phát hành tài liệu trái pháp luật; ❖ 4. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; ❖ 5. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; ngược đãi, hành hạ người học; Company Logo
  80. Điều 71. Xử lý vi phạm ❖6. Vi phạm quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; ❖7. Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục đại học; ❖8. Làm thất thoát kinh phí, lợi dụng hoạt động giáo dục đại học để thu tiền sai quy định hoặc vì mục đích vụ lợi; ❖9. Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học; ❖10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục đại học. Company Logo
  81. Điều 72. Hiệu lực thi hành ❖ Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. ❖ Điều 73. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ❖ Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật. ❖ Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012. ❖ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI ❖ Nguyễn Sinh Hùng Company Logo
  82. Xem & tải về Luật Giáo dục đại học Tại trang web Phòng Thanh tra Pháp chế