Bài giảng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

ppt 97 trang hapham 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_trach_nhiem_boi_thuong_cua_nha_nuoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

  1. LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC: - QUỐC HỘI THÔNG QUA NGÀY 17/6/2009 -HIỆU LỰC THI HÀNH NGÀY 01/01/2010 - VĂN BẢN HƯỚNG DẪN: NGHỊ ĐỊNH 16/2010/NĐ-CP NGÀY 03/3/2010
  2. Trách nhiệm bồi thường của Nhà 1 nước do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án 2 Thủ tục giải quyết bồi thường; Điều 1. Phạm 3 Quyền,Ậ nghĩa vụ của cá nhân, tổ vi điều chức bị thiệt hại; chỉnh 4 Kinh phí bồi thường; Trách nhiệm hoàn trả của người 5 thi hành công vụ gây thiệt hại.
  3. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 2. Đối tượng được bồi thường Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại) trong các trường hợp quy định tại Luật này thì được Nhà nước bồi thường.
  4. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
  5. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 3. Giải thích từ ngữ 2. Hành vi trái pháp luật: (3) Được xác định trong văn bản của cơ (1) Hành vi không thực quan nhà nước có hiện nhiệm vụ, quyền thẩm quyền 2. Hành vi hạn trái pháp luật (2) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật
  6. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 3. Giải thích từ ngữ 3. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật Quyết định giải Bản án, quyết quyết khiếu định của cơ nại, tố cáo của quan có thẩm người có thẩm quyền tiến quyền giải hành tố tụng. quyết khiếu nại, tố cáo.
  7. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 3. Giải thích từ ngữ 4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của Luật này.
  8. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 4. Quyền yêu cầu bồi thường 1. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này.
  9. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 4. Quyền yêu cầu bồi thường 2. Trong quá trình khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Toà án giải quyết việc bồi thường.
  10. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 5. Thời hiệu yêu cầu bồi thường 1 2 3 Hai năm đối với Được xác định theo Trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quy định của pháp trường hợp có văn quyết vụ án hành bản của cơ quan luật về khiếu nại, tố chính đã xác định nhà nước có thẩm cáo và pháp luật về hành vi trái pháp quyền xác định hành thủ tục giải quyết luật của người thi các vụ án hành vi của người thi hành hành công vụ mà chính đối với trường việc bồi thường công vụ là trái pháp hợp khiếu nại hoặc chưa được giải luật khởi kiện vụ án hành quyết thì thời hiệu chính yêu cầu bồi thường là 02 năm.
  11. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 6. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường 1. Các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường: a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các Điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này; b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.
  12. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 6. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường 2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây: a) Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này; b) Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.
  13. a) Do lỗi của người bị 3. Nhà thiệt hại; nước không bồi b) Người bị thiệt hại che thường dấu chứng cứ, tài liệu đối với thiệt hại hoặc cung cấp tài liệu xảy ra sai sự thật trong quá trong các trình giải quyết vụ việc; trường hợp sau đây: c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.
  14. a) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần Sự kiện thiết và khả năng cho phép bất khả b)Thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người kháng, thi hành công vụ muốn tránh một nguy tình thế cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích cấp thiết hợp pháp của mình hoặc của người khác (khoản 2 mà không còn cách nào khác là phải có Điều 2 hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn NĐ thiệt hại cần ngăn chặn; 16/2010/ NĐ-CP c)Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết khác theo quy định của pháp luật .
  15. 1. Kịp thời, công khai, đúng pháp luật; Điều 7. 2. Được tiến hành trên cơ Nguyên tắc giải sở thương lượng giữa cơ quyết quan có trách nhiệm bồi bồi thường với người bị thiệt thường hại hoặc đại diện hợp pháp của họ; 3. Được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  16. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường 1. Tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại; 2. Xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại, ra quyết định giải quyết bồi thường;
  17. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường 3. Tham gia tố tụng tại Toà án với tư cách là bị đơn trong trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường; 4. Thực hiện việc chi trả cho người bị thiệt hại và quyết toán kinh phí bồi thường;
  18. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường 5. Yêu cầu người thi hành công vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại; 6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
  19. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường 7. Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; 8. Báo cáo việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
  20. Yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự 1 Yêu cầu cơ Được cơ quan bồi quan, tổ chức có thẩm quyền khôi thường hoặc Tòa án giải quyết và phục quyền, lợi 5 ích hợp pháp Điều 9. 2 thông báo việc giải của mình 1. Quyền quyết bồi thường của người bị thiệt hại Khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi Khiếu nại, kháng 4 3 trái pháp luật của cáo bản án, quyết người có thẩm định của Toà án quyền trong việc giải theo quy định của quyết bồi thường pháp luật tố tụng
  21. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 9. 2. Nghĩa vụ của người bị thiệt hại a) Cung cấp kịp b) Chứng minh thời, đầy đủ và về thiệt hại trung thực tài thực tế đã xảy liệu, chứng cứ có ra. liên quan đến yêu cầu giải quyết bồi thường
  22. Được nhận các quyết định liên quan đến việc giải quyết bồi thường; Điều 10. 1. Quyền của người thi b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành quyết định, hành vi trái pháp công vụ luật của người có thẩm quyền gây ra trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
  23. Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường Điều 10. 2. Nghĩa Hoàn trả cho ngân sách nhà vụ của người thi nước một khoản tiền mà hành Nhà nước đã bồi thường cho công vụ người bị thiệt hại gây ra thiệt hại c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  24. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 12. Các hành vi bị cấm 1. Giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để được bồi thường. 2. Thông đồng giữa người bị thiệt hại, người có trách nhiệm giải quyết bồi thường và người có liên quan để trục lợi trong việc bồi thường.
  25. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 12. Các hành vi bị cấm 3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết bồi thường. 4. Không giải quyết bồi thường hoặc giải quyết bồi thường trái pháp luật.
  26. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 3. Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, 1. Ban hành quyết định xử vật kiến trúc và biện pháp phạt vi phạm hành cưỡng chế thi hành quyết chính định xử phạt vi phạm hành chính khác Điều 13. Phạm vi bồi thường 4. Áp dụng biện pháp 2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm đưa người vào hành chính và bảo trường giáo đảm việc xử lý vi dưỡng, vào cơ sở phạm hành chính giáo dục
  27. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 5. Cấp, thu hồi Giấy 7. Áp dụng thủ chứng nhận đăng ký tục hải quan kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép Điều 13. Phạm vi bồi thường 8. Giao đất, cho thuê đất, thu 6. Áp dụng thuế, hồi đất, cho phép chuyển phí, lệ phí; thu mục đích sử dụng đất; bồi thuế, phí, lệ phí; thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp truy thu thuế; thu hoặc thu hồi GCN nhà đất tiền sử dụng đất
  28. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 11. Cấp văn bằng bảo hộ 9. Ban hành cho người không đủ điều quyết định xử lý kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định vụ việc cạnh chấm dứt hiệu lực của tranh văn bằng bảo hộ Điều 13. Phạm vi bồi thường 12. Các trường hợp 10. Không cấp GCN ĐKKD, GCN được bồi thường đầu tư, giấy phép và các giấy khác do pháp luật tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối quy định tượng có đủ điều kiện
  29. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường 1. Cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
  30. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường 2. Ngoài ra, cơ quan có trách nhiệm bồi thường được xác định như sau: - Trường hợp cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; - Trường hợp không có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
  31. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường - Trường hợp tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường mà người thi hành công vụ gây ra thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan quản lý người đó thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan quản lý người thi hành công vụ tại thời điểm gây ra thiệt hại;
  32. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường -Trường hợp có sự uỷ quyền hoặc uỷ thác thực hiện công vụ thì cơ quan uỷ quyền hoặc cơ quan uỷ thác là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; - Trường hợp cơ quan được ủy quyền, cơ quan nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan này là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
  33. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường - Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm chính trong vụ việc là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; - Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc cơ quan trung ương và cơ quan địa phương cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan trung ương là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
  34. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 15. Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ 1. Cá nhân, tổ chức 2. Trong thời hạn quy khi cho rằng mình bị định của pháp luật về thiệt hại thì có quyền khiếu nại, tố cáo, người yêu cầu người có có thẩm quyền giải thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải quyết khiếu nại xem xem xét, kết luận bằng xét, kết luận hành vi văn bản về hành vi trái trái pháp luật của pháp luật hoặc không người thi hành công trái pháp luật của người vụ thi hành công vụ
  35. LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (Sửa đổi năm 2005) Điều 36 Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
  36. LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (Sửa đổi năm 2005) Điều 43 Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
  37. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 16. Hồ sơ yêu cầu bồi thường 1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
  38. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 16. Hồ sơ yêu cầu bồi thường 2. Đơn a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu yêu cầu bồi thường; bồi thường b) Lý do yêu cầu bồi có các thường; nội dung chính c) Thiệt hại và mức yêu sau đây: cầu bồi thường
  39. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 16. Hồ sơ yêu cầu bồi thường 3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
  40. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 17. Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường 1. Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.
  41. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 17. Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại; Trường hợp yêu cầu bồi thường không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn người bị thiệt hại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường.
  42. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 18. Xác minh thiệt hại 1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.
  43. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 18. Xác minh thiệt hại 2. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vụ việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể tổ chức việc định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khoẻ hoặc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc giải quyết bồi thường. Chi phí định giá, giám định được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
  44. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 18. Xác minh thiệt hại 3. Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá, giám định mà yêu cầu định giá, giám định lại và được cơ quan có trách nhiệm bồi thường đồng ý thì chi phí định giá, giám định lại do người bị thiệt hại chi trả, trừ trường hợp kết quả định giá, giám định chứng minh yêu cầu định giá, giám định lại là có căn cứ.
  45. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 19. Thương lượng việc bồi thường 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
  46. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 19. Thương lượng việc bồi thường 2. Thành phần thương lượng gồm: Đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường Người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp cần thiết, người thi hành công vụ gây ra thiệt hại được mời tham gia vào việc thương lượng. Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải là người có thẩm quyền để thỏa thuận việc bồi thường với người bị thiệt hại và chịu trách nhiệm trước cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
  47. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 19. Thương lượng việc bồi thường 3. Địa điểm thương lượng là trụ sở của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị thiệt hại cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  48. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 19. Thương lượng việc bồi thường 4. Việc thương lượng phải lập thành biên bản ghi rõ những nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm tiến hành thương lượng; b) Địa điểm thương lượng, thành phần tham gia thương lượng; c) Ý kiến của các bên tham gia thương lượng; d) Những nội dung thương lượng thành hoặc không thành. Biên bản thương lượng phải có chữ ký của các bên và được gửi cho người bị thiệt hại một bản ngay sau khi kết thúc thương lượng.
  49. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 19. Thương lượng việc bồi thường 5. Kết quả thương lượng là cơ sở để quyết định việc bồi thường.
  50. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 20. Quyết định giải quyết bồi thường 1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường với các nội dung chính sau đây: a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường; b) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường; c) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường; d) Mức bồi thường; đ) Quyền khởi kiện tại Toà án trong trường hợp không tán thành với quyết định giải quyết bồi thường; e) Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường.
  51. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 20. Quyết định giải quyết bồi thường 2. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.
  52. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 21. Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
  53. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 22. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường 1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 20 của Luật này mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Luật này để yêu cầu giải quyết bồi thường.
  54. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 22. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường Trường hợp người bị thiệt hại chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể khởi kiện đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn khởi kiện quy định tại khoản này.
  55. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 22. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường 2. Người bị thiệt hại không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường trong trường hợp quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật.
  56. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 23. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án 1. Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường là Toà án nhân dân cấp huyện nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, làm việc, nơi tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, nơi thiệt hại xảy ra theo sự lựa chọn của người bị thiệt hại hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 2. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  57. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 24. Yêu cầu bồi thường trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính Trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính mà người khởi kiện cho rằng, hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính thực hiện việc giải quyết bồi thường.
  58. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 24. Yêu cầu bồi thường trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính Trong trường hợp này, đơn khởi kiện còn phải có các nội dung sau đây: a) Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ; b) Nội dung yêu cầu bồi thường; c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường; d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường.
  59. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 45. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.
  60. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 45. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 2. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  61. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 45. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. - Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường;
  62. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 45. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. - Đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; - Nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường.
  63. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 46. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút 1. Cá nhân, tổ chức có thu nhập mà xác định được thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất. 2. Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
  64. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 46. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút 3. Cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.
  65. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 47. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần 1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định là hai ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
  66. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 47. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần 2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù. 3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu.
  67. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 47. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần 4. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu.
  68. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 47. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần 5. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường.
  69. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 48. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết 1 2 3 1. Chi phí hợp lý 2. Chi phí cho 3. Tiền cấp cho việc cứu việc mai táng dưỡng cho chữa, bồi theo quy định những người dưỡng, chăm của pháp luật mà người bị sóc người bị về bảo hiểm xã thiệt hại đang thiệt hại trước hội. thực hiện khi chết. nghĩa vụ cấp dưỡng.
  70. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 49. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ 1 2 3 1. Chi phí hợp lý 2. Thu nhập 3. Chi phí cho việc cứu thực tế bị mất hợp lý và thu chữa, bồi dưỡng, hoặc bị giảm nhập thực tế phục hồi sức sút của người bị mất của khoẻ và chức bị thiệt hại người chăm năng bị mất, bị sóc người bị giảm sút của thiệt hại. người bị thiệt hại.
  71. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 51. Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự 1. Người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
  72. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 51. Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu về việc khôi phục danh dự của người bị thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai.
  73. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 51. 3. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây: a) Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại; b) Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại.
  74. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 51. Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại 4. Trường hợp người bị thiệt hại chết, thân nhân của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự.
  75. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 53. Lập dự toán kinh phí bồi thường Hàng năm, căn cứ thực tế bồi thường của năm trước, cơ quan tài chính các cấp phối hợp với cơ quan, đơn vị cùng cấp lập dự toán kinh phí bồi thường để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu chi trả tiền bồi thường.
  76. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 54. Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên.
  77. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 54. Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
  78. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 54. Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường 2. Hồ sơ đề nghị bồi thường gồm: a) Văn bản đề nghị cấp kinh phí bồi thường có ghi đầy đủ, cụ thể về người được bồi thường, các khoản tiền bồi thường đối với các thiệt hại cụ thể và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc bồi thường; b) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ; c) Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật. .
  79. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 54. Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường 3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại. 4. Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại.
  80. CHƯƠNG V THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Điều 54. Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường 5. Trường hợp bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Toà án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tự nguyện thi hành thì người được bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
  81. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 56. Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ 1. Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  82. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 56. Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ 2. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm hoàn trả. 3. Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả tiền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  83. Điều 16. Xác định mức hoàn trả (Nghị định 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010) (3) Trường hợp lỗi vô ý thì mức hoàn trả tối đa (1) Trường hợp lỗi cố ý không quá 03 tháng nhưng chưa đến mức bị lương. Xác định truy cứu trách nhiệm mức hình sự thì mức hoàn trả hoàn trả tối đa không quá 36 tháng lương. (2) Trường hợp lỗi cố ý và bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường.
  84. a) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ; Điều 57. 1. Căn cứ xác b) Mức độ thiệt hại đã định gây ra; mức hoàn trả c) Điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ.
  85. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 57. Căn cứ xác định mức hoàn trả 2. Trường hợp nhiều người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ liên đới hoàn trả; cơ quan có trách nhiệm bồi thường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý những người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thống nhất xác định mức hoàn trả cho từng cá nhân có nghĩa vụ hoàn trả.
  86. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 58. Trình tự, thủ tục quyết định việc hoàn trả 1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
  87. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 58. Trình tự, thủ tục quyết định việc hoàn trả Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây ra thiệt hại thì Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với từng người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
  88. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 58. Trình tự, thủ tục quyết định việc hoàn trả 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, người có thẩm quyền quy định tại Điều 59 của Luật này phải ban hành quyết định hoàn trả. Quyết định hoàn trả phải được gửi đến người có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
  89. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 59. Thẩm quyền ra quyết định hoàn trả 1. Thủ trưởng 2. Trong trường hợp cơ quan có thủ trưởng CQ có trách nhiệm bồi trách nhiệm bồi thường là người có thường có nghĩa vụ hoàn trả thì thẩm quyền ra thủ trưởng CQ cấp quyết định trên trực tiếp ra hoàn trả quyết định hoàn trả.
  90. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 60. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả Trường hợp người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả không đồng ý với quyết định hoàn trả thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
  91. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 61. Hiệu lực của quyết định hoàn trả 1. Quyết định hoàn trả có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký nếu người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại không có khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này. 2. Căn cứ vào quyết định hoàn trả đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc thu số tiền phải hoàn trả và nộp vào ngân sách nhà nước.luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
  92. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 62. Thực hiện việc hoàn trả 1. Việc hoàn 2. Trừ dần vào lương của người thi trả có thể được hành công vụ thì thực hiện một mức tối thiểu không lần hoặc nhiều dưới 10% và tối đa lần. không quá 30% thu nhập từ tiền lương hàng tháng.
  93. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 66. Điều khoản chuyển tiếp 1. Các trường hợp yêu cầu bồi thường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết.
  94. CHƯƠNG VII TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ Điều 66. Điều khoản chuyển tiếp 2. Các trường hợp được bồi thường theo Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 và Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 đến thời điểm Luật này có hiệu lực mà còn thời hiệu theo quy định của các văn bản này nhưng chưa yêu cầu Nhà nước bồi thường hoặc đã yêu cầu nhưng chưa được thụ lý thì áp dụng các quy định của Luật này để giải quyết./.
  95. CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE!