Bài giảng môn học Công nghệ dạy học

pdf 58 trang hapham 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Công nghệ dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_hoc_cong_nghe_day_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn học Công nghệ dạy học

  1. MỤC LỤC 1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học hiện đại 2 1.1. Một số vấn đề về Phƣơng pháp dạy học 2 1.1.1. Khái niệm phƣơng pháp dạy học 2 1.1.2. Vai trò, vị trí của phƣơng pháp dạy học trong quá trình dạy học 3 1.1.3. Phân loại các phƣơng pháp dạy học 4 1.1.4. Lựa chọn phƣơng pháp dạy học 5 1.2. Bản chất của phƣơng pháp dạy học hiện đại 6 1.2.1. Quan niệm dạy và học theo hƣớng tiếp cận thông tin 6 1.2.2. Phƣơng pháp sƣ phạm tƣơng tác và quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm 7 1.2.3. Dạy học tích cực 10 1.3. Một số phƣơng pháp dạy học hiện đại 12 1.4. Mô hình giáo dục 16 1.5. Vai trò của ngƣời dạy, ngƣời học trong các phƣơng pháp dạy học hiện đại 17 2. Công nghệ dạy học và phương tiện dạy học 17 2.1. Công nghệ thông tin và truyền thông 17 2.2. Phƣơng tiện dạy học 18 2.3. Khái niệm và phân loại công nghệ dạy học 18 3. Sử dụng công nghệ trong trong dạy 22 3.1. Công nghệ với khoa học nhận thức 22 3.2. Công nghệ dạy học với đổi mới phƣơng pháp dạy học 23 3.3. Lựa chọn công nghệ dạy học 24 3.4. Dạy học với công nghệ hiện đại 24 3.4.1. Đa phƣơng tiện (Multimedia) 25 3.4.2. Giáo án điện tử 25 3.4.3. Khai thác một số phần mềm cơ bản 28 3.4.4. Khai thác thông tin trên internet 41 3.5. Đào tạo trực tuyến 51 1
  2. BÀI GIẢNG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ DẠY HỌC (Teaching Technology) Mã số môn học: HVCN 548 Số tín chỉ: 01 PP và CNDH là môn học mang tính dẫn đƣờng, cung cấp những kiến thức lí luận và thực tiễn về các PPDH trƣớc khi ngƣời học tiếp cận với những vấn đề đặc thù của PPDH bộ môn cụ thể và các vấn đề về CNDH. Môn học gồm 2 nội dung chính: - Các vấn đề về PPDH: Cung cấp những kiến thức lí luận về PPDH (hệ thống khái niệm, bản chất, phân loại các PPDH), các PPDH hiệu quả (các quan điểm và mô hình dạy học), các kỹ thuật triển khai dạy học hiệu quả (lập kế hoạch, thiết kế bài giảng, soạn giáo án, triển khai dạy học, kiểm tra đánh giá v.v.) - Công nghệ dạy học: Quan điểm về tích hợp công nghệ trong dạy học, một số ứng dụng cụ thể trong dạy học.  Trong chuyên đề này chúng ta quan tâm chủ yếu đến Công nghệ dạy học. Tuy nhiên, CNDH thường gắn chặt với các PPDH dạy học nên chúng ta cũng sẽ tìm hiểu một số vấn đề về PPDH trước khi xem xét về CNDH. 1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học hiện đại 1.1. Một số vấn đề về Phương pháp dạy học 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học Có nhiều cách trình bày khác nhau về khái niệm phƣơng pháp dạy học, mỗi cách trình bày nhấn mạnh một vài khía cạnh và phản ánh sự phát triển nhận thức của các nhà khoa học, các nhà sƣ phạm về bản chất của khái niệm. Có ý kiến cho rằng phƣơng pháp dạy học chỉ là phƣơng tiện, thủ thuật của ngƣời thầy, ngƣời thầy là ngƣời chỉ đạo, truyền đạt kiến thức, còn trò tiếp thu kiến thức; phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò, trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ dạy học. Nhƣ vậy cách trình bày này chỉ nói lên đƣợc sự tƣơng tác giữa thầy và trò. Ý kiến khác cho rằng, phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn. Ngoài ra còn có nhiều cách nói khác nhau về phƣơng pháp dạy học, chẳng hạn:  Phƣơng pháp dạy học là cách thức tƣơng tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (Iu K. Babanxki, 1983). 2
  3.  Phƣơng pháp dạy học là cách thức hoạt động tƣơng hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học. Hoạt động này đƣợc thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy(I.D. Dverev, 1980). Hoạt động học tập của học sinh tuân theo các qui định của quá trình lĩnh hội và các điều kiện dạy học. Vì vậy, căn cứ vào các đặc điểm của hoạt động học tập, mục đích và nội dung dạy học của giáo viên xác định phƣơng pháp dạy học nhằm tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinh theo hƣớng tích cực. Quy trình này luôn luôn đƣợc điều chỉnh nhờ những mối liên hệ phản hồi của học sinh, thể hiện ở kết quả kiểm tra đánh giá chất lƣợng giáo dục. Phƣơng pháp dạy học luôn phải phù hợp với nội dung dạy học mới mang lại hiệu quả cao: Nếu coi mục đích dạy học là nhằm dẫn dắt học sinh đạt tới một trình độ nhận thức xác định, thì việc xây dựng nội dung dạy học, ta sẽ dự kiến trước một trình độ lĩnh hội của học sinh để từ đó xác định những nội dung dạy học, nhằm giúp học sinh đạt tới trình độ dự kiến. Kết quả của quá trình dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp dẫn dắt người học, nếu như đạt tới trình độ lĩnh hội dự kiến thì điều đó chứng tỏ rằng nội dung, phương pháp dạy học là hiệu nghiệm. (Lý luận dạy học, tr.16, NXBGD HN-2002) 1.1.2. Vai trò, vị trí của phương pháp dạy học trong quá trình dạy học PPDH giữ vai trò then chốt trong quá trình dạy học, tạo nên sự liên kết giữa mục đích, nội dung, phƣơng tiện, hình thức tổ chức dạy học, đảm bảo tính hệ thống, toàn vẹn của quá trình hoạt động đặc thù này. Nếu mục tiêu đảm bảo sự thành công, nội dung đảm bảo tính khoa học, thì phương pháp tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học. Sơ đồ vị trí của PPDH trong quá trình dạy học MỤC TIÊU NỘI DUNG Dạy PHƢƠNG PHÁP Học PHƢƠNG TIỆN Hình thức TC, ĐG 3
  4. 1.1.3. Phân loại các phương pháp dạy học Việc phân loại các phƣơng pháp dạy học chỉ mang tính chất tƣơng đối nhằm giúp cho ngƣời dạy, ngƣời học nhận diện đƣợc bản chất, ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp để thuận tiện trong việc triển khai. Sau đây là một số quan điểm phân loại phƣơng pháp dạy học:  Một số cách phân loại phương pháp dạy học truyền thống . Phân loại theo hình thức hoạt động của các chủ thể trong quá trình dạy học: - Theo hình thức hoạt động của người dạy có: Phƣơng pháp thông báo, giải thích, diễn giảng, thuyết trình, kể chuyện, làm mẫu - Theo hình thức hoạt động của người học có: Phƣơng pháp luyện tập, thực hành, bắt chƣớc, tự học, tự nghiên cứu . Phân loại theo con đường tiếp nhận tri thức: Phương pháp dùng lời: Con đƣờng tiếp nhận tri thức là ngôn ngữ nói hoặc viết. Ví dụ: kể chuyện, giải thích, diễn giảng, trò chuyện gợi mở, độc giảng Phương pháp trực quan: Tri thức đến với ngƣời học thông qua các giáo cụ trực quan, sự vật, hiện tƣợng có thể quan sát đƣợc. Ví dụ: minh hoạ, trình diễn, làm mẫu Phương pháp thực hành: Thông qua các hoạt động, hành động, thao tác ngƣời học chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo Ví dụ: luyện tập, thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, trò chơi . Phân loại theo hướng tiếp cận: - Phƣơng pháp truyền thống, cổ điển/Phƣơng pháp hiện đại; - Phƣơng pháp giáo điều, một chiều, tái tạo/ Phƣơng pháp khám phá, phát huy sáng tạo, tích cực của ngƣời học; - Phƣơng pháp thụ động/Phƣơng pháp tích cực; - Phƣơng pháp Algorit hoá/ Phƣơng pháp Heuristic . Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của người học: Xuất phát từ quan điểm cho rằng mục đích việc lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp dạy học là nhằm thiết kế và triển khai việc dạy học có hiệu quả, tức đạt đƣợc mục tiêu dạy học, M.N. Skatkin, I.Ja. Lener đã chọn đặc điểm hoạt động nhận thức của người học làm tiêu chí phân loại phương pháp. Quan điểm này cũng phù hợp với việc đề ra các mục tiêu dạy học theo các lĩnh vực hoạt động của người học (J. Dave): Nhận thức (Cognitive) - Tâm vận (Pshycomotor) - Tình cảm (Affective), theo bậc thang nhận thức của B.J. Bloom (1954), theo triết lý dạy học theo mục tiêu: kiến thức - kỹ năng - thái độ và dạy học lấy người học làm trung tâm hiện nay (Chất lƣợng là sự trùng khớp với mục tiêu!). 4
  5. B.J. Bloom chia hoạt động nhận thức ra làm 6 cấp độ: Biết (Nhớ) - Hiểu - Vận dụng - Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá. Nhƣ vậy ứng với mỗi mục tiêu dạy học (ngƣời học sẽ phải đạt tới cấp độ nào của thang bậc nhận thức?) sẽ có một nhóm phƣơng pháp dạy học thích hợp. o Phương pháp thuyết trình-minh hoạ (thông báo thông tin-thu nhận). Phương pháp này hướng đến mục tiêu làm cho người học Biết (ghi nhớ), phù hợp với nội dung dạy học sự kiện, khái niệm. o Phương pháp tái tạo (lặp lại, thao tác theo mẫu cho sẵn). Phương pháp này nhắm đến mục tiêu làm cho người học Hiểu (bước đầu vận dụng), phù hợp với nội dung dạy học qui trình, quá trình. o Phương pháp nêu vấn đề-tình huống. Phương pháp này nhắm đến mục tiêu giúp người học Vận dụng được các kỹ năng để giải quyết những vấn đề của nội dung, phù hợp với dạy học các nguyên lý, nguyên tắc. o Phương pháp khám phá sáng tạo. Phương pháp này nhắm đến mục tiêu giúp người học Phân tích được các vấn đề của nội dung đặt ra, phù hợp với dạy học sáng tạo. o Phương pháp tự nghiên cứu (làm việc độc lập). Phương pháp này nhắm đến mục tiêu giúp người học Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá, đưa ra quan điểm, ý kiến riêng về những vấn đề của nội dung dạy học. 1.1.4. Lựa chọn phương pháp dạy học Do phƣơng pháp tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học nên vấn đề lựa chọn phƣơng pháp luôn đƣợc đặt lên hàng đầu trong khi thiết kế, xây dựng ý đồ triển khai một bài giảng cụ thể. Trên thực tế không tồn tại một phương pháp tuyệt hảo cũng nhƣ không có một phương pháp tồi tệ. Mỗi phƣơng pháp đều có những mặt ƣu và nhƣợc riêng. Do đó ngƣời dạy phải biết chọn lựa để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp trong quá trình dạy học. Một phƣơng pháp dạy học đƣợc coi là hợp lý và hiệu quả khi phƣơng pháp này đạt đƣợc các tiêu chí: - Nhắm đến mục tiêu dạy học rõ ràng: Tạo ra khả năng cao nhất để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ của ngƣời học. - Tương thích: Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, đặc thù của từng môn học, bài học, vấn đề cụ thể; từng giai đoạn cụ thể trong tiến trình giờ học (Một số tác giả đặc biệt lưu tâm đến việc cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tại những thời điểm khác nhau trong giờ học căn cứ vào mức độ tập trung chú ý của người học. Ví dụ: khủng hoảng chú ý ở người học sẽ xảy ra ở phút 14-18, sau đó tình trạng này sẽ lặp lại lần thứ hai sau khoảng 11-14 phút, lần ba sau khoảng 9-11 phút, lần cuối sau khoảng 8-9 phút ). 5
  6. - Khả thi: Phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú, kinh nghiệm của cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học, phù hợp các điều kiện dạy học 1.2. Bản chất của phương pháp dạy học hiện đại Ngày nay, ngƣời ta thƣờng nói về các phƣơng pháp dạy học hiện đại. Trong dạy học hiện đại, thầy là ngƣời đạo diễn, tổ chức các hoạt động của trò (bao gồm cả tổ chức quản lý lớp học) để khám phá ra vấn đề, ứng dụng lý thuyết đã học vào cuộc sống. Các phƣơng pháp dạy học hiện đại hƣớng tới đích: Hình thành và phát triển nhân cách người lao động có tri thức, tự chủ, năng động, sáng tạo và hợp tác. Trong dạy học hiện đại, tự đánh giá của ngƣời học đƣợc coi trọng. Thông qua quá trình tham gia tích cực vào các hoạt động học: qua kiểm tra, thảo luận và trao đổi với thầy và bạn, học thầy và học bạn, ngƣời học sẽ lĩnh hội đƣợc kiến thức một cách chính xác, sâu rộng và biết đƣợc mức độ phát triển của bản thân. Những nguyên tắc chủ yếu của quá trình dạy học hiện đại (Dạy học hiện đại – Nguyễn Thành Hƣng- NXB ĐHQG Hà Nội):  Tương tác: Nhà giáo và hoạt động dạy học của họ phải phát động đƣợc và tổ chức đƣợc các dạng tƣơng tác khác nhau giữa ngƣời học và nội dung dạy học, giữa ngƣời học với nhau và với giáo viên, giữa các hình thức học tập và giao tiếp, hạn chế càng nhiều càng tốt tính chất một chiều trong quan hệ dạy và học, phát huy tối đa các cơ hội hoạt động của ngƣời học.  Tham gia: Hoạt động dạy học phải có tác dụng động viên, khuyến khích ngƣời học trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, sao cho nỗ lực của mỗi ngƣời đều góp phần vào mục tiêu và kết quả học tập chung, và việc đạt đƣợc kết quả chung cũng là bảo đảm cho mỗi ngƣời thành công trong học tập; trí tuệ chung, tình cảm chung, ý chí chung đƣợc vun đắp từ sự tham gia của mỗi ngƣời và chính chúng trở thành chỗ dựa, sức mạnh gấp bội của mỗi ngƣời.  Tính vấn đề của dạy học: Tình huống dạy học do nhà giáo tổ chức phải có giá trị đối với ngƣời học, phải có liên hệ với kinh nghiệm và giá trị cá nhân của họ, từ đó thúc đẩy họ hoạt động trí tuệ và thực hành; các yếu tố trong tình huống dạy học không đƣợc vô tình, trung tính đối với ngƣời học, trở thành nhàm chán, nhạt nhẽo, làm suy giảm tính tích cực của họ. Nhƣ vậy, bản chất của các phƣơng pháp dạy học hiện đại là tăng tính chủ động, khả năng tự học, tự giác, tính tích cực, tương tác, khả năng sáng tạo của người học. 1.2.1. Quan niệm dạy và học theo hướng tiếp cận thông tin Có nhiều cách quan niệm về việc dạy và học: (1) Dạy học bao gồm toàn bộ các thao tác có mục (1) Hoạt động học tập là hoạt động lĩnh đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để hướng tới biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại hoặc cộng mục đích làm thay đổi chính chủ thể của đồng đã đạt được vào bên trong một con người. hoạt động. 6
  7. (2) Dạy học là một hoạt động đặc trưng của (2) Hoạt động học là quá trình tự giác, người dạy nhằm tổ chức, điều khiển và tạo ra tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm nhiều cơ hội cho quá trình học một cách thuận lợi khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của và đạt được mục đích. người thầy. Quan điểm dạy và học theo hƣớng tiếp cận thông tin Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong Dạy là việc giúp cho người học tự mình phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình tin lấy từ môi trường xung quanh (Michel thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ Deverlay, 1994) (Lâm Quang Thiệp, 2000) 1.2.2. Phương pháp sư phạm tương tác và quan điểm lấy người học làm trung tâm Quan điểm dạy học này thể hiện ở một số nét chính sau:  Quan tâm 3 tác nhân chính: ngƣời học, ngƣời dạy và môi trƣờng (Theo Denommé & M. Roy, 2000, trong "Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác“): o Ngƣời học là người đi học chứ không phải ngƣời đƣợc dạy (tính tự nguyện và chủ động), o Nhiệm vụ của ngƣời dạy là giúp đỡ người học, phục vụ người học để làm nảy sinh tri thức ở ngƣời học, o Môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh và bên trong ngƣời học là tác nhân quan trọng ảnh hƣởng đến việc dạy và học. Môi trƣờng là nơi chứa thông tin.  3 yếu tố quan trọng nhất: mục tiêu (MT), nội dung (ND) và phƣơng pháp (PP)  Mối liên hệ giữa 3 yếu tố (Theo Nguyễn Ngọc Quang, 1998) Theo quan niệm trên: + Ngƣời học là TRUNG TÂM của quá trình dạy học + Sự vận động của nhân tố ngƣời học là quan trọng nhất để làm cho hoạt động HỌC thật sự đƣợc diễn ra và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học. + Việc phát huy tính CHỦ ĐỘNG của ngƣời học là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quá trình dạy và học ở đại học. 7
  8. So sánh quan niệm dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm với dạy học truyền thống (lấy GV làm trung tâm) Lấy GV làm trung tâm Lấy HS làm trung tâm Mục tiêu Chăm lo trƣớc hết đến việc thực hiện Hƣớng vào việc chuẩn bị cho HS sớm nhiệm vụ của GV là truyền đạt cho hết thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập những kiến thức đã quy định trong và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu chƣơng trình và SGK, cầu, lợi ích, tiềm năng của ngƣời học. Chú trọng khả năng và lợi ích của ngƣời Hƣớng tới tạo điều kiện thuận lợi để mỗi dạy HS - bằng hoạt động của chính mình – Chuẩn bị cho HS đi thi là mục tiêu của sáng tạo ra nhân cách của mình, hình dạy học thành và phát triển bản thân. Nội dung Chú trọng trƣớc hết đến hệ thống kiến Chú trọng thêm các kĩ năng thực hành thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của các vận dụng các kiến thức lí thuyết, năng lực khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. phát hiện và giải quyết những vấn đề thực Chƣơng trình học tập đƣợc thiết kế chủ tiễn. yếu theo logic nội dung khoa học của các Chƣơng trình giảng dạy phải giúp cho môn học từng cá nhân ngƣời học biết hành động và tích cực tham gia vào các chƣơng trình hành động của cộng đồng; “từ học làm đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại phát triển như nhân cách một con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo”. Phương pháp Phƣơng pháp chủ yếu là thuyết trình giảng Coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động giải, thày nói trò ghi. độc lập hoặc theo nhóm. HS tiếp thu thụ động, cố hiểu và nhớ HS vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng những điều GV đã giảng, trả lời những mới, đồng thời đƣợc rèn luyện vè phƣơng câu hỏi GV nêu ra về những vấn đề đã pháp tự học, đƣợc tập dƣợt phƣơng pháp dạy. nghiên cứu. Giáo án đƣợc thiết kế theo trình tự đƣờng Giáo án đƣợc thiết kế theo kiểu phân thẳng, chung cho cả lớp học nhánh. GV chủ động thực hiện giáo án theo các GV thực hiện giờ học phân hóa theo trình bƣớc đã chuẩn bị. độ và năng lực của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi em. 8
  9. Hình thức tổ chức Bài lên lớp đƣợc tiến hành chủ yếu trong Nhiều bài học đƣợc tiến hành trong phòng phòng học mà bàn GV và bảng đen là thí nghiệm, ngoài trời, tại Viện bảo tàng điểm thu hút chú ý của mọi HS. hay cơ sở sản xuất. HS thƣờng ngồi theo bàn dài, bố trí thành Bàn ghế có thể bố trí thay đổi linh hoạt dãy cố định, hƣớng lên bảng đen. cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, theo yêu cầu sƣ phạm của từng phần trong tiết học Đánh giá GV là ngƣời độc quyền đánh giá kết HS tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học quả học tập của HS tập của mình, đƣợc tham gia tự đánh giá và Chú ý tới khả năng ghi nhớ và tái đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mục tiêu hiện các thông tin GV đã cung cấp của từng phần trong chƣơng trình học tập, Chú trọng bổ khuyết những mặt chƣa đạt đƣợc so với mục tiêu trƣớc khi bƣớc vào một phần mới của chƣơng trình, không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại kĩ năng đã học mà phải khuyến khích óc sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hƣớng hành vi của HS trƣớc những vấn đề của đời sống, gia đình và cộng đồng, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tế. Một cách so sánh khác Lấy người dạy làm trung tâm Lấy người học làm trung tâm 1. Truyền thụ là mục đích 1. Phát triển là mục đích 2. Kích thích đơn giác quan 2. Kích thích đa giác quan 3. Hƣớng phát triển một chiều 3. Hƣớng phát triển đa chiều 4. Đơn phƣơng tiện, đơn năng 4. Đa phƣơng tiện, đa năng 5. Làm việc riêng lẻ, cá thể 5. Làm việc hợp tác, tƣơng tác 6. Truyền tải thông tin 6. Trao đổi thông tin 7. Học tập thụ động 7. Học tập tích cực, tìm tòi khám phá 8. Học sự kiện, học dựa trên những tri thức có 8. Học dựa trên tƣ duy phê phán, sáng tạo sẵn bằng việc ra những quyết định 9. Dạy học dựa trên những phản ứng đáp lại, 9. Dạy học thích ứng dựa trên những hoạt tái tạo theo mẫu động có chủ định 10. Cảnh huống tách biệt, không thực tế 10. Cảnh huống thực tế, xác thực 9
  10. 1.2.3. Dạy học tích cực Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang thực hiện các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, coi trọng vai trò của học sinh, học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học hoặc cố gắng cải cách vƣợt ra khỏi các phƣơng pháp dạy học truyền thống, lấy ngƣời thầy là trung tâm của quá trình dạy học. Trong phƣơng pháp dạy học tích cực, 5 định hướng đan xen trong quá trình dạy học của nhà giáo dục Mỹ Robert J. Marzano nêu ra là: Thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học. Thu nhận và tổng hợp kiến thức. Mở rộng và tinh lọc kiến thức. Sử dụng kiến thức có hiệu quả Hình thành thói quen tƣ duy tích cực. Thế nào là tính tích cực học tập? Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trƣng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trƣớc hết với động cơ học tập. Động cơ đúng sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tƣ duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngƣợc lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dƣỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu nhƣ: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chƣa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trƣớc những tình huống khó khăn Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao nhƣ: Bắt chước: Cố gắng làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực đƣợc dùng ở nhiều nƣớc để chỉ những phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. "Tích cực" trong Phƣơng pháp dạy học tích cực đƣợc dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. 10
  11. Phƣơng pháp dạy học tích cực hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời dạy, tuy nhiên để dạy học theo phƣơng pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phƣơng pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhƣng ngƣợc lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hƣởng tới cách dạy của thầy. Nếu học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhƣng giáo viên chƣa đáp ứng đƣợc, hoặc giáo viên hăng hái áp dụng Phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣng không thành công vì học sinh chƣa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phƣơng pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phƣơng pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Nhƣ vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động". Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nƣớc ngoài và trong nƣớc, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thƣờng nói tới việc cần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong qúa trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trƣờng một thầy dạy cho một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tƣơng đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy "thông báo - đồng loạt". Giáo viên quan tâm trƣớc hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chƣơng trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng. Cách dạy này đẻ ra cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lƣợng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sƣ phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, thực hiện "dạy học phân hóa" quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp. Phƣơng pháp dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm ra đời từ bối cảnh đó. Trên thực tế, trong qúa trình dạy học ngƣời học vừa là đối tƣợng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dƣới sự chỉ đạo của thầy, ngƣời học phải tích cực chủ động tự biến đổi mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, nếu ngƣời học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phƣơng pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế. 11
  12. Nhƣ vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của ngƣời học thì đƣơng nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của ngƣời học. Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâm không chỉ là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một tƣ tƣởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, tổ chức, đánh giá chứ không phải chỉ liên quan đến phƣơng pháp dạy và học. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực - Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. - Dạy và học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học. - Tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 1.3. Một số phương pháp dạy học hiện đại (1) Phương pháp vấn đáp Vấn đáp (đàm thoại) là phƣơng pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội đƣợc nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, ngƣời ta phân biệt các loại phƣơng pháp vấn đáp: - Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không đƣợc xem là phƣơng pháp có giá trị sƣ phạm. Đó là biện pháp đƣợc dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học. - Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lƣợt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phƣơng pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phƣơng tiện nghe – nhìn. - Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi đƣợc sắp xếp hợp lý để hƣớng học sinh từng bƣớc phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tƣợng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống nhƣ ngƣời tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống nhƣ ngƣời tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có đƣợc niềm vui của sự khám phá trƣởng thành thêm một bƣớc về trình độ tƣ duy. (2) Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trƣờng, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, 12
  13. tập dƣợt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phƣơng pháp dạy học mà phải đƣợc đặt nhƣ một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phƣơng pháp đặt và giải quyết vấn đề thƣờng nhƣ sau: - Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức + Tạo tình huống có vấn đề; + Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; + Phát hiện vấn đề cần giải quyết - Giải quyết vấn đề đặt ra + Đề xuất cách giải quyết; + Lập kế hoạch giải quyết; + Thực hiện kế hoạch giải quyết. - Kết luận: + Thảo luận kết quả và đánh giá; + Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra; + Phát biểu kết luận; + Đề xuất vấn đề mới. Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề: Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hƣớng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lƣợng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc. Các Đặt vấn đề Nêu giả Lập kế Giải quyết Kết luận, mức thuyết hoạch vấn đề đánh giá 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS GV + HS 13
  14. 3 GV + HS HS HS HS GV + HS 4 HS HS HS HS GV + HS Trong dạy học theo phƣơng pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm đƣợc tri thức mới, vừa nắm đƣợc phƣơng pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tƣ duy tích cực, sáng tạo, đƣợc chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. (3) Phương pháp hoạt động nhóm Lớp học đƣợc chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 ngƣời. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm đƣợc phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, đƣợc duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, đƣợc giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trƣởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi ngƣời một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài ngƣời hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trƣớc toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Phƣơng pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành theo các dạng sau: - Làm việc chung cả lớp : + Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức +Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ + Hƣớng dẫn cách làm việc trong nhóm - Làm việc theo nhóm + Phân công trong nhóm + Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm + Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm - Tổng kết trƣớc lớp + Các nhóm lần lƣợt báo cáo kết quả + Thảo luận chung + Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài Phƣơng pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi ngƣời có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ 14
  15. đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phƣơng pháp này còn gọi là phƣơng pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phƣơng pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phƣơng pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tƣ duy tích cực của học sinh phải đƣợc phát huy và ý nghĩa quan trọng của phƣơng pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.Cần tránh khuynh hƣớng hình thƣc và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phƣơng pháp dạy học càng đổi mới. (4) Phương pháp đóng vai Đóng vai là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Phƣơng pháp đóng vai có những ƣu điểm sau: - Học sinh đƣợc rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trƣờng an toàn trƣớc khi thực hành trong thực tiễn. - Gây hứng thú và chú ý cho học sinh - Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh - Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội - Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Cách tiến hành có thể nhƣ sau: - Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai - Các nhóm lên đóng vai - Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai - Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chƣa phù hợp ? Chƣa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ? - Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. (5) Phương pháp động não Động não là phƣơng pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. 15
  16. Thực hiện phƣơng pháp này, giáo viên cần đƣa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. Cách tiến hành: - Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần đƣợc tìm hiểu trƣớc cả lớp hoặc trƣớc nhóm - Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt - Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đƣa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trƣờng hợp trùng lặp - Phân loại ý kiến - Làm sáng tỏ những ý kiến chƣa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. Bài tập: Tìm hiểu phƣơng pháp Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học 1.4. Mô hình giáo dục Phân loại các mô hình giáo dục theo cách tiếp cận thông tin: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản Truyền thống Ngƣời dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Ngƣời học Chủ động PC Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” ,UNESCO tổ chức 10/1998 Khi mô hình giáo dục thay đổi, nhiều yếu tố giáo dục thay đổi theo: - Yếu tố thời gian sẽ không còn ràng buộc chặt chẽ: xuất hiện khả năng giáo dục không đồng bộ; - Yếu tố không gian sẽ không còn ảnh hƣởng lớn: xuất hiện khả năng học viên tham gia học tập mà không cần đi đến trƣờng đại học; - Giá thành toàn bộ của giáo dục giảm nhiều: vì xuất hiện các lớp ảo có quy mô lớn mà không cần trƣờng lớp kiểu thông thƣờng; - Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục nữa: học viên phải học cách truy tìm thông tin họ cần, đánh giá và xử lý thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp; - Mối quan hệ người dạy- người học theo chiều dọc sẽ đƣợc thay thế bởi quan hệ theo chiều ngang, ngƣời dạy trở thành ngƣời thúc đẩy, chuyên gia hƣớng dẫn hay đồng nghiệp, ngƣời học phải thật sự chủ động và thích nghi. Nhóm trở nên rất quan trọng vì là môi trƣờng để đối thoại, tƣ vấn, hợp tác. 16
  17. - Thị trường giáo dục sẽ đƣợc toàn cầu hoá vì không còn bị ràng buộc về không thời gian. Ngôn ngữ trở thành một yếu tố thúc ép mạnh. - Việc đánh giá không còn dựa nhiều vào kết quả thi cử nhƣ trƣớc, mà dựa nhiều hơn vào quá trình tiêu hoá tri thức để trở thành lành nghề, biểu hiện ở năng lực tiến hành nghiên cứu, thích nghi, giao tiếp, hợp tác - Sự khác biệt giữa các loại hình giáo dục sẽ ít quan trọng hơn trƣớc và giáo dục thƣờng xuyên sẽ trở thành quan trọng nhất. Trong các mô hình đã nêu, mô hình "tri thức" là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và TT mới. Ở bƣớc ngặc đi vào nền văn minh trí tuệ hiện nay, CNTT và TT mới đang tạo ra những thay đổi mang mầm mống của một cuộc cách mạng giáo dục thực sự, ở đó những cơ cấu cứng nhắc theo truyền thống về mối quan hệ "không gian-thời gian-trật tự thang bậc" sẽ bị phá vỡ. 1.5. Vai trò của người dạy, người học trong các phương pháp dạy học hiện đại Ngƣời dạy: là người giúp đỡ người học, phục vụ người học để làm nảy sinh tri thức ở ngƣời học Phải có kiến thức sâu rộng Phải trải nghiệm, có khả năng sƣ phạm tốt Có khả năng năm bắt vấn đề, tổng hợp vấn đề Biết ứng dụng công nghệ dạy học Phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng chuyên môn và nghiên cứu khoa học Ngƣời học: là người đi học chứ không phải ngƣời đƣợc dạy. Phải có ý thức phấn đấu, muốn hiểu biết Tự giác (chủ động), kiên trì, chịu khó Học thƣờng xuyên, liên tục 2. Công nghệ dạy học và phương tiện dạy học 2.1. Công nghệ thông tin và truyền thông Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý và xử lý thông tin. CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lƣu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT đƣợc hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP, ký ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên 17
  18. thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ ngƣời này sang ngƣời khác thông qua các ký, tín hiệu có ý nghĩa. Công nghệ thông tin và truyền thông mới có tác động mạnh mẽ đến hoạt động dạy và học nói riêng và giáo dục nói chung. Công nghệ thông tin và truyền thông mới đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự về giáo dục. 2.2. Phương tiện dạy học Phƣơng tiện dạy học là tập hợp những đối tƣợng vật chất đƣợc ngƣời dạy sử dụng với tƣ cách là những đối tƣợng để tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của ngƣời học, là phƣơng tiện nhận thức của ngƣời học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Phƣơng tiện dạy học có thể phân thành 2 nhóm: Phƣơng triện truyền thống và phƣơng tiện hiện đại. Các phƣơng tiện dạy học quan trong nhất gồm các phƣơng tiện nghe nhìn, lƣu trữ, đó là sản phẩm của nền khoa học kỷ thuật tiên tiến. Một số phƣơng tiện dạy học hiện đại chủ yếu đƣợc dùng trong dạy học: Máy chiếu, máy tính, phần mềm máy tính, hệ thống âm thanh, bảng thông minh, 2.3. Khái niệm và phân loại công nghệ dạy học Khái niệm. Có nhiều cách nói về công nghệ dạy học: Về thuật ngữ: CNDH = Công nghệ + Quá trình dạy học. Nó bao gồm các cách tổ chức các hoạt động dạy học để đạt đƣợc các mục tiêu dạy học cũng nhƣ các vật liệu và thiết bị đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học. Theo Yapi A., 1997: Công nghệ dạy học là một quá trình tích hợp phức tạp trong đó các vấn đề liên quan với mọi khía cạnh của việc học đƣợc khái niệm hoá, phân tích, xây dựng và quyết định thông qua sự tƣơng tác giữa con ngƣời, kỹ thuật, ý tƣởng và các nguồn lực giữa một khung cảnh tổ chức nào đó. Quan điểm khác: (1) Công nghệ dạy học là một quá trình khoa học trong đó các nguồn nhân lực và vật lực đƣợc sử dụng để nâng cao hiệu quả việc giảng dạy và học tập. (2) Công nghệ dạy học hiểu theo nghĩa rộng nhất là việc tổ chức các quá trình của hoạt động dạy, hoạt động học đồng thời với việc tổ chức các thành tố khác có tham gia vào hai hoạt động đó. (3) Ta có thể xem xét khởi đầu của ngành Công nghệ dạy học từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ "Technology"(công nghệ) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ "Technologia" trong tiếng Hy lạp. Từ này trong tiếng Hy lạp có nghĩa là cách xử lý/thủ 18
  19. thuật hoặc kỹ năng xử lý có hệ thống. Do vậy, có thể hiểu, bất cứ những phƣơng pháp, kỹ năng, thủ thuật, chiến lƣợc hay bí quyết nào đƣợc sắp xếp một cách khoa học, có hệ thống, đƣợc dƣa vào sử dụng mà đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy thì đƣợc gọi là Công nghệ dạy học. Có thể quan niệm công nghệ dạy học nhƣ một sản phẩm (product) và nhƣ là một quá trình (process). - Với quan niệm như một sản phẩm, công nghệ dạy học bao gồm các quy trình, sự thực hành và vật liệu để dạy học. Sản phẩm phải bao gồm sản phẩm không - thực thể (non-physical) (học tập chƣơng trình hoá, học tập cá thể hoá, kỹ năng dạy học ) và sản phẩm thực thể (physical) (máy ghi âm, máy video, máy vi tính, máy chiếu, ). - Với quan niệm như một quá trình, công nghệ dạy học bao gồm các chức năng liên quan với việc quản lý các tổ chức và nguồn nhân lực, việc nghiên cứu, đảm bảo hậu cần, sử dụng và thiết lập các hệ thống.  Nhƣ vậy công nghệ dạy học đƣợc cấu thành từ: o Các quy trình, vật liệu để dạy học o Các chức năng liên quan đến việc quản lý, cách tổ chức, nguồn nhân lực o Phƣơng pháp dạy học  Nói dạy học theo một công nghệ dạy học là nói đến quá trình tổ chức dạy học đƣợc thiết kế tỉ mỉ, đƣợc chia thành các nguyên công và các qui tắc tiến hành công việc dạy học một cách chặt chẽ. Các nguyên công này bao gồm: Tổ chức môi trƣờng dạy/học; Phƣơng pháp dạy; Phƣơng pháp học; Phƣơng tiện dạy học. Các giai đoạn hình thành và phát triển khái niệm Công nghệ dạy học ở thế kỷ XX. Cơ sở của Công nghệ dạy học bắt nguồn từ các ý tƣởng của ngƣời Hy lạp cổ đại. Tuy vậy, thực chất lịch sử của ngành CNDH hiện đại lại chủ yếu rơi vào thế kỷ XX, dựa trên 3 nền tảng hiện đại: - Thiết kế giảng dạy (Instructional design), - Phƣơng tiện truyền thông trong dạy học (Instructional Media) - Công nghệ máy tính trong dạy học (Instructional Computing). Các thời kỳ của công nghệ dạy học: a. Ðầu thế kỷ XX- 1950 - Về thiết kế bài giảng: quan niệm của Thorndike (1874 - 1949) về quá trình học ở đầu thế kỷ XX (dựa theo tâm lý học ứng xử/hành vi: kích thích, phản ứng, thƣởng/sửa lặp đi lặp lại) đƣợc ứng dụng vào PPDH, phát triển những kỹ năng, nhằm đạt mục tiêu đề ra hay kết quả mong muốn. Thời thế chiến thứ 2 có phƣơng pháp tiếp cận hệ thống đƣợc dùng để huấn luyên ở trƣờng quân sự, Phương tiện dạy học (phát triển song song với thiết kế bài học ở TK XX): Dạy học cổ truyền chỉ dựa vào lời nói và chữ viết, sau này có thêm các đồ dùng học tập khác. 19
  20. Năm 1905, trung tâm Media đầu tiên ở Mỹ sƣu tầm đồ dùng dạy học bao gồm các đồ vật, mô hình, bản đồ. Ðầu thế kỷ XX, ở Hoa kỳ bắt đầu có dạy học bằng hình ảnh (visual), rồi vào thập niên 1920 và 1930 có âm thanh (audio). Về sau, nhiều phim ảnh đƣợc đƣa vào lớp học (phim kịch, phim khoa học và lịch sử). Ðến đầu những năm 40, có trung tâm giáo dục theo chƣơng trình dạy học nghe nhìn ở Mỹ (năm 1943). Năm 1946, kế họach dạy học nghe nhìn đƣợc thực hiện ở trƣờng ÐH Indiana - Hoa kỳ. Trong thê chiến thứ 2, có nhiều phim huấn luyện đƣợc dùng trong giáo dục quân sự. Từ đầu thập kỷ 40 đến thập kỷ 50, nhiều phƣơng tiện công nghệ trình bày thông tin (chữ viết, âm thanh, hình ảnh,.) nhƣ đèn chiếu (phƣơng tiện nghe nhìn), phim ảnh ngày đƣợc sử dụng rộng rãi trong giáo dục và đào tạo ở khắp châu Âu, Mỹ. Từ đó đã mở ra nhiều tranh luận xung quanh bản chất, đối tƣợng, khái niệm, thuật ngữ CNGD, dự báo xu hƣớng công nghệ hóa giáo dục. CNGD đƣợc hiểu là ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào quá trình dạy học. Giai đoạn này chƣa có sự phát triển của máy tính. b. Giai đoạn 1950-1960 Thiết kế bài giảng: phát triển mạnh hơn về tâm lý hành vi (Behaviorism của Skinner), dựa trên phản xạ có điều kiện. Ngoài ra còn xuất hiện lý thuyết mục tiêu (objectives) của Bloom (1956), tâm lý nhận thức của Gagné (60), thiết kế bài giảng theo nguyên tắc, đặt ra mục tiêu giảng dạy, thiết kế giảng dạy sao cho đạt mục tiêu, đánh giá đo lƣờng đƣợc, tối ƣu hoá việc học. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống phát triển mạnh Phương tiện dạy học: Truyền hình ở thập kỷ 50, ngày càng có nhiều kênh đài phục vụ học tập (khám phá, lịch sử,.). Hiện nay thì video thịnh hành hơn. Ban đầu, tƣ tƣởng này tập trung vào việc sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật, về sau vào mục đích dạy học, kết hợp khoa học nghe nhìn với lý thuyết học tập, đánh dấu bƣớc ngoặt ra đờicủa công nghệ dạy học hiện đại Từ đó xuất hiện máy dạy học, tƣ tƣởng dạy học chƣơng trình hóa của Skinner đƣợc hƣởng ứng rộng rãi. Sự ra đời của máy tính. c. Giai đoạn 1960-1980 Về thiết kế bài giảng: Ðến cuối những năm 60, bắt đầu nảy sinh cách tiếp cận công nghệ đối với việc thiết kế quá trình dạy học nói chung, nghĩa là công nghệ của chính sự thiết kế quá trình dạy học. Dạy học chƣơng trình hóa là con đẻ đầu tiên của cách tiêp cận này. Quan điểm này đƣợc áp dụng triệt để vào dạy học vào những năm 60. Về phương tiện truyền thông trong dạy học: có nhiều thay đổi, phát triển mạnh mẽ hơn, sử dụng nhiều dạng Media khác nhau. Các chuyên gia về Media trở thành quan trọng trong trƣờng học, họ quan tâm tìm kiếm các dạnh Media mới, xem lại bản chất của khoa học nghe nhìn và Media. Media trở thành một phần quan trọng của Công nghệ dạy học, gắn liền với quá trình thiết kế bài giảng, giao tiếp. 20
  21. Về công nghệ máy tính trong dạy học: thập niên 70 xuất hiện chips -thế hệ thứ 4, cuối thập niên 70 phát triển qui mô lớn. Năm 1976 máy tính cá nhân Apple đầu tiên ra đời, phát triển nhanh ứng dụng công nghệ máy tính vào dạy học. B.P Skinner (1968) là ngƣời đầu tiên sử dụng thuật ngữ công nghệ giảng dạy (technology of teaching) tạo ra sự phát triển máy dạy học có sự hỗ trợ bằng máy tính và những thiết bi điện tử trong lớp học để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên vào những năm 1970 nhƣng đã thất bại sau thời gian không lâu. d. Giai đoạn 1980-1990 Về thiết kế dạy học: Vẫn còn nghiên cứu nhằm vạch ra các nguyên tắc, các biện pháp tối ƣu hóa qúa trình đào tạo bằng cách phân tích từng nhân tố nâng cao hiệu quả đào tạo, các phƣơng tiện đánh giá. Cách tiếp cận này ngày nay đƣợc phổ biến rộng rãi ở tòan bộ công tác của trƣờng học hoặc của bất kỳ khâu thiết kế đào tạo nào. Một số nhà khoa học giáo dục đã muốn phát triển giáo dục bằng cách qui trình hóa, khách quan hóa quá trình dạy học, làm cho nó đạt hiệu quả tối ƣu cho nhiều ngƣời. Về phương tiện truyền thông trong dạy học: có thêm nhiều dạng thông tin mới, hình ảnh tĩnh, động, hoạt hình trở nên phổ biên hơn, băng đĩa nhạc, video. Công nghệ máy tính: Máy tính có nhiều khả năng hơn, nhiều phân mềm, công cụ vi tính ra đời: văn bản word, excel, cơ sở dữ liệu. Năm 1981 ứng dụng vào mục đích dạy các phƣơng tiện chuyên môn chƣơng trình hóa lớp học theo đĩa; Số lƣợng máy tính cá nhân phát triển nhanh e. Giai đọan từ sau 1990 Về thiết kế dạy học: phƣơng pháp giao tiếp, hợp tác, học theo tình huống, giải quyết vấn đề và các lý thuyết khác về quá trình học tập, đặc biệt nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo, lấy ngƣời học làm trung tâm (trò tự xây dựng kiến thƣc cho mình trong bối cảnh xã hội) đƣợc quan tâm đặc biệt trong quá trình thiết kế, tích hợp mọi phƣơng tiện kỹ thuật và nhiều ngành khoa học khác và công tác đánh giá Về phương tiện dạy học: Media kỹ thuật số phát triển nhanh, tích hợp vào máy tính, Multimedia, đồ hoạ, hình ảnh âm thanh CD, video đều đƣợc số hoá Công nghệ máy tính: Ngày nay CNTT phát triển mạnh mẽ ảnh hƣởng lớn đến dạy học. Sự phát triển của các phần mềm dạy học và phần mềm dạy học thông minh, học trong môi trƣơng tƣơng tác đa phƣơng tiện có sự hỗ trợ của máy tính ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vai trò của Internet, www, mạng, học từ xa. Phân loại công nghệ dạy học. Có nhiều cách phân loại. Ở đây chúng ta có thể phân thành 2 loại: + Công nghệ cổ điển. Sử dụng các phƣơng tiện: Bảng-Phấn, Phim, Video, Ti vi, Overhead. + Công nghệ hiện đại. Sử dụng CNTT và truyền thông mới: Máy tính, Projector, mạng, Smart board, Mobile phone, 21
  22. 3. Sử dụng công nghệ trong trong dạy 3.1. Công nghệ với khoa học nhận thức  Công nghệ với sƣ phạm Học là một quá trình nhận thức Công nghệ tác động đến hoạt động nhận thức: + Tăng khả năng thu nhận tri thức Tỷ lệ trung bình về vai trò của các giác quan trong việc thu nhận tri thức nhƣ sau: + Vị giác: 1% + Xúc giác: 1,5% + Khứu giác: 3,5% + Thính giác: 11% + Thị giác: 83% + Tăng khả năng ghi nhớ: Tỷ lệ tri thức còn lƣu lại trong trí nhớ sau khi thu nhận bằng từng giác quan, bằng sự kết hợp các giác quan hoặc qua việc tự trình bày hoặc qua việc thao tác thực hiện, nhƣ sau: + Nghe: 20% + Nhìn: 30% +Nghe và Nhìn: 50% + Tự trình bày: 80% + Tự trình bày và làm: 90% Sự tổng kết này đƣợc phản ánh trong câu ngạn ngữ của Việt Nam: “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”, hoặc câu ngạn ngữ của Ấn Độ: “nghe thì quên, nhìn thì nhớ, làm thì hiểu”.  Công nghệ hỗ trợ cho sƣ phạm, giúp giáo viên thực hiện tốt các giải pháp sƣ phạm vốn dựa trên khoa học về nhận thức  Muốn khai thác đƣợc tốt công nghệ để phục vụ cho việc học, muốn sử dụng công nghệ một cách sáng tạo thì phải hiểu công nghệ, hiểu tiềm năng của nó cũng nhƣ những hạn chế của nó  Phải có ý thức tìm hiểu và cập nhật thƣờng xuyên 22
  23.  Công nghệ với nhà giáo Công nghệ không thể thay thế nhà giáo Công nghệ có thể giúp nhà giáo thực hiện tốt hơn công việc của mình 3.2. Công nghệ dạy học với đổi mới phương pháp dạy học Công nghệ Thông Tin và Truyền Thông đã trở thành một yếu tố then chốt làm thay đổi thế giới nói chung và đặc biệt cho giáo dục. Công nghệ Thông Tin và Truyền Thông đã trở thành hạ tầng và động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo dục. Công nghệ Thông Tin và Truyền Thông đang làm nên một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, tạo ra Công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ bao gồm: Công nghệ dạy học làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và phương pháp học với nhiều hình thức phong phú. Mối giao lƣu giữa máy và ngƣời đã trở thành tƣơng tác hai chiều với nhiều phƣơng tiện truyền thông (multimedia) là âm thanh, tiếng nói, hình ảnh, phim mà đỉnh cao là học trên mạng Internet (e-learning). Nhờ có công nghệ mới mà giáo dục đã có thể thực hiện những tiêu chí mới: học mọi nơi (anywhere), học mọi lúc (anytime), học mọi thứ (on anythings), học một cách mở và mềm dẻo suốt đời (open and flexible lifelong learning) nhờ tổ chức việc học trên mạng Internet (e-learning). Nhƣ vậy về bản chất, quá trình Dạy và Học là quá trình Thông Tin và Truyền Thông. Thông tin là nội dung bài giảng và tri thức cần truyền đạt. Quá trình trao đổi thông tin (truyền thông) là quá trình trao đổi giữa thầy và trò, giữa ngƣời học với các nguồn tƣ liệu học tập. Đổi mới phƣơng pháp dạy và học là một trong những mục tiêu lớn đƣợc ngành giáo dục và đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và là một mục tiêu chính đã đƣợc Nghị quyết TW2, khoá VIII chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiến tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên". Công nghệ Thông Tin và Truyền Thông với công nghệ multimedia, Internet, đĩa CD, đặc biệt là e-learning, m- learning, u- learning đang làm thay đổi cách thức dạy và học. Từ chỗ thầy dạy suông, trò học thụ động theo kiểu công nghệ chép lấy chép để bài giảng trên lớp phổ biến nhƣ hiện nay, công việc dạy và học đã thay đổi với phƣơng châm mới: Học tập mềm dẻo, suốt đời thay cho học để thi cử trong một đoạn cuộc đời. 23
  24. Học để nâng cao chất lƣợng cuộc sống, để nâng cao trí tuệ hơn là vì học để thi cử lấy bằng cấp. Tích cực hoá quá trình dạy và học qua các việc làm cụ thể của giáo viên thay vì lí luận nhiều. Tính tích cực hoá trong quá trình học tập sẽ làm cho quá trình học hứng thú, hƣng phấn hơn, hiệu quả hơn, hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn. Công nghệ Thông Tin và Truyền Thông làm đƣợc điều đó vì: sử dụng các loại phƣơng tiện nghe và nhìn trong multimedia, tạo ra các tình huống học tập khác nhau, tạo ra các nguồn tài nguyên phong phú trên mạng. Vận dụng linh hoạt việc áp dụng Công nghệ Thông Tin và Truyền Thông vào từng hoàn cảnh, không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc. Giáo viên tâm đắc với phần mềm nào thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu quả. Mọi sự áp đặt từ cấp trên đƣa xuống sẽ trở nên vô nghĩa. Phƣơng pháp giảng dạy tốt là do giáo viên trực tiếp đứng lớp quyết định, không phải ai đó ở các viện nghiên cứu sáng tác ra để áp đặt cho họ. Giáo viên tự xây dựng công cụ giảng dạy nhờ hợp tác của chuyên gia Công nghệ Thông Tin và Truyền Thông. 3.3. Lựa chọn công nghệ dạy học Nhƣ đã nói ở trên, có nhiều công nghệ dạy học, không có công nghệ dạy học nào là tốt nhất. Công nghệ dạy học liên quan đến phƣơng pháp dạy học và nội dung dạy học. Vì vậy, chung ta không thể nói rằng cần lựa chọn một phƣơng pháp dạy học nào đó hay một công nghệ dạy học nào đó để áp dụng cho mọi giáo viên, mọi môn học, bài học. Tuy nhiên, khi lựa chọn công nghệ dạy học, có thể dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: Phải xuất phát từ nhiệm vụ giảng dạy, dựa vào những nguồn lực sẵn có của cơ sở giáo dục, vào chuyên môn và sở trƣờng của giáo viên, năng lực của học sinh Cần xem xét tác động của các giải pháp công nghệ có đáp ứng đƣợc các nguyên tắc sƣ phạm cơ bản ( theo G. Petty, 1993) hay không: o Khuyến khích sự tiếp xúc giữa học sinh và giáo viên; o Phát triển quan hệ tƣơng hỗ và sự cộng tác giữa học sinh với nhau; o Sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực; o Cung cấp các phản hồi một cách nhanh chóng; o Đảm bảo tốt về thời gian đối với các công việc; o Truyền đạt đƣợc những kỳ vọng cao; o Tôn trọng các tài năng và các phong cách học tập khác nhau. 3.4. Dạy học với công nghệ hiện đại Công nghệ hiện đại: Sử dụng máy tính, máy chiếu Projector, các thiết bị CNTT khác và các phƣơng tiện truyền thông. 24
  25. Việc sử dụng công nghệ dạy học hiện đại sẽ làm cho bài giảng sinh động vì: Thuận lợi trong việc sử dụng Multimedia Có thể mô tả đƣợc các hoạt động, quy trình một cách cụ thể Để sử dụng tốt công nghệ hiện đại cần: Khắc phục tâm lý ngại sử dụng máy tính Biết sử dụng một số phần mềm cơ bản Biết ứng dụng đa phƣơng tiện Biết khai thác Internet 3.4.1. Đa phương tiện (Multimedia) Trong những năm gần đây, chúng ta nghe nói nhiều đến từ multimedia. Vậy multimedia là gì? Từ lâu thuật ngữ media (phƣơng tiện truyền thông) dùng để chỉ các thực thể nhƣ là chiếc máy truyền thanh, máy truyền hình, nghĩa là không phải nói đến một vật mang thông tin đơn thuần, mà là một hệ thống tƣơng đối phức tạp, có cơ cấu, có đối tƣợng nhắm tới. Loại truyền thông trực tiếp, từ miệng ngƣời này đến tai ngƣời kia, không sử dụng thành phần (media) trung gian. Không khí truyền các chấn động âm thanh không phải là một media, mà chỉ là một vật mang vật lý làm công việc tải thông tin. Nếu dùng một máy cassette audio để ghi lời của ngƣời nói, nội dung trong cassette không thể đến ngƣời nghe bằng cách truy xuất trực tiếp, phải nhờ đến một hệ thống vật lý khác, chẳng hạn máy đọc cassette. Nếu để rời, cassette này chỉ đƣợc xem là một vật mang. Nếu gộp cùng máy đọc cassette, thì đấy là một hệ thống truyền thông, một media. Media có mục đích là phát, truyền thông tin, không đòi hỏi chỉ bằng cách nghe và nhìn. Một tờ giấy in chữ nổi cho ngƣời mù, đòi hỏi sự sờ mó. Một tấm carte postale có nhạc và mùi hƣơng, đòi hỏi cùng lúc sự nhìn, nghe và ngửi. Bằng chừng ấy, chúng ta có thể nói đến một sự truyền thông đa phƣơng tiện. Nhƣ vậy, từ multimedia xuất hiện kèm với nhiều danh từ chung khác: centre de ressource multimedia (trung tâm tài nguyên đa phƣơng tiện), post de formation multimedia (trạm đào tạo đa phƣơng tiện), multimedia training (huấn luyện bằng đa phƣơng tiện), multimedia personal computer (máy tính cá nhân với đa phƣơng tiện), digital multimedia system (hệ thống đa phƣơng tiện dạng số) Ở đây, chúng ta quan tâm đến khái niệm thông tin multimdeia - Thông tin đƣợc truyền đạt bằng các hệ thống truyền đa phƣơng tiện. Thông tin multimedia có các dạng thể hiện: Text, Graphics, Animation (hoạt hình), Image, Video, Audio. 3.4.2. Giáo án điện tử Hiện nay, chƣa có một định nghĩa chính thức nào từ ngành giáo dục về giáo án điện tử. Nhiều ngƣời quan niệm rằng “giáo án điện tử” là giáo án đƣợc biên soạn trên máy 25
  26. tính bằng một phần mềm chuyên dụng nào đó, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu (projector) kết nối với máy tính, để xuất nội dung giáo án ra màn ảnh lớn để giảng dạy cho học sinh. Hiểu một cách cụ thể hơn, bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều đƣợc chƣơng trình hoá, do giáo viên điều khiển thông qua môi trƣờng multimedia nhờ máy vi tính. Bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào vở mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học, tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hƣớng trong tất cả các hoạt động trên lớp. Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã đƣợc multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic đƣợc quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy đƣợc thể hiện bằng vật chất trƣớc khi bài dạy học đƣợc tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có đƣợc bài giảng điện tử. Tuy nhiên, nhiều khi ngƣời ta hay đồng nhất cách gọi giáo án điện tử với bài giảng điện tử. Yêu cầu khi xây dựng bài giảng điện tử: – Tính đa phƣơng tiện (multimedia) – Tính tƣơng tác giữa thầy và trò – Trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng, minh hoạ sinh động – Cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích : • Giới thiệu một chủ đề mới • Kiểm tra đánh giá ngƣời học có hiểu nội dung vừa trình bày không ? • Liên kết một chủ đề đã dạy trƣớc với chủ đề hiện tại hay kế tiếp • Câu hỏi cần đƣợc thiết kế sử dụng tính đa phƣơng tiện nhằm kích thích ngƣời học vận động trí não để tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng đƣợc thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử Quy trình thiết kế bài giảng điện tử: Bƣớc 1. Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp Chúng ta nên sử dụng bài giảng điện tử trong các trƣờng hợp sau đây : - Dạy học các khái niệm, hiện tƣợng khoa học trừu tƣợng trong đó học sinh khó hình dung. 26
  27. - Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua hoàn thành số lƣợng lớn các bài tập - Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó Bƣớc 2. Bƣớc đầu xây dựng kịch bản sƣ phạm - Xác định mục tiêu học tập theo các yêu cầu o Cụ thể o Đo đƣợc o Có thể đạt đƣợc o Phù hợp o Có khung thời gian rõ ràng - Lựa chọn nội dung o Phải biết o Nên biết o Có thể biết - Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học o Các hoạt động o Mục tiêu của hoạt động o Thông tin của hoạt động o Phƣơng pháp dạy – học o Phản hồi, đo lƣờng đánh giá kết quả Bƣớc 3: Chuyển thể kịch bản sƣ phạm thành bài trình diễn điện tử - Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình, cách thể hiện thông tin, thể hiện hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học, thứ tự của các pha dạy học. - Mô tả các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hoá - Lựa chọn phần mềm thể hiện Bƣớc 4. Kiểm thử Kiểm tra lại toàn bộ chƣơng trình, thử lại các tƣơng tác cùng hiệu ứng. Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy Chiến lƣợc phát triển nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2000–2010 đã nhấn mạnh: các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong nhà trƣờng. Thực hiện theo định hƣớng của chiến lƣợc này, sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy là một hƣớng đi đúng. Tuy nhiên, sử dụng giáo án điện tử nhƣ thế nào là một vấn đề không đơn giản. Việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy cần lƣu ý một số điểm sau: 27
  28. – Không nên quá lạm dụng việc sử Giáo án điện tử vì không phải môn nào, bài nào cũng sử dụng giáo án điện tử cũng mang lại hiệu quả cao. – Giáo án điện tử không phải là “chiếu chữ” mà là sự chắt lọc, kết hợp các thông tin, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, biểu mẫu, gây hứng thú kích thích tƣ duy đối với ngƣời học – Cần xác định mục tiêu bài học và cách tổ chức hoạt động dạy học một cách cụ thể, trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả các phần mềm tiện ích để thiết kế giáo án, đảm bảo tính khoa học, tính sƣ phạm, tính thẩm mĩ. – Giáo án soạn xong nên đƣợc kiểm tra chuyên môn, chiếu thử để chỉnh sửa các lỗi kỹ thuật trƣớc khi sử dụng trên lớp. Trong quá trình sử dụng cần thƣờng xuyên nghiên cứu bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với thực tế. – Nên có các phòng học đa phƣơng tiện để giúp ngƣời dạy khai thác tốt các tiện ích của giáo án điện tử đã soạn. 3.4.3. Khai thác một số phần mềm cơ bản 3.4.3.1. Một số tính năng nâng cao của MicroSoft Word Trong mục này chúng ta sẽ tìm hiểu một số tính năng nâng cao của Microsoft Word mà nhiều ngƣời chƣa biết hoặc chƣa thành thạo mặc dù đã sử dụng Microsoft Word tƣơng đối nhiều. a) Tính năng trộn thư (Mailing merge) Tính năng này cho phép chúng ta trộn nội dung của hai văn bản để tạo ra một văn bản mới mà nội dung của nó đƣợc lấy từ hai văn bản cho trƣớc. Chẳng hạn, bạn muốn soạn thảo giấy mời để gửi cho nhiều ngƣời theo mẫu nhƣ sau: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Học viện Quản lý giáo dục Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY MỜI Trân trọng kính mời ông (bà): Chức vụ: Đơn vị: Tới dự lễ khai giảng lớp cao học khóa 3 Thời gian: 15-9-2010 Địa điểm: Hội trƣờng Nhà A3 - Học viện Quản lý giáo dục Rất hân hạnh đƣợc đón tiếp quý vị. Hà nội, ngày 10 tháng 9 năm 2010 Giám đốc 28
  29. Ta thấy rằng các thông tin về tên ngƣời đƣợc mời, chức vụ, đơn vị trên mỗi tờ giấy mời là khác nhau. Do đó, nhiều ngƣời in ra mẫu giấy mời rồi điền các thông tin trên bằng tay vào hoặc sao chép mẫu giấy mời thành nhiều bản rồi điền các thông tin trên vào từng bản đó. Cách làm này có thể chấp nhận đƣợc nếu số lƣợng ngƣời đƣợc mời ít, trong trƣờng hợp, số ngƣời đƣợc mời lớn, cách làm đó rất mất thời gian. Khi đó, ta có thể sử dụng tính năng Mailing merge của Microsoft Word để công việc đƣợc đơn giản hơn. Cách làm nhƣ sau: Bƣớc 1. Tạo bảng một danh sách gồm các cột tƣơng ứng với các mục thông tin cần điền trên tờ giấy mời ( gọi là tệp dữ liệu nguồn - Data Source ): Họ và tên Chức vụ Đơn vị Nhập thông tin của những ngƣời cần mời vào danh sách theo các cột tƣơng ứng. Đóng tệp chứa danh sách này lại. Bƣớc 2. Soạn giấy mời theo mẫu, để trống các thông tin về họ tên, chức vụ, đơn vị của ngƣời đƣợc mời ( Main Document) . Bƣớc 3. Cho hiện thanh công cụ của Mailing merge: Chọn View\ToolBars\Mail Merge Bƣớc 4. Mở tệp dữ liệu nguồn (tệp chứa danh sách khách mời): Nhấp chuột tại biểu tƣợng (Open Data Source) Bƣớc 5. Chèn từng thông tin vào bản mẫu (giấy mời) o Đƣa trỏ chuột đến vị trí cần điền thông tin trong mẫu (giấy mời) và chọn cột tƣơng ứng trong tệp dữ liệu nguồn (danh sách): o Nhấp chuột tại (Insert Merge Fields) làm xuất hiện bảng o Chọn tên cột chứa thông tin cần lấy 29
  30. o Chọn Bƣớc 6. Trộn và đƣa ra kết quả: o Nhấp chuột tại biểu tƣợng để trộn và đƣa kết quả ra tệp văn bản o Nhấp chuột tại biểu tƣợng để trộn và đƣa kết quả ra máy in b) Tính năng lưu vết thay đổi (Track Changes) Trong nhiều trƣờng hợp, khi sửa chữa văn bản trong Microsoft Word ta muốn lƣu lại các sự thay đổi. Muốn vậy ta sử dụng tính năng Track Changes của Microsoft word, nó cho phép ta lƣu lại một bản "nháp" những gì ta vừa sửa trên văn bản một cách khoa học mà khi nhìn vào văn bản có sử dụng chức năng Track Changes, ta sẽ thấy rõ những thay đổi về nội dung đã đƣợc thêm vào, xóa đi hay chỉnh sửa nhƣ thế nào. Chức năng Track Changes thƣờng không đƣợc mọi ngƣời quan tâm sử dụng vì cho rằng cách sử dụng rắc rối. Tuy nhiên, trong những phiên bản Word mới (XP, 2003) các tính năng này ngày càng đơn giản và dễ sử dụng hơn. Cách sử dụng Track Changes: * Bật chế độ Track Changes Cách 1: Để kích hoạt chế độ Track Changes, vào menu Tools\Track Changes Cách 2: Kích vào biểu tƣợng (Track Changes) trên thanh toolbar Reviewing (Nếu không thấy xuất hiện thanh công cụ Toolbar thì có thể làm nó xuất hiện bằng cách chọn menu View\Toolbars\ Reviewing) Khi chế độ Track Changes được kích hoạt thì biểu tượng TRK trên thanh trạng thái sẽ chuyển từ chế độ mờ sang đậm Sau khi đã kích họat Track Changes, mọi sửa đổi trong văn bản đều đƣợc lƣu lại. Ví dụ: Ta có văn bản: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Học viện Quản lý giáo dục Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY MỜI Trân trọng kính mời ông (bà): Chức vụ: Đơn vị: Tới dự lễ khai giảng lớp cao học khóa 3 Thời gian: 15-9-2010 Địa điểm: Hội trƣờng Nhà A3 - Học viện Quản lý giáo dục Rất hân hạnh đƣợc đón tiếp quý vị. Hà nội, ngày 10 tháng 9 năm 2010 Giám đốc 30
  31. Sau khi đã bật chế độ Track Changes, ta sửa lại: + Trân trọng kính mời ông (bà): thành chữ đậm + Thời gian: 15-9-2010 thành Thời gian: 20-9-2010 Khi đó ta có: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Học viện Quản lý giáo dục Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY MỜI Trân trọng kính mời ông (bà): Formatted: Font: Bold Chức vụ: Đơn vị: Tới dự lễ khai giảng lớp cao học khóa 3 Thời gian: 1520-9-2010 Địa điểm: Hội trƣờng Nhà A3 - Học viện Quản lý giáo dục Rất hân hạnh đƣợc đón tiếp quý vị. Hà nội, ngày 10 tháng 9 năm 2010 Giám đốc Qua ví dụ trên ta thấy rằng các thay đổi về định dạng, xóa, sửa đƣợc lƣu lại vết nhờ vòng chú thích phía ngoài lề, nhìn giống nhƣ cách chúng ta thƣờng dùng bút để sửa văn bản trên trang giấy viết hàng ngày. Còn phần bổ sung mới, đƣợc gạch chân và đổi màu. * Tắt chế độ Track Changes. Kích vào biểu tƣợng (Track Changes) trên thanh toolbar Reviewing. c) Tính năng chèn tự động đoạn văn bản (Auto Text) Trong soạn thảo văn bản, ta có thể gặp các cụm từ, câu đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần. Chẳng hạn, ta có thể lặp đi lặp lại cụm từ “Phương pháp giảng dạy” trong một bài giảng. Khi đó ta có thể sử dụng Auto Text để chèn đoạn văn bản đó một cách đơn giản. Vậy Auto Text là gì? Auto Text là tính năng có sẵn trong word, Auto text cho phép chúng ta gõ tắt nhiều cụm từ lặp, câu lặp để giảm bớt thao tác, công sức và tiết kiệm đƣợc thời gian khi soạn văn bản. Cách sử dụng Auto Text nhƣ sau: Cách 1. Bƣớc 1. Tạo Auto Text 31
  32. - Chọn menu Insert\Auto Text\Auto Text Khi đó trên màn hình xuất hiện hộp thoại - Chọn thẻ Auto Text. Gõ đoạn văn bản cần chèn tự động vào tại Ví dụ: - Chọn Add - Chọn OK Bƣớc 2. Sử dụng Auto Text Trong qua trình soạn văn bản, nếu muốn chèn đoạn văn bản đã lƣu trong Auto Text ta gõ môt số ký tự đầu tiên của đoạn văn bản đó, khi xuất hiện thông báo , gõ Enter. Cách 2. Bƣớc 1. Tạo Auto Text - Chọn đối tƣợng (cụm từ: Phƣơng pháp giảng dạy), chọn lệnh copy - Vào Insert/Auto text/Auto text - Gõ lại trong khung Auto text ký hiệu tắt thay thế đối tƣợng “PP”. Chọn Add Bƣớc 2. Sử dụng Auto Text - Gõ ký kiệu tắt (“PP”) 32
  33. - Nhấn F3. Khi đó cụm từ cần thiết (“Phƣơng pháp giảng dạy”) sẽ đƣợc chèn vào tại vị trí con trỏ d) Tính năng tạo thẻ đoạn và tạo mục lục (đọc thêm) 3.4.3.1. Sử dụng Powerpoint để soạn thảo và thực hiện bài giảng điện tử Hiện nay có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng cho việc thiết kế giáo án điện tử. Mặc dù vậy, đƣợc sử dụng nhiều nhất hiện nay ở Việt Nam là phần mềm PowerPoint của Microsoft vì PowerPoint có các đặc điểm nổi bật sau: - Tƣơng thích cao với hệ điều hành windows (là hệ điều hành phổ biến trên các máy PC ở Việt Nam). - Khả năng hỗ trợ multimedia mạnh. - Sự đa dạng về hiệu ứng - Dễ học, dễ sử dụng 3.4.3.1. Khởi động Microsoft Powerpoint Chọn menu Start/Programs/Microsoft office/Microsoft powerpoint Khi đó xuất hiện mà hình làm việc của Microsoft Powerpoint: Dòng thực Thanh định Thanh công Thanh tiêu đơn dạng cụ đề Slide view Vùng soạn thảo Các File đang mở 3.4.3.2 Thao tác với tập tin a) Mở một tập tin mới Cách 1. Bấm chuột tại biểu tƣợng New trên thanh công cụ Cách 2. Chọn File/New => Xuất hiện giao diện 33
  34. chọn cách tổ chức slide trong bảng sau b) Mở một tập tin đã có Cách 1. Bấm chuột tại biểu tƣợng trên thanh công cụ Cách 2. Chọn File/Open => Xuất hiện giao diện - Chọn thƣ mục chứa File cần mở trong hộp Look In - Nhấp đúp chuột tại tên File cần mở c) Lưu tập tin lên đĩa Cách 1. Bấm chuột tại biểu tƣợng trên thanh công cụ 34
  35. Cách 2. - Chọn File/Save (hoặc CTRL + S) Nếu tập tin đã đƣợc đặt tên, máy sẽ tự đông ghi tập tin lên đĩa. Nếu tập tin chƣa đƣợc đặt tên, xuất hiện giao diện - Chọn thƣ mục chứa tệp tin trong hộp Save In. Đặt tên tệp trong hộp File name. Nhấp chuột tại Save. d) Đóng tập tin Chọn menu File/Close 3.4.3.3. Thoát khỏi Microsoft Powerpoint Chọn File/Exit 3.4.3.4. Tạo nội dung của slide a) Thiết kế slide (slide design) - Chọn Format/Slide design. Khi đó xuất hiện hộp thoại - Chọn mẫu Slide theo ý của bạn. Với mỗi kiểu Slide, có có các lựa chọn: b. Nhập dữ liệu kiểu text Trong các slide dữ liệu kiểu text đƣợc nhập trong các TextBox. Có hai cách để nhập dữ liệu text vào slide: Cách 1: - Nhập text từ slide layout. 35
  36. - Khi ta chọn một mẫu slide, trong slide thƣờng có sẵn các textbox để ta nhập dữ liệu. * Ta có thể thay đổi thuộc tính của các textbox này. Cách 2: Nhập text từ textbox tự tạo. - Nhấp chuột tại biểu tƣợng trên thanh Drawing (Nếu thanh này chƣa xuất hiện ta chọn menu View/Toolbars/Drawing bằng cách tích vào dấu ) - Đƣa trỏ chuột đến vị trí cần vẽ, nhấn giữ và rê chuột. c) Chèn các đối tượng vào Slide  Chèn bảng (table) Cách 1. - Chọn menu Insert/Table. Khi đó xuất hiện hộp thoại: - Nhập số cột, số hàng của bảng và chọn OK. Cách 2. - Nhấp chuột tại biểu tƣợng làm xuất hiện bảng: - Đánh dấu (Bôi đen) số hàng, số cột của bảng.  Chèn tranh ảnh Cách 1. Chọn ảnh trong clipArt - Chọn menu Insert/Picture/Clip Art. Chọn Organiz Clips làm xuất hiện hộp thoại: 36
  37. - Chọn ảnh trong các thƣ mục trong hộp Collection List. Cách 2. Chọn ảnh là một file ảnh nào đó - Chọn menu Insert/Picture/From file. Khi đó xuất hiện hộp thoại: - Chọn file ảnh cần chèn: - Chọn thƣ mục chứa file ảnh cần chèn trong hộp Look In - Nhấp đúp chuộtt tại file ảnh cần chèn.  Chèn đối tượng AutoShapes - Nhấp chuột tại - Chọn một trong các mục thuộc bảng: - Chọn hình cần vẽ - Đƣa đến vị trí cần vẽ. Nhấn, giữ và rê chuột để vẽ.  Chèn biểu đồ (chart) Cách 1. Chọn menu Insert/Chart Cách 2. - Nhấp chuột tại biểu tƣợng trên thanh công cụ. Khi đó xuất hiện màn hình 37
  38. - Nhập dữ liệu vào bảng DataSheet. Ta có thể chọn các kiểu biểu đồ khác nhau (Nhấp đúp chuột vào biểu đồ, nhấp chuột phải, chọn Chart Type)  Chèn sơ đồ (diagram) Cách 1. Chọn menu Insert/Diagram Cách 2. - Nhấp chuột tại biểu tƣợng trên thanh Drawing. Khi đó xuất hiện hộp thoại: - Chọn dạng biểu đồ, chọn OK.  Chèn một đoạn phim (video clip), âm thanh (sound) - Chọn menu Insert/Movies and Sounds - Chọn các chức năng tƣơng ứng trong menu: + Mục Movie from file: Chọn đoạn phim từ file trong máy + Mục Sound from file: Chọn âm thanh từ file trong máy + Mục Record sound: ghi âm từ micro d) Làm việc với trang slide  Chèn thêm một slide mới - Nhấp chuột vào vị trí muốn chèn ở cửa sổ Slide View. - Chọn menu Insert/New slide hoặc nhấp chuột phải, chọn New slide.  Xoá slide Chọn slide cần xoá Nhấn phím delete trên bàn phím Hoặc nhấp chuột phải tại slide cần xoá ở cửa sổ Slide View, chọn Delete Slide  Copy slide Chọn slide cần copy Chọn menu Edit/Copy (hoặc Ctrl C) Nhấp chuột vào vị trí cần dán 38
  39. Chọn menu Edit/Paste (hoặc ctrl V)  Di chuyển slide Chọn slide cần di chuyển Chọn menu Edit/Cut (hoặc Ctrl X) Nhấp chuột vào vị trí cần chuyển đến Chọn menu Edit/Paste (hoặc ctrl V)  Đặt màu nền cho slide Chọn Format/Backgrond Xuất hiện hộp thoại, cho phép ta thay đổi màu nền của các slide Thay đổi tất Chọn màu cả các slide nền Chỉ thay đổi slide hiện tại Bỏ qua nền đồ hoạ từ Master Xem hiển thị 3.4.3.5. Trình chiếu slide và kết thúc trình chiếu Trình chiếu: Chọn menu Slide Show =>chọn View Show hoặc nhấp chuột tại biểu tƣợng (F5) Kết thúc trình chiếu: Nhấp chuột phải, chọn End show, hoặc nhấn ESC Chú ý: Khi trình chiếu có thể sử dụng Pen: Nhấp chuột phải => Chọn Pointe Options => Chọn kiểu Pen 3.4.3.6. Tạo hiệu ứng a) Tạo hiệu ứng cho slide – Chọn Slide cần tạo hiệu ứng – Chọn menu Slide Show/Slide Transition => xuất hiện cửa sổ Slide Transition – Chọn kiểu trình diễn trong vùng Apply to Selected slide – Thay đổi tốc độ, âm thanh trong vùng Modify Transition – Đặt chế độ tự động/kích chuột trong vùng Advance Slide b) Tạo hiệu ứng cho đối tượng – Chọn đối tƣợng cần tạo hiệu ứng: Đoạn văn bản, TextBox, Ảnh, Hình vẽ, 39
  40. – Chọn menu Slide Show/ Custom Animation => Xuất hiện hộp thoại Custom Animation – Chọn Add Effect (Hiệu ứng) – Chọn một trong các kiểu hiệu ứng: o Entrance: Đi đến, đi vào o Emphasis: Nhấn mạnh o Exit: Biến mất, đi ra – Motion Paths: Chuyển động theo đƣờng o Chọn hiệu ứng chi tiết o Thay đổi các thuộc tính của hiệu ứng: Start, Direction, Speed, 3.4.3.7. Thiết lập liên kết a) Thiết lập liên kết tới slide khác trong cùng tệp – Đánh dấu đối tƣợng chủ – Nhấn chuột phải trong vùng đánh dấu – Chọn HyperLink => Xuất hiện hộp thoại – Chọn Bookmark – Chọn Slide cần liên kết – Chọn OK b) Thiết lập liên kết tới tệp khác (slide của tệp khác) – Đánh dấu đối tƣợng chủ – Nhấn chuột phải trong vùng đánh dấu – Chọn HyperLink => Xuất hiện hộp thoại – Chọn Thƣ mục chứa tệp trong Look in – Chọn tên tệp chứa slide cần liên kết – Chọn Bookmark – Chọn Slide cần liên kết – Chọn OK c) Thay đổi hoặc huỷ liên kết – Thay đổi liên kết o Đánh dấu đối tƣợng chủ (đã thiết lập liên kết) o Nhấn chuột phải trong vùng đánh dấu o Chọn Edit HyperLink => Xuất hiện hộp thoại o Thực hiện các thao tác nhƣ khi thiết lập liên kết – Huỷ liên kết 40
  41. o Đánh dấu đối tƣợng chủ (đã thiết lập liên kết) o Nhấn chuột phải trong vùng đánh dấu o Chọn Remove HyperLink 3.4.4. Khai thác thông tin trên internet Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay, internet đã trở thành một phƣơng tiện trao đổi thông tin không thể thiếu đối với hầu hết mọi ngƣời. Thông tin trên Internet đã trở thành một kho tài nguyên vô tận, về mọi lĩnh vƣc đối với mọi ngƣời nếu biết cách khai thác nó. 3.4.4.1. Tìm kiếm thông tin trên Internet Để khai thác đƣợc các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm. Hiện nay có nhiều máy tìm kiếm trên internet, một trong các máy tìm kiếm đƣợc sử dụng phổ biến và hiệu quả là Google. Sau đây ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng công cụ này. a) Giới thiệu về Google Internet là một kho tài nguyên thông tin quý báu và rộng mở đối với mọi ngƣời nếu chúng ta biết cách khai thác nó. Trong chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về máy tìm kiếm Google và sử dụng nó nhƣ một công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet nhanh nhất và hiệu quả nhất. Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, đƣợc thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, đƣợc nhiều ngƣời đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là "Googleplex" tại Mountain View, California. Google có trên 3000 nhân viên, giám đốcc là Tiến sĩ Eric Schmidt, trƣớc đây là giám đốc công ty Novell. Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ google, bằng 10100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh sắp xếp số lƣợng thông tin khổng lồ trên Internet. Tên miền google.com đƣợc đăng ký vào ngày 19/09/1997 và cho đến nay công cụ tìm kiếm Google tại website www.google.com đƣợc nhiều ngƣời trên thế giới sử dụng vì nó có cách trình bày gọn và đơn giản, đem lại kết quả nhanh chóng và thích hợp, cùng với nhiều kiểu tìm kiếm cơ bản và nâng cao. b) Cách tìm kiếm với Google - Truy nhập vào địa chỉ: hoặc - Xuất hiện màn hình làm việc 41
  42. Có hai chế độ tìm kiếm: Tìm kiếm cơ bản: - Nhập từ khóa. Có thể gõ tiếng việt Unicode. ! Từ khoá là một từ hay nhóm từ mà mô tả tốt nhất về thông tin mà bạn muốn tìm. ! Chọn từ khoá thích hợp là công việc chủ chốt nhất để tìm ra thông tin mà bạn cần ! Google không tìm kiếm theo chữ hoa hay chữ thường. ! Muốn kết quả tìm kiếm chứa một nhóm từ chính xác nào đó, hãy đặt nhóm từ đó trong 2 dấu nháy kép. - Nhấp chuột vào Tìm kiếm nâng cao Ngoài cách tìm kiếm thông thƣờng Google còn hỗ trợ những cách tìm kiếm chuyên biệt khác, thể hiện khả năng và sức mạnh tìm kiếm của mình. Có các dạng tìm kiếm sau: (1) Tìm kiếm theo kiểu tập tin Cú pháp: FILETYPE: Ví dụ: Tìm kiếm theo từ khóa: Mạng máy tính, kiểu tập tin (pdf) Gõ vào: Mang máy tính Filetype: pdf * Google hỗ trợ tìm kiếm chính thức 6 kiểu tập tin là: Adobe Acrobat PDF (.pdf), Adobe Postscript (.ps), MS Word (.doc), MS Ecxel (.xls), MS Powerpoint (.ppt), Rich Text Format (.rtf). * Nếu không nhớ cú pháp này, bạn có thể chọn "Tìm kiếm nâng cao" và chọn kiểu tập tin trong mục "Định dạng tệp tin" 42
  43. (2) Tìm kiếm theo địa chỉ website Google cho phép bạn tìm kiếm thông tin theo địa chỉ URL của webstie dùng tùy chọn INURL. Cú pháp: INURL: Ví dụ: Gõ vào inurl:trithuc Google hiển thị các website mà địa chỉ URL của nó có chứa từ khoá trithuc. (3) Tìm kiếm theo tiêu đề của trang web Cú pháp: INTITLE: Google cho kết quả là các trang web mà tiêu đề có chứa Từ khóa Ví dụ: Intitle:thanhnien (4) Tìm kiếm trong tên miền Google cho phép bạn chỉ tìm kiếm thông tin giới hạn trong loại tên một miền hay chỉ riêng một tên miền. Cú pháp: SITE: Ví dụ: site:trithuc.com trẻ (5) Tìm kiếm hình ảnh Muốn tìm một bức ảnh về một chủ đề nào đó để làm tƣ liệu thì việc tìm kiếm thông qua công cụ Google cũng khá dễ dàng. Từ trang chủ Google, bạn chọn mục Hình ảnh và nhập vào từ khoá cần tìm. Kết quả: 43
  44. Bạn có thể chọn Tiếp (Next) hoặc Trƣớc (Previous) để xem lần lƣợt các trang kết quả. Bạn cũng có thể chọn lọc theo một số điều kiện để có những kết quả ƣng ý hơn. (6) Tìm kiếm VIDEO Công cụ tìm kiếm thông tin dƣới dạng phim Video dƣới hình thức thử nghiệm mới đƣợc Google cung cấp trong thời gian gần đây. Tuy ra sau nhƣng công cụ này cho bạn đƣợc rất nhiều kết quả khá ấn tƣợng. Trên thanh địa chỉ trình duyệt , bạn nhập vào địa chỉ video.google.com, cửa sổ tìm kiếm video sẽ xuất hiện. Bạn nhập vào từ khoá cần tìm. Ví dụ: Tìm kiếm các trang có chứ fractal Google sẽ có nhiều đoạn video liên quan đến đến hình học fractal. Một số tuỳ chọn sau đây cho phép bạn lựa chọn: + For Sale – Free: Chọn các đoạn video bán hoặc miễn phí + Long - Medium – Short: Chọn hiển thị các đoạn video theo thời lƣợng của nó. * Một số trang tìm kiếm khác có hỗ trợ tìm kiếm tiếng Việt:: SEARCH.NETNAM.VN, WWW.VINASEEK.COM 3.4.4.2. Sử dụng từ điển mở Từ điển mở là gì? Trong xu thế ngƣời dùng khai thác thông tin trên internet ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từ vừng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từ điển mở ra đời. Vậy từ điển mở là gì? Hiện 44
  45. nay chƣa có một định nghĩa chính thức nào về từ điển mở, tuy nhiên khái niệm này đƣợc rất nhiều ngƣời sử dụng nhƣ một sự thừa nhận. Để hiểu khái niệm từ điển mở, ta sẽ xem xét một số đặc điểm nổi bật của từ điển mở: - Là một bộ từ điển - Là phần mềm nguồn mở - Tra cứu trên máy tính: Sử dụng tiện lợi, tra cứu nhanh - Ngƣời sử dụng có thể thêm vào các giải thích của mình để chia sẻ với ngƣời khác - Giống nhƣ mã nguồn mở, từ điển mở đƣợc phát triển bởi cộng đồng bạn đọc, do đó giúp cho mọi ngƣời có cách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm Một số từ điển mở hiện nay. Bách khoa toàn thư mở (www.wikipedia.org) Wikipedia là một bách khoa toàn thƣ tự do, là kết quả của sự cộng tác của chính những ngƣời đọc từ khắp nơi trên thế giới. Trang mạng này có tính chất wiki, có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể sửa đổi bất cứ trang nào cũng đƣợc, bằng cách bấm vào 45
  46. các liên kết "sửa đổi" (hoặc "Sửa đổi trang này") có ở hầu hết các trang (ngoại trừ các cá nhân bị tƣớc quyền sửa đổi và những trang bị khóa.) Để biết thêm thông tin, giới báo chí có thể gọi điện thoại đặt trƣớc câu hỏi (bằng tiếng Anh) cho Terry Foote. Các câu hỏi này sẽ đƣợc chuyển đến Jimmy Wales, tổng giám đốc của Wikimedia. Xin lƣu ý là số điện thoại này chỉ dành cho những câu hỏi của báo chí! Cho những câu hỏi khác, xin bạn gửi thƣ điện tử đến jwales@bomis.com. Wikipedia chính thức khai trƣơng vào ngày 15 tháng 1 năm 2001 bởi hai ngƣời sáng lập Jimmy Wales, Larry Sanger cùng với vài ngƣời cộng tác nhiệt thành và chỉ có phiên bản tiếng Anh. Chỉ hơn ba năm sau, vào tháng 3 năm 2004, đã có 6.000 ngƣời đóng góp tích cực cho 600.000 bài viết trong 50 thứ tiếng. Cho đến hôm nay đã có hơn 2.500.000 bài viết ở phiên bản tiếng Anh, hơn 11.000.000 bài viết ở tất cả phiên bản ngôn ngữ (kể cả tiếng Anh); mỗi ngày hàng trăm nghìn ngƣời ghé thăm từ khắp nơi để làm nhiều chục nghìn sửa đổi cũng nhƣ bắt đầu nhiều bài viết mới. Mọi bài viết trong Wikipedia, và phần lớn các hình ảnh cũng nhƣ những tài liệu dƣới các hình thức khác, đều đƣợc phân phối theo Giấy phép Văn bản Tự do GNU (GFDL). Các bản đóng góp vẫn thuộc quyền sở hữu của những ngƣời tạo ra chúng, trong khi GFDL bảo đảm là nội dung có thể đƣợc phân phối và sao chép một cách tự do. Tên "Wikipedia" là nhãn hiệu đăng ký ở Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và Nhật Bản, và nhãn hiệu này áp dụng khắp thế giới theo Hệ thống Madrid. Biểu trƣng "quả bóng lắp hình" dƣới bản quyền của Quỹ Hỗ trợ Wikimedia. Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt Đây là bách khoa toàn thƣ có nội dung mở và thuộc sở hữu cộng đồng. Dự án đƣợc bắt đầu từ tháng 10 năm 2003 do công sức đóng góp của nhiều ngƣời ở khắp mọi nơi, Hiện giờ có 85.261 thành viên (có tài khoản). Wikipedia tiếng Việt đã đạt mốc 50.000 bài viết vào ngày 26 tháng 8 năm 2008 46
  47. Wikipedia theo thể loại Toán và khoa học tự nhiên Địa chất học – Địa lý – Động vật học – Hóa học – Hóa hữu cơ – Khí tƣợng – Khoa học Trái Đất – Sinh học – Sinh thái học – Tế bào học – Thám hiểm – Thiên văn – Thực vật học – Toán học – Toán học ứng dụng – Vật lý Công nghệ và khoa học ứng dụng Công nghệ nano – Công nghệ sinh học – Công nghệ thông tin – Dƣợc khoa – Điện tử – Sinh hóa học – Internet – Khoa học máy tính – Khoa học sức khỏe – Khoa học vật liệu – Kiến trúc – Kỹ nghệ – Kỹ thuật – Sinh học phân tử – Tin sinh học – Viễn thông – Y học Khoa học xã hội, xã hội và triết lý Báo chí – Chính trị – Cộng đồng – Gia tộc – Giao thông – Giáo dục – Hành chính – Khảo cổ học – Kinh tế học – Lâm nghiệp – Lịch sử – Luật pháp – Nhân chủng học – Nông nghiệp – Ngôn ngữ học – Ngƣ nghiệp – Tài chính – Tâm lý học – Thƣơng mại – Truyền thông – Tƣ duy sáng tạo – Xã hội học Văn hóa và nghệ thuật Âm nhạc – Ẩm thực – Du lịch – Điện ảnh – Điêu khắc – Giải trí – Hội họa – Khiêu vũ – Lễ hội – Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Phong tục tập quán – Sân khấu – Thần thoại học – Thể thao – Thủ công và Mỹ nghệ – Truyền hình – Truyền thanh – Văn học – Văn minh Tôn giáo, tín ngưỡng, và các niềm tin 47
  48. Ấn Độ giáo – Cao Đài – Đạo giáo – Hoà Hảo – Hồi giáo – Nho giáo – Kitô giáo – Phật giáo – Bất khả tri – Vô thần Dự án từ điển tiếng Việt miễn phí (Free Vietnamese Dictionary Project - FVDP) đƣợc thực hiện từ năm 1997. Rất nhiều ngƣời đã đóng góp cho dự án, trong đó đáng kể nhất là Nguyen Tien Dzung, Pham Phuong Toan, To Long Thanh, Tran Cong So, và Ho Ngoc Duc. Từ năm 1998 đến nay, dự án đƣợc tiếp tục đƣợc thực hiện bởi anh Hồ Ngọc Đức. Dự án Từ điển mở tiếng Việt (Open Vietnamese Dictionaries Project - OVDP) là bƣớc phát triển tiếp theo không chính thức của dự án Từ điển tiếng việt miễn phí của anh Hồ Ngọc Đức. Dự án này đƣợc khởi động bởi Trần Bình An. Từ điển tiếng việt mở: Bách khoa toàn tƣ mở: Từ điển Anh-Pháp-Việt-Hán: 3.4.43. Sử dụng học liệu mở Học liệu mở là gì? Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) đƣợc Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đƣa toàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép ngƣời dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí. Hiện nay trang web về học liệu mở của MIT có trên 1500 môn học (course) bao gồm bài giảng, lịch học, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm để ngƣời dùng có thể tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của mình. Bà Cecilia d’Oliveira, Giám đốc điều hành dự án học liệu mở của Viện Công nghệ Massachusset (MIT - Mỹ) cho biết "Học liệu mở (OpenCourseWare - OCW), cùng với truyền thông đa phương tiện, không chỉ là cuộc cách mạng trong ý tưởng mà sẽ tiếp tục có tác động lớn tới giáo dục đại học". Với tiêu chí “Tri thức là của chung của nhân loại và tri thức cần phải đƣợc chia sẻ”, rất nhiều trƣờng đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đã tham gia phong trào học liệu mở. Hiện nay đã có Hiệp hội Học liệu mở (OpenCourseWare Consortium) để chia sẻ nội dung, công cụ cũng nhƣ phƣơng thức triển khai học liệu mở sao cho đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Học liệu mở đƣợc xem nhƣ là kho tri thức của nhân loại, mọi ngƣời ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội nhƣ nhau trong việc tiếp cận, khai thác các tri thức đó. 48
  49. Học liệu mở Việt Nam. Khoa học kỹ thuật nói chung và giáo dục Việt nam nói riêng hiện chƣa thực sự phát triển bằng các tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia, sử dụng học liệu mở là một là hết sức cần thiết. Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vào năm 2005 của nguyên Thủ tƣớng Phan Văn Khải, phái đoàn Việt Nam đã đƣợc MIT giới thiệu về chƣơng trình học liệu mở của họ. Phía Việt Nam nhận thấy Học liệu mở của MIT là một nguồn tài nguyên vô cùng hữu ích cho chƣơng trình đổi mới giáo dục đại học. Việt Nam cần phải làm gì đó để mang nguồn tài nguyên này về cho ngƣời dùng trong nƣớc. Về nguyên tắc, bất kỳ ai có máy tính nối mạng Internet đều có thể truy nhập đƣợc Học liệu mở của MIT, tuy nhiên có một số lý do chính cản trở ngƣời dùng Việt Nam trong việc sử dụng các học liệu mở một cách trực tiếp: 1. Kiến thức nền nói chung của sinh viên Việt Nam và sinh viên MIT rất khác nhau. 2. Trình độ tiếng Anh của đa số sinh viên Việt Nam chƣa đƣợc tốt để có thể đọc hiểu nội dung Học liệu mở bằng tiếng Anh. 3. Sự khác nhau về phƣơng pháp giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên giữa Việt Nam và MIT. 4. Ngƣời dùng Việt Nam không có đƣợc nguồn giáo trình và tài liệu tham khảo dồi dào nhƣ sinh viên MIT. Trƣớc những khó khăn trên, tháng 11/2005 dự án Học liệu mở Việt Nam ra đời. Mục tiêu của dự án là xây dựng các phƣơng thức để xoá bỏ các rào cản đối với ngƣời dùng Việt Nam, để có thể tận dụng một cách tối đa các nguồn học liệu mở sẵn có. Hiện nay, học liệu mở Việt Nam đã phát triển và trở thành một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi ngƣời dân Việt Nam muốn học tập. Để khai thác thông tin trên học liêu mở, ta truy nhập địa chỉ: Học liệu mở của MIT: Học liệu mở Đại học Hà Nội: Học liệu mở Việt Nam: 3.4.4.4 Tải và lưu giữ tài liệu Trong qua trình tìm kiếm thông tin trên internet, nhiều khi ta gặp các thông tin đƣợc tổ chức dƣới dạng các tệp có định dạng khác nhau: .DOC, PDF, GIF, AVI, Để có thể sử dụng đƣợc các thông tin này ta cần phải tải (Download) chúng và mở theo định dạng của nó. Tuy nhiên đối với các loại thông tin này, khi xem hệ thống sẽ yêu cầu ta download. 49
  50. Có hai cách để mở các file này: Cách 1. Tải và mở luôn để xem Cách 2. Tải và ghi lên đĩa, sau đó mở để xem. Ví dụ. Khi muôn tìm kiếm giáo trình Tin học căn bản bằng Google, ta gõ vào cụm từ “giáo trình Tin học căn bản”, và nhận đƣợc các trang web có chứa cụm từ đó. Vào trang web ta thấy xuất hiện màn hình 50
  51. Để download lài liệu này ta nhấp chuột tại , khi đó xuất hiện hộp thoại Chọn Open để tải và mở tài liệu Chọn Save để ghi tài liệu lên đĩa. 3.5. Đào tạo trực tuyến 3.5.1. E-learning 3.5.1.1. Khái niệm e-learning và các lớp học ảo Với việc sử dụng Internet trong việc dạy và học, ngƣời ta nói nhiều đến e-learning (học tập điện tử). Vậy e-learning là gì? Có rất nhiều cách định nghĩa e-learning.  Trong công trình "Designing Instruction for Technology Enhanced Learning (P. L. Rogers, 2001) có nêu 3 tiêu chuẩn cơ bản để xác định e-learning: 51
  52. 1) e-learning là học tập nhờ mạng máy tính, nhờ đó có thể cập nhật, lƣu trữ/truy cập, phân phối, chia sẻ kiến thức hoặc thông tin một cách tức thời; 2) e-learning đƣợc phân phát tới ngƣời học trực tiếp qua một máy vi tính sử dụng công nghệ Internet tiêu chuẩn. Điểm quan trọng nhất trong tiêu chuẩn này là sử dụng giao thức TCP/IP (Transfer Control Protocol/ Interrnet Protocol) và trình duyệt Web, vì chúng tạo nền tảng cho một sự phân phát vạn năng; 3) e-learning thực hiện theo một quan điểm rộng nhất về việc học – các giải pháp học tập không còn bị ràng buộc bởi các mô hình đào tạo truyền thống. e-learning là một dạng của học tập từ xa, tuy khái niệm học tập từ xa rộng hơn.  e-learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton).  E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).  E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo đƣợc chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và đƣợc thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).  Việc học tập đƣợc truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau nhƣ Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính.  e-Learning (còn gọi là Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. E-Learning có các đặc điểm nổi bật sau: - Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán - Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning có tính tƣơng tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho ngƣời học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng nhƣ đƣa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng ngƣời. - E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e- Learning đang thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nƣớc trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời. Nhiều trường đại học ảo, lớp học ảo đã xuất hiện trên thế giới và bắt đầu xuất hiện ở nƣớc ta, trong đó việc học diễn ra chủ yếu bằng giao tiếp qua mạng Internet. Trƣờng đại học ảo lớn nhất Hoa Kỳ hiện nay là University of Phoenix, một trƣờng vì lợi nhuận, hàng năm giúp giảng dạy từ xa cho hơn 180.000 học viên, phần lớn là những ngƣời vừa học vừa làm ( . Hiện tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về chất lƣợng văn bằng do trƣờng này cung cấp. Ở Mỹ hiện nay trong số gần 15 triệu sinh viên có hơn một triệu sinh viên học tập qua các chƣơng trình từ xa. 52
  53. Học tập từ xa qua Internet có nhiều ƣu điểm: số lƣợng học viên tham gia học không giới hạn, học viên có thể học bất cứ lúc nào trong 24 giờ mà không phải đến trƣờng, họ có thể học theo tốc độ thích hợp với họ. Tâm lý ngại giao tiếp ở các lớp thông thƣờng đƣợc khắc phục, vì chỉ giao tiếp với giáo viên khi ngồi trƣớc máy tính mà máy tính thì "không biết chê bai ngƣời tiếp xúc", những trao đổi giữa giảng viên và học viên là hoàn toàn riêng tƣ. Với Internet kho tƣ liệu mà sinh viên có thể sử dụng là rất lớn. Tuy nhiên, học tập từ xa qua Internet bị nhiều mặt hạn chế: giảng viên không biết "con ngƣời thật" của học viên: mặt mũi, lời nói, cử chỉ ; nhiều giao tiếp "ngôn ngoại" đôi khi rất có hiệu quả nhƣng không thực hiện đƣợc; mất đi những cơ hội tiếp xúc không chính thức Học tập từ xa rõ ràng không thể hoàn toàn thay thế học tập mặt-giáp-mặt. Ngƣời ta phải khắc phục bớt những hạn chế nói trên bằng cách tổ chức một số lần tiếp xúc giữa giảng viên với học viên và giữa học viên với nhau trong mỗi năm học hoặc trong khóa học. Vì các ƣu điểm của học tập từ xa qua Internet nên hiện nay nhiều trƣờng đại học truyền thống sử dụng hình thức học tập từ xa qua Internet để bổ sung cho hình thức học tập truyền thống. Liều lƣợng bổ sung này có xu hƣớng ngày càng tăng. Triển vọng của loại hình học tập từ xa qua e-Learning rất to lớn, vì nó giúp thực hiện đƣợc giấc mơ gần nhƣ huyền thoại của mọi ngƣời học là bất cứ người nào cũng có thể hấp thụ một nền giáo dục chất lượng cao bất cứ ở đâu, bất cứ ở thời điểm nào. E-learning là phƣơng hƣớng tất yếu mà nền giáo dục chúng ta phải đầu tƣ chuẩn bị, và phải chuẩn bị một cách khẩn trƣơng, nếu chúng ta không muốn bị tụt hậu quá xa. Việc chuẩn bị cho phƣơng hƣớng này không chỉ ở hạ tầng Internet và các trang bị kỹ thuật khác, mà nhƣ đã nói trên đây, quan trọng là ở công nghệ dạy, học, đánh giá tƣơng ứng với loại hình dạy và học đó. Theo ông Quách Tuấn Ngọc: E-learning là đỉnh cao của công nghệ dạy và học. Các cua học đƣợc tổ chức trên mạng Internet đã đáp ứng đƣợc mọi tiêu chí: học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ và học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời. Đó là quyền đƣợc hƣởng của nền giáo dục cho mọi ngƣời. Với mạng giáo dục EduNet, chúng ta có thể tổ chức e-learning. E Learning cấu thành bởi 3 phần: Công cụ gồm o Các phần mềm tạo bài giảng (Authoring tools) o Các phần mềm quản lí dạy và học (Learning Management Systems, LMS). o Phần máy móc: webcam, camera, server Nội dung: giáo viên tạo ra các bài giảng, cua học Cần tổ chức đào tạo, tập huấn để họ tự làm lấy bài giảng. 53
  54. Dịch vụ: đƣa bài giảng đến với sinh viên, học sinh qua đĩa CD, hoặc trực tuyến. Có thể thu lệ phí. Có thể tổ chức khoá học ảo. 3.5.1.2. Một số hình thức E-Learning Có một số hình thức đào tạo bằng E-Learning, cụ thể nhƣ sau: 1. Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT – Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin. 2. Đào tạo dựa trên máy tính (CBT – Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhƣng thông thƣờng thuật ngữ này đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này đƣợc hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training. 3. Đào tạo dựa trên web (WBT – Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về ngƣời học đƣợc lƣu trữ trên máy chủ và ngƣời dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Ngƣời học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail thậm chí có thể nghe đƣợc giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của ngƣời giao tiếp với mình. 4. Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa ngƣời học với nhau và với giáo viên 5. Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó ngƣời dạy và ngƣời học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ nhƣ việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web. 3.5.1.3. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning trên thế giới E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E- learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu E-Learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận đƣợc sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các trƣờng đại học, cao đẳng đã đƣa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trƣờng đại học, cao đẳng Mỹ đƣa ra mô hình E-Learning, số ngƣời tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 – 2004. E- Learning không chỉ đƣợc triển khai ở các trƣờng đại học mà ngay ở các công ty việc 54
  55. xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai E-learning thay cho phƣơng thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Do thị trƣờng rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của E-Learning nên hàng loạt các công ty đã chuyển sang hƣớng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E- Learning nhƣ: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force Trong những năm gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng nhƣ ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nƣớc trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức đƣợc tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lƣợng của nền giáo dục. Công ty IDC ƣớc đoán rằng thị trƣờng E-Learning của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai E-Learning tại mỗi nƣớc, giữa các nƣớc châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng E-Learning của 36 trƣờng đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia nhƣ Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực nhƣ khoa học, nghệ thuật, con ngƣời phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu. Tại châu á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chƣa có nhiều thành công vì một số lý do nhƣ: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ƣa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng đƣợc bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E-Learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nƣớc có nền kinh tế phát triển hơn tại châu á cũng đang có những nỗ lực phát triển E-Learning tại đất nƣớc mình nhƣ: Nhật Bản,Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc, Nhật Bản là nƣớc có ứng dụng E-Learning nhiều nhất so với các nƣớc khác trong khu vực. Môi trƣờng ứng dụng E-Learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp và dùng để đào tạo nhân viên. 3.5.1.4. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning ở Việt Nam Vào khoảng năm 2002 trở về trƣớc, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E- Learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E- learning ở Việt Nam đã đƣợc nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trƣờng đào tạo ở Việt Nam nhƣ: Hội thảo nâng cao chất 55
  56. lƣợng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên đƣợc tổ chức tại Việt Nam. Các trƣờng đại học ở Việt Nam cũng bƣớc đầu nghiên cứu và triển khai E- learning. Một số đơn vị đã bƣớc đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, Viện CNTT – ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bƣu chính Viễn thông, Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở ViệtNam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trƣờng một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo. Tuy các sản phẩm này chƣa phải là sản phẩm lớn, đƣợc đóng gói hoàn chỉnh nhƣng đã bƣớc đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E- Learning ở ViệtNam. Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu á (Asia E-learning Network – AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học – Công nghệ, trƣờng Đại học Bách Khoa, Bộ Bƣu chính Viễn Thông Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang đƣợc quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực E- Learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nƣớc. 3.5.2. M-learning E-learning với các thiết bị di động Trong đó có PMP (Personal Media Player) và Mobile phone Không có LMS (Learning Management System) trực tiếp nối đƣợc với các thiết bị di động Vì vậy các nội dung cần chuyển đởi vào thiết bị di động Tuy nhiên laptop với truy nhập wireless và table PC thì thuộc loại e-learning, không thuộc M-learning. 3.5.2. U-learning Hệ thống giáo dục tiên tiến dựa trên hệ thống có sẵn e-learning và thiết bị liên quan 56