Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng - Chương 6: Dịch vụ thanh toán của ngân hàng

pptx 64 trang hapham 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng - Chương 6: Dịch vụ thanh toán của ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngan_hang_tin_dung_chuong_6_dich_vu_thanh_toan_cua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng - Chương 6: Dịch vụ thanh toán của ngân hàng

  1. CHƯƠNG 6: DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG
  2. CHƯƠNG 6: DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1 Thanh toán giữa các khách hàng: 6.1.1 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi. 6.1.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu. 6.1.3 Thanh toán bằng thư tín dụng. 6.1.4 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng. 6.1.5 Thanh toán bằng séc. 6.1.6 Các dịch vụ thanh toán hiện đại khác. 6.2 Thanh toán giữa các ngân hàng.
  3. CHƯƠNG 6: DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG 6.2 Thanh toán giữa các ngân hàng. 6.2.1 Thanh toán qua NHNN. 6.2.2 Thanh toán bù trừ giữa các NH. 6.2.3 Thanh toán theo phương thức ủy nhiệm thu hộ, chi hộ. 6.2.4 Thanh toán liên NH điện tử.
  4. CHƯƠNG 6: DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quốc tế. 6.3 Hối phiếu trong thanh toán Quốc tế 6.4 Các phương thức thanh toán Quốc tế 6.4.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền. 6.4.2 Phương thức nhờ thu. 6.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ. 6.4.4 Phương thức thanh toán giao chứng từ nhận tiền.
  5. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1 Thanh toán giữa các khách hàng: ✓Các khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng. ✓Tài khoản của khách hàng phải có đủ số dư để thực hiện nghiệp vụ chi trả hoặc được ngân hàng cung cấp một hạn mức thấu chi. Qua nghiệp vụ này: - NH huy động vốn từ khách hàng. - Cung cấp cho khách hàng những nghiệp vụ phát sinh khác và thu phí. Các khách hàng có thể lựa chọn một trong những thể thức thanh toán sau:
  6. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Các khách hàng có thể lựa chọn một trong những thể thức thanh toán sau: ▪ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi ▪ Thanh toán bằng ủy nhiệm thu ▪ Thanh toán bằng thẻ ngân hàng ▪ Thanh toán bằng thư tín dụng ▪ Thanh toán bằng séc
  7. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.1 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (lệnh chi) 6.1.1.1 Nội dung và qui trình thực hiện: Định nghĩa: Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền (UNC) do chủ tài khoản lập theo mẫu UNC do ngân hàng quy định, gửi cho NH nơi mình mở tài khoản, yêu cầu NH đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
  8. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Ngân hàng nhận được uỷ nhiệm chi -> kiểm tra: ▪ tài khoản người lập. ▪ số dư đủ để thực hiện lệnh chi hay không. ➢ Nếu đủ số dư hoặc được phép thấu chi: ghi nợ vào tài khoản người chi trả, ghi có vào tài khoản người thụ hưởng (hoặc TK thích hợp) ➢ Nếu không đủ số dư: từ chối việc thanh toán UNC.
  9. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Qui trình thanh toán ủy nhiệm chi: BÊN CHI BÊN TRẢ THỤ (1) HƯỞNG (2) (5) (4) (3) NH BÊN NH BÊN CHI TRẢ T.HƯỞNG
  10. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Qui trình thanh toán ủy nhiệm chi: BÊN CHI BÊN TRẢ THỤ (1) HƯỞNG (2) (4) (3) NH BÊN CHI TRẢ
  11. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.1.2 Xử lý nghiệp vụ a) Lập ủy nhiệm chi: -> Lệnh chi dưới dạng chứng từ giấy. -> Lệnh chi dưới dạng chứng từ điện tử. b) Thủ tục thanh toán ủy nhiệm chi: được thực hiện ở cả hai ngân hàng -> ngân hàng bên chi trả. -> ngân hàng bên thụ hưởng.
  12. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Nhiệm vụ của ngân hàng phục vụ người trả tiền: NH phục vụ người trả tiền căn cứ lệnh chi của khách hàng, tiến hàng kiểm soát chứng từ, lập chứng từ thanh toán với người thụ hưởng hoặc NH phục vụ người thụ hưởng. ▪ Xử lý chứng từ. ➢ T/hợp người trả tiền và người thụ hưởng cùng NH + chứng từ giấy: -> 1 liên dùng để ghi Nợ và ghi có lưu tại NH -> 1 liên gởi giấy báo Nợ người trả tiền -> 1 liên gởi Giấy báo có gửi người thụ hưởng. + chứng từ điện tử: in lệnh chi và xử lý như “chứng từ giấy”
  13. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ➢ T/hợp người trả tiền và người thụ hưởng khác NH + chứng từ giấy: -> 1 liên dùng để ghi Nợ, ghi có lưu tại NH. -> 1 liên gởi giấy báo Nợ người trả tiền -> 1 liên dùng làm căn cứ lập chứng từ thanh toán với NH phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. + chứng từ điện tử: in lệnh chi và xử lý như “chứng từ giấy”
  14. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Nhiệm vụ của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng: Khi nhận được chứng từ thanh toán do NH phục vụ người trả tiền chuyển đến -> kiểm soát chứng từ -> xử lý và hạch toán như sau: ➢ nhận được chứng từ giấy -> kiểm soát -> ghi ngày ghi sổ -> số hiệu tài khoản Nợ, Có, ký tên -> ghi Có tài khoản người thụ hưởng, và gửi báo Có cho người thụ hưởng. ➢ nhận được chứng từ điện tử -> in Lệnh chuyển tiền -> xử lý như “chứng từ giấy”
  15. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 2.1.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (lệnh thu) 2.1.2.1 Nội dung và qui trình thực hiện: Định nghĩa: Ủy nhiệm thu (UNT) do người thụ hưởng lập theo mẫu ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu do NH quy định, để ủy nhiệm cho NH thu hộ một số tiền nhất định từ bên chi trả. Ủy nhiệm thu được áp dụng trên cơ sở có thoả thuận hoặc có hợp đồng về thu hộ.
  16. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Qui trình thanh toán ủy nhiệm thu: BÊN BÊN THỤ CHI TRẢ HƯỞNG (1) (4) (5) (7) (2) NH BÊN (6) NH BÊN CHI TRẢ THỤ HƯỞNG (3)
  17. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.2.2 Xử lý nghiệp vụ a) Lập ủy nhiệm thu: Người thụ hưởng lập uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn chứng từ giao hàng hóa, dịch vụ nộp vào NH phục vụ mình hoặc NH phục vụ người trả tiền. b) Thủ tục thanh toán ủy nhiệm thu: ▪ Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng cùng NH: NH phải kiểm tra: ➢ tính hợp lệ của uỷ nhiệm thu ➢ người trả tiền và người thụ hưởng đã có thoả thuận thanh toán bằng uỷ nhiệm thu hay không ? => xử lý ủy nhiệm thu (UNT)
  18. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. xử lý ủy nhiệm thu (UNT) + Chuyển UNT đòi tiền bên chi trả. + Nếu đủ khả năng thanh toán: NH ghi Nợ, ghi Có lưu tại NH và gởi giấy báo Nợ, báo Có. + Nếu không đủ khả năng thanh toán: báo cho người trả tiền, người thụ hưởng biết -> từ chối thanh toán.
  19. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng khác NH ➢ Tại NH phục vụ người thụ hưởng: -> tiếp nhận, kiểm tra UNT từ người thụ hưởng. -> ký tên, đóng dấu, ghi vào sổ theo dõi và gửi UNT kèm hoá đơn, chứng từ cho NH phục vụ người trả tiền. ➢ Tại NH phục vụ người trả tiền: nhận và gởi UNT kèm hoá đơn, chứng từ cho người trả tiền, sau đó xử lý UNT tương tự như trên: -> Nếu đủ khả năng thanh toán -> Nếu không đủ khả năng thanh toán .
  20. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.3 Thanh toán bằng thư tín dụng: 6.1.3.1 Nội dung và qui trình thực hiện: Định nghĩa: Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được NH mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) để: ▪ Trả tiền hoặc ▪ Ủy quyền cho NH khác trả tiền hoặc ▪ Chấp nhận sẽ trả tiền cho người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng.
  21. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Qui trình thanh toán bằng thư tín dụng: BÊN CHI BÊN THỤ TRẢ HƯỞNG (4) (1) (7) (3) (5) (6) NH BÊN NH BÊN CHI TRẢ T.HƯỞNG (2)
  22. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.3.2 Xử lý nghiệp vụ a) Thủ tục mở thư tín dụng (L/C): ▪ Người chi trả lập giấy mở TTD nộp vào NH phục vụ mình (theo mẫu). ▪ NH mở thư tín dụng nhận được giấy xin mở TTD -> Kiểm tra thủ tục lập giấy xin mở TTD, Ký tên và đóng dấu NH lên 2 đầu giấy thư mở TTD -> Chuyển TTD đến NH bên người thụ hưởng. ▪ NH bên người hưởng thụ nhận TTD, kiểm tra, ký và gởi cho người thụ hưởng để làm căn cứ giao hàng. ▪ Người thụ hưởng lưu 1 bản TTD làm căn cứ.
  23. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. b) Tục tục thanh toán thư tín dụng (TTD): ▪ Đối với người thụ hưởng: ➢ Nhận giấy mở TTD của người trả tiền do NH phục vụ mình gửi đến, người thụ hưởng: -> đối chiếu với hợp đồng hay đơn đặt hàng. -> giao hàng. ➢ Lập 4 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng, nộp vào NH phục vụ mình để thanh toán tiền hàng.
  24. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Đối với NH phục vụ người thụ hưởng: ➢ Khi nhận được 4 liên bảng kê kèm hóa đơn,chứng từ giao hàng do người thụ hưởng nộp vào, NH kiểm tra và gởi sang NH nên chi trả đề nghị chi trả. ➢ Khi nhận được tiền chi trả từ NH bên chi trả thì: -> Ghi vào sổ theo dõi TTD đến đã được thanh toán -> Ghi ngày, tháng, năm thanh toán, TK Nợ - Có trên 1 liên bảng kê và hoạch toán, lưu tại NH. -> 1 liên làm giấy báo có gửi người thụ hưởng.
  25. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Đối với NH phục vụ người trả tiền: ➢ Khi nhận được chứng từ về thanh toán tín dụng của NH phục vụ người thụ hưởng gửi đến -> kiểm tra thủ tục lập, nội dung chứng từ và xử lý: -> 1 liên TTD kèm 1 bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng ghi: Nợ TK tiền gửi để mở TTD và ghi Có TK thích hợp (Liên hàng) -> 1 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng kèm bộ chứng từ làm giấy báo nợ gửi đến người trả tiền. ➢ Thư tín dụng chỉ thanh toán tiền một lần -> sau khi thực hiện thanh toán, tất toán TK tiền ký quỹ (nếu có)
  26. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.4 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng: Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do ngân hàng phát hành và cung cấp cho khách hàng, sử dụng trong thanh toán và rút tiền mặt ở ngân hàng hoặc ở các máy rút tiền tự động.
  27. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.4.1 Thủ tục phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng ▪ Đối với khách hàng: ➢ Đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ. ➢ Phải ký hợp đồng sử dụng thẻ với NH phát hành thẻ. ➢ Lưu ký tiền theo yêu cầu của NH phát hành thẻ ▪ Đối với ngân hàng phát hành thẻ: ➢ Kiểm tra điều kiện sử dụng thẻ -> cấp thẻ ➢ Lập hồ sơ theo dõi thẻ đã phát hành. ➢ Giao thẻ cho chủ thẻ và yêu cầu chủ thẻ ký nhận.
  28. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.4.2 Thủ tục thanh toán thẻ ▪ Thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ: ➢ Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có hợp đồng thoả thuận giữa NH phát hành thẻ, hoặc NH thanh toán thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ. ➢ Các NH có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ qui trình thanh toán thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ.
  29. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ➢ Sử dụng máy chuyên dùng + mắt để kiểm tra -> tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực; đối chiếu với thông báo thẻ bị từ chối; hạn mức thanh toán do NH thanh toán quy định; giấy CMND hoặc hộ chiếu của người cầm thẻ. ➢ Lập hoá đơn thanh toán hàng hoá, dịch vụ, yêu cầu chủ thẻ ký trên hoá đơn thanh toán -> đối chiếu chữ ký trên hoá đơn với chữ ký của chủ thẻ trên thẻ. ➢ Hoá đơn thanh toán hàng hoá, dịch vụ được lập 3 liên -> 1 liên gửi cho chủ thẻ cùng với thẻ; -> 1 liên lưu tại đơn vị chấp nhận thẻ; -> 1 liên kèm theo bảng kê các hoá đơn thanh toán gửi cho NH thanh toán thẻ.
  30. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Tại NH thanh toán thẻ: ➢ Nhận được bảng kê kèm các hoá đơn thanh toán của đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến -> Kiểm tra đủ điều kiện thanh toán -> thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ. ➢ Việc thanh toán giữa NH phát hành thẻ và NH thanh toán thẻ => thực hiện theo thoả thuận giữa hai bên NH. ▪ Thủ tục nhận tiền mặt tại NH thanh toán thẻ: ➢ Do ngân hàng thanh toán thẻ quy định. ▪ Thủ tục rút tiền mặt tại máy ATM: ➢ Do NH phát hành hoặc NH thanh toán thẻ quy định. ➢ Các NH phải hướng dẫn qui trình rút tiền mặt tại máy ATM cho chủ thẻ.
  31. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.4.3 Thủ tục thay đổi hạn mức thanh toán của thẻ; gia hạn sử dụng thẻ ▪ Thủ tục thay đổi hạn mức thanh toán thẻ: ➢ Khi sử dụng hết hạn mức thanh toán của thẻ -> nếu có nhu cầu sử dụng tiếp, chủ thẻ lập giấy đề nghị tăng hạn mức thanh toán thẻ (theo mẫu) + thẻ nộp vào NH phát hành thẻ. ➢ Đối với thẻ ký quỹ thanh toán, chủ thẻ lập thêm lệnh chi (UNC) để trích TK tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt vào TK thẻ thanh toán tại NH phát hành thẻ. => Sau khi kiểm tra -> chấp nhận -> đưa thẻ của khách hàng vào máy chuyên dùng để ghi bổ sung hạn mức thanh toán -> giao thẻ cho khách hàng.
  32. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Trường hợp muốn rút bớt số tiền đã lưu ký để thanh toán thẻ (đối với thẻ ký quỹ thanh toán): -> chủ thẻ lập giấy đề nghị giảm hạn mức thanh toán + thẻ nộp vào NH phát hành thẻ. -> Sau khi kiểm tra thủ tục giấy tờ, số dư hạn mức thanh toán thẻ -> sử dụng máy chuyên dùng để ghi giảm hạn mức thanh toán của thẻ và thanh toán số tiền rút bớt. -> NH ghi Nợ, ghi có TK liên quan.
  33. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Thủ tục gia hạn sử dụng thẻ: ➢ Khi hết hạn sử dụng thẻ, nếu sử dụng tiếp -> chủ thẻ lập giấy đề nghị gia hạn sử dụng thẻ + thẻ nộp vào NH phát hành thẻ. ➢ Sau khi kiểm tra -> NH phát hành thẻ sử dụng máy chuyên dùng để ghi gia hạn sử dụng thẻ -> giao thẻ cho khách hàng.
  34. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.5 Thanh toán bằng séc a. Khái niệm: Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng (hoặc tổ chức tín dụng) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
  35. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.5 Thanh toán bằng séc b. Những quy định chung trong thanh toán bằng Séc: -Tất cả các mẫu Sec đều được quy định bởi NHNN, các TCTD phải đăng ký mẫu và in tại nhà in Ngân hàng - Chỉ được phép phát hành Sec trong phạm vi số dư TKTG hoặc bảo chi, hoặc không vượt quá hạn mức thấu chi, nếu không sẽ bị phạt tiền, đình chỉ hoặc truy tố trước pháp luật
  36. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.5 Thanh toán bằng séc b. Những quy định chung trong thanh toán bằng Séc: -Phải ghi Sec bằng mực khó tẩy xóa, không ghi bằng viết chì, viết đỏ. Không sửa chữa tẩy xóa, nếu viết sai thì gạch chéo, không xé rời khỏi cuốn Sec - Số tiền bằng chữ và số phải khớp nhau, nếu không khớp thì số tiền nhỏ hơn được thanh toán - Địa điểm ngày tháng phát hành ghi bằng chữ, năm phát hành ghi bằng số
  37. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Qui trình thanh toán séc: 2b BÊN CHI B.THỤ TRẢ HƯỞNG 2a 1 5 6 3 5 NH BÊN CHI TRẢ NH BÊN THỤ 4 HƯỞNG
  38. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.5 Thanh toán bằng séc c. Tờ Sec đủ điều kiện thanh toán - Sec hợp lệ - Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán - Không có lệnh đình chỉ lệnh thanh toán - Chữ ký và con dấu khớp đúng với mẫu đã đăng ký - Số dư TK đủ để thanh toán - Chữ ký chuyển nhượng với sec ký danh phải liên tục
  39. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.5 Thanh toán bằng séc d. Thủ tục thanh toán - Thời hạn xuất trình tờ Sec là 30 ngày kể từ ngày phát hành. Thời hạn này bao gồm cả ngày lễ và chủ nhật Nếu ngày kết thúc rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ thì thời hạn thanh toán lùi lại vào ngày làm việc tiếp theo đó
  40. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.5 Thanh toán bằng séc e. Xử lý vi phạm - Vi phạm lần đầu: - + Gửi thông báo cảnh cáo - + Phạt tiền trả chậm - Vi phạm lần hai: - +Phạt trả chậm - +Đình chỉ phát hành Sec trong 3 tháng, thu hồi toàn bộ Sec chưa sử dụng. Nếu cam kết không tái phạm thì khôi phục quyền phát hành
  41. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.5 Thanh toán bằng séc e. Xử lý vi phạm - Vi phạm lần 3: - +Phạt trả chậm - + Đình chỉ phát hành Sec vĩnh viễn. Tên các đơn vị, cá nhân bị đình chỉ phát hành sẽ được thông báo rộng rãi trên hệ thống NH
  42. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.5 Thanh toán bằng séc f. Các đối tượng liên quan -Người phát hành - Người thụ hưởng - Người chuyển nhượng - Đơn vị thu hộ - Đơn vị thanh toán
  43. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.1.6 Các dịch vụ thanh toán hiện đại khác 6.1.6.1 Dịch vụ thanh toán trực tuyến ▪ Khách giao dịch với NH qua các công cụ như Internet, điện thoại Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trực tuyến như Internet Banking, Mobile – Banking, Home – Banking, SMS Banking ▪ Điều kiện sử dụng: ➢ Khách hàng có quan hệ với NH (tiền gửi thanh toán, tiền vay tại NH). ➢ Có các công cụ để giao dịch trực tuyến như máy tính, modem, điện thoại
  44. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Quy trình thực hiện. ➢ Khách hàng đăng ký và ký kết hợp đồng dịch vụ NH trực tuyến theo sản phẩm sử dụng. ➢ NH cung cấp mật khẩu để thực hiện các giao dịch trực tuyến, cung ứng các phần mềm sử dụng của dịch vụ (nếu có) ▪ Các tiện ích của NH trực tuyến . ➢ Truy vấn thông tin (tỷ giá, số dư tài khoản, tra soát các giao dịch ) ➢ Dịch vụ thanh toán (giao dịch UNT, UNC; chuyển tiền ) ➢ Dịch vụ vay qua mạng .
  45. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Lợi ích của dịch vụ ngân hàng trực tuyến: ➢ Tiết kiệm thời gian giao dịch tại NH. ➢ Sử dụng và quản lý nguồn vốn linh động hơn, nhanh chóng hơn. ➢ Quản lý tài chính tốt hơn do các giao dịch được cập nhật tức thời. ➢ Tăng hiệu quả trong hoạt động, tối ưu hóa nguồn nhân lực .
  46. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Hiện nay các NH VN đã triển khai các dịch vụ Ngân hàng trực tuyến, tuy nhiên vẫn chủ yếu là thực hiện truy vấn thông tin (xem số dư tài khoản, tra cứu thông tin tài khoản vay, tra cứu thông tin thẻ tín dụng), việc thực hiện các giao dịch thanh toán còn hạn chế, chỉ tập trung vào một số nhóm khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp)
  47. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 2.1.6.2 Dịch vụ trả lương tự động ▪ Điều kiện thực hiện: ➢ Tổ chức và người lao động của tổ chức có TK tại NH. ➢ Có nhu cầu sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản. ➢ NH có phần mềm chi trả lương tự động. ▪ Quy trình thực hiện: ➢ Khách hàng thực hiện ký hợp đồng trả lương qua TK. ➢ Lập lệnh, danh sách lương, file dữ liệu lương (gửi bằng đĩa mềm, mail ) gởi cho NH. ➢ NH kiểm tra -> kết nối file dữ liệu -> để tự động chuyển trả lương vào TK của người lao động. Khách hàng phải trả phí cho NH khi thực hiện dịch vụ này .
  48. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Lợi ích của dịch vụ: ➢ Nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm được thời gian và chi phí (chi phí lương cho thủ quỹ, chi phí vận chuyển tiền về để phát lương ) ➢ An toàn và bảo mật thông tin cho khách hàng .
  49. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 2.1.6.3 Dịch vụ thu nợ gốc và lãi vay tự động ▪ NH tự động thu nợ vay (gốc,lãi) của khách hàng vay khi đến hạn trả nợ. ▪ Giảm thời gian giao dịch của khách hàng. ▪ NH thực hiện thu nợ kịp thời, đúng hạn, giảm thời gian hạch toán, thu nợ, giảm được nhân lực. ▪ Điều kiện sử dụng: ➢ Khách hàng vay có TK tiền gửi tại NH và có ủy quyền cho NH tự động trích TK tiền gửi thu nợ. ➢ Ngân hàng có chương trình thu nợ tự động .
  50. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Quy trình thực hiện : ➢ Cán bộ NH sẽ cài đặt trên hệ thống ngày thu nợ gốc, ngày thu lãi vay. ➢ Khi đến hạn trả nợ, hệ thống sẽ tự động nhảy Billing và chương trình máy tính sẽ thực hiện chuyển từ tiền gửi của khách hàng (nếu có đủ tiền) để trả nợ vay của hợp đồng vay.
  51. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 2.1.6.4 Dịch vụ đầu tư tự động ▪ Khi tiền gửi trên TK thanh toán của khách hàng vượt một mức nhất định gọi là mức trần, phần tiền vượt sẽ được tự động chuyển sang một TK đặc biệt “TK đầu tư” ▪ Khi số dư TK tiền gửi giảm xuống thấp hơn mức sàn, tiền sẽ được tự động chuyển từ TK đầu tư về TK tiền gửi. ▪ Mang lại lợi ích cho khách hàng -> vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi ngắn hạn, vẫn đảm bảo tính linh hoạt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
  52. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Tiền trên TK đầu tư tự động -> hưởng lãi suất cao hơn. ▪ Để sử dụng dịch vụ đầu tư tự động, khách hàng chỉ cần ký thỏa thuận sử dụng dịch vụ với NH. Các thông tin chi tiết về giao dịch trên TK đầu tư tự động sẽ được cung cấp đầy đủ tới khách hàng như TK tiền gửi thanh toán.
  53. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 2.2 Thanh toán giữa các NH: Thanh toán giữa các NH: là hoàn thành quá trình thanh toán tiền giữa các tổ chức, cá nhân với nhau khi mà họ không cùng mở TK tại một NH hoặc thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống NH, gồm các hình thức sau: ⚫ Thanh toán qua NH nhà nước. ⚫ Thanh toán bù trừ giữa các NH. ⚫ Thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các NH. ⚫ Thanh toán liên NH điện tử
  54. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 2.2.1 Thanh toán qua NH nhà nước. Thanh toán qua NHNN là việc thực hiện thanh toán giữa các NHTM thông qua TK của các NHTM mở ở NHNN. 2.2.1.1 Trường hợp giao dịch chứng từ bằng giấy Việc thanh toán có liên quan và do 4 bên cùng thực hiện: ✓ NH bên trả tiền. ✓ Chi Nhánh NHNN giữ TK tiền gửi của NH bên trả tiền. ✓ Chi Nhánh NHNN giữ TK tiền gửi của NH bên thụ hưởng. ✓ NH bên thụ hưởng.
  55. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Tại NH bên trả tiền. ➢ Đối với các khoản thanh toán của bản thân NH: NH lập và nộp chứng từ thanh toán vào NHNN như thanh toán giữa các khách hàng của NHNN. ➢ Đối với các khoản thanh toán của khách hàng: NH phải lập thêm bảng kê các chứng từ thanh toán của khách hàng, Bảng kê được lập riêng theo từng NH bên thụ hưởng.
  56. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Tại CN NHNN giữ TK tiền gửi của NH bên chi trả: Khi nhận được bảng kê các chứng từ thanh toán : ➢ Nếu NH bên trả tiền và NH bên thụ hưởng cùng mở TK tại 1 NHNN, thì: -> 1 liên bảng kê các chứng từ: ghi Nợ và ghi Có lưu tại NH -> 1 liên bảng kê các chứng từ: gởi giấy báo Nợ -> 1 liên bảng kê các chứng từ: gởi giấy báo có. ➢ Nếu NH bên trả tiền và NH bên thụ hưởng mở TK tại 2 đơn vị NHNN, thì -> lập Lệnh chuyển Có để chuyển tiền đến NHNN bên thụ hưởng-> và gửi giấy báo Nợ cho NH bên trả tiền.
  57. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Tại CN NHNN giữ TK tiền gửi của NH bên thụ hưởng: Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến -> kiểm tra và xử lý: -> ghi Nợ TK thích hợp, Ghi Có TK tiền gửi của NH bên thụ hưởng -> gửi giấy báo Có cho NH bên thụ hưởng.
  58. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Tại NH bên thụ hưởng: Căn cứ báo có của NHNN gửi đến: -> Ghi Nợ TK tiền gửi tại NHNN, ghi Có TK người thụ hưởng -> gửi giấy báo có cho người thụ hưởng.
  59. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.2.1.2 Trường hợp giao dịch chứng từ điện tử ▪ Các NH thanh toán điện tử qua NHNN phải có đăng ký sử dụng Chứng từ điện tử và chữ ký điện tử do NHNN cấp. ➢ Các lệnh thanh toán (Lệnh chuyển Nợ, Lệnh chuyển Có ) và các bảng kê phải đúng mẫu do NHNN quy định. ➢ Chứng từ điện tử phải được lập đúng, chính xác các yếu tố và phải có đầy đủ các chữ ký điện tử của người phê duyệt sử dụng tiền trên TK (giám đốc và kế toán trưởng) ▪ Chứng từ điện tử phải in được ra giấy -> thực hiện như chứng từ bằng giấy.
  60. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 2.2.2 Thanh toán bù trừ giữa các NH. ▪ Do NHNN chủ trì. ▪ Do các NH thành viên trên địa bàn chọn một đơn vị NH làm chủ trì, các NH thành viên phải mở TK tiền gửi tại NH chủ trì để thực hiện thanh toán bù trừ.
  61. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 6.2.3 Thanh toán theo phương thức ủy nhiệm thu hộ, chi hộ: Có 2 cách. ▪ Mở TK tiền gửi ở một NH khác để giao dịch thanh toán. ▪ Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các NH có quan hệ thanh toán với nhau theo hợp đồng uỷ thác ➢ Khi phát sinh các khoản thu hộ, chi hộ, NH nơi phát sinh phải gửi các chứng từ thanh toán cho NH có liên quan để hạch toán sổ sách. ➢ Kết thúc từng định kỳ thanh toán, các NH phải đối chiếu, quyết toán với nhau số chênh lệch phải thu, phải trả.
  62. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. 2.2.4 Thanh toán liên hàng điện tử. ▪ Thanh toán liên hàng là hệ thống thanh toán nội bộ -> thanh toán giữa các thành viên là các đơn vị trực thuộc của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chủ trì hệ thống. ▪ Phục vụ thanh toán tại các CN NH khác nhau, hoặc các nghiệp vụ chuyển tiền, điều hòa vốn trong nội bộ hệ thống với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và hệ thống mạng.
  63. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. ▪ Kiểm soát trong thanh toán liên hàng thực hiện với hình thức chuyển tiền điện tử qua trung tâm thanh toán. TRUNG TÂM THANH TOÁN (3) (3) (4) (4) (1) (2) NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG CHUYỂN TIỀN NHẬN CHUYỂN TIỀN
  64. Phần A: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước. Tóm lại: - Các NH cùng hệ thống: TT liên hàng điện tử - Các NH khác hệ thống, khác địa bàn: TT qua NHNN - Các NH khác hệ thống, cùng địa bàn, không mở TK với nhau (không có hợp đồng uỷ thác): : TT bù trừ thông qua 1 NH khác hoặc NHNN - Các NH khác hệ thống, cùng địa bàn, có mở TK với nhau (theo hợp đồng uỷ thác): TT theo ủy nhiệm thu hộ, chi hộ