Bài giảng Nghiệp vụ văn thư - Chương 3: Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến

ppt 34 trang hapham 3311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nghiệp vụ văn thư - Chương 3: Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nghiep_vu_van_thu_chuong_3_to_chuc_quan_ly_va_giai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Nghiệp vụ văn thư - Chương 3: Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến

  1. CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐẾN
  2. TÀI LIỆU HỌC TẬP Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005 của Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước về hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến.
  3. TỔ CHỨC VÀ GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐẾN I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÍ VÀ GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐẾN
  4. TỔ CHỨC VÀ GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐẾN I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC 1. Khái niệm văn bản đến 1.1. Khái niệm 1.2. Các nhóm văn bản đến 2. Nguyên tắc chung đối với việc tổ chức quản lí văn bản đến
  5. I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC Văn bản đến là những văn bản do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến cơ quan mình để yêu cầu, đề nghị giải quyết những vấn đề mang tính chất công.
  6. I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC - Nhóm văn bản của cơ quan cấp trên. - Nhóm văn bản của cơ quan ngang cấp. - Nhóm văn bản của cơ quan cấp dưới gửi lên - Nhóm Thư công: Là các loại đơn thư do cá nhân trong cơ quan viết gửi đến các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết việc công
  7. I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC - Chính xác - Thống nhất - Kịp thời - Tiết kiệm
  8. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN 1.Tiếp nhận đăng ký văn bản đến. 1.1. Tiếp nhận văn bản đến. 1.2. Phân loại sơ bộ, bóc bì văn bản đến. 1.3. Đóng dấu “Đến”, Ghi số đến, ngày đến. 1.4. Đăng ký văn bản đến
  9. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - VB đến bất kỳ từ nguồn nào đều phải được tiếp nhận, đăng kí tập trung tại văn thư cơ quan. - Văn bản đến không được đăng kí tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.
  10. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Các cách tiếp nhận: + Qua email: một ngày phải kiểm tra 4 lần vào: 8h, 10h, 14h, 16h. ▪ Kiểm tra số lượng, số trang VB. ▪ Xác định rõ nơi gửi, in ra và đóng dấu đến. + Qua fax: in VB ra, khi tiếp nhận phải photo để sử dụng và đóng dấu đến.
  11. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN + Qua bưu điện: ▪ Kiểm tra tình trạng, chất lượng, số lượng bì. ▪ Thời gian chuyển giao VB đến. ▪ Kí hiệu trên bì để biết cách xử lí sơ bộ. ▪ Kí xác nhận vào sổ chuyển giao VB đi. ▪ khi VB có vấn đề cần lập biên bản đối với người giao
  12. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Phân loại VB sơ bộ và xử lý như sau: + Trước hết chia văn bản đến thành 02 loại: ▪ Loại phải đăng ký bao gồm các văn bản gửi cho các đơn vị, cá nhân trong cơ quan. ▪ Loại không đăng ký bao gồm các sách, báo, tư liệu tham khảo
  13. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN • Loại phải đăng ký: chia thành hai loại: - Loại không bóc bì: các bì VB gửi các tổ chức Đảng, đoàn thể trong cơ quan và các bì VB gửi đích danh người nhận. + Đối với những bì VB gửi đích danh người nhận, nếu có liên quan đến công việc chung cá nhân nhận VB có trách nhiệm chuyển cho văn thư để đăng ký. - Loại do cán bộ văn thư bóc bì: tất cả các loại bì còn lại, trừ những bì văn bản có đóng dấu mức độ “Mật”.
  14. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - LƯU Ý: + Những bì văn bản có dấu “KHẨN”, “THƯỢNG KHẨN”, “HOẢ TỐC” phải được bóc trước + Không được làm rách, mất chữ của tài liệu. Địa chỉ nơi gửi, dấu của bưu điện phải giữ lại để kiểm tra khi cần.
  15. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Bóc bì: VB khẩn được bóc trước VB thường. - Cắt: từ dưới lên chừa 1cm. Lí do: ▪ Tính thẩm mỹ. ▪ Giữ vệ sinh văn phòng và phong cách làm việc chuyên nghiệp. + Cắt ở phía bên phải (nếu tem phủ hết mép bì thư thì cắt bên trái).
  16. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - LƯU Ý: + Trong quá trình bóc bì, tránh gây hư hại tới VB trong bì. + Tránh làm mất địa chỉ nơi gửi, dấu bưu điện. + Đối chiếu số kí hiệu ghi ngoài bì với VB. + Tránh để sót VB trong bì.
  17. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Tất cả các VB đến phải được đóng dấu đến. - VB fax cần photo trước khi đóng dấu đến. - Dấu đến được đóng phía dưới số kí hiệu, trích yếu nội dung VB hoặc khoảng trắng dưới địa danh, ngày tháng, năm ban hành. - Dấu đến được đóng ngay ngắn, rõ ràng bằng mực màu đỏ. - Dấu đến có kích thước 30mm x 50mm.
  18. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN 1.Mẫu dấu “Đến” 30mm x 50mm TÊN CƠ QUAN, BỘ CÔNG NGHIỆP TỔ CHỨC - Số - Số ĐẾN - Ngày ĐẾN - Ngày - Chuyển - Chuyển
  19. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Nội dung của dấu đến: + Số đến: là số thứ tự đăng ký VB, được đánh liên tục, bắt đầu từ số 01 của ngày đầu năm đến số cuối cùng của ngày cuối năm. + Ngày đến: ngày nhận được VB và đăng kí. + Chuyển: Thủ trưởng hoặc người văn thư ghi ý kiến phân phối vào VB đến đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải quyết.
  20. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN + Lập sổ đăng ký văn bản đến: theo quy định của công văn 425 - Mẫu sổ đăng kí theo quy định của nhà nước. + Mẫu sổ được trình bày như sau:
  21. . (1) . (2) Ghi chú: (1): Tên cơ quan (tổ chức) chủ quản cấp trên trực tiếp (2): Tên cơ quan (tổ chức) SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐẾN hoặc đơn vị (đối với sổ của đơn vị); (3): Năm mở sổ đăng ký Năm: 20 (3) văn bản đến (4): Ngày, tháng bắt đầu và Từ ngày đến ngày kết thúc đăng ký văn bản (4). trong quyển sổ; Từ số đến số (5): Số thứ tự đăng ký văn (5). bản đến đầu tiên và cuối cùng trong quyển sổ; Quyển số: (6) (6): Số thứ tự của quyển sổ.
  22. Đăng ký bên trong: Trình bày trên khổ giấy A3 (420x297 mm), gồm các cột mục theo mẫu sau: Ngày Số Tác Số và Ngày Tên Đơn Ký Ghi đến đến giả kí hiệu tháng loại và vị nhận chú văn văn văn trích hoặc bản bản bản yếu cá nội nhân dung nhận văn bản (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
  23. - Hướng dẫn đăng ký: + Cột 1: Ghi ngày tháng văn bản đến + Cột 2: Ghi số thứ tự văn bản + Cột 3: Ghi tên cơ quan ban hành + Cột 4: Ghi số, kí hiệu văn bản đến + Cột 5: Ghi ngày tháng văn bản đến + Cột 6: Ghi tên loại và trích yếu nội dung văn bản + Cột 7: Ghi tên đơn vị hoặc cá nhân nhận văn bản + Cột 8: người nhận văn bản kí tên + Cột 9: Ghi những điểm cần thiết khác
  24. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN 2. Trình và chuyển giao 2.1 Trình văn bản đến 2.2 Chuyển giao văn bản đến 3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến 3.1 Giải quyết văn bản đến 3.2 Theo dõi, đôn đốc 4. Lưu văn bản
  25. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Kịp thời trình văn bản đến cho người có trách nhiệm và chuyển giao cho đơn vị, cá nhân giải quyết. - Văn bản đến có dấu chỉ mức độ khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận.
  26. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Phân biệt giữa trình VB đến với trình kí VB đi: + Trong phần đăng kí VB đến, cột 7-8 chỉ được điền khi đã trình thủ trưởng duyệt phân công công việc. - Khi trình kí, văn thư thường kèm theo phiếu giải quyết văn bản đến. - Dựa vào ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng, văn thư sẽ photo số lượng văn bản theo yêu cầu.
  27. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Chuyển giao văn bản đến phải đảm bảo chính xác và giữ gìn bí mật nội dung văn bản.
  28. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Cách thức chuyển giao văn bản đến: + Trực tiếp photo văn bản và chuyển đến từng đối tượng. → di chuyển nhanh chóng, phạm vi địa lí gần, không tốn thời gian. + Thủ tục đơn giản.
  29. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN + Chuyển VB sau khi có ý kiến phân phối ▪ Phân phối văn bản đến: Trường hợp nhiều đơn vị trong cơ quan có liên quan: ● Bản chính: đơn vị chủ trì ● Bản chụp: đơn vị nội bộ có liên quan ● Bản sao: đơn vị trực thuộc
  30. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN + Khi phân phối: VB đến biến thành VB đi VD: VB của Bộ Tỉnh (sao y bản chính đến - đi) Huyện (sao lục: đến - đi) Xã
  31. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Sao y bản chính: là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản do Bộ gửi đến và chèn thêm một phần của Tỉnh vào. - Cần có đường phân cách. - Kí hiệu: lấy kí hiệu của tên loại văn bản sao y bản chính. VD: Số: 25/SY – SGD&ĐT - Số: dựa vào số chuyển giao và số đăng kí văn bản đi.
  32. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Đây là khâu quan trọng trong công tác văn thư. - Khi trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức cho ý kiến chỉ đạo giải quyết cần đính kèm phiếu giải quyết văn bản đến. - Đối với những văn bản có liên quan đến các đơn vị, cá nhân khác, cần gửi văn bản hoặc bản sao văn bản đó (kèm phiếu giải quyết văn bản đến).
  33. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Văn thư giúp thủ trưởng theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến để hoàn tất công việc. - Sổ theo dõi việc giải quyết văn bản đến (phụ lục 6 – Công văn 425)
  34. II. NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VĂN BẢN ĐẾN - Lưu 2 VB + Bộ phận chuyên môn. Nếu phòng chuyên môn không liên quan thì lưu ở phòng hành chính (bản photo) - Lưu ý: nếu cả 2 phòng đều cần dấu đỏ phải sao y bản chính và đưa phòng chuyên môn bản sao hoặc bản chứng thực.