Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

ppt 11 trang hapham 1890
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_30_ban_den_choi_nha_nguyen_khuy.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

  1. Bạn đến chơi nhà _ Nguyễn Khuyến_ Linh chi
  2. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) I - Đọc và tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Nguyễn Khuyến -Tên là Nguyễn Thắng (1835- 1909); quê ở Trung Lương (Yên Đổ) - Bình Lục – Hà Nam -Ông là người thông minh, học giỏi, đỗ đầu ba kì thi gọi là Tam nguyên Yên Đổ -Ông là nhà thơ của làng quê Việt Nam.
  3. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) 2. Tác phẩm: a) Hoàn cảnh ra đời: được viết nhân dịp Dương Khuê, người bạn đồng khoa, đến chơi sau bao nhiêu năm xa cách. b) Đọc – tìm hiểu chú thích: Đã bây lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra hoa, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta!
  4. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) Đã bây lâu nay, bác tới nhà, Đề: Lời chào đón bạn Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Thực: Tình huống Cải chửa ra hoa, cà mới nụ, và khả năng tiếp đãi Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. bạn Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta! Kết luận về tình bạn - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Bài thơ có bố cục độc đáo
  5. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) II - Đọc – hiểu: 1.Phần đề: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Chỉ thời gian đã Chỉ sự việc bạn qua lâu rồi đến thăm - Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống - Giọng điệu vội vã, chân thành, cởi mở - Dấu phẩy tách câu thơ ra làm 2 vế như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào - Quan hệ giữa chủ và khách rất thân mật => Đón bạn với thái độ: vộn vã, cởi mở, thân mật; mừng vui khôn xiết khi bạn đến thăm
  6. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) 2.Phần thực: Trẻ thời đi vắng, chơi thời xa - Tình huống: thiếu người phục vụ, không thể đi chợ mua bán đãi tiếp bạn => Giãi bày sự băn khoăn, áy náy của chủ trong việc tiếp đãi bạn
  7. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Món ăn ngon, sang trọng Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra hoa, cà mới nụ, Món ăn dân dã, bình dị Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, - Tình huống thiếu người phục vụ không thể đi chợ mua đãi bạn => Giãi bày sự băn khoăn, áy náy của chủ trong việc tiếp đãi bạn - Dùng nghệ thuật: đối , liệt kê, chơi chữ; ngôn ngữ dân gian, phong phú => Phương thức đãi bạn: cây nhà lá vườn + Thức ăn rất phong phú, đủ mọi chủng loại, rất sẵn, có sang trọng, có dân dã + Nhưng tất cả đều lấy không được hoặc ở dạng tiềm năng, tiềm ẩn => Sống lạc quan yêu đời luôn luôn làm chủ hoàn cảnh => Cách nói nghèo hóa sang của nhân dân
  8. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) 3.Phần kết luận: Bác đến chơi đây, ta với ta! - Đại từ ngôi 1 và 2: Ta - Chỉ sự đồng lòng, đồng cảm, cảm thông, chia sẻ => Khẳng định điều quý giá nhất của tình bạn là đến với nhau bằng tấm lòng. Tình bạn vượt qua mâm cao cỗ đầy, lễ nghi xã giao thông thường. Một tình bạn trog sáng, thanh cao, không vụ lợi.
  9. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) III – Tổng kết: 1.Nghệ thuật: - Ngôn ngữ trong sáng, bình dị - Tả cái có để nói cái không, tả cái không để nói cái có (hữu vô tương tác) 2. Nội dung: - Mượn chuyện tiếp bạn đến chơi để biểu lộ tình cảm thắm thiết với nhau * Ghi nhớ: SGK - 105
  10. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) Luyện tập: Bài 1: ? Từ câu thứ 2 đến câu thứ 6, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì? A.Miêu tả hoàn cảnh nghèo của mình B.Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình C.Không muốn tiếp đãi bạn D.Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc. Bài 2: ? Em hãy so sánh cách dùng cụm tứ “ta với ta” của Nguyễn Khuyến và cụm từ “ta với ta” trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan?
  11. Tiết 30 – Văn bản: Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) Hướng dẫn bài về nhà: • Học thuộc bài thơ • Nắm nội dung và nghệ thuật của bài thơ • Làm bì tập còn lại trong SGK • Chuẩn bị bài tiếp theo: Xa ngắm thác núi Lư