Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Bản chất của kế toán - Nguyễn Thu Hoài

ppt 39 trang hapham 3630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Bản chất của kế toán - Nguyễn Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_1_ban_chat_cua_ke_toan_ng.ppt

Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Bản chất của kế toán - Nguyễn Thu Hoài

  1. NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN GVGD: ThS. Nguyễn Thu Hoài Bộ môn: Kiểm toán
  2. CẤU TRÚC MÔN HỌC 8 CHƯƠNG 1 Bản chất của kế toán 2 Đối tượng và phương pháp của kế toán 3 Phương pháp chứng từ kế toán 4 Phương pháp tài khoản kế toán
  3. CẤU TRÚC MÔN HỌC 8 CHƯƠNG Phương pháp tính giá và kế toán các quá trình 5 kinh doanh chủ yếu trong các doanh nghiệp 6 Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 7 Sổ kế toán và hình thức kế toán 8 Tổ chức công tác kế toán trong DN
  4. Tài liệu tham khảo • Giáo trình Lý thuyết kế toán, ĐHTM • Câu hỏi lý thuyết và bài tập Nguyên lý kế toán • Giáo trình Lý thuyết kế toán, Nguyên lý kế toán (KTQD, HVTC, ) • Luật Kế toán • Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) • .
  5. CHƯƠNG 1 BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN 1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế 1.2. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán
  6. 1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế 1.1.1. Khái niệm và phân loại kế toán 1.1.1.1. Khái niệm kế toán - Để quản lý được hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi: + Hoạt động quan sát: + Đo lường (thước đo hiện vật, lao động, giá trị) + Tính toán + Ghi chép => Các hoạt động quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động kinh tế của con người nhằm thực hiện chức năng phản ánh và giám đốc các hoạt động kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội gọi là hạch toán
  7. Hạch toán nghiệp vụ Hệ thống Hạch toán thống kê hạch toán Hạch toán kế toán
  8. (1) Hạch toán nghiệp vụ Hạch toán nghiệp vụ (Hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật) là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra từng nghiệp vụ kinh tế, từng quá trình kinh tế kỹ thuật cụ thể, nhằm thu thập và cung cấp thông tin để thực hiện sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời các nghiệp vụ và các quá trình kinh tế đó
  9. Đặc điểm hạch toán nghiệp vụ + Thông tin do hạch toán nghiệp vụ cung cấp thường mang tính rời rạc, riêng biệt, ít sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp. + Phương pháp thu thập thông tin, phản ánh thông tin thường đơn giản, trực tiếp, kịp thời + Thước đo: sử dụng cả 3 loại thước đo
  10. (2) Hạch toán thống kê Hạch toán thống kê (Thống kê) là một môn khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể, nhằm rút ra bản chất và tính quy luật trong sự phát triển của hiện tượng đó
  11. Đặc điểm hạch toán thống kê + Là 1 môn khoa học, có đối tượng nghiên cứu và hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng + Số liệu do hạch toán thống kê cung cấp không mang tính liên tục, thường xuyên mà chỉ có tính hệ thống. + Phạm vi nghiên cứu của thống kê rất rộng: 1 đơn vị, 1 ngành, 1 lĩnh vực, 1 vùng lãnh thổ hoặc toàn bộ nền kinh tế quốc dân. + Thước đo: hạch toán thống kê sử dụng cả 3 loại thước đo
  12. (3) Khái niệm hạch toán kế toán Hạch toán kế toán (Kế toán) là môn khoa học thu nhận xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của các đơn vị đó
  13. Khái niệm hạch toán kế toán Theo điều 4, Luật Kế toán Việt Nam Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
  14. Đặc điểm hạch toán kế toán + Hạch toán kế toán là một môn khoa học, có đối tượng và hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng, trong đó phương pháp chứng từ là thủ tục đầu tiên, bắt buộc phải có đối với mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Phạm vi áp dụng: hạch toán kế toán được áp dụng trong từng đơn vị, từng doanh nghiệp cụ thể. + Hạch toán kế toán sử dụng cả 3 loại thước đo, trong đó thước đo tiền tệ là thước đo chủ yếu.
  15. 1.1.1.2 Các khái niệm được thừa nhận trong kế toán Khái niệm về đơn vị kế toán: là đơn vị kinh tế mà ở đó nó kiểm soát các nguồn lực, tài sản và tiến hành các công việc, ghi chép và tổng hợp báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Khái niệm thước đo tiền tệ: Đơn vị tiền tệ được thừa nhận là 1 đơn vị đo lường tính toán thông dụng nhất đối với các loại tài sản, nguồn hình thành tài sản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp. Khái niệm kỳ kế toán: là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ để lập báo cáo tài chính
  16. Có 3 loại kỳ kế toán 1 Kỳ kế toán năm 2 Kỳ kế toán quý 3 Kỳ kế toán tháng
  17. 1.1.1.3 Phân loại kế toán a. Phân loại theo cách ghi chép, thu nhận thông tin - Kế toán ghi đơn: ghi chép thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế 1 cách độc lập, riêng biệt. - Kế toán ghi kép: ghi chép, thu nhận các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế theo đúng nội dung, sự vận động biện chứng giữa các đối tượng kế toán
  18. 1.1.1.3 Phân loại kế toán b. Phân loại theo mức độ, tính chất của thông tin - Kế toán tổng hợp: là loại hạch toán kế toán mà thông tin kế toán được ghi chép thu nhận theo những chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp bằng thước đo giá trị. - Kế toán chi tiết: là loại kế toán mà thông tin được thu nhận, xử lý và cung cấp ở dạng chi tiết, cụ thể về 1 chỉ tiêu tổng hợp do kế toán tổng hợp thực hiện.
  19. 1.1.1.3 Phân loại kế toán c. Phân loại theo phạm vi thông tin kế toán cung cấp - Kế toán tài chính: cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp. - Kế toán quản trị: cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị các cấp trong đơn vị
  20. 1.1.1.3 Phân loại kế toán d. Phân loại theo đặc điểm và mục đích của đơn vị - Kế toán công: được tiến hành ở những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không vì mục đích lợi nhuận. - Kế toán doanh nghiệp: được tiến hành ở các đơn vị hoạt động có tính chất kinh doanh, vì mục đích lợi nhuận.
  21. 1.1.2 Vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế - Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. - Thông tin do kế toán cung cấp là nguồn thông tin quan trọng, trung thực, khách quan, chiếm tỷ trọng lớn để giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý của mình. - Phân tích và xử lý thông tin, giúp cho nhà quản lý đánh giá chính xác mức độ hoàn thành của các chỉ tiêu kinh tế (về sản lượng tiêu thụ, về doanh thu, về lợi nhuận, )
  22. 1.2. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản 1.2.2.1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí phải được ghi vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích, phản ánh tình hình tài chính của đơn vị trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
  23. VD về nguyên tắc cơ sở dồn tích VD Có 2 DN A và B, cùng bán 1 lô hàng trị giá 100 triệu, trong cùng 1 ngày. - DN A thu tiền ngay 100 tr - DN B cho khách hàng nhận nợ 30 ngày. Ghi nhận doanh thu trong 2 trường hợp này là như thế nào?
  24. 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản 1.2.1.2 Nguyên tắc hoạt động liên tục • Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. • Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
  25. 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản 1.2.1.2 Nguyên tắc giá gốc Mọi tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
  26. Ví dụ về nguyên tắc giá gốc VD DN mua ô tô 4 chỗ, loại - Giá mua : 500 triệu - VAT : 50 triệu - CP vận chuyển: 10 triệu -Lệ phí trước bạ (10%) = (500 + 50) x 10% = 55 triệu Giá trị của ô tô này = ???
  27. 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản 1.2.1.4. Nguyên tắc phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu, phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
  28. Ví dụ về nguyên tắc phù hợp • Ngày 1/1/N: Công ty A bán một lô hàng có giá vốn (giá xuất kho) là 100 triệu với giá bán là 150 triệu đồng. Tuy nhiên, khi bán lô hàng này, khách hàng yêu cầu công ty chuyển hàng đến cho họ và chi phí vận chuyển là 1 triệu đồng. • Vậy kế toán ghi nhận thế nào với nghiệp vụ này?
  29. 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản 1.2.2.5. Nguyên tắc nhất quán Các chính sách, phương pháp kế toán của đơn vị đã chọn từ đầu kỳ, sẽ được áp dụng thống nhất trong 1 kỳ kế toán năm. Nếu có sự thay đổi chính sách, phương pháp kế toán đã chọn, phải thay đổi ở kỳ kế toán sau và phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
  30. 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản 1.2.2.6. Nguyên tắc thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: • Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; • Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; • Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; • Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
  31. 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản 1.2.2.7. Nguyên tắc trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính
  32. 1.2.2 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán 1.2.2.1 Trung thực Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1.2.2.2 Khách quan Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
  33. 1.2.2 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán 1.2.2.3 Đầy đủ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. 1.2.2.4 Kịp thời Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
  34. 1.2.2 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán 1.2.2.5 Dễ hiểu Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. 1.2.2.6 Có thể so sánh Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán
  35. 1.3 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán 1.3.1 Chức năng của kế toán Chức năng Chức năng Chức năng thông tin giám đốc (phản ánh) (kiểm tra)
  36. 1.3.1 Chức năng của kế toán Chức năng thông tin (phản ánh) Được biểu hiện ở việc kế toán theo dõi toàn bộ các hiện tượng kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị thông qua việc tính toán, ghi chép, phân loại, xử lý và tổng kết các dữ liệu liên quan đến hoạt động sử dụng vốn và tài sản của đơn vị. Từ đó, kế toán tiến hành cung cấp thông tin kinh tế cho các đối tượng kế toán để ra các quyết định quản lý, đầu tư, cho vay
  37. 1.3.1 Chức năng của kế toán Chức năng giám đốc (kiểm tra) Thể hiện ở việc thông qua các số iệu đã được phản ánh người sử dụng thông tin, kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị, làm cơ sở cho việc đánh giá được đúng đắn, kiểm soát chặt chẽ tình hình chấp hành luật pháp, việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhằm giúp cho hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả cao.
  38. 1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng, nội dung công việc kế toán và theo chế độ chuẩn mực kế toán. - Cung cấp các số liệu, tài liệu theo quy định của pháp luật - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản - Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
  39. Một số câu hỏi thảo luận • Phân biệt hạch toán và kế toán • Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính