Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Các yếu tố cơ bản của nguyên lý kế toán - Nguyễn Vũ Việt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Các yếu tố cơ bản của nguyên lý kế toán - Nguyễn Vũ Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_2_cac_yeu_to_co_ban_cua_n.ppt
Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Các yếu tố cơ bản của nguyên lý kế toán - Nguyễn Vũ Việt
- 1 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA KẾ TOÁN Các yếu tố cơ bản của nguyên lý kế toán TS. NGUYỄN VŨ VIỆT PT.BỘ MÔN
- 2 CHƯƠNG 2 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
- 3 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính Mục tiêu: ❑ Hiểu được những loại thông tin khác nhau được trình bày trên báo cáo tài chính; ❑ Hiểu được các lý thuyết kế toán khác nhau ảnh hưởng đến mục đích cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng liên quan;
- 4 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính Mục tiêu: ❑ Hiểu được khái niệm và điều kiện ghi nhận các đối tượng kế toán cụ thể được trình bày trên báo cáo tài chính như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; ❑ Hiểu được mối quan hệ của các yếu tố của báo cáo tài chính; ❑ Hiểu được ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tài chính đến các yếu tố của báo cáo tài chính;
- 5 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.1. Báo cáo tài chính và các lý thuyết kế toán về mục đích cung cấp thông tin kế toán 2.1.1. Báo cáo Tài chính • Báo cáo tài chính là sản phẩm của quy trình kế toán, được các đối tượng liên quan sử dụng nhằm đưa ra quyết định kinh tế. Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có thể là người bên trong hoặc bên ngoài đơn vị kế toán. •
- 6 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.1.1. Báo cáo Tài chính Báo cáo tài chính là nguồn tài liệu quan trọng, cung cấp thông tin chung cho mọi đối tượng sử dụng. Lý do là nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng có những điểm chung nhất định. Do chi phối của yêu cầu hiệu quả, kế toán không nhất thiết phải cung cấp báo cáo kế toán riêng cho từng đối tượng sử dụng mà chỉ công bố thông tin tổng quát trên báo cáo tài chính.
- 7 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.1.1. Báo cáo Tài chính Báo cáo tài chính sẽ khác với - Báo cáo kế toán quản trị - Báo cáo quyết toán thuế - Báo cáo thẩm định dự án - Bản cáo bạch
- 8 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.1.1. Báo cáo Tài chính ❑ Các loại thông tin cơ bản được trình bày trên Báo cáo Tài chính - Thông tin về tình hình tài chính - Thông tin về tình hình kinh doanh - Thông tin về lưu chuyển tiền tệ
- 9 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.1.2. Các trường phái lý thuyết kế toán về mục đích cung cấp thông tin kế toán ❑ Lý thuyết sở hữu SV đọc tài liệu để nắm được ❑ Lý thuyết thực thể -Bối cảnh lịch sử ra đời lý thuyết ❑ Lý thuyết điều hành - Quan điểm cơ bản ❑ Lý thuyết nhà đầu tư - Ảnh hưởng đến kế toán ❑ Lý thuyết doanh nghiệp
- 10 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2. Các yếu tổ của Báo cáo tài chính Đối tượng chung của kế toán: Tài sản, có tính 2 mặt: ❑ Vốn (Tài sản của đơn vị) ❑ Nguồn hình thành vốn (Nguồn vốn) ❑ Tính cân đối của đối tượng kế toán Tài sản (Vốn) = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu - Tính cân đối luôn đúng trong mọi đơn vị - Tính cân đối luôn được đảm bảo tại mọi thời điểm
- 11 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2. Các yếu tổ của Báo cáo tài chính 2.2.1. Xác định yếu tố của báo cáo tài chính ❑ Yếu tố về tình trạng tài chính được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán: tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. ❑ Yếu tố về tình hình hoạt động được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động. ❑ Yếu tố về luồng tiền được phản ánh trên báo cáo lưu chuyển tiền: luồng tiền vào, luồng tiền ra và luồng tiền thuần.
- 12 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.1. Tài sản 2.2.1.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận tài sản ❑ Khái niệm Tài sản là nguồn lực phát sinh từ các giao dịch quá khứ do đơn vị kế toán kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. ❑ Lưu ý: - Nguồn lực gồm nguồn lực hữu hình, vô hình - Kiểm soát # Sở hữu - Lợi ích kinh tế
- 13 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.1. Tài sản 2.2.1.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận tài sản Điều kiện ghi nhận tài sản (Kế toán ghi nhận) ❑ Điều kiện thứ nhất là có khả năng tiền tệ hóa. ❑ Điều kiện thứ hai là đơn vị kế toán có thể kiểm soát được. ❑ Điều kiện thứ ba là tài sản tạo ra lợi ích kinh tế cho đơn vị trong tương lai một cách tương đối chắc chắn. ❑ Điều kiện thứ tư là kết quả hình thành từ nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra.
- 14 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.1. Tài sản 2.2.2.2. Các loại tài sản Tùy mục đích sử dụng thông tin, tài sản của đơn vị kế toán có thể được phân loại theo các cách khác nhau. Kế toán sẽ lựa chọn tiêu thức phân loại nhất định để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin chung liên quan đến nhận diện các khoản mục tài chính thuộc tài sản được trình bày trên Bảng cân đối kế toán.
- 15 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.1. Tài sản 2.2.2.2. Các loại tài sản Tiêu chuẩn phân loại được lựa chọn là đặc điểm dịch chuyển giá trị, thời gian sử dụng tài sản theo chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị kế toán và niên độ kế toán Lưu ý: - Chu kì kinh doanh - Niên độ kế toán
- 16 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.1. Tài sản 2.2.2.2. Các loại tài sản Tài sản được trình bày trên Báo cáo tài chính - Tài sản ngắn hạn - Tài sản dài hạn Sinh viên đọc giáo trình để nắm được -Nội dung từng loại tài sản - Mục đích nắm giữ - Liên kết tài sản với hoạt động của đơn vị Lưu ý:
- 17 Tài sản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển Tài Các khoản đầu tư ngắn hạn: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, sản cho vay ngắn hạn, ngắn hạn Tài sản trong thanh toán: phải thu của khách hàng ngắn hạn, phải thu nội bộ, chi phí trả trước ngắn hạn Hàng tồn kho: nguyên vật liệu, công cụ-dụng cụ, sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa Các loại tài Phải thu dài hạn: phải thu khách hàng dài hạn, phải thu nội sản bộ dài hạn TSCĐ và BĐS đầu tư: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, BĐS đầu tư Tài sản dài Đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty con, đầu tư hạn vào công ty liên kết Tài sản dài hạn khác
- 18 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.1. Tài sản 2.2.2.2. Các loại tài sản ❑ Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian dịch chuyển giá trị, thời hạn sử dụng - Trong vòng một chu kì kinh doanh - Ngắn hơn 12 tháng ❑ Tài sản không xếp vào tài sản ngắn hạn là tài sản dài hạn
- 19 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.3. Nợ phải trả 2.2.3.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận nợ phải trả Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị kế toán phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra mà đơn vị kế toán có nghĩa vụ phải thanh toán bằng các nguồn lực của mình. Lưu ý: - Nghĩa vụ hiện tại - Phải thanh toán bằng nguồn lực
- 20 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.3. Nợ phải trả 2.2.3.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận nợ phải trả ❑ Điều kiện ghi nhận - Xác định một cách đáng tin cậy - Đơn vị chắc chắn phải dùng nguồn lực để thanh toán - Phát sinh từ giao dịch, nghiệp vụ trong quá khứ
- 21 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.3. Nợ phải trả 2.2.3.2. Các loại nợ phải trả ❑ Các yếu tố báo cáo tài chính thuộc nợ phải trả được kế toán cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng theo từng khoản mục tài chính. Việc xác định các khoản mục tài chính thuộc nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phụ thuộc vào nhu cầu thông tin ❑ Có các tiêu thức khác nhau để phân loại nợ phải trả
- 22 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.3. Nợ phải trả 2.2.3.2. Các loại nợ phải trả Phân loại nợ phải trả theo thời gian thanh toán ❑ Nợ phải trả ngắn hạn - Được thanh toán trong 1 chu kì kinh doanh - Thanh toán trong 12 tháng ❑ Nợ phải trả dài hạn: là nợ phải trả không phải là ngắn hạn.
- 23 Vay ngắn hạn Phải trả người bán ngắn hạn Nợ phải Thuế và các khoản phải trả ngắn nộp NN hạn Phải trả người lao động Phải trả nội bộ ngắn hạn Nợ phải Nợ phải trả ngắn hạn khác trả Vay dài hạn Nợ phải trả Nợ dài hạn dài hạn Nợ phải trả dài hạn khác
- 24 Chương 2 – Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.3. Nợ phải trả 2.2.3.2. Các loại nợ phải trả Sinh viên nghiên cứu giáo trình để nắm được - Nội dung các khoản nợ phải trả cụ thể - Mục đích - Sự liên hệ của khoản nợ với hoạt động của đơn vị
- 25 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.3. Nợ phải trả. 2.2.3.2. Các loại nợ phải trả - Ý nghĩa cách phân loại. ❑ Việc phân loại thành nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn có ý nghĩa trong việc xác định khả năng thanh toán của đơn vị kế toán. ❑ Nợ phải trả ngắn hạn phải được thanh toán trong thời gian trước mắt, trong đó các khoản nợ dài hạn được thanh toán trong khoảng thời gian dài hơn. ❑ Việc phân loại này làm căn cứ để chuẩn bị nguồn tài chính thanh toán cho các khoản nợ phải trả này.
- 26 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.4. Vốn chủ sở hữu 2.2.4.1. Khái niệm và đặc điểm vốn chủ sở hữu ❑ Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tổng tài sản sau khi đã loại trừ tổng nợ phải trả. ❑ Vốn chủ sở hữu=Tổng tài Sản -Tổng nợ Phải trả ❑ Điều kiện ghi nhận: • Phải xác định được giá trị và lợi ích • Được xác định tại một thời điểm
- 27 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.4. Vốn chủ sở hữu 2.2.4.1. Khái niệm và đặc điểm vốn chủ sở hữu ❑ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều là nguồn vốn của đơn vị kế toán. Tuy nhiên, giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có hai điểm nổi bật khác biệt, đó là quyền lợi pháp lý của chủ nguồn vốn và bản chất kinh tế của hai loại chủ nguồn vốn này.
- 28 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.4. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.2.4.1. Khái niệm và đặc điểm vốn chủ sở hữu ❑ Về khía cạnh pháp lý của nợ phải trả: - Thể hiện nghĩa vụ của đơn vị đối với chủ nợ theo hợp đồng - Chủ sở hữu có thể có trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn - Thời hạn sử dụng được xác định ❑ Khía cạnh pháp lý của vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ sở hữu - Sử dụng lâu dài
- 29 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.4. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.2.4.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu ❑ Về khía cạnh kinh tế của nợ phải trả: - Chủ nợ không kiểm soát tài sản - Chủ nợ gánh chịu rủi ro thấp hơn ❑ Khía cạnh kinh tế của nguồn vốn chủ sở hữu - Chủ sở hữu nắm quyền kiểm soát, tham gia kiểm soát - Chủ sở hữu chịu rủi ro cao hơn
- 30 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.4. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.2.4.2. Các loại nguồn vốn chủ sở hữu Theo nguồn hình thành, nguồn vốn chủ sở hữu được phân chia thành - Nguồn vốn góp của chủ sở hữu, - Kết quả hoạt động của đơn vị kế toán - Nguồn vốn chủ sở hữu khác.
- 31 Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu Nguồn vốn góp Thặng dư vốn cổ phần ban đầu của chủ Nguồn vốn góp khác của chủ sở hữu sở hữu Quỹ khen thưởng,phúc lợi Nguồn Nguồn Quỹ đầu tư phát triển vốn chủ vốn từ kết sở hữu quả hoạt động Quỹ khác Lợi nhuận chưa phân phối Chênh lệch tỷ giá hối đoái Nguồn vốn chủ Chênh lệch đánh giá lại tài sản sở hữu khác Nguồn vốn chủ sở hữu khác
- 32 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.5. Thu nhập 2.2.5.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận thu nhập Thu nhập là tổng giá trị các lợi ích kinh tế đơn vị kế toán thu được trong kỳ kế toán, được thực hiện từ các hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của đơn vị kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn góp của chủ sở hữu đơn vị kế toán. Lưu ý: - Giá trị lợi ích kinh tế - Thu nhập làm tăng vốn chủ SH - Thu nhập không gồm vốn góp
- 33 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.5. Thu nhập 2.2.5.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận thu nhập Quá trình hoạt động tạo ra thu nhập của đơn vị có tính 2 mặt - Một mặt, đơn vị sử dụng, tiêu hao các nguồn lực của mình để thực hiện hoạt động - Mặt khác, đơn vị thu được lợi ích kinh tế
- 34 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.5. Thu nhập 2.2.5.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận thu nhập Điều kiện ghi nhận thu nhập ❑ Nếu đơn vị áp dụng nguyên tắc kế toán tiền: Thời điểm ghi nhận thu nhập là thời điểm thu tiền ❑ Nếu đơn vị áp dụng nguyên tắc thực hiện (dồn tích), kế toán ghi thu nhập khi - Thu nhập được xác định một cách đáng tin cậy - Đơn vị chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động tạo ra thu nhập
- 35 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.5. Thu nhập 2.2.5.2. Các loại thu nhập Thu nhập của đơn vị kế toán bao gồm nhiều loại khác nhau, nhằm phục vụ cho việc cung cấp thông tin hữu ích cho các bên sử dụng liên quan cần phải phân loại thu nhập. Thông thường, thu nhập được phân loại theo hoạt động tạo ra thu nhập của đơn vị kế toán.
- 36 Hoạt động ban đầu thành lập đơn vị kế toán Thu nhập hoạt động chủ yếu HĐ thông thường Thu nhập thông thường Thu nhập hoạt động tài chính Hoạt động huy động và sử dụng vốn Thu nhập SV đọc tài liệu để hiểu -Nội dung từng hoạt động tạo ra thu nhập -Phân biệt được các loại hoạt động Thu nhập khác HĐ khác
- 37 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.6. Chi phí 2.2.6.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận chi phí Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho chủ sở hữu. Lưu ý: - Sự suy giảm lợi ích kinh tế - Biểu hiện của chi phí - Hệ quả làm giảm vốn chủ sở hữu
- 38 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.6. Chi phí 2.2.6.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận chi phí Điều kiện ghi nhận chi phí - Xác định được chi phí một cách đáng tin cậy - Có bằng chứng về sự suy giảm lợi ích kinh tế Chi phí và thu nhập được ghi nhận một cách phù hợp với nhau trong kì kế toán
- 39 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.6. Chi phí 2.2.6.2. Các loại chi phí Theo hoạt động của đơn vị, chi phí gồm - Chi phí thông thường - Chi phí khác Phân loại chi phí phù hợp với phân loại thu nhập. SV xem phần phân loại thu nhập để hiểu nội dung từng hoạt động
- 40 HĐ thông thường Chi phí HĐ bán hàng Chi phí hoạt động bán sản thông phẩm, hàng hóa: giá vốn hàng thường xuất bán, chi phí bán hàng HĐ tài chính Chi phí hoạt động tài chính Chi HĐ quản phí lý chung toàn đơn vị Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác HĐ khác
- 41 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.7. Kết quả hoạt động 2.2.7.1 Cách xác định kết quả hoạt động ❑ Kết quả hoạt động là một trong những chỉ tiêu quan trọng được trình bày trrên báo cáo tài chính, phản ánh thành quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán trong mỗi kỳ kế toán cụ thể. ❑ Kết quả hoạt động có thể được xác định theo hai (02) phương pháp: 1) Phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu cuối kỳ với vốn chủ sở hữu đầu kỳ; 2) Phương pháp so sánh giữa thu nhập và chi phí.
- 42 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.7. Kết quả hoạt động 2.2.7.1 Cách xác định kết quả hoạt động Theo phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu cuối kỳ và vốn chủ sở hữu cuối kỳ, kết quả hoạt động được xác định theo công thức sau: Kết quả hoạt độngtrong kỳ=Vốn chủ sở hữu cuối kỳ - Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Nếu trong kỳ tồn tại những nghiệp vụ liên quan đến tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu, nhưng không liên quan đến kết quả hoạt động trong kỳ thì kết quả hoạt động có thể được xác định theo tính cân đối sau: Kết quả hoạt động = Vốn chủ sở hữu cuối kỳ+Vốn chủ sở hữu giảm (không phải do kết quả hoạt động) - Vốn chủ sở hữu đầu kỳ -Vốn chủ hữu tăng (không phải do kết quả hoạt động).
- 43 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.7. Kết quả hoạt động 2.2.7.1 Cách xác định kết quả hoạt động Theo phương pháp so sánh giữa thu nhập và chi phí, kết quả hoạt động được xác định theo tính cân đối như sau: Kết quả hoạt động trong kỳ=Thu nhập trong kỳ-Chi phí trong kỳ Phương pháp xác định kết quả hoạt động trong kỳ trên cơ sở so sánh thu nhập và chi phí xuất phát từ lý thuyết thực thể. Theo đó, thu nhập được xác định theo nguyên tắc thực hiện, chi phí được xác định theo nguyên tắc phát sinh nhưng số chi phí loại trừ ra khỏi thu nhập phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp.
- 44 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.7. Kết quả hoạt động 2.2.7.2. Nguyên tắc phù hợp khi xác định kết quả Cơ sở: tồn tại trong loại hình kế toán dồn tích Nội dung: Nguyên tắc phù hợp chỉ ra việc ghi nhận thu nhập và chi phí phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản thu nhập thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra số thu nhập đó
- 45 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.7. Kết quả hoạt động 2.2.7.2. Nguyên tắc phù hợp khi xác định kết quả ❑ Nếu thu nhập chưa được ghi nhận vào kỳ hiện tại thì chi phí phát sinh liên quan cũng được hoãn lại, chưa trừ khỏi thu nhập của kỳ hiện tại trong khi xác định kết quả hoạt động của kỳ đó. Số chi phí hoãn lại đó được vốn hóa và ghi nhận là tài sản của đơn vị kế toán. ❑ Một số khoản chi phí không có mối quan hệ trực tiếp trong việc tạo ra thu nhập hoặc liên quan đến một thời kỳ cụ thể. Những chi phí thuộc loại này được tính vào chi phí thời kỳ khi nó phát sinh.
- 46 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.8. Mối quan hệ các yếu tố của BCTC Tính hai (02) mặt của một lượng tài sản chỉ ra, tại một thời điểm nhất định giá trị tổng tài sản của một đơn vị kế toán luôn ngang bằng tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của nó. Tính cân đối của kế toán được biểu hiện qua phương trình kế toán tổng quát dưới đây: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (1)
- 47 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.8. Mối quan hệ các yếu tố của BCTC Tính cân đối kế toán dẫn đến những hệ quả sau: ❑ Tính cân đối của kế toán là tiêu chuẩn để nhận diện một sự kiện có phải là nghiệp vụ kinh tế tài chính hay không. Được coi là nghiệp vụ kinh tế tài chính khi nó phải ảnh hưởng đến các yếu tố thuộc phương trình kế toán ❑ Tính cân đối của kế toán là cơ sở của kế toán kép: mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phải được kế toán nhận diện, phân loại và ghi nhận sự ảnh hưởng của nó đến các yếu tố thuộc phương trình kế toán ❑ Tính cân đối của kế toán là cơ sở để kiểm tra số liệu kế toán
- 48 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.8. Mối quan hệ các yếu tố của BCTC ❑ Biểu hiện của tính cân đối Mối quan hệ giữa tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại thời điểm lúc cuối kỳ có thể được biểu hiện bằng phương trình sau: Tổng tài sản cuối kỳ = Nợ phải trả cuối kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ(2)
- 49 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.8. Mối quan hệ các yếu tố của BCTC ❑ Biểu hiện của tính cân đối • Do thu nhập làm vốn chủ sở hữu tăng lên, chi phí làm vốn chủ sở hữu giảm, nếu trong kỳ kế toán không phát sinh bất kỳ nghiệp vụ kinh tế tài chính nào làm tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu thuộc về thu nhập và chi phí, vốn chủ sở hữu cuối kỳ trong công thức (3) có thể được xác định như sau: • Vốn chủ sở hữu cuối kỳ = Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Kết quả hoạt động trong kỳ (3)
- 50 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.8. Mối quan hệ các yếu tố của BCTC ❑ Biểu hiện của tính cân đối • Do kết quả hoạt động trong kỳ được xác định bằng phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí nên công thức(3) có thể được viết dưới dạng công thức (4) như sau: • Vốn chủ sở hữu cuối kỳ = Vốn chủ sở hữu đầu kỳ+ Thu nhập trong kỳ - Chi phí trong kỳ (4)
- 51 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.2.8. Mối quan hệ các yếu tố của BCTC ❑ Biểu hiện của tính cân đối Thay công thức (4) vào công thức (2) trên đây, ta có: • Tổng tài sản cuối kỳ = Nợ phải trả cuối kỳ + Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Thu nhập trong kỳ -Chi phí trong kỳ (5)
- 52 Chương 2 - Các yếu tố cơ bản của Báo cáo Tài chính 2.3. Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tài chính đến các yếu tố báo cáo tài chính Nghiệp vụ kinh tế tài chính thuộc lĩnh vực kế toán như chương I đã đưa ra bắt buộc phải thỏa mãn hai (02) điều kiện: ❑ 1) những sự kiện đã phát sinh và ảnh hưởng đến sự biến động tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của đơn vị kế toán đó; ❑ 2) phải lượng hóa được sự ảnh hưởng đó theo thước đo tiền tệ một cách đáng tin cậy.
- 53 1 Tăng tài sản 5 Giảm tài sản 2 3 Giảm nợ phải trả 6 Tăng nợ phải trả 4 9 7 Giảm vốn chủ sở hữu 10 Tăng vốn chủ sở 11 hữu 12 8 Chi phí 13 Thu nhập được thực phát sinh hiện