Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 2: Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam - Trần Ngọc Lan Trang

ppt 29 trang hapham 2970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 2: Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam - Trần Ngọc Lan Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_van_de_co_ban_ve_luat_hinh_su_chuong_2_khai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 2: Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam - Trần Ngọc Lan Trang

  1. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM GV: Trần Ngọc Lan Trang
  2. 1. Khái niệm đạo luật hình sự Việt Nam Đạo luật hình sự Việt Nam là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực cao nhất ban hành quy định về tội phạm, hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt, đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung của luật hình sự Việt Nam. →Quốc hội ban hành →Hình thức của đạo luật hình sự Việt Nam hiện nay: - Bộ luật Hình sự - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS
  3. 2. Cấu tạo đạo luật hình sự Việt Nam - Cấu tạo của Bộ luật hình sự - Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự
  4. 2.1. Cấu tạo của Bộ luật hình sự Về cấu trúc, BLHS VN hiện hành gồm: - Phần Chung: quy định những nguyên tắc chung xác định tội phạm, hình phạt (10 chương) - Phần Các tội phạm: quy định các tội phạm cụ thể (14 chương) Phần Chương Mục Điều Khoản Điểm
  5. 2.2. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự Quy phạm pháp luật hình sự là quy tắc xử sự được Nhà nước ban hành và bảo đảm việc thực hiện bằng cách áp dụng hình phạt đối với người phạm tội QPPL được cấu thành bởi 3 bộ phận: - Giả định: nêu điều kiện, hoàn cảnh - Quy định: nêu cách thức xử sự được phép làm hoặc bị cấm làm - Chế tài: nêu biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng
  6. 2.2. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự - QPPL hình sự phần chung: không có chế tài - QPPL hình sự phần các tội phạm: quy định và chế tài
  7. 2.2. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự ❖Quy định là một bộ phận của QPPL hình sự nêu về tội phạm - Quy định giản đơn: nêu tên tội phạm, không mô tả dấu hiệu pháp lý VD: đ 98 BLHS, đ 136 BLHS, - Quy định mô tả: nêu tên tội phạm và mô tả dấu hiệu pháp lý VD: đ 111 BLHS, đ 135 BLHS - Quy định viện dẫn: muốn xác định thì phải xem xét thêm các quy định khác của PL VD: đ 112 BLHS, đ 202 BLHS,
  8. 2.2. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự ❖Chế tài là một bộ phận của QPPL hình sự nêu ra loại và mức hình phạt đối với người thực hiện tội phạm đã được nêu trong phần quy định. - Chế tài tương đối dứt khoát: nêu 1 loại hình phạt VD: k1 đ100 BLHS, k2 đ 101 BLHS, - Chế tài lựa chọn: nêu nhiều loại hình phạt khác nhau VD: k1 đ 93 BLHS, k1 đ 102 BLHS,
  9. 3. Hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam - Hiệu lực theo không gian - Hiệu lực theo thời gian
  10. 3.1. Hiệu lực của đạo luật HSVN theo không gian - Là phạm vi áp dụng của đạo luật đối với hành vi phạm tội thực hiện trong không gian nhất định và đối với một số người nhất định. → Nguyên tắc chủ quyền quốc gia (lãnh thổ): bất kì ai (công dân VN, người nước ngoài, người không quốc tịch) phạm tội trên lãnh thổ VN thì phải chịu TNHS theo pháp luật hình sự VN.
  11. 3.1. Hiệu lực của đạo luật HSVN theo không gian → Nguyên tắc quốc tịch có 2 dạng: - Nguyên tắc quốc tịch chủ động: dựa vào quốc tịch của người phạm tội - Nguyên tắc quốc tịch thụ động: dựa vào quốc tịch của người bị hại VN theo nguyên tắc quốc tịch chủ động
  12. 3.1. 1. Hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ VN Khoản 1 điều 5 BLHS: “BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNVN”. - Lãnh thổ: vùng đất liền, các hải đảo, vùng biển, vùng trời - Lãnh thổ mở rộng: lãnh thổ bay (phương tiện hàng không) lãnh thổ bơi (phương tiện hàng hải) mang cờ VN: + quân sự: LHSVN có hiệu lực áp dụng ở bất kỳ khu vực nào + dân sự: LHSVN có hiệu lực áp dụng ở khu vực không thuộc chủ quyền của quốc gia khác
  13. 3.1. 1. Hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ VN Khoản 1 điều 5 BLHS: “BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNVN”. Tội phạm có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ VN: - Thực hiện trọn vẹn quá trình ở VN - có ít nhất 1 giai đoạn hoặc bắt đầu hoặc thực hiện hoặc kết thúc ở VN
  14. 3.1. 1. Hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ VN Khoản 2 điều 5 BLHS – đối với người nước ngoài là đối tượng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ xét xử hình sự → Công ước quốc tế và PLVN: - Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình - Viên chức, nhân viên lãnh sự - Thành viên của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ
  15. 3.1. 2. Hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ VN Điều 6 BLHS 1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam. 2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
  16. 3.1. 2. Hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ VN Điều 6 BLHS → Xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch chủ động → Xảy ra xung đột về quyền tài phán hình sự theo lãnh thổ và theo quốc tịch → Giải quyết: Hiệp định tương trợ tư pháp, nguyên tắc có đi có lại.
  17. 3.2. Hiệu lực của đạo luật HSVN theo thời gian - Là phạm vi áp dụng của đạo luật đối với hành vi phạm tội thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Khoản 1 điều 7 BLHS: “Điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”. → Điều luật đang có hiệu lực thi hành là điều luật đã bắt đầu có hiệu lực và chưa chấm dứt hiệu lực thi hành.
  18. 3.2. Hiệu lực của đạo luật HSVN theo thời gian - Thời điểm bắt đầu: BLHS VN có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 - Thời điểm chấm dứt: + hết thời hạn có hiệu lực đã quy định trong VB + được sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế bằng VB mới + bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng VN của cơ quan nhà nước BLHS VN năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
  19. 3.2. Hiệu lực của đạo luật HSVN theo thời gian Xác định đạo luật có hiệu lực áp dụng phụ thuộc vào thời gian tội phạm thực hiện: - Trong thời điểm nhất định → đạo luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện - Trong một khoảng thời gian dài → đạo luật đang có hiệu lực tại thời điểm cuối cùng của việc thực hiện tội phạm
  20. 3.3. Hiệu lực hồi tố Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự được hiểu là hiệu lực của đạo luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước khi đạo luật đó có hiệu lực thi hành. → Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo
  21. 3.3. Hiệu lực hồi tố ❖ Hiệu lực của điều luật mới không có lợi cho người phạm tội Khoản 2 Điều 7 BLHS: “Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.
  22. 3.3. Hiệu lực hồi tố ❖ Hiệu lực của điều luật mới không có lợi cho người phạm tội → Điều luật mới không có lợi cho người phạm tội là điều luật có nội dung nghiêm khắc hơn so với luật cũ Khoản 2 Điều 7 BLHS: điều luật mới không có lợi cho người phạm tội thì không áp dụng hiệu lực hồi tố đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích.
  23. 3.3. Hiệu lực hồi tố ❖ Hiệu lực của điều luật mới có lợi cho người phạm tội Khoản 3 Điều 7 BLHS: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.
  24. 3.3. Hiệu lực hồi tố ❖ Hiệu lực của điều luật mới có lợi cho người phạm tội → Điều luật mới có lợi cho người phạm tội là điều luật có nội dung khoan hồng hơn so với luật cũ. Khoản 3 Điều 7 BLHS: điều luật mới có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng hiệu lực hồi tố đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích.
  25. Xem Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 5/7/2000 Hướng dẫn thi hành Điều 7 BLHS năm 1999 và Mục 2 và Mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội.
  26. Nhận định (trang 24 Sách hướng dẫn) 11. BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam 12. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
  27. Bài tập 8 (trang 28 SHD) Dựa vào quy định tại điều 104 BLHS năm 1999 và điều 109 BLHS năm 1985 về Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác”, anh chị hãy xác định: 1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao? 2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2000? Tại sao? Biết rằng: Khoản 1 điều 109 BLHS năm 1985 là khoản có khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật: “phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”. Khoản 4 điều 109 BLHS năm 1985 là khoản có khung hình phạt nặng nhất của điều luật: “phạt tù từ 5 năm đến 20 năm”.
  28. Bài tập 9 (trang 28 SHD) A đã bắt đầu thực hiện hành vi X từ năm 1998 đến năm 2004. Đến năm 2005, hành vi của A bị phát hiện. Anh, chị hãy xác định BLHS nào áp dụng đối với hành vi của A trong những trường hợp sau: 1. Đối với hành vi X, BLHS 1985 quy định là tội phạm nhưng BLHS 1999 đã bỏ tội danh này 2. Đối với hành vi X, BLHS 1985 quy định là tội phạm với hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS 1999. 01/7/2000 Hvi X 1998 2004 2005
  29. 4. Giải thích đạo luật hình sự Giải thích đạo luật hình sự là làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các quy phạm pháp luật hình sự nhằm bảo đảm sự nhận thức và thực hiện pháp luật hình sự một cách chính xác, thống nhất. - Giải thích chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền → giá trị bắt buộc - Giải thích của Tòa án tối cao → giá trị bắt buộc đối với Tòa án ấp dưới - Giải thích khoa học