Bài giảng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị - Lưu Thị Phương Chi

pdf 70 trang hapham 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị - Lưu Thị Phương Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_ha_tang_ky_thuat_va_moi_truong_do_thi_luu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị - Lưu Thị Phương Chi

  1. QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Giảng viên: Lưu Thị Phương Chi Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị
  2. NỘI DUNG BÀI GIẢNG • Phần I: Tổng quan về quản lý Hạ tầng kỹ thuật • Phần II: Cơ sở quản lý Hạ tầng kỹ thuật • Phần III: Thực hiện quản lý Hạ tầng kỹ thuật • Phần IV : Quản lý môi trường đô thị
  3. Phần I: Tổng quan về quản lý hạ tầng kỹ thuật Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp, và dân cư nội thị không dưới 4000 người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tôi thiểu 65% Cơ sở hạ tầng đô thị là hệ thống các công trình, các phương tiện kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng dân cư đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị gồm: HTXH và HTKT
  4. Hành lang kỹ thuật là phần đất và không gian để xây dựng các tuyến kỹ thuật và dành cho dải cách ly an toàn. Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình HTKT chính cấp đô thị bao gồm các trục giao thông, các tuyến truyền tải năng lượng, các tuyến truyền dẫn cấp nước, các tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật
  5. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình HTKT, không gian công cộng khác Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.
  6. Chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị là những biện pháp kỹ thuật sử dụng để cải tạo tự nhiên phục vụ mục đích quy hoạch xây dựng đô thị Quy hoạch chiều cao khu đất xây dựng đô thị là nghiên cứu giải quyết chiều cao nền xây dựng của các công trình, các bộ phận đất đai thành phần hợp lý nhất để thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật và cảnh quan kiến trúc. Cao độ nền xây dựng tối thiểu (cốt xây dựng – HXD) của đô thị là cao độ thấp nhất cho phép của nền khu đất sử dụng cho mục đích xây dựng đô thị nhằm đảm bảo cho khu đất không bị ngập nước. HXD = Hmax + 0,5
  7. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: •Hệ thống các công trình giao thông đô thị •Hệ thống các công trình cấp nước đô thị •Hệ thống các công trình thoát nước đô thị •Hệ thống các công trình cấp điện đô thị •Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị •Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị •Hệ thống các công trình thông tin đô thị •Hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn •Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị •Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác
  8. • •HệHệthốngthốngcáccác côngcôngtrìnhtrìnhgiaogiao thôngthông đôđô thịthị Giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các phương tiện đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong thành phố với nhau và giữa thành phố với các khu vực bên ngoài. Giao thông đối ngoại là sự liên Giao thông đối nội là hệ thống hệ giữa đô thị với bên ngoài, giao thông bên trong đô thị còn bao gồm giữa đô thị đó với các gọi là giao thông nội thị, có đô thị khác, các khu công nhiệm vụ đảm bảo sự liên hệ nghiệp, khu nghỉ ngơi của các thuận tiện giữa các khu chức vùng phụ cận và giữa đô thị đó năng trong đô thị với nhau cũng với các vùng trong quốc gia. như với giao thông đối ngoại
  9. Giao thông đối nội chủ yếu là loại hình đường bộ liên hệ với giao thông đối ngoại thông qua các đầu mối giao thông như: Nút giao nhau, Bến xe đối ngoại, ga đường sắt, bến cảng, cảng hàng không. Ngoài ra có đường sắt nội đô, sông ngòi , phục vụ tham quan du lịch
  10. • Hệ thống các công trình cấp nước đô thị Hệ thống cấp nước là một tổ hợp của các công trình làm nhiệm vụ thu nhận Nước mặt nước từ nguồn, làm sạch nước, điều hòa, dự trữ, vận chuyển, và phân phối nước đến các nơi tiêu thụ Nước ngầm
  11. • Hệ thống các công trình thoát nước đô thị Hệ thống thoát nước là tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ thuật và các Hệ thống thoát nước chung phương tiện để thu nước thải tại nơi hình thành, dẫn, vận chuyển đến các Hệ thống thoát nước riêng công trình làm sạch, (xử lý) khử trùng và xả ra nguồn tiếp nhận. Các loại nước thải: nước thải sinh Hệ thống thoát nước riêng một nửa hoat, nước thải sản xuất, nước mưa.
  12. • Hệ thống các công trình cấp điện đô thị Cung cấp khí đốt và sưởi ấm Hệ thống cung cấp năng lượng Cung cấp điện Nhiệt điện Thủy điện Máy phát điện Phong điện
  13. • Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch đô thị, phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, chống sét và vệ sinh môi trường Hệ thống gồm: các trạm xăng dầu và công trình cấp khí đốt
  14. • Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị Hệ thống chiếu sáng công cộng đảm bảo ánh sáng đô thị vào ban đêm. Công trình chiếu sáng công cộng vừa có chức năng tỏa sáng ban đêm đồng thời tạo vẻ đẹp cho đô thị.
  15. • Hệ thống các công trình thông tin đô thị Hệ thống thông tin liên lạc Công trình đầu nhằm đáp ứng yêu cầu giao mối tiếp qua nhiều phương tiện giữa các cá thể trong cộng Mạng lưới đồng. phục vụ
  16. • Hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng Chất thải lỏng Được xem xét Chất thải trong hệ thống thoát nước Chất thải khí được xem xét trong việc xử lý các nguồn làm gây ô nhiễm môi trường khí Chất thải rắn được gom từ các ngôi nhà, các công trình, vận chuyển đến nơi tập kết và xử lý
  17. • Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị Quy hoạch và xây dựng nhà tang lễ, nghĩa trang đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; phù hợp với phong tục, tập quán, tôn giáo và văn minh hiện đại; sử dụng đất có hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan và vệ sinh môi trường
  18. +Hệ công trình ngầm kỹ thuật là thành phần kỹ thuật quan trọng trong hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. -Đường ngầm thu gom -Đường ngầm cho phương tiện giao thông -Đường ngầm vượt qua các tuyến giao thông cho người đi bộ -Các điểm giao thông tĩnh, các hầm đỗ xe -Các tầng hầm của nhà cao tầng -Các bể chứa nước lớn bố trí ngầm -Các hầm lưu trữ phục vụ khi có chiến tranh
  19. Cây xanh, mặt nước Cây xanh, mặt nước là diện tích không thể thiếu đối với mỗi đô thị, với mục đích nâng cao sinh hoạt văn hóa tinh thần và là yếu tố kỹ thuật, môi trường của đô thị đó
  20. Hệ biển báo, tín hiệu Hệ biển báo, tín hiệu là nơi truyền đạt các hiệu lệnh giao thông đô thị, là nơi cung cấp những điều cần làm, nên biết trong quá trình tham gia giao thông. Nó có mối liên quan tới hầu hết các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác
  21. Vài nét về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị taị Việt Nam Về đầu tư: Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương, cùng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế nên nhiều công trình HTKT của các đô thị đã được đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển. Nguồn vốn: Vốn ngân sách, vốn ODA, vốn tài trợ, vốn vay, vốn tư nhân Tuy nhiên do nguồn vốn hạn chế, chậm và lâu trong thu hồi vốn nên tính hấp dẫn của đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật không cao
  22. -Về xây dựng và khai thác sử dụng: Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng các công trình HTKT tại nhiều khu đô thi vẫn còn thiếu hoặc xuống cấp nghiêm trọng - Giao thông - Cấp nước - Thoát nước - Cấp năng lượng và chiếu sáng công cộng - Thu gom và xử lý chất thải rắn - Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm - Cây xanh, mặt nước - Nghĩa trang
  23. - Về quản lý hệ thống HTKT: Có nhiều văn bản pháp lý quản lý HTKT đã được ban hành nhưng tại các địa phương tính pháp lý trong quản lý chưa cao. Các quy hoạch đã được nghiên cứu, có phối hợp nhưng chưa đồng bộ. Công tác tổ chức quản lý các công trình HTKT chưa thống nhất, sự phối hợp giữa các ban ngành, các chủ đầu tư chưa chặt chẽ, hiệu quả.
  24. Một số đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Đặc điểm Tính thống nhất, đồng bộ và tổng hợp Tính kinh tế Tính xã hội Tính thời gian và không gian Tính phức tạp Tính an ninh quốc phòng
  25. Phần II: Cơ sở quản lý hạ tầng kỹ thuật Quy hoạch, thiết kế Quản lý Thi công cơ sở dữ xây dựng liệu Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị Vận Sửa chữa hành, bảo khai thác dưỡng sử dụng
  26. • Một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu HTKT Phải xuất phát từ yêu cầu đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng, phát triển nền kinh tế quốc dân Phải đặt trong mối quan hệ thống nhất của toàn xã hội Phải đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại, liên kết và thống nhất Kết hợp phục vụ trước mắt và lâu dài Ngoài dự báo phát triển kinh tế xã hội còn phải dự báo phát triển khoa học kỹ thuật Sự tham gia của cộng đồng
  27. • Nội dung quản lý nhà nước về HTKT đô thị a, Quản lý Quản lý cung cấp dịch vụ dịch vụ hạ tầng Quản lý sản xuất dịch vụ Thu hút thêm nguồn tài chính để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng b, Lợi ích của xã hội Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng và vận hóa cung hành kết cấu hạ tầng, hạn chế thất thoát ứng dịch trong đầu tư xây dựng và cải thiện chất vụ hạ lượng dịch vụ tầng: Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng minh bạch
  28. • Trách nhiệm quản lý nhà nước Trung ương Bộ xây dựng cơ quan ngang bộ Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04 / 02 / 2008 Cấp tỉnh Sở xây dựng Thông tư 20/2008/TTLT / Sở kế hoạch BXD-BNV Nghị định 14/2008/NĐ-CP Cấp huyện Phòng kế hoạch hạ tầng ngày 04 / 02 / 2008 Phòng QL đô thị Thông tư 0/2008/TTLT / BXD-BNV, ngày 16/ 12 /2008 Xã, phường UBND Xã, phường Thông tư 20/2008/TTLT / BXD-BNV, ngày 16/ 12 /2008
  29. Đối với Trung ương - Bộ xây dựng: Nghị định số 17/2008/NĐ- CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của CP quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng - Cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật là Cục hạ tầng kỹ thuật của Bộ xây dựng với các đơn vị là các phòng chức năng: Phòng quản lý hạ tầng giao thông đô thị; Phòng quản lý cấp thoát nước; Phòng quản lý môi trường; ở các địa phương, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng có phòng quản lý riêng tại các bộ ngành liên quan
  30. • Đối với các địa phương + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương + Ủy ban nhân dân cấp huyện: Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của CP quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nghị định 12/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2010 của CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 14/2008/NĐ-CP + Ủy ban nhân dân cấp xã: thông tư số 20/2008/TTLT/BXD- BNV, ngày 16 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước ngành xây dựng tại địa phương
  31. Phần III: Thực hiện quản lý hạ tầng kỹ thuật I. Giai đoạn lập quy hoạch Đối với các đô thị trực thuộc trực thuộc Trung ương, HTKT được lập thành đồ án quy hoạch chuyên ngành riêng, phù hợp với đồ án quy hoạch chung của đô thị trực thuộc Trung ương đã được phê duyệt Quy hoạch giao thông đô thị phải xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thông, tổ chức mạng lưới giao thông đô thị, xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông
  32. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng đô thị phải xác định các khu vực thuận lợi xây dựng, khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cao độ xây dựng, mạng lưới thoát nước mưa và các công trình đầu mối Quy hoạch cấp nước đô thị phải xác định nhu cầu, lựa chọn nguồn, xác định vị trí, quy mô các công trình cấp nước, phạm vi Quy hoạch thoát nước thải đô thị phải bảo vệ nguồn nước và xác định bằng tổng lượng nước thải, hành lang bảo vệ các vị trí và quy mô các công trình thoát công trình cấp nước nước, khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ các công trình
  33. Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị phải xác định nhu cầu sử dụng năng lượng, nguồn cung cấp, yêu cầu bố trí địa điểm, quy mô các công trình đầu mối, mạng lưới truyền tải, phân phối, hành lang an toàn và phạm vi bảo vệ các công trình Quy hoạch xử lý CTR phải xác định tổng lượng chất thải, vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, các cơ sở xử lý CTR, các công trình phụ trợ, khoảng cách ly vệ sinh của các cơ sở xử lý CTR
  34. Quy hoạch nghĩa trang phải xác định nhu cầu an táng, vị trí, quy mô và ranh giới nghĩa trang, phân khu chức năng, bố trí các công trình HTKT và khoảng cách ly vệ sinh của các nghĩa trang Quy hoạch thông tin liên lạc phải xác định tuyến truyền dẫn thông tin, vị trí, quy mô trạm vệ tinh, tổng đài và các công trình phụ trợ kèm theo.
  35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã Phối hợp với cơ quan tư vấn lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch Cung cấp tư liệu, số liệu, bản đồ về hiện trạng và dự án liên quan Lập quy hoạch Lưu trữ hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng Bổ sung góp ý hoàn chỉnh đánh giá hiện trạng Ủy ban nhân Góp ý các giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian, tổ chức thực hiện hệ thống HTKT và vấn đề môi trường dân cấp xã Công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn Quản lý quy Tham gia quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng và trật tự hoạch xây dựng hệ thống HTKT trên địa bàn theo quy hoạch đã được duyệt Xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật
  36. II. Giai đoạn lập dự án Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã -Phối hợp với chủ dự án để tiến hành thực hiện dự án Với các dự án do cấp trên quản -Cung cấp các thông tin, số liệu bản đồ cho quá trình lập dự án lý -Kiểm tra việc lập dự án có phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt Ủy ban nhân dân cấp xã -Chủ tịch ủy ban nhân dân được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp Với các dự án do địa phương -Xây dựng mới hệ thống HTKT quản lý -Cải tạo, nâng cấp hệ thống HTKT
  37. III. Giai đoạn khảo sát thiết kế Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã Kiểm tra việc khảo sát, thiết kế có đúng theo dự án và đồ án quy hoạch
  38. IV. Giai đoạn thi công xây dựng Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã -Hướng dẫn kiểm tra , thanh tra, giải -Tham gia giải quyết khiếu nại, -Giám sát thi công phóng mặt bằng, xử lý các vi phạm đúng thiết kế và cho phép sử dụng trong xây dựng, đảm bảo chất mặt bằng thi công vận hành, sử dụng lượng đối với các xây dựng các công các công trình công trình. trình HTKT HTKT và môi trường
  39. IV. Giai đoạn vận hành -Lập, lưu trữ hồ sơ -Phát hiện các hư hỏng, sự cố, có biện pháp phối hợp sửa chữa khắc phục -Giám sát thực hiện duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp -Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ công cộng về HTKT đô thị với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng -Đảm bảo chế độ khai thác, sử dụng theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật do nhà nước ban hành -Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm
  40. IV. Quản lý cụ thể các công trình HTKT 1,Quản lý hệ thống công trình giao thông + Tiến hành nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hiện có. Xây dựng và hoàn thiện các đường vành đai và các trục hướng tâm. Xây dựng các nút giao thông khác đồng mức -Lấy phát triển vận tải công cộng là khâu trung tâm trong công tác vận tải hành khách, hạn chế việc phát triển và sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân -Phối hợp xây dựng đường sắt , đường sắt trên cao và tàu điện ngầm.
  41. 2. Quản lý hệ thống công trình cấp nước Phát triển ngành cấp nước phải kết hợp hài hòa các yếu tố xã hội, môi Huy động mọi thành phần tham gia trường, an ninh và cơ chế thị phát triển nguồn nước, chống độc trường, hướng tới một ngành hoạt quyền trong kinh doanh động kinh doanh có hiệu quả Cấp nước Hệ thống cấp nước phải từng bước Coi trọng đầu tư chiều sâu nhằm hiện đại hóa, với công nghệ tiên quản lý và khai thác có hiệu quả tiến và hệ thống đường ống đảm nguồn nước và các dịch vụ cung bảo chất lượng, giảm thất thoát cấp nước. nước
  42. 3.Quản lý hệ thống công trình thoát nước Xây dựng các công trình xử lý nước Ưu tiên giải quyết thải, đầu tư các vấn đề ngập úng trang thiết bị tiên tiến hiện đại Quy mô hệ thống Xây dựng, cải tạo thoát nước cần hệ thống thoát nước phù hợp với tăng phải đồng bộ với trưởng và mật độ phát triển đường dân số, quy mô phố, hệ thống cấp sản xuất, kinh nước và cơ sở doanh từng khu HTKT đô thị khác vực Cải tiến công tác tổ chức và quản lý, có chính sách thu hút đóng góp của nhân dân, tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân đô thị.
  43. 4. Quản lý hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị -Cung cấp năng lượng điện cho các đô thị phải đáp ứng và tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội và tạo môi trường để xây dựng các đô thị văn minh hiện đại -Chiếu sáng công cộng trên đường phố, quảng trường, công viên phải hợp lý về chức năng, vị trí, thời gian, đảm bảo độ sáng, an toàn, tiết kiệm năng lượng Đầu tư, nâng cấp hệ thống cung cấp điện tại các khu vực nội thành nhằm thỏa mãn nhu cầu điện năng cho các hộ phụ tải
  44. 5. Quản lý hệ thống thông tin liên lạc Tiến tới cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính – viễn thông hiện đại tương thích với các thành phố trong khu vực và trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư, tăng cường quan hệ , buôn bán, du lịch của người nước ngoài. Phát triển cáp quang đến nhà thuê bao hoặc cáp đồng cải tiến cho thuê bao nôi thành. Cáp ngầm hóa trên các tuyến chính để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị. Các dịch vụ đa phương tiện: điện thoại thấy hình, điện thoại hội nghị, chuyển tiền điện tử phát triển tới toàn vùng nội thành.
  45. 6. Quản lý hệ thống công trình xử lý chất thải Loại có hại: chủ yếu Chất thải rắn được phân theo mức độ nguy hiểm của chất thải Chất Chất thải khí thải Loại đã qua xử lý: mức độ nguy hiểm Chất thải lỏng giảm tới 90% Tại các đô thị lớn có các khu liên hợp xử lý CTR, công trường xử lý rác, lò đốt tập trung. Phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp Trạm trung chuyển là khâu cần thiết trong việc đảm bảo vệ sinh đô thị khi vận chuyển, xử lý rác thải.
  46. 7. Quản lý hệ thống công trình ngầm đô thị - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị trên địa bàn mình quản lý - Xây dựng công trình ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định về quy hoạch đô thị, quy chuẩn về xây dựng ngầm, giấy phép xây dựng về chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất.
  47. 8. Quản lý hệ thống nghĩa trang Việc lựa chọn xây dựng các công trình tang lễ đô thị phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phù hợp với các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và khả năng khai thác quỹ đất, phân bố dân cư và kết nối công trình HTKT Đáp ứng nhu cầu táng trước mặt và lâu dài Đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường Khuyến khích quy hoạch các nghĩa trang phục vụ cho nhiều địa phương
  48. 9. Quản lý hệ thống cây xanh – mặt nước - Công viên cây xanh được xây dựng theo quy hoạch đô thị - Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến công tác quản lý công viên cây xanh đô thị - Ban hành danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây cấm trồng để quản lý - Kiểm tra, đánh giá việc quản lý, khai thác sử dụng các công viên cây xanh
  49. VI. Giai đoạn quản lý cơ sở dữ liệu Quản lý cơ sở HTKT là một việc rất quan trọng trong công tác quản lý hạ tầng đô thị. Việc quản lý bao gồm: liệt kê tài sản, nguồn gốc, các tài liệu liên quan đến khảo sát, thiết kế các dự án và đồ án quy hoạch, bản vẽ hoàn công xây dựng phần HTKT, các tài liệu về thí nghiệm, đo đạc, quan trắc .
  50. Phần IV: Quản lý môi trường đô thị I. Tổng quan chung Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống nào đó, chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Quản lý môi trường là các biện pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tốt nhất và phát triển bền vững kinh tế xã hội Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường
  51. Môi trường đô thị là một trong những kết quả tác thành của con người trong quá trình tác động đến thiên nhiên Thành phần của môi trường đô thị bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo -Yếu tố tự nhiên: Khí hậu, Biến đổi địa chất, Thủy văn, Sinh thái - Yếu tố nhân tạo: Hoạt động sinh hoạt, sản xuất, xây dựng, giao thông, và các hoạt động khác của con người. Quy hoạch môi trường là xác định chức năng môi trường cho các phạm vi lãnh thổ khác nhau, hài hòa với sự phát triển kinh tế, nhằm làm cho môi trường không bị suy thoái, ô nhiễm và ngày càng cải thiện hơn theo đời sống kinh tế - xã hội
  52. Hạ tầng môi trường đô thị là các công trình phục vụ mang tính dịch vụ công cộng như: Cấp nước, Cấp điện, Xử lý nước thải, Quản lý rác thải, Quản lý nghĩa trang Hoạt động bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ gìn môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  53. Phân loại môi trường : Theo cấu trúc dọc Theo cấu trúc ngang Môi trường các vùng lãnh thổ Môi trường khí từ lớn đến nhỏ Môi trường Môi trường đô thị, khu công nước nghiệp, khu dân cư nông thôn Môi trường đất Môi trường đồng bằng/miền núi/hải đảo Môi trường sản xuất/lao động
  54. Các nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường đất: nguyên nhân là do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần tính chất của đất. Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất độc hại từ rác thải, nước thải, khí thải của các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
  55. Ô nhiễm môi trường nước: là sự thay đổi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước khiến nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải, nước thải, khí thải công nghiệp, sinh hoạt chưa qua xử lý được thải vào lưu vực các con sông, ao hồ hay theo mưa ngấm xuống nguồn nước ngầm
  56. Ô nhiễm không khí: sảy ra khi có những biến đổi trong thành phần không khí gây ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của con người. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ các khí thải công nghiệp và hoạt động giao thông
  57. Các công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Công cụ điều chỉnh vĩ mô: các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. Công cụ hành động: các quy định hành chính, quy định xử phạt Công cụ kinh tế: được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường Công cụ kỹ thuật: GIS, mô hình hóa, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường
  58. II. Các vấn đề môi trường hiện nay Hiện trạng môi trường Suy thoái rừng: những năm gần đây tỷ lệ che phủ rừng nước ta đạt khoảng 30% diện tích tự nhiên, chất lượng rừng giảm sút. Rừng ngập mặn, đầm phá đã bị khai thác quá mức, diện tích rừng ngày càng thu hẹp Đa dạng sinh học bị suy giảm: địa bàn cư trú của các loài động thực vật hoang dã bị thu hẹp và chia cắt. Nhiều loài động vật qúy hiếm bị săn bắt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn gen quý hiếm bị suy giảm
  59. Ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp: Môi trường đô thị ở nước ta bị ô nhiễm do chất thải rắn và lỏng chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Khí thải, tiếng ồn, bụi của nguồn giao thông nội thị và các khu công nghiệp vừa và nhỏ càng làm cho điều kiện vệ sinh của các khu đô thị lâm vào tình trạng đáng báo động
  60. Suy giảm chất lượng nguồn nước: nước thải sinh hoạt đô thị, các khu công nghiệp xả trực tiếp vào kênh mương, sông hồ, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước ở một số nơi, nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất ở nhiều vùng ngày càng trầm trọng. Nước ngầm đang bị cạn kiệt dần về lượng, suy giảm về chất. Môi trường nông thôn: đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các loại hóa chất trong nông nghiệp, việc phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp không bền vững đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  61. Tình hình quản lý môi trường Việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều tồn tại, yếu kém nó bộc lộ từ khâu quy hoạch đến việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.
  62. Những thách thưc đối với môi trường Việt nam Phát triển kinh tế - xã hội: trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nếu trình độ quản lý sản xuất, quản lý môi trường không được cải tiến thì sự tăng trưởng sẽ dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sự gia tăng các loại chất thải gây sức ép lên môi trường. Chất lượng môi trường bị xuống cấp cũng chính là những thách thức đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội Sự tăng dân số và di dân tự do: sự gia tăng dân số vẫn ở mức cao và di dân nội bộ từ các khu vực nghèo tài nguyên, kinh tế kém phát triển ra các đô thị vẫn đang tăng lên không kiểm soát được. Đây là thách thức nghiêm trọng đối với tài nguyên và môi trường trên phạm vị toàn quốc.
  63. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: quá trình này đòi hỏi nhu cầu về nguồn năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, nếu không có biện pháp hữu hiệu phòng ngừa ngay từ đầu sẽ kéo theo chất lượng môi trường sống ngày càng xấu đi Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững còn thấp: chưa được nâng cao cho các nhà ra quyết định, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng. Còn tồn tại nhiều quan điểm cực đoan về môi trường.
  64. Du lịch, thương mại và môi trường: trong nền kinh tế thị trường hiện nay để hòa nhập với khu vực và trên thế giới cần phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, môi trường xã hội, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Năng lực quản lý môi trường bị hạn chế: Nguồn lực, trang bị kỹ thuật và cơ chế phối hợp, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá ít và thiếu tập trung. Hệ thống các chính sách, luật pháp còn chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, ít được áp dụng. Các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường chưa được tiến hành rộng khắp
  65. Môi trường với biến đổi khí hậu - Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của BĐKH” là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. (theo công ước chung của LHQ về BĐKH) - Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
  66. Các biểu hiện của BĐKH -Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung -Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất -Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. -Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người -Sự thay đổi hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác -Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
  67. Tác động của BĐKH lên môi trường Tài nguyên đất: BĐKH làm cho Trái Đất nóng lên nên các lớp băng tan, mang theo các lớp cặn lắng khiến các dòng chảy trở nên nông cạn hơn. Hiện tượng triều cường, mực nước biển dâng cao gây sạt lở bờ biển, bờ sông. Lượng mưa bão hàng năm biến động thất thường. Hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa đất ngày càng trâm trọng
  68. Tài nguyên nước: mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở khu vực thấp. BĐKH đã làm khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á và làm thu hẹp các dòng sông băng ở dãy Hymalayas Tài nguyên không khí: môi trường không khí được xem là môi trường trung gian tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường khác. Nó là nơi chứa chất độc hại gây nên BĐKH và chính BĐKH sẽ tác động ngược lại làm cho chất lượng không khí ngày càng xấu hơn.
  69. Xin c¸m ¬n Địa chỉ liên lạc: Lưu Thị Phương Chi Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị