Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại - Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại - Trịnh Thị Ý Nhi

ppt 39 trang hapham 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại - Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại - Trịnh Thị Ý Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai_chuong_1_tong_quan_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại - Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại - Trịnh Thị Ý Nhi

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA KINH TẾ   QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GV: TRỊNH THỊ Ý NHI
  2. Nội dung 1 Tổng quan về NHTM 2 Quản trị vốn tự có, tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng thương mại 3 Quản trị doanh thu, chi phí, lợi nhuận và quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 4 Quản trị các nguồn lực khác của ngân hàng
  3. Chương 1. Tổng quan về NHTM 1.1 Ngân hàng thương mại trong nền 1.2 kinh tế hội nhập Hoạt động kinh doanh của NHTM 1.3 Quản trị kinh doanh ngân hàng 1.4 Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng 1.5 Các bước của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng
  4. Các nhân tố làm thay đổi cấu trúc hoạt động của các ngân hàng trong nền kinh tế hội nhập 1 Đa dạng hóa các loại hình ngân hàng và các hoạt động ngân hàng 2 Các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ngày càng phát triển phong phú 3 Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khắc nghiệt 4 Quy mô vốn của mỗi NHTM tăng rất nhanh Công nghệ thông tin và mạng lưới viễn thông ứng dụng vào công 5 nghệ ngân hàng ngày càng trở thành động lực chính 6 Quản lý NHTM trong môi trường đầy thách thức
  5. Hoạt động kinh doanh của NHTM Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ Vốn LỢI NHUẬN
  6. Đặc điểm kinh doanh của NHTM Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng Vốn sử dụng chủ yếu là vốn huy động Tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu là tài sản vô hình Chịu sự chi phối bởi chính sách tiền tệ của NHTW Trung gian tài chính
  7. Quản trị kinh doanh ngân hàng Quản trị kinh doanh ngân hàng là việc thiết lập một chương trình hoạt động kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cho một doanh nghiệp ngân hàng, xác định các nguồn tài nguyên sẵn có từ đó lãnh đạo nhân viên ngân hàng thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Quản trị ngân hàng là việc thiết lập các chương trình hoạt động kinh doanh để đạt các mục đích, mục tiêu kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của ngân hàng, là việc xác định và điều hòa các nguồn tài nguyên để thực hiện chương trình, các mục tiêu kinh doanh, đó là việc tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhân viên của ngân hàng thực hiện chương trình, các mục tiêu đã đề ra.
  8. Đặc điểm của quản trị kinh doanh ngân hàng Hướng tới sự phối hợp, kết hợp các nguồn lực con người và vật chất Yếu tố con người Yếu tố công nghệ Về mặt lý thuyết, đây là lĩnh vực khoa học mới mẻ
  9. Các chức năng của quản trị kinh doanh ngân hàng Hoạch định Tổ chức Lãnh đạo Phối hợp Kiểm tra
  10. Sự cần thiết của quản trị kinh doanh ngân hàng Mục tiêu lợi nhuận Đạt được mục tiêu to lớn Đạt được mục tiêu chung Trình độ quản trị và kinh nghiệm
  11. Các lĩnh vực của quản trị kinh doanh ngân hàng Quản trị tổng quát Quản trị tài chính Quản trị kinh doanh Quản trị tiếp thị Quản trị nhân sự Quản trị tài sản Nợ - Tài sản Có Quản trị vốn tự có và sự an toàn của ngân hàng Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Quản trị kết quả tài chính
  12. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong tương lai
  13. Xác định mục tiêu chiến lược Xác định một Đảm bảo mục danh mục nhất tiêu xác đáng định các mục tiêu chủ chốt Sắp xếp chúng theo một trật tự
  14. Xác định mục tiêu chiến lược 1 Tính cụ thể 2 Đo lường được 3 Nhất quán 4 Khả thi 15 Linh hoạt 6 Mang tính thách thức
  15. Xác định mục tiêu chiến lược Mục tiêu định tính Về mặt lý thuyết Mục tiêu định lượng Mục tiêu về khả năng sinh lời tài chính Mục tiêu về doanh số, quy Sự phân lớp các mô hoạt động mục tiêu Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Mục tiêu về chất lượng hoạt động kinh doanh
  16. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng là tất cả các công việc nhằm phác họa phương hướng hoạt động và chuẩn bị cho tương lai của một ngân hàng trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có và sẽ có trong phạm vi của môi trường được dự đoán nhằm đạt được tất cả các mục tiêu đã đề ra. Ngân hàng Ngân hàng Đến đó đang ở muốn đến bằng cách đâu? đâu? nào?
  17. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng 1 2 Hoạch định Hoạch định chiến lược tác nghiệp
  18. Hoạch định chiến lược Là loại hoạch định mà trong đó nhà quản trị xác định mục tiêu trong một thời gian dài và đề ra các biện pháp lớn có tính định hướng để ngân hàng đạt đến mục tiêu trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có và những nguồn lực có khả năng huy động được trong tương lai
  19. Hoạch định chiến lược Nhóm chiến lược Nhóm chiến lược tăng trưởng thu hẹp hoạt động Chiến lược cắt giảm chi phí Những chiến Chiến lược Chiến lược cắt lược tăng tăng trưởng giảm một số lĩnh trưởng hướng ngoại vực kinh doanh hướng nội Chiến lược thu hoạch Chiến lược giải thể Nhóm chiến lược Nhóm chiến lược ổn định hoạt động phối hợp
  20. Hoạch định tác nghiệp Là loại hoạch định mà các mục tiêu của nó được xác định có tính chất ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ở các lĩnh vực, thành phần cụ thể nhất định
  21. Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược kinh doanh 1. 2. 3. Tạo nền tảng cho việc xây dựng và Giữ vai trò định thực hiện những kế Là cơ sở để kiểm hướng cho hoạt soát, đánh giá cụ động ngân hàng hoạch ngắn hạn, thể hiệu quả của trong điều kiện giúp cho việc thực công tác quản trị áp lực cạnh thi các chính sách tranh gay gắt cụ thể trong mỗi hiện nay ngân hàng
  22. Tác dụng của hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng ➢ Là cầu nối giữa hiện tại với tương lai của ngân hàng, đảm bảo cho việc hình thành một chiến lược có hiệu quả và một kết quả mong muốn ➢ Giúp nhà quản trị có thể nhận ra và tận dụng các cơ hội sẵn có cũng như có thể thích nghi và ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh ➢ Là định hướng giúp cho ngân hàng xác định được phương hướng hoạt động của mình, lĩnh vực nào là chủ yếu cần tập trung cao sức lực và lĩnh vực nào là thứ yếu ➢ Là công cụ để kiểm tra hoạt động quản trị của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng có tính đa dạng. Do vậy, việc kiểm soát các hoạt động đó phải thông qua những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.
  23. Quy trình hoạch định chiến lược Quá trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau: ➢ Hình thành chiến lược ➢ Triển khai chiến lược ➢ Đánh giá và kiểm tra chiến lược
  24. Giai đoạn hình thành chiến lược Xác định sứ mạng Phân tích môi và mục tiêu trường bên ngoài Lựa chọn chiến Hoạch định chiến Phân tích môi lược lược trường nội bộ
  25. Xác định sứ mạng và mục tiêu Sứ mạng của ngân hàng • Lịch sử của • Tính cụ thể ngân hàng • Tính nhất quán • Văn hóa • Tính đo lường ngân hàng • Tính khả thi • Năng lực • Tính thách thức cấu trúc • Tính linh hoạt • Quyết định cơ bản Xác định mục tiêu của chiến lược
  26. Phân tích môi trường bên ngoài Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô ➢ Yếu tố kinh tế ➢ Các đối thủ cạnh ➢ Yếu tố chính trị, tranh đang hoạt pháp luật và chính động sách của Nhà nước ➢ Khách hàng ➢ Yếu tố môi trường ➢ Các đối thủ cạnh văn hóa xã hội tranh tiềm ẩn ➢ Yếu tố công nghệ ➢ Thị trường thay thế ➢ Yếu tố dân số ➢ Yếu tố tự nhiên ➢ Yếu tố quốc tế
  27. Phân tích môi trường nội bộ Môi trường nội bộ • Yếu tố Marketing • Yếu tố về nhân sự • Yếu tố tài chính • Yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ • Văn hóa ngân hàng Xác định điểm mạnh, điểm yếu
  28. Hoạch định chiến lược Giai đoạn thu thập Giai đoạn thông tin kết hợp Giai đoạn quyết định ➢ Ma trận IFE Ma trận SWOT ➢ Ma trận Ma trận QSPM EFE ➢ Ma trận hình ảnh cạnh tranh
  29. Ma trận hình ảnh Ma trận hình ảnh cạnh tranh là công cụ nhận diện những ưu thế và yếu điểm của ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh chính. Những yếu tố được liệt kê trong ma trận này thường bao gồm: thị phần, khả năng cạnh tranh, khả năng tài chính, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lòng trung thành của khách hàng Số điểm tối đa là 4 ứng với mức độ quan trọng nhất, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là mức độ kém trung bình.
  30. Ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix) Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty
  31. Ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix) √ Bước 1: Xác định các yếu tố có vai trò quyết định đối với ngành ngân hàng √ Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố từ 0 (tương ứng với mức độ không quan trọng) đến 1 (tương ứng với mức độ quan trọng √ Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu.
  32. Ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix) √ Bước 4:Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố √ Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức bằng cách cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số. Số điểm này càng cao cho thấy ngân hàng phản ứng tốt với các yếu tố bên ngoài, có thể tận dụng các cơ hội và khắc phục nguy cơ. Ngược lại, nếu tổng số điểm thấp cho thấy ngân hàng không tận dụng được những cơ hội và khó tránh được những đe dọa phát sinh từ môi trường bên ngoài
  33. Ma trận IFE (Internal Factor Evaluation Matrix) Điểm 4 là quan trọng nhất và 1 là kém quan trọng nhắt Điểm quan trọng trung bình cộng nếu lớn hơn 2,5 cho thấy ngân hàng có tình hình nội bộ mạnh và nhỏ hơn 2,5 cho thấy nội bộ ngân hàng yếu
  34. Ma trận SWOT O T S SO ST W WO WT
  35. Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix) Ma trận QSPM là công cụ hữu hiệu cho phép các chuyên gia có thể đánh giá một cách khách quan các chiến lược có thể lựa chọn. Ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán nhạy bén, chính xác bằng trực giác của các chuyên gia. Các yếu tố chính Các chiến lược có thể thay thế Phân loại Chiến lược Chiến lược AS TAS AS TAS Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong Tổng cộng
  36. Lựa chọn chiến lược Chiến lược tăng trưởng chuyên sâu Chiến lược cấp công ty Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ Chiến lược cấp kinh doanh Chiến lược trọng tâm hóa
  37. Các bước của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng 1 Xác định mục tiêu Phân tích các căn cứ để xây dựng chiến Hoạch định chiến 2 lược mục tiêu lược kinh doanh dài hạn 3 Vạch chính sách để thực hiện mục tiêu
  38. Các bước của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng 1 Thiết kế mục tiêu ngắn hạn Hoạch định chính sách kinh doanh ngắn Hoạch định chiến 2 hạn lược kinh doanh ngắn hạn 3 Hoạch định các nghiệp vụ hàng ngày