Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất - Nguyễn Hữu Ngữ (Phần 1)

pdf 58 trang hapham 2830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất - Nguyễn Hữu Ngữ (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quy_hoach_su_dung_dat_nguyen_huu_ngu_phan_1.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất - Nguyễn Hữu Ngữ (Phần 1)

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÀI GIẢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT (Dành cho hệ Đại học ngành Quản lý đất đai) Biên soạn: TS. Nguyễn Hữu Ngữ Huế, 10/2010 1
  2. MỤC LỤC CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Khái niệm và những chức năng cơ bản của đất đai 7 1.1.1. Khái niệm về đất đai 7 1.1.2. Các chức năng cơ bản của đất đai 8 1.2. Đất đai - tƣ liệu sản xuất đặc biệt 9 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc sử dụng đất đai 11 1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên 11 1.3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội 13 1.3.3. Nhân tố không gian 14 1.4. Các xu thế phát triển sử dụng đất đai 15 1.4.1. Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung 15 1.4.2. Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hóa và chuyên môn hóa 16 1.4.3. Sử dụng đất đai phát triển theo hướng xã hội hóa và công hữu hóa 17 1.4.4. Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa, toàn cầu hóa 18 1.4.5. Sử dụng đất trong hệ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường 18 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại quy hoạch sử dụng đất 20 2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 20 2.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 21 2.1.3. Phân loại quy hoạch sử dụng đất đai 23 2.2. Căn cứ, mục tiêu và nội dung của quy hoạch sử dụng đất 27 2.2.1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất 27 2.2.2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất 27 2.2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất 28 2.3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất 28 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai 29 2.4. Các nguyên tắc cơ bản khi phân bố đất đai trong quy hoạch sử dụng đất 31 2
  3. 2.4.1. Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai 32 2.4.2. Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên 33 2.4.3. Tổ chức phân bổ hợp lý quỹ đất cho các ngành 34 2.4.4. Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý 35 2.4.5. Phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng lãnh thổ 36 2.5. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới 36 2.5.1. Vài nét về lịch sử quy hoạch sử dụng đất đai 36 2.5.2. Sơ lược về quy hoạch sử dụng đất đai ở một số nước 37 2.5.3. Quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ 38 CHƢƠNG 3 TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 3.1. Các vấn đề cơ bản trong lập quy hoạch sử dụng đất đai 41 3.1.1. Công tác chuẩn bị quy hoạch 41 3.1.2. Điều tra thu thập các thông tin cơ bản 42 3.1.3. Nghiên cứu, phân tích các chuyên đề 43 3.1.3.1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 3.1.3.2. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 3.1.3.3. Đánh giá tính thích nghi và tiềm năng của đất đai 3.1.3.4. Định hướng phát triển và dự báo nhu cầu sử dụng đất đai theo các mục đích, các ngành và các dự án trọng điểm 3.1.3.5. Đề xuất các quan điểm khai thác sử dụng đất đai 3.1.3.6. Nghiên cứu chiến lược, định hướng sử dụng dài hạn quỹ đất đai 3.1.4. Xây dựng phương án quy hoạch 50 3.1.5. Hoàn tất hồ sơ và thủ tục pháp lý 51 3.1.6. Tổ chức thực hiện và chỉnh lý quy hoạch 52 3.2. Kinh nghiệm về tổ chức triển khai thực hiện dự án lập QHSDĐĐ 52 CHƢƠNG 4 TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO FAO VÀ BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG 4.1. Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất theo FAO 59 4.1.1. Các cấp độ quy hoạch 59 4.1.2. Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất theo FAO: gồm có 10 bước 61 3
  4. 4.1.3. Cần thiết cho uyển chuyển 63 4.1.4. Quy hoạch và thực hiện 65 4.2. Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng 65 4.2.1. Trình tự, nội dung lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia 65 4.2.1.1. Trình tự, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp quốc gia 4.2.1.2. Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp quốc gia 4.2.1.3. Trình tự, nội dung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia 4.2.2. Trình tự, nội dung lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 73 4.2.2.1. Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh 4.2.2.2. Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp tỉnh 4.2.2.3. Trình tự, nội dung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 4.2.3. Trình tự, nội dung lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện 77 4.2.3.1. Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp huyện 4.2.3.2. Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp huyện 4.2.3.3. Trình tự, nội dung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện 4.2.4. Trình tự, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã 82 4.2.4.1. Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp xã 4.2.4.2. Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp xã 4.2.4.3. Trình tự, nội dung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã 4.2.5. Thẩm định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 86 4.2.5.1. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất 4.2.5.2. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất 4.2.5.3. Nội dung thẩm định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4.2.5.4. Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4
  5. 4.2.5.5. Kiểm tra, khảo sát thực địa để thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4.2.5.6. Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4.2.6. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 89 4.2.6.1. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4.2.6.2. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất CHƢƠNG 5 PHÂN BỐ ĐẤT ĐAI VÀ THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT CẤP XÃ 5.1. Hoạch định ranh giới đất đai 91 5.1.1. Nguyên tắc và yêu cầu trong hoạch định ranh giới đất đai 91 5.1.2. Nội dung công tác hoạch định ranh giới đất 92 5.1.2.1. Xác định ranh giới đất ở các vùng mới khai hoang 5.1.2.2. Trình tự và thủ tục hoạch định ranh giới đất đai 5.2. Quy hoạch đất khu dân cƣ nông thôn 95 5.2.1. Khái niệm và phân loại điểm dân cư nông thôn 95 5.2.2. Quy hoạch mở rộng các điểm dân cư hiện có 97 5.2.2.1. Dự báo dân số và số hộ trong thời kỳ quy hoạch 5.2.2.2. Dự báo nhu cầu đất ở mới 5.2.2.3. Lựa chọn khu vực cấp đất ở mới 5.2.2.4. Lập sơ đồ phân bố đất ở và kế hoạch cấp đất 5.2.3. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư mới 102 5.2.3.1. Xác định nhu cầu đất cho một điểm dân cư 5.2.3.2. Xây dựng vị trí xây dựng điểm dân cư mới 5.2.4. Thiết kế quy hoạch mặt bằng điểm dân cư 106 5.2.4.1. Phân khu chức năng trong điểm dân cư 5.2.4.2. Thiết kế mạng lưới trong điểm dân cư 5.2.4.3. Bố trí khu ở và các công trình công cộng 5.2.4.4. Bố trí khu trồng cây xanh 5.2.4.5. Bố trí hệ thống điện và cấp thoát nước 5.3. Quy hoạch đất chuyên dùng 112 5.3.1. Xác định nhu cầu diện tích đất chuyên dùng 112 5.3.2. Phân bố đất chuyên dùng 113 5.3.2.1. Đặc điểm phân bố đất chuyên dùng 5
  6. 5.3.2.2. Nguyên tắc phân bố đất chuyên dùng 5.3.2.3. Căn cứ phân bố đất chuyên dùng 5.3.3. Xác định các thiệt hại của việc trưng dụng đất vào mục đích chuyên dùng và các biện pháp khắc phục 114 5.3.4. Xác định các điều kiện sử dụng đất chuyên dùng 116 5.3.5. Quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn 116 5.3.5.1. Ý nghĩa và đặc điểm của hệ thống giao thông nông thôn 5.3.5.2. Phân loại đường giao thông nông thôn 5.3.5.3. Một số nguyên tắc và yêu cầu cơ bản trong quy hoạch giao thông 5.3.6. Thiết kế quy hoạch thủy lợi 120 5.3.6.1. Mục đích ý nghĩa 5.3.6.2. Nguyên tắc, yêu cầu trong quy hoạch thủy lợi 5.3.6.3. Phân loại các công trình thủy lợi 5.4. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 121 5.4.1. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp 121 5.4.1.1. Xác định khả năng mở rộng diện tích đất nông lâm nghiệp 5.4.1.2. Khả năng thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp 5.4.1.3. Xác định các biên pháp chuyển loại, cải tạo và bảo vệ đất 5.4.2. Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp 127 5.4.2.1. Dự báo diện tích cây hàng năm 5.4.2.2. Dự báo diện tích cây lâu năm 5.4.2.3. Dự báo diện tích đồng cỏ chăn thả 5.4.2.4. Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản 5.4.2.5. Dự báo diện tích đất làm muối 5.4.2.6. Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp 5.4.2.7. Phân bố đất nông nghiệp 5.5. Xây dựng và luận chứng phƣơng án QHSDĐĐ 134 5.5.1. Xây dựng phương án QHSDĐĐ 134 5.5.2. Cân đối và điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất đai 135 5.5.3. Đánh giá và luận chứng phương án quy hoạch 140 5.5.4. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai 141 Phụ lục 143 6
  7. CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Khái niệm và những chức năng cơ bản của đất đai 1.1.1. Khái niệm về đất đai Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và sử dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai. Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công tình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết. Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định. Theo các nhà khoa học thì “Đất” tương đương với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó có nghĩa trùng với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “Đất đai” tương đương với từ “Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ. Giả thuyết Trái đất được hình thành như thế nào và có từ bao giờ cũng là vấn đề con người đã từng dày công nghiên cứu. Sự sống xuất hiện trên Trái đất và tác động vào nó là một quá trình tiến hóa không ngừng. Theo nghĩa hẹp hơn, từ khi có sự xuất hiện của con người, con người cùng với sự tiến hóa của mình cũng không ngừng tác động vào đất (chủ yếu là lớp vỏ địa lý) và làm thay đổi nó một cách nhất định. Theo tiến trình này, con người cũng nhận thức về đất đai một cách đầy đủ hơn. Ví dụ: “Đất đai là một tổng thể vật chất gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”; hoặc: “Một vạt đất là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất. Xét về mặt địa lý, có những đặc tính tương đối ổn định hoặc những tính chất biến đổi theo chu kỳ có thể dựa đoán được của sinh quyển theo chiều thẳng đứng phía trên và phía dưới của phần mặt đất này. Nó bao gồm các đặc tính của phần không khí, thổ nhưỡng địa 7
  8. chất, thủy văn, cây cối, động vật sinh sống trên đó và tất cả các hoạt động trong quá khứ và hiện tại của con người ở chừng mực mà những đặc tính đó có ảnh hưởng tới sử dụng vạt đất này trước mắt và trong tương lai” (Brink man và Smyth, 1976). Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm vá khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa )” (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993). Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. 1.1.2. Các chức năng cơ bản của đất đai Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự nhiên và sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Hiện nay, con người đã thừa nhận đất đai đối với loài người có rất nhiều chức năng, trong đó có những chức năng cơ bản sau: - Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng trọt. - Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sông cho sinh vật và gen di truyền để bào tồn nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất. - Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyền của địa cầu. 8
  9. - Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn. - Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người. - Chức năng không gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại. - Chức năng bảo tồn, bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ. - Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên. - Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nói chung. Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù. Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều bộc lộ ngay tại một thời điểm. Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong quá khứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng. Do vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra các chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai. 1.2. Đất đai - tƣ liệu sản xuất đặc biệt Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng và mặt bằng lãnh thổ (bao gồm các tài nguyên trên mặt đất, trong lòng đất và mặt nước) là điều kiện đầu tiên. Nói về tầm quan trọng của đất, Các Mác viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”. Nói về vai trò của đất với sản xuất, Mác khẳng định “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ. Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất được tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên. Cần nhận thấy rằng, đất đai ở hai thể khác nhau: 9
  10. Nếu đất tách rời sản xuất (tách rời con người) thì đất tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên (trời sinh ra đất) cứ thế tồn tại và biến đổi. Như vậy, đất không phải là tư liệu sản xuất. Nếu đất gắn liền với sản xuất, nghĩa là gắn với con người, gắn với lao động thì đất được coi là tư liệu Đất chỉ khi tham gia vào quá trình lao động, khi kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ thì đất mới trở thành một tư liệu sản xuất. Không phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã hội, để thực hiện quá trình lao động, cần phải có đủ 3 yếu tố: - Hoạt động hữu ích: chính là lao động hay con người có khả năng sản xuất, có kỹ năng lao động và biết sử dụng công cụ, phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. - Đối tượng lao động: là đối tượng để lao động.tác động lên trong quá trình lao động. - Tư liệu lao động: là công cụ hay phương tiện lao động được lao động sử dụng để tác động lên đối tượng lao động. Như vậy, quá trình lao động chỉ có thể bắt đầu và hoàn thiện được khi có con người và điều kiện vật chất (bao gồm cả đối tượng lao động và công cụ lao động hay phương tiện lao động). Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động, như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất ) vừa là phương tiện lao động (mặt bằng cho sản xuất, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc ), vì vậy đất đai là “Tư liệu sản xuất”. Tuy nhiên, cần lưu ý các tính chất “đặc biệt” của loại tư liệu sản xuất là đất so với các tư liệu sản xuất khác như sau: 1) Đặc điểm tạo thành: đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người; là sản phản của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động. Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất. 2) Tính hạn chế về số lượng: đất đai là tài nguyên hạn chế về số lượng, diện tích đất (số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên mặt địa cầu. Các tư liệu sản xuất khác có thể tăng về số lượng, chế tạo lại tuỳ theo nhu cầu của xã hội. 3) Tính không đồng nhất: đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá. Các tư liệu sản xuất khác có thể đồng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn (mang tính tương đối do quy trình công nghệ quy định). 10
  11. 4) Tính không thay thế: đất không thể thay thế bằng tư liệu sản xuất khác, những thay thế do áp dụng KHCN có tính chất nhân tạo chỉ mang tính tức thời, không ổn định như tính vốn có của đất. Các tư liệu sản xuất khác, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế hơn. 5) Tính cố định vị trí: đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng (khi sử dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác). Các tư liệu sản xuất khác được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác tuỳ theo sự cần thiết. 6) Tính vĩnh cửu: đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu (không phụ thuộc vào tác động của thời gian). Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất (độ phì nhiêu) cũng như hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tùy thuộc vào phương thức sử dụng (tính chất có giá trị đặc biệt), không tư liệu sản xuất nào có được. Các tư liệu sản xuất khác đều bị hư hỏng dần, hiệu ích sử dụng giảm và cuối cùng bị loại khỏi quá trình sản xuất. Có thể nói rằng đất không thể là đối tượng của từng cá thể. Đất mà chúng ta đang sử dụng, tự coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta. Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất cho các thế hệ liếp nhau của loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ sau. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc sử dụng đất đai Đất đai là một vật thể tự nhiên nhưng cũng là một vật thể mang tính lịch sử luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do vậy, quá trình sử dụng đất bao gồm phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng luôn luôn chịu sự chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên cũng như chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất bao gồm: 1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên Việc sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, do vậy khi sử dụng đất đai ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản trong lòng đất Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác. - Điều kiện khí hậu: 11
  12. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài hoặc ngắn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng ức chế đối với sinh trưởng, phát dục và quá trình quang hợp của cây trồng. Chế độ nước vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sự sinh trưởng của động thực vật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yếu tố khí hậu có các đặc trưng rất khác biệt giữa các mùa trong năm cũng như các vùng lãnh thổ khác nhau. - Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp, sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông - lâm nghiệp, hình thành sự phân biệt địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp từ đó đặt ra yêu cầu phải đảm bảo thủy lợi hóa và cơ giới hóa cho đồng ruộng nhằm thu lại hiệu quả sử dụng đất là cao nhất. Đối với ngành phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng đến giá trị công trình và gây khó khăn cho thi công. - Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa học riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu sử dụng đất cụ thể. Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dày tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng. - Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao hồ với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy, 12
  13. chế độ thủy triều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất. Đặc thù của nhân tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vị trí của vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng và hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt được hiệu ích cao nhất về xã hội, môi trường và kinh tế. 1.3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội Nhân tố kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất. Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Còn sử dụng đất như thế nào, được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế xã hội, kỹ thuật hiện có. Trong một vùng hoặc trên phạm vi một nước, điều kiện vật chất tự nhiên của đất thường có sự khác biệt không lớn, về cơ bản là giống nhau. Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng có vùng đất đai được khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đã đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội rất cao nhưng có nơi đất đai bị bỏ hoang hóa hoặc khai thác với hiệu quả kinh tế rất thấp Có thể nhận thấy, điều kiện tự nhiên của đất chỉ là một tồn tại khách quan, khai thác và sử dụng đất quyết định vẫn là do con người. Cho dù điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế nhưng các điều kiện xã hội, kinh tế kỹ thuật không tương ứng thì ưu thế tài nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiện thực, cũng như chuyển hóa thành ưu thế kinh tế. Ngược lại, khi điều kiện kỹ thuật được ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất thì sẽ phát huy được mạnh mẽ tiềm lực sản xuất của đất, đồng thời góp phần cải tạo điều kiện môi trường tự nhiên, biến điều kiện tự nhiên bất lợi thành điều kiện có lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế xã hội khác nhau đã tác động đến việc quản lý của xã hội về sử dụng đất đai, khống chế phương thức và hiệu quả sử dụng đất. Trình độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau. Nền kinh tế và các ngành càng phát triển, yêu 13
  14. cầu về đất đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ càng được nâng cao. Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế xã hội đến việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng đều được dựa trên nguyên tắc hạch toán kinh tế thông qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai. Bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý rằng sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai bị sử dụng không hợp lý, không chú ý đến việc xử lý nước thải, chất thải và khí thải đô thị, công nghiệp sẽ làm mất đi vĩnh viễn diện tích lớn đất canh tác, cùng với việc gây ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển, hủy hoại chất lượng môi trường cũng như những hậu quả khôn lường khác. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mỗi nhân tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất. Điều kiện xã hội tạo ra những khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thế hợp lý nhất, với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đai được bền vững. 1.3.3. Nhân tố không gian Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất hay phi vật chất đều cần đến đất đai như điều kiện không gian (bao gồm cả vị trí và mặt bằng) để hoạt động. Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho loài người. Vì vậy, không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất. Vị trí và không gian của đất không tăng thêm cũng không mất đi trong quá trình sử dụng do vậy, tác dụng hạn chế của đất sẽ thường xuyên xảy ra khi 14
  15. dân số và xã hội luôn phát triển. Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính là không thể gia tăng, không thể hủy diệt cũng không thể vượt qua phạm vi quy mô hiện hữu, do vậy, theo đà phát triển của dân số và kinh tế xã hội tác dụng ức chế của không gian của đất sẽ thường xuyên xảy ra. Sự bất biến của tổng diện tích đất đai không chỉ hạn chế khả năng mở rộng không gian sử dụng mà còn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai. Điều này quyết định việc điều chỉnh cơ cấu đất đia theo loại, số lượng được sử dụng căn sức sản xuất của đất và yêu cầu của xã hội nhằm đảm bảo nâng cao lực tải của đất. Tài nguyên đất đai có hạn lại giới hạn về không gian vì vậy cần phải thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho công nghiệp, xây dựng công trình, nhà xưởng, giao thông mặt bằng không gian và vị trí của đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có giá trị kinh tế rất cao. 1.4. Các xu thế phát triển sử dụng đất đai Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đã công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Hiện nay việc sử dụng đất đai được phát triển theo 5 xu thế sau: - Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung. - Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hóa và chuyên môn hóa. - Sử dụng đất theo hướng xã hội hóa và công hữu hóa. - Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa, toàn cầu hóa. - Sử dụng đất trong cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. 1.4.1. Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung Lịch sử phát triển xã hội loài người cũng chính là lịch sử biến đổi của quá trình sử dụng đất. Khi con người còn sống bằng phương thức săn bắn và hái lượm, vấn đề sử dụng đất hầu như không tồn tại. Đến thời kỳ du mục con người sống trong lều cỏ, những vùng đất có nước và đồng cỏ bắt đầu được sử dụng. Khi xuất hiện ngành trồng trọt, diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, năng lực sử dụng và ý nghĩa kinh tế của đất đai cũng gia tăng, tuy nhiên trình độ sử dụng đất vẫn còn thấp. Với sự tăng trưởng của dân số và phát triển 15
  16. của kinh tế, kỹ thuật, khoa học và văn hóa, quy mô sự tập trung và chiều sâu sử dụng đất ngày càng được nâng cao. Yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, các ngành nghề cũng phát triển theo xu hướng phức tạp và đa dạng dần, phạm vi sử dụng đất ngày càng mở rộng (từ cục bộ một vùng đã phát triển trên phạm vi cả thế giới, thậm chí ở cả những vùng trước đây không thể sử dụng được). Cùng vói việc phát triển sử dụng đất theo không gian, trình độ tập trung cũng sâu hơn nhiều. Đất canh tác cũng như đất sử dụng theo các mục đích khác đều được phát triển theo hướng kinh doanh tập trung, với diện tích đất ít nhưng hiệu quả sử dụng cao. Tuy nhiên, để nâng cao sức sản xuất và sức tải của một đơn vị diện tích đòi hỏi phải liên tục nâng mức đầu tư về vốn và lao động, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và công tác quản lý. Ở những khu vực khác nhau của một vùng hoặc một quốc gia, do có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật cũng như các điều kiện đặc thù do đó phải áp dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức tùy từng thời điểm khác nhau. 1.4.2. Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hƣớng phức tạp hóa và chuyên môn hóa Khoa học kỹ thuật và kinh tế phát triển, quá trình sử dụng đất từ hình thức quảng canh chuyển sang thâm canh đã kéo theo xu thế từng bước phức tạp hóa và chuyên môn hóa cơ cấu sử dụng đất. Thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển, nhu cầu về vật chất, văn hóa, tinh thần và môi trường của con người ngày một cao sẽ trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi yêu cầu cao hơn đối với đất đai. Ở thời kỳ mức sống còn thấp, việc sử dụng chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề thường nhật của cuộc sống là đủ cơm ăn, áo mặc và chỗ ở. Khi đời sống đã nâng cao, chuyển sang giai đoạn hưởng thụ, sử dụng đất ngoài việc sản xuất vật chất còn phải đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu được vui chơi, giải trí, văn hóa thể thao và môi trường trong sạch đã làm cho cơ cấu sử dụng phức tạp hơn. Việc phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tự nhiên của con người, áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sức sản xuất của đất đai, thỏa mãn các loại nhu cầu của xã hội đã làm cho nội dung sử dụng đất ngày một phức tạp hơn theo hướng sử dụng toàn diện, triệt để các chất dinh dưỡng, sức tải, vật chất cấu thành và sản phẩm của đất đai để phục vụ con người. Trước đây, do kinh tế và khoa học kỹ thuật chưa phát triển hoặc phát triển với mức độ thấp đã làm cho việc sử dụng đất bị hạn chế rất lớn. Việc sử dụng đất lâm nghiệp, đồng cỏ, mặt nước chưa được khai thác, khai thác 16
  17. khoáng sản còn hạn chế, việc xây dựng chủ yếu diễn ra trên những khu vực đất bằng. Khi khoa học, kỹ thuật hiện đại phát triển, núi cao, vực thẳm, trên cao hay dưới lòng đất đều có thể được đưa vào sử dụng Hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân và phát triển kinh tế hàng hóa dẫn đến sự phân công trong sử dụng đất theo hướng chuyên môn hóa. Kinh tế hàng hóa xúc tiến quá trình trao đổi, lại do đất đai có tính khu vực rất mạnh, sự sai khác ưu thế tài nguyên hết sức rõ rệt, phương hướng và biện pháp sử dụng đất của các vùng rất không giống nhau. Điều này dẫn đến việc chỉ có thể dựa vào phân công khu vực và chuyên môn hóa khu vực mới có thể sử dụng hợp lý đất đai nhằm thu lại sản lượng cao nhất và hiệu ích kinh tế cao nhất. Bên cạnh đó, với việc đầu tư, trang bị và ứng dụng các công cụ kỹ thuật, công cụ quản lý hiện đại sẽ nảy sinh yêu cầu phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn và tập trung, những nhân tố này sẽ thúc đẩy sự chuyên môn hóa khu vực với mức độ khác nhau về hình thức, quy mô và từ đó hình thành các khu vực chuyên môn hóa sử dụng đất tương ứng khác nhau. 1.4.3. Sử dụng đất đai phát triển theo hƣớng xã hội hóa và công hữu hóa Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xã hội dẫn tới việc xã hội hóa sản xuất. Mỗi vùng đất thực hiện sản xuất tập trung một loại sản phẩm và hỗ trợ bổ sung lẫn nhau đã hình thành nên sự phân công hợp tác mang tính xã hội hóa sản xuất cũng như xã hội hóa việc sử dụng đất đai. Đất đai là cơ sở vật chất công cụ để con người sinh sống và xã hội tồn tại, vì vậy việc chuyên môn hóa theo yêu cầu xã hội hóa phải đáp ứng nhu cầu của xã hội, hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xã hội. Ngay cả ở chế độ xã hội mà mục tiêu sử dụng đất chủ yếu là vì lợi ích của tư nhân, những vùng đất đai hướng dụng như nguồn nước, núi rừng, khoáng sản, sông ngòi, mặt hồ, biển cả, cầu cảng, hải cảng, danh lam thắng cảnh, động thực vật quý hiếm vẫn cần có những chính sách thực thi hoặc tiến hành công quản, kinh doanh của nhà nước nhằm ngăn chặn, phòng ngừa việc tự hữu tạo nên những mâu thuẩn gay gắt của xã hội. Xã hội hóa sử dụng đất là sản phẩm tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội hóa sản xuất. Vì vậy, xã hội hóa sử dụng đất và công hữu hóa là xu thế tất yếu. Muốn kinh tế phát triển và thúc đẩy xã hội hóa sản xuất cao hơn cần phải thực hiện xã hội hóa và công hữu hóa. 17
  18. 1.4.4. Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa, toàn cầu hóa Toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tệ hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hóa cao độ. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau. Trước những biến đổi to lớn về khoa học - công nghệ này, tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dở bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hóa, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế quốc tế phát triển. Xu thế khu vực hóa cũng đã xuất hiện ở những năm 1950, đã và đang phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay, với sự ra đời của trên 40 tổ chức kinh tế, thương mại khu vực, trong đó đáng chú ý là sự ra đời của Liên minh Châu Âu (EU) năm 1993 với 15 thành viên, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 với 9 nước thành viên, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1989 với 21 nước thành viên chiếm trên 60% GDP và 50% kim ngạch thương mại thế giới, Hợp tác Á - Âu ( ASEM) năm 196, khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994. Có thể nói bản chất của các tổ chức quốc tế và khu vực như đã nói trên là để giải quyết vấn đề thị trường. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa là sản phẩm của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các quốc gia và giữa các thực thể kinh tế quốc tế. Với sự hợp tác quốc tế, những hàng rào cản trở giao lưu thương mại và đầu tư ngày càng giảm đi, kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thị trường chung. Điều này đòi hỏi việc sử dụng đất để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phải được tính toán cụ thể về diện tích, mục đích sử dụng, phương thức sử dụng trên cơ sở điều tra, phân tích thị trường nhằm đáp ứng được các yêu cầu chung của thị trường khu vực và thị trường thế giới. 1.4.5. Sử dụng đất trong hệ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trƣờng Cân bằng sinh thái là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu quyết định đến sự tồn tại mang tính bền vững của con người cũng như các loài sinh vật khác. Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được bảo đảm và tương đối ổn định. Con người cần 18
  19. phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái. Đất đai là một thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, có chức năng cân bằng sinh thái môi trường. Tuy nhiên, chức năng này của đất đai bị ảnh hưởng rất lớn bởi các hoạt động của con người trong đó có sử dụng đất. Khi sử dụng đất, con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào đất bằng nhiều cách thức khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào hệ sinh thái môi trường. Do vậy, để hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, đảm bảo môi trường sống cho sự tồn tại của con người và sinh vật thì sử dụng đất trong hệ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường là một xu thế tất yếu. 19
  20. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại quy hoạch sử dụng đất 2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển do đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của xã hội một cách tiết kiệm khoa học và có hiệu quả cao nhất. Khi nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất có rất nhiều cách nhận thức khác nhau. Có quan điểm cho rằng quy hoạch sử dụng đất chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện việc đo đạc, vẽ bản đồ đất đai, phân chia diện tích đất, giao đất cho các ngành và thiết kế xây dựng đồng ruộng Bên cạnh đó, có quan điểm lại cho rằng quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên các quy phạm của Nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, đối với cả hai cách nhận thức trên bản chất của quy hoạch sử dụng đất không được thể hiện đúng và đầy đủ vì bản thân của quy hoạch sử dụng đất không nằm trong kỹ thuật đo đạc và cũng không thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm bên trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính pháp lý. Cụ thể: - Tính kỹ thuật: Trong quy hoạch sử dụng đất sẽ sử dụng các công tác chuyên môn như điều tra, khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu để tính toán và thống kê diện tích đất đai, thiết kế, phân chia khoảnh thửa. Từ đó, tạo điều kiện tổ chức sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiến bộ của khoa học kỹ thuật. - Tính pháp chế: Biểu hiện của tính pháp chế thể hiện ở chỗ đất đai được nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mục đích cụ thể đã được xác định theo phương án quy hoạch sử dụng đất. 20
  21. - Tính kinh tế: Khi giao đất, thông qua phương án quy hoạch sử dụng đất nhà nước đã xác định rõ mục đích sử dụng của diện tích được giao. Đây chính là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng đất đai. Ở đây đã thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử dụng đất. Song, điều này chỉ đạt được khi tiến hành đồng bộ cùng với biện pháp kỹ thuật và pháp chế. Từ đó có thể rút ra khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau: Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ vf mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. 2.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau: - Tính lịch sử xã hội Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai - yếu tố tự nhiên cũng như quan hệ giữa người với người và nó thể hiện đồng 21
  22. thời hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ sản xuất. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát của quy hoạch sử dụng đất. Nói cách khác quy hoạch sử dụng đất có tính lịch sử xã hội. Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò lịch sử của nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội, thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy hoạch sử dụng đất. - Tính tổng hợp. Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: + Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế uốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các loại đất chính). + Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định. - Tính dài hạn Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. - Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. 22
  23. Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như trong kế hoạch ngắn và trung hạn do vậy nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lước chỉ đạo vĩ mô. Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định. - Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái. - Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - Tiếp tục thực hiện ” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao. 2.1.3. Phân loại quy hoạch sử dụng đất đai Đối với nước ta, luật đất đai đã quy định rõ: Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành. * Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính: Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao gồm: - Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai một cách tiết kiệm, khoa học hợp lý và có hiệu quả để phát triển ngành kinh tế quốc dân. - Cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất của các ngành và các đơn vị hành chính cấp cao hơn. - Làm căn cứ, cơ sở để các ngành cùng cấp và các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất của ngành và địa phương mình. 23
  24. - Làm cơ sở để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai). - Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính có những dạng sau: 1) Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế là chỗ dựa của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, nó được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước nhằm điều hoà quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương; đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch. 2) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch vùng. Cụ thể hoá các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch toàn quốc kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi tỉnh mình. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh gồm: + Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất toàn tỉnh. Điều tra nhu cầu sử dụng đất của các ngành, xử lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất. + Đề xuất định hướng, cơ cấu các chỉ tiêu và phân bố sử dụng đất của tỉnh, cũng như các biện pháp để thực hiện quy hoạch. 3) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện Xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính nguồn tài nguyên đất mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể khác của huyện (điều hoà quan hệ sử dụng đất trong phát triển xây dựng, đô thị và phát triển nông lâm nghiệp); đề xuất các chỉ tiêu và phân bổ sử dụng các loại 24
  25. đất; xác định các chỉ tiêu khống chế về đất đai đối với quy hoạch ngành và xã phường trên phạm vi của huyện. Nội dung cụ thể quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện như sau: + Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụng đất đai của huyện. + Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của các ngành. + Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bổ sử dụng cho các công trình hạ tầng chủ yếu, đất dùng cho nông lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, đô thị, khu dân cư nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt (đề xuất các chỉ tiêu sử dụng đất có tính khống chế theo từng khu vực, cho các xã trong huyện theo từng loại đất, như: khu công nghiệp, khu an ninh quốc phòng, khu bảo vệ bảo tồn, vị trí các điểm dân cư nông thôn, các loại đất chuyên dùng, đất nông - lâm nghiệp ) 4) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là quy hoạch vi mô, là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng dựa trên khung chung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của huyện. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai của cấp vĩ mô. Kết quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là căn cứ để giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, để tiến hành dồn điền đổi thửa nhằm thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh cũng như các dự án cụ thể. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là: + Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng đất đai cho từng mục đích trên địa bàn xã. + Xác định nhu cầu và cân đối quĩ đất đai cho từng mục đích sử dụng, từng dự án + Xác định cụ thể vị trí phân bổ, hình thể, diện tích và cơ cấu sử dụng từng khoanh đất cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, kênh mương, thuỷ lợi, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao các dự án và các công trình chuyên dùng khác. 25
  26. Mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất đai của 4 cấp Quy hoạch sử dụng đất đai của 4 cấp được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp xây dựng từ trên xuống và từ dưới lên. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn đôi khi phải thực hiện độc lập, hoặc đồng thời sau đó sẽ chỉnh lý khi điều kiện cho phép (đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai các cấp liên quan). Quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh. quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô. Quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và là cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết. Trong một số trường hợp cần thiết (khi có tác động của tính đặc thù khu vực), đôi khi phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai cấp trung gian - gọi là quy hoạch vùng đặc thù (quy hoạch sử dụng đất đai liên tỉnh hoặc xuyên tỉnh, liên huyện). Quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch dài hạn có tính khống chế vĩ mô đối với đất đai trong một vùng hoặc một địa phương. Do vậy, tính tổng hợp thể hiện rất rõ ràng, trong đó đề cập tới nhiều ngành và phạm vi lãnh thổ khá rộng, ngoài ra tính chính sách thể hiện rất cao. Phương án quy hoạch được xây dựng với yêu cầu số lượng lớn các tư liệu và thông tin. Quá trình thu thập, xử lý rất phức tạp (bao gồm từ khâu thu thập tư liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích tính thích nghi của đất, đánh giá tiềm năng đất đai, đề xuất chiến lược sử dụng đất, dự báo các yêu cầu sử dụng đất, phân khu sử dụng đất, thiết kế và tổng hợp phương án quy hoạch ). Để quy hoạch vừa phù hợp với tình hình thực tế, lại vừa thích hợp với tình hình phát triển kinh tế sau này, vừa có tính khả thi, khi lập quy hoạch cần phải bảo đảm tính tổng hợp trên vùng lãnh thổ, so sánh và thống nhất với định hướng chủ đạo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; có sự tham gia, đóng góp ý kiến của các ngành, các cán bộ chuyên môn kỹ thuật và người dân; sử dụng kết hợp giữa phương pháp truyền thống với kỹ thuật hiện đại (nhưảnh hàng không, viễn thám ); kết hợp với phương pháp định tính, định lượng; áp dụng cơ chế phản hồi trong quy hoạch nhằm tăng tính khoa học, tính thực tiễn và tính quần chúng của quy hoạch. * Quy hoạch sử dụng đất theo ngành: Quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm: - Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc phòng - Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công an 26
  27. Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích đất đai dự kiến cấp thêm cho ngành. 2.2. Căn cứ, mục tiêu và nội dung của quy hoạch sử dụng đất 2.2.1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất Về thực chất quy hoạch sử dụng đất chính là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất đồng thời thực hiện việc điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt. Để hình thành được các quyết định đúng đắn, quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào 2 nhóm căn cứ chủ yếu là yêu cầu chủ quan và điều kiện thực tế khách quan. * Yêu cầu chủ quan: Là yêu cầu chung yêu cầu của xã hội, của nên kinh tế quốc dân (hoặc của địa phương) đối với các ngành kinh tế khác nhau có liên quan đến việc sử dụng đất. Yêu cầu của xã hội và nền kinh tế luôn thay đổi tùy theo sự phát triển, do vậy khi quy hoạch sử dụng đất phải nắm bắt được các yêu cầu này. Yêu cầu chủ quan được thể hiện thông qua nhóm căn cứ cụ thể gồm: - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. - Nhu cầu sử dụng đất đai. - Quy hoạch phát triển các ngành và địa phương - Định mức sử dụng đất đai - Yêu cầu bảo vệ môi trường, yêu cầu bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh * Điều kiện thực tế khách quan: Điều kiện thực tế khách quan là căn cứ rất quan trọng, quyết định tính thực tiễn và khoa học của quy hoạch sử dụng đất. - Điều kiện tự nhiên: Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, thủy văn, khoáng sản - Điều kiện xã hội: Hiện trạng sử dụng quỹ đất, thực trạng phát triển sản xuất, khả năng đầu tư, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước 2.2.2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất Mục tiêu quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất và việc sử dụng hiệu quả và bền vững nhất tài nguyên đất đai - một tài nguyên hữu hạn. Có thể hiểu mục tiêu này cụ thể như sau: - Sử dụng có hiệu quả đất đai: Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác biệt giữa các chủ sử dụng đất. Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có hiệu quả chính là việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện 27
  28. tích đất. Còn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả của việc sử dụng đất mang tính tổng hợp hơn bao gồm cà nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an toàn lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa - Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được Sử dụng đất đai phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm giảm sự không đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo. - Tính bền vững Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai đáp ứng được cho các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai. 2.2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất Với mỗi quốc gia khác nhau cũng như từng vùng trong một nước ở những giai đoạn lịch sử khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ có những nội dung cụ thể về quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Hiện nay, nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính bao gồm: - Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội , hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai đặc biệt là đất chưa sử dụng. - Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời hạn lập quy hoạch. - Xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh. - Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án. - Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. - Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất có giá trị pháp lý sẽ là cơ sở để xây dựng và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên bảng cân đối nhu cầu sử dụng của các ngành và ranh giới hoạch định cho từng khu vực. 2.3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất 2.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Do việc sử dụng đất chịu sự tác động của các nhân tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân tố không gian nên khi tiến hành xây dựng phương án quy 28
  29. hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổ xác định, cần thiết phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: - Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng. - Hình dạng và mật độ khoảng thửa - Đặc điểm thủy văn, địa chất - Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên - Các yếu tố sinh thái - Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư - Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng - Tình trạng phát triển các ngành sản xuất Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường, cần đề ra những nguyên tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo những điều kiện cụ thể và mục đích cần đạt. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là: - Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như là một tư liệu sản xuất chủ yếu. - Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ. 2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất phải sử dụng hai nhóm phương pháp là phương pháp luận trong nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu các vấn đề cụ thể. * Phương pháp luận trong nghiên cứu Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu quy hoạch đất đai dựa trên phép biện chứng duy vật về nhận thức, thể hiện ở các điểm sau: - Nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, phạm trù xã hội trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau ở trạng thái vận động - Nhìn nhận sự phát triển như là sự chuyển hóa từ lượng thành chất. - Xem xét các sự kiện và hiện tượng trên quan điểm thống nhất các mặt đối lập nhau. - Phát hiện những cái mới, tiến bộ trong quá trình chuyển động và phát triển. 29
  30. Về phương pháp luận, trong quy hoạch sử dụng đất còn sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống như là cơ sở phương pháp luận đồng thời cũng là phương pháp cụ thể trong quá trình thực hiện. * Phương pháp nghiên cứu các vấn đề cụ thể - Phương pháp điều tra khảo sát: Đây là phương pháp được ứng dụng để điều tra thu thập các số liệu, dữ kiện thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trong thực tế, có thể sử dụng phương pháp điều tra nội nghiệp, điều tra ngoại nghiệp, điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân - Phương pháp minh họa trên bản đồ: Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch đất đai. Mọi thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành tập bản đồ gồm: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch đất đai, bản đồ thổ nhưỡng nông hóa, bản đồ khảo sát hoặc quy hoạch giao thông, thủy lợi, bản đồ cây trồng, bản đồ địa hình, chế độ nước - Phương pháp thống kê: Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố. Về đối tượng nghiên cứu, phương pháp thống kê đề cập đến các vấn đề sau: + Nghiên cứu tình hình sử dụng đất, cơ cấu đất, các đặc tính về lượng và chất + Phân tích đánh giá về diện tích, vị trí và khoảng cách. + Đánh giá các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Phương pháp này có nhược điểm cơ bản là do số lượng đối tượng nghiên cứu lớn nên kết quả thu được đôi khi không phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của các sự kiện và hiện tượng. - Phương pháp nghiên cứu điểm: Đây là phương pháp được áp dụng nhằm bổ sung cho phương pháp thống kê. Nó nghiên cứu từng sự kiện mang tính điển hình. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép phân tích cụ thể tình trạng quá khứ và hiện tại của các sự kiện, hiện tượng, song cũng có nhược điểm là khi xuất hiện các điều kiện và các mối quan hệ mới thì kết quả nghiên cứu cũ của nó không thể áp dụng trong tương lai. - Phương pháp nghiên cứu mẫu: 30
  31. Theo phương pháp này, người ta lựa chọn những mẫu đại diện cho từng sự kiện và hiện tượng để nghiên cứu. Khi ứng dụng phương pháp này đòi hỏi phải rất thận trọng trong quá trình chọn mẫu và quy mô mẫu cũng như đặc điểm của sự kiện và hiện tượng có liên quan đến mẫu. - Phương pháp phương án (phương pháp tính toán theo định mức): Đây là phương pháp áp dụng nhiều trong quy hoạch đất đai để dự đoán và tạo ra các hình thức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán về thời gian, chi phí vật chất, lao động, vốn, nhiên liệu Phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống định mức trên cơ sở khoa học vì nó ảnh hưởng quyết định đến kết quả, phải xây dựng được các phương án quy hoạch đất đai sơ bộ theo định mức, phải phân tích, so sánh, đánh giá và lựa chọn phương án hợp lý và kinh tế nhất theo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Ngoài ra, cần phải kết hợp phương pháp này với phương pháp tư duy trừu tượng. Phương pháp phương án cũng có một số hạn chế cụ thể là nó bị giới hạn về số lượng phương án (thường chỉ xây dựng từ 2-3 phương án) và việc lựa chọn phương án là kết quả so sánh tương đối giữa các phương án với nhau chứ chưa tìm được phương án thực sự tối ưu. - Phương pháp mô hình toán kinh tế sử dụng máy vi tính: Đây là phương pháp có ứng dụng rộng rãi. Phương án tối ưu được tìm ra trên cơ sở xây dựng các mô hình toán kinh tế dưới dạng các bài toán vận tải, các bài toán tương quan hồi quy và quy hoạch tuyến tính, lập và giải trên máy tính điện tử. Phương pháp này đòi hỏi phải định lượng được các yếu tố cần biểu thị và các điều kiện hạn chế phải trình bày được bằng ngôn ngữ toán học. Do đó, nó có hạn chế cơ bản là khó áp dụng cho các điều kiện văn hóa - xã hội và sinh thái. Trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, một số vấn đề có thể giải quyết bằng phương pháp mô hình hóa toán học như: + Vấn đề chuyển loại đất sử dụng + Xác định quy mô sản xuất hợp lý các ngành + Phân bố hợp lý các điểm dân cư + Xác định cơ cấu diện tích gieo trồng + Bố trí dất đai và cây trồng theo điều kiện xói mòn đất + Xác định năng suất cây trồng + Tổ chức hệ thống luân canh hợp lý + Tổ chức sử dụng hợp lý thức ăn gia súc Một ứng dụng quan trọng của tin học trong quy hoạch sử dụng đất là hệ thống thông tin đại lý. Đây là phương pháp biểu diễn số hóa các dữ liệu không 31
  32. gian và phi không gian, có khả năng cập nhật các biến đổi thực tế rất hữu dụng cho công tác quy hoạch sử dụng đất. - Phương pháp dự báo: Dựa vào việc ứng dụng chuỗi biến động, phép ngoại suy toán học, phương pháp chuyên gia. Ngoài ra, trong thực tế đôi khi người ta còn sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp điển hình: Chọn đối tượng có các chỉ tiêu đạt được cao nhất để nghiên cứu các sự kiện. Hiện tượng làm điển hình chung cho các đối tượng có cùng điều kiện. + Phương pháp thực nghiệm: Bố trí thực nghiệm để phát hiện các quy luật khác nhau. 2.4. Các nguyên tắc cơ bản khi phân bố đất đai trong quy hoạch sử dụng đất Các quy luật phát triển kinh tế khách quan của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa là yếu tố quyết định nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng đất. Nói cách khác, các quy luật đó đã điều khiển hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực phân phối và sử dụng tài nguyên đất đai. Quyền sở hữu Nhà nước về đất đai là cơ sở để bố trí hợp lý các ngành, tạo điều kiện để chuyên môn hóa sâu sắc các vùng kinh tế nông nghiệp và là một trong những điều kiện quan trọng nhất của bước quá độ từ nền kinh tế nông dân cá thể lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước thành lập các đơn vị sản xuất nông nghiệp quốc doanh và tập thể là những đơn vị sản xuất ra khối lượng nông sản chủ yếu nhất. Quy hoạch sử dụng đất còn là công cụ để Nhà nước hoàn chỉnh các đơn vị sử dụng đất, triển khai các biện pháp về tổ chức lãnh thổ bên trong của mỗi đơn vị sử dụng đất, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những luận điểm cơ bản phản ánh những nét đặc trưng nhất của quy hoạch sử dụng đất - một hiện tượng kinh tế, xã hội - chính trị là những nguyên tắc của nó. Quy hoạch sử dụng đất tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây: 2.4.1. Chấp hành quyền sở hữu Nhà nƣớc về đất đai Nguyên tắc này là cơ sở cho mọi hoạt động và biện pháp có liên quan tới quyền sử dụng đất, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất. Nó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn là một vấn đề chính trị quan trọng. Bởi vì tài nguyên đất đai đã được quốc hữu hóa là đối tượng sở hữu Nhà nước, đồng thời là một căn cứ quan trọng để phát triển sức sản xuất, để củng cố và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa trong tất cả các 32
  33. ngành, đặc biệt là nông nghiệp. Do vậy, trong quá trình quy hoạch sử dụng đất phải tuân theo các quy định của pháp luật, củng cố quan hệ đất đai xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính bất khả xâm phạm quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, chấp hành triệt để quyền sở hữu đất đai của Nhà nước. Luật pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm quyền sử dụng đất và tính ổn định của mỗi đơn vị sử dụng đất vì đó là cơ sở quan trọng nhất để phát triển sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các hành vi xâm phạm xự toàn vẹn lãnh thổ của các đơn vị sử dụng đất. Khi quy hoạch sử dụng đất, người ta đã lập nên đường ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất, giữa đất sản xuất nông nghiệp với khu dân cư, giữa các chủ sử dụng đất với nhau, tức là đã xác định phạm vi quyền lợi của mỗi chủ sử dụng đất. Nhà nước cho phép các chủ sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất của các chủ đất được xác định bằng các văn bản cụ thể và được pháp luật bảo hộ. 2.4.2. Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên Đất đai có một đặc điểm rất quan trọng là nếu được sử dụng đúng và hợp lý thì chất lượng đất sẽ ngày càng tốt lên. Tính chất đặc biệt này của đất đòi hỏi phải hết sức chú ý trong việc sử dụng đất. Một trong những vấn đề bảo vệ đất quan trọng nhất là ngăn ngừa và dập tắt quá trình xói mòn do nước và gió gây nên. Các quá trình xói mòn có tác hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Do hậu quả của quá trình xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt mà hàng năm một lượng chất dinh dưỡng khổng lồ bị nước cuốn ra sông, rồi ra biển. Quá trình xói mòn tầng nền đất tạo thành các khe xói, làm tăng tốc độ dòng chảy bề mặt của nước mưa và lượng đất bị cuốn trôi sẽ bồi đắp gây hiện tượng bị tắc nghẽn dòng sông, gây sụt lở ở những triền sông lớn thuộc vùng hạ lưu. Nạn xói mòn do gió gây ra cũng mang lại hậu quả không nhỏ. Những trận bão gây ra những cơn lốc bụi, cát cuốn đi lớp đất màu mỡ trên bề mặt , phá hoại hoa màu. Ở ven biển, lốc cát tấn công làng mạc, đồng ruộng làm thay đổi địa hình, thay đổi các tính chất đất, đe dọa mùa màng, vùi lấp các nguồn nước, đường giao thông. Xói mòn đất là một quá trình diễn ra mạnh mẽ và liên tục. Nếu không có các biện pháp chống xói mòn một cách có hệ thống thì hậu quả của nó ngày càng lớn. Xói mòn sẽ làm mất đi lớp đất mặt màu mỡ nhất. Khi tổ chức các biện pháp chống xói mòn cần tính đến các đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn từng vùng. Tổ hợp các biện pháp chống xói mòn sẽ được giải quyết trong một đồ án quy hoạch có luận chứng khoa học. Ngày nay người ta ứng dụng các biện pháp chống xói mòn sau: 33
  34. - Biện pháp kinh tế tổ chức - Biện pháp kỹ thuật canh tác; - Biện pháp trồng rừng cải tạo - Biện pháp kỹ thuật thủy lợi - Biện pháp khoa học Trong lĩnh vực bảo vệ đất, quy hoạch sử dụng đất không chỉ làm nhiệm vụ chống xói mòn mà còn phải chống các quá trình ô nhiễm đất, bảo vệ các yếu tố của môi trường thiên nhiên. Ô nhiễm đất cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Đất có thể bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, nước thải từ nhà máy, nước thải sinh hoạt từ những đô thị lớn, ô nhiễm bởi các chất phóng xạ Do vậy, trong các đồ án quy hoạch sử dụng đất cần dự kiến các biện pháp chống ô nhiễm đất. Bảo vệ và cải tạo thảm thực vật tự nhiên cũng là một nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch sử dụng đất. Thảm thực vật tự nhiên đặc biệt là rừng được coi là lá phổi của trái đất với chức năng lọc sạch không khí, điều tiết nước, nhiệt độ, độ ẩm Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp nguyên liệu công nghiệp, cung cấp các lâm sản quý hiếm và là nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Các hồ chứa nước cũng là đối tượng cần được bảo vệ. Các hồ lớn nằm giữa một vùng đất nông lâm nghiệp có khả năng làm dịu bớt những đột biến của tiểu khí hậu trong vùng, điều tiết chuyển động của các dòng không khí quanh khu vực hồ. Các hồ lớn và đẹp còn là nơi nghỉ mát, an dưỡng, du lịch cho nhân dân, làm tăng vẻ đẹp cho các khu dân cư ven hồ. Để tránh lãng phí, khi cấp đất cho các nhu cầu phi nông nghiệp, trong các đồ án quy hoạch sử dụng đất phải bô trí hợp lý các công trình nhà ở và phục vụ sản xuất theo tinh thần hết sức tiết kiệm đất. 2.4.3. Tổ chức phân bổ hợp lý quỹ đất cho các ngành Khi phân bổ quỹ đất cho các ngành cần đảm bảo phù hợp với lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng, trong đó ưu tiên cho nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đất đai cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào định hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, tổng hợp và cân đối nhu cầu sử dụng đất để phát triển của các ngành. Nhờ vậy, sẽ đảm bảo đạt được những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đề ra cho thời kỳ quy hoạch và xa hơn của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng. 34
  35. Thực chất của việc thành lập một đơn vị sử dụng đất phi nông nghiệp chính là việc lấy một khoảnh đất nào đó từ đất dự trữ quốc gia hoặc lấy từ đất nông lâm nghiệp để bố trí một công trình phi nông nghiệp nào đó. Do ngành nông nghiệp có những yêu cầu rất đặc thù trong quá trình sử dụng đất, vì vậy, trong quá trình phân bổ đất đai, trên cơ sở cân đối quỹ đất cho quá trình phát triển, phải ưu tiên đất cho ngành nông nghiệp. Những diện tích đất cấp cho các nhu cầu phi nông nghiệp nên lấy từ đất không sử dụng hoặc sử dụng có hiệu quả kém trong nông nghiệp. 2.4.4. Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý Kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân xác định phương hướng và nhiệm vụ sản xuất cho từng địa phương, từng ngành và từng đơn vị sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất phải tạo ra những điều kiện lãnh thổ hợp lý để thực hiện nhưng nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước, của riêng ngành nông nghiệp và của từng đơn vị sản xuất cụ thể. Trên cơ sở đó, có thể áp dụng các hình thức quản lý tiên tiến, ứng dụng công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả lao động. Không thể tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất trong nông nghiệp nếu như không tính đến quá trình lao động và không gắn nó với quá trình sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất phải được phối hợp chặt chẽ với việc tổ chức các ngành trồng trọt, chăn nuôi trong xí nghiệp để tạo ra những điều kiện tốt nhất cho những ngành đó phát triển để nâng cao năng suất lao động. Khi giải quyết mỗi nội dung của đồ án quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào yêu cầu tổ chức hợp lý sản xuất. Ví dụ như khi tổ chức và bố trí sử dụng đất nông nghiệp và luân canh, trước hết cần dựa vào cơ cấu, quy mô và hướng chuyên môn hóa của các ngành đã được xác định trước trong kế hoạch phát triển tương lai và phải tính đến các tổ hợp nông - công nghiệp, các đơn vị sản xuất và chế biến nông sản. Việc tổ chức sử dụng hợp lý đất đai phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng các tư liệu sản xuất khác và toàn bộ quá trình sản xuất nói chung. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc phát triển và bố trí các ngành nghề, đến việc tổ chức lao động và tăng năng suất lao động, đến hiệu quả sử dụng các tư liệu sản xuất. Như vậy, đất đai chỉ có thể được tổ chức sử dụng đúng và hợp lý trong trường hợp gắn nó với việc tổ chức sử dụng các tư liệu sản xuất khác, với tổ chức lao động và quản lý đơn vị sản xuất. 35
  36. Quy hoạch sử dụng đất phải tạo ra các điều kiện để áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp mới tiên tiến, có hiệu quả cao để nâng cao độ màu mỡ của đất và trình độ kỹ thuật canh tác. Khi giải quyết nội dung của quy hoạch sử dụng đất cần dựa trên các hình thức tổ chức lao động tiến bộ nhất, cơ giới hóa sản xuất tổng hợp, ứng dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, điện khí hóa nông nghiệp. 2.4.5. Phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng lãnh thổ Mỗi vùng, mỗi đơn vị sử dụng đất đều có những đặc điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nếu không tính đến điều đó thì không thể tổ chức sử dụng hợp lý đất đai. Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo điều kiện để sử dụng có hiệu quả từng tấc đất. Để đạt được mục tiêu đó cần nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, đặc điểm địa hình, đặc điểm tiểu khí hậu, tính chất thảm thực vật tự nhiên, đặc điểm hệ thống thủy văn, các điều kiện xã hội như dân số và lao động, mức độ trang bị về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, mức độ phát triển khoa học kỹ thuật, khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và sử dụng đất vì các nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của vùng lãnh thổ, do chúng có khả năng xác định được công dụng của đất cũng như có ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng đất vào mục đích cụ thể. 2.5. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới 2.5.1. Vài nét về lịch sử quy hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai được thừa nhận trên thế giới cũng như ở Việt Nam là khâu nghiên cứu về đất đai nhằm đưa đất vào sử dụng một cách có hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nghiên cứu theo ngành sử dụng đất đai và theo các cấp vùng lãnh thổ rộng lớn tới những nông trường, trang trại xí nghiệp thậm chí tới từng lô đất, thửa đất. Việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai theo góc độ quy hoạch sử dụng đất của một ngành như nông nghiệp đã có từ rất lâu. Sở dĩ như vậy vì lúc đầu đất đai chỉ được chú ý ở khía cạnh là tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa đã tác động ngày càng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số đã làm cho đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Do đó, vào những năm đầu của thế kỷ 20 đã xuất hiện tư tưởng quy hoạch sử dụng đất đai đối với ngành nông nghiệp. Từ đó đã làm xuất hiện tư tưởng quy hoạch sử dụng đất đai cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong một ranh giới lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, quy hoạch sử 36
  37. dụng đất mới chỉ được hình thành trong ý tưởng chứ chưa được thực hiện trên thực tế do thiếu cơ sở khoa học và phương pháp tiến hành. Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là tổ chức Lương thực và nông nghiệp thế giới FAO đã nhận thấy việc sử dụng đất đai không thể giải quyết riêng rẽ theo từng ngành mà phải giải quyết, xem xét một cách toàn diện theo ba vấn đề lớn là kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó, quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng và áp dụng trong thực tế. 2.5.2. Sơ lƣợc về quy hoạch sử dụng đất đai ở một số nƣớc * Áo: Ở Áo, vai trò của Chính phủ bị hạn chế trong việc lập và thực hiện quy hoạch. Cơ chế tiến hành ở đây là tất cả các cấp lập quy hoạch đều tiến hành đồng thời bao gồm cả các tổ chức cũng như thành viên xã hội thông qua hội nghị quy hoạch quốc gia. Hội nghị này đưa ra các quan điểm và mục tiêu cho cả nước. Những ý kiến của hội nghị được đưa lên cấp trung ương và đưa xuống cấp vùng địa phương. * Đức: Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn. Chính phủ Liên bang cùng với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng. Các hướng dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau đó được xây dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng. * An-giê-ri: Quy hoạch sử dụng đất đai ở An-giê-ri được xây dựng trên nguyên tắc nhất thể hóa, liên hợp hóa và kỷ luật đa phía. Trong toàn bộ quá trình quy hoạch có sự tham gia đầy đủ của các địa phương liên quan, các tổ chức ở cấp chính phủ, tổ chức nhà nước, các cộng đồng và tổ chức nông gia Ở nước này, Chính phủ có trách nhiệm ngay từ đầu đối với những quan hệ ở tầm vĩ mô còn công chúng - người có liên quan tới các hành vi lập quy hoạch giữ một vị trí quan trọng. * Philipine: tồn tại ba cấp quy hoạch - Cấp quốc gia: Hình thành những hướng dẫn chỉ đạo chung - Cấp vùng: Triển khai một khung chung cho quy hoạch cấp vùng - Cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành và các quan hệ giữa các cấp lập quy hoạch khác nhau, đồng thời cũng tạo điều kiện để các chủ sử dụng đất tham gia. Ở Philipin nhấn mạnh vai trò luật pháp cả ở cấp quốc gia và cấp vùng. * Nam Phi: Đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do Chính phủ thiết kế với sự tham gia của Chính quyền các tỉnh. Đồ an quy hoạch cấp quốc gia này được coi là căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ 37
  38. án chi tiết hơn với sự kết hợp của các đơn vị chính quyền cấp thấp hơn. Các đồ án quy hoạch tiếp theo (cấp quận, huyện) được xây dựng với sự tham gia của các chủ sử dụng đất. * Đài Loan: Đài Loan chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất đai theo từng cấp khác nhau, từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất đai trong từng giai đoạn và các cấp quy hoạch được tiến hành như sau: - Quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan - Quy hoạch sử dụng đất theo vùng - Quy hoạch phát triển tổng hợp của huyện, thành phố - Quy hoạch đô thị - Quy hoạch sử dụng đất phi đô thị * Liên Xô (cũ): Có 4 cấp quy hoạch gồm: - Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang - Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và các nước cộng hòa. - Quy hoạch sử dụng đất các vùng và huyện - Quy hoạch sử dụng đất liên xí nghiệp và xí nghiệp. 2.5.3. Quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ * Thời kỳ trước những năm 1980 Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ được đề cập đến như là một phần của quy hoạch phát triển nông nghiệp. Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất đai lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp đã được xúc tiến vào năm 1962 nhưng chủ yếu là do các ngành chủ quản tiến hành cùng với một số tỉnh, ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ. Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, nước ta đã soạn thảo và được Chính Phủ phê duyệt phương án phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản theo bảy vùng và trên địa bàn lãnh thổ là cấp tỉnh. Các phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên trong đó có tính toán quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do mục đích đề ra ngay từ đầu là chỉ để phục vụ phát triển nông lâm nghiệp nên các loại đất khác chưa được đề cập tới. Bên cạnh đó, do còn thiếu nhiều tài liệu, chưa tính được khả năng đầu tư nên các phương án này có tính khả thi không cao. 38
  39. * Thời kỳ 1981-1986 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đã chỉ rõ: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau.” Thực hiện nghị quyết này, các bộ ngành, tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất tại Việt Nam đến năm 2000. Cũng trong thời kỳ này, hầu hết 500 huyện của cả nước đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể của huyện. Trong các tài liệu sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh đều đề cập đến vấn đề sử dụng đất đai và được tính toán tương đối có hệ thống để khớp với cả nước, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh với sự tham gia phối hợp của các ngành. Các tài liệu này đã bước đầu đánh giá được hiện trạng, tiềm năng đất đai và đưa ra các dự kiến sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000. * Thời kỳ Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993 Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có được cơ sở pháp lý quan trọng. Song cùng với sự trầm lắng của công tác quy hoạch nói chung sau một thời kỳ triển khai rầm rộ, công tác quy hoạch sử dụng đất cũng chưa được xúc tiến như luật đã quy định. Nguyên nhân của vấn đề này là do nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách lớn lao khi chuyển sang cơ chế thị trường. Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tăng quyền tự chủ cho nông dân và thưc thi các chính sách đổi mới khác. Công tác quy hoạch cấp xã trong giai đoạn này nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất, Đây là mốc đầu tiên trong việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên khắp các xã của cả nước. Tuy vậy còn nhiều hạn chế về nội dung và phương pháp thực hiện. * Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 1993 Sau đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, nước ta triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các vùng kinh tế và hầu hết ở các bộ ngành. Các công trình nghiên cứu trong giai đoạn này đều tính đến năm 2010. Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu, triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước được các ngành, các cấp và mọi thành viên trong xã hội hưởng ứng. Đây chính là cái mốc bắt đầu của thời kỳ đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp sau một thời gian dài tuyệt đối hóa về công hữu đất đai ở 39
  40. miền Bắc và buông lỏng công tác này ở các tỉnh phía Nam dẫn đến tình trạng có quá nhiều diện tích đất không có chủ sử dụng đất. Đặc biệt từ năm 1995, Chính phủ đã chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất đai một cách chặt chẽ hơn, cụ thể hơn. Trong thời gian này, Tổng cục địa chính (cũ) đã xây dựng báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cả nước đến năm 2010 để chính phủ trình ra quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 10 và 11. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội đã thông qua kế hoạch sử dụng đất đai cả nước giai đoạn 1996-2000. Đây là lần đầu tiên, có một báo cáo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tương đối đầy đủ các khía cạnh về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường đối với việc khai thác sử dụng đất đai cho một thời gian tương đối dài được soạn thảo theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới và có điều tra thống kê để tổng hợp từ dưới lên. Cùng với báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước, tới nay đã có nhiều tỉnh soạn thảo và triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Còn ở cấp huyện và xã cũng đang được tổ chức triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các phương án quy hoạch này ngày càng được đảm bảo tốt hơn các yêu cầu về nội dung khoa học và pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Tóm lại, cùng phát triển của nền kinh tế-xã hội, sự thay đổi của Luật đất đai, công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta đã không ngừng được hoàn thiện và đã đem lại được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào quá trình quản lý và sử dụng đất hiệu quả, bền vững đồng thời thúc đẩy sự phát triển một cách tích cực của nền sản xuất xã hội. 40
  41. CHƢƠNG 3 TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 3.1. Các vấn đề cơ bản trong lập quy hoạch sử dụng đất đai 3.1.1. Công tác chuẩn bị quy hoạch Đây là giai đoạn khởi đầu của một dự án quy hoạch, là khâu xác lập cơ sở pháp lý, công tác tổ chức chỉ đạo, lựa chọn đối tác cùng với kế hoạch triển khai thực hiện và chuẩn bị các nguồn lực, là căn cứ và cơ sở ban đầu để thực thi dự án, quyết định các điều kiện cần và đủ để tiến hành các công việc ở giai đoạn tiếp theo. Trong công tác chuẩn bị, cần tiến hành các công việc sau: - Điều tra ban đầu, lập và phê duyệt dự án Đề xuất công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương; khảo sát và điều tra sơ bộ; xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và cơ quan tài nguyên môi trường cấp trên một cấp để đưa vào kế hoạch và xác định nguồn vốn thực hiện; lập dự án quy hoạch sử dụng đất đai. Cơ quan cấp vốn sẽ lập hội đồng thẩm định để xem xét thông qua dự án sau khi có ý kiến của cơ quan Tài nguyên môi trường cung cấp. Sau đó, ra quyết định phê duyệt dự án và phê duyệt tổng dự toán kinh phí. - Thành lập ban chỉ đạo quy hoạch và xác định lực lượng triển khai: ban chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất đai gồm các thành viên sau: +Trưởng ban chỉ đạo: Chủ tịch UBND hoặc phó chủ tịch UBND cấp làm quy hoạch +Phó ban thường trực: Lãnh đạo cơ quan Tài nguyên Môi trường cùng cấp +Ủy viên: Lãnh đạo các lĩnh vực, ban ngành liên quan nhiều đến việc sử dụng đất đai Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức triển khai công tác quy hoạch, gồm các nhiệm vụ sau: + Tổ chức lực lượng (nếu tự làm) hoặc kí kết hợp đồng thuê các cơ quan chuyên môn có chức năng làm quy hoạch. + Chuẩn bị nguồn kinh phí thực hiện + Chịu trách nhiệm về phương án quy hoạch + Chỉ đạo theo dõi tiến trình độ quy hoạch + Tổ chức các cuộc họp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong qua trình quy hoạch: (i) Thực hiện mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các 41
  42. ngành có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn; (ii) Tổ chức xét duyệt phương án quy hoạch ở địa phương và để trình lên cấp trên có thẩm quyền phê chuẩn - Xác định phương án kỹ thuật và kế hoạch thực hiện: Để có một phương án quy hoạch tốt, cần xây dựng đề cương chi tiết, trong đó nêu rõ những vấn đề cần giải quyết và phương pháp thực hiện. Lập kế hoạch tiến độ công tác bao gồm: kế hoạch chung, kế hoạch cụ thể từng công việc, kế hoạch của từng bộ phận công việc, kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Thực tiễn cho thấy, nếu không xây dựng kế hoạch và không có sự chỉ đạo chặt chẽ thì thời gian tiến hành quy hoạch thường bị kéo dài mà vẫn không đảm bảo chất lượng. 3.1.2. Điều tra thu thập các thông tin cơ bản Mục tiêu của giai đoạn này là cung cấp những điều kiện cần thiết ban đầu về số lượng, chất lượng các nguồn tài liệu, thông tin cùng với việc phân loại, tổng hợp, điều chỉnh và những phân tích đánh giá cụ thể về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế- xã hội gây áp lực đối với đất đai cũng như qua trình quản lý, khai thác và sử dụng đất tại địa bàn quy hoạch. Bước này chính là nền tảng và cơ sở để thực hiện các nghiên cứu chuyên đề nhằm đưa ra định hướng sử dụng đất đến năm định hình quy hoạch cũng như cho lâu dài của vùng quy hoạch. Các vấn đề cần tực hiện trong bước này bao gồm: - Điều tra thu thập các thông tin cơ bản của địa phương có liên quan đến việc lập quy hoạch sử dụng đất dưới dạng tài liệu, báo cáo, biểu số liệu, biểu đồ về các vấn đề sau: + Điều kiện tự nhiên bao gồm cả các nguồn tài nguyên, cảnh quan và môi trường. + Điều kiện kinh tế- xã hội (nhìn từ góc độ thực trạng gây áp lực đối với đất đai). + Tình hình quản lý sử dụng đất đai: tài liệu thống kê về quản lý và sử dụng đất đai. + Các văn bản pháp quy chính sách về quản lý sử dụng đất đai: các thông tư, chỉ thị, quyết định, công văn, nghị quyết lên quan đến các công tác quy hoạch phân bố đất đai cấp xã, các văn bản pháp chế xác nhận quyền sử dụng đất của xã và của các chủ sử dụng đất trong xã. + Các quy hoạch và dự án phát triển trên địa bàn quy họach như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành, các dự án trọng điểm +Tài liệu bản đồ: bản đồ là cơ sở để thể hiện toàn bộ nội dung và công tác quy hoạch. Cần thu thập các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ quy hoạch sử dụng 42
  43. đất đai như bản đồ nền địa hình, bản đồ đất, bản đồ độ dốc, bản đồ tài nguyên nước, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, các loại bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các tài liệu bản đồ khác có liên quan Khi thu thập tài liệu bản đồ, cần chú ý đến các vấn đề như tỷ lệ bản đồ, tình trạng chất lượng bản đồ, năm đo vẽ, phương pháp xây dựng bản đồ, mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để thiết kế các nội dung quy hoạch. - Phân loại, tổng hợp và chỉnh lý thông tin, lên danh mục, xây dựng hệ thống các biểu tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu thống kê, chỉnh lý tài liệu bản đồ 3.1.3. Nghiên cứu, phân tích các chuyên đề Đây là bước nhằm xác lập cơ sở để xây dựng phương án quy hoạch. Thông qua những phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng, biến động và tiềm năng đất đai cả về số lượng lẫn chất lượng, xác định đúng các quan điểm khai thác sử dụng đất của địa phương phù hợp với chiến lược chung về sử dụng quỹ đất và nhu cầu đất đai để thực hiện mục tiêu phát triển của từng ngành, kết hợp những nội dung cơ bản của giai đoạn trước sẽ tạo ra những căn cứ chính xác để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai trong giai đoạn sau. Đây là giai đoạn có tính chất bản lề trong cả quá trình quy hoạch. Trong bước này, cần tiến hành phân tích các chuyên đề sau: 3.1.3.1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội * Phân tích điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường - Vị trí địa lý: Phân tích vị trí của địa bàn nơi thực hiện quy hoạch so với các trục giao thông chính, các trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa trong khu vực; tọa độ địa lý giáp ranh, các lợi thế và hạn chế về tọa độ địa lý trong việc phát triển kinh tế-xã hội trong và sử dụng đất đai (giao lưu văn hóa, sức hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước, các đối trọng sức ép ) - Đặc điểm địa hình: Cần thể hiện rõ các đặc điểm về địa hình của khu vực tiến hành quy hoạch như: kiến tạo chung về địa mạo, xu hướng địa hình, hướng, cấp độ dốc, đặc điểm phân tiểu vùng theo yếu tố độ cao (trũng bằng, bán sơn địa, đồi núi cao ) Ngoài ra, phải phân tích được các lợi thế và hạn chế của yếu tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai. - Đặc điểm khí hậu: 43
  44. Phân tích thông qua đặc điểm vùng khí hậu, các mùa trong năm và một số chỉ tiêu như nhiệt độ, mưa, nắng, độ ảm trung bình trong năm, tháng cao nhất, tháng thấp nhất, đặc điểm gió, giông bão, lũ lụt, sương muối, sương mù Nêu lên các ưu thế và hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai. - Chế độ thủy văn Cần xem xét, phân tích hệ thống lưu vực, mạng lưới sông ngòi, ao, hồ, đập, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, chiều rộng, chế độ thủy văn (thủy triều, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, quy luật diễn biến ), các ưu thế và hạn chế của các yếu tố thủy văn đối với sản xuất và sử dụng đất đai (gây nhiễm mặn, phèn, ngập úng ) - Tài nguyên đất: Phân tích khái quát về nguồn gốc phát sinh, đặc điểm quá trình hình thành, đặc điểm quá trình phân bố, mức độ tập trung trên lãnh thổ. Các tính chất đặc trưng về lý hóa tính, khả năng sử dụng theo tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ xói mòn đất, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn, và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo nâng cao độ phì của đất. - Tài nguyên nước Xem xét các nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm về vị trí nguồn nước, chất lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. - Tài nguyên rừng: Khái quát chung về tài nguyên rừng (diện tích, phân bố, trữ lượng ), đặc điểm thảm động thực vật rừng, khả năng khai thác và sử dụng theo quy trình lâm sinh. - Tài nguyên biển: Phân tích rõ vị trí các eo vịnh và chiều dài bờ biển, các ngư trường, nguồn lợi biển, khả năng khai thác và sử dụng. - Tài nguyên khoáng sản: Cần xác định được các loại khoáng sản chính có trong vùng nghiên cứu, nguồn vật liệu xây dựng, nguồn nước khoáng, than bùn Đối với mỗi loại tài nguyên khoáng sản, cần chỉ rõ vị trí phân bố, tình hình và khả năng khai thác sử dụng. - Tài nguyên nhân văn: Cần phân tích về lịch sử hình thành và phát triển, vấn đề tôn giáo, dân tộc và các danh nhân, các lễ hội và phong tục, tập quán truyền thống, các di tích lịch 44
  45. sử văn hóa, các ngành nghề truyền thống, tập quán sản xuất và kinh doanh Yêu cầu bảo vệ, tôn tạo và lợi thế khai thác trong phát triển kinh tế-xã hội. - Cảnh quan môi trường: Khái quát chung về đặc điểm điều kiện cảnh quan môi trường, tình trạng môi trường chung, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đất đai và các giải pháp hạn chế, khắc phục. * Phân tích thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực đối với đất đai - Áp lực từ sự phát triển các ngành và lĩnh vực: + Cần phân tích thực trạng về chuyển dịch cơ cấu, tốc độ phát triển bình quân, tổng thu nhập, năng suất, sản lượng, loại sản phẩm và áp lực đối với việc sử dụng đất đai của các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, thiểu thủ công nghiệp xây dựng, dịch vụ du lịch và các ngành nghề khác. + Phân tích áp lực của sự phát triển các ngành và lĩnh vực đối với việc sử dụng đất của địa phương - Áp lực từ sự gia tăng dân số, lao động, việc làm và mức sống: + Về dân số: tính tổng số dân, cơ cấu theo nông nghiệp, phi nông nghiệp, theo đô thị và nông thôn, đặc điểm phân bố, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học, số hộ, quy mô bình quân trong một hộ + Về lao động và việc làm: tổng số lao động, tỷ lệ lao động so với tổng số dân, cơ cấu theo lĩnh vực, độ tuổi, giới tính, dân tộc, đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm + Về thu nhập và mức sống của các loại hộ: nguồn thu nhập, mức thu nhập bình quân năm của hộ, bình quân trên mỗi đầu người, cân đối thu chi. - Áp lực từ sự phát triển và phân bố các khu dân cư: cần phân tích hình thức định cư, hệ thống khu dân cư, phân loại khu dân cư theo ý nghĩa và vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ và khả năng phát triển mở rộng đồng thời nêu lên áp lực của các vấn đề trên đối với đất đai. - Áp lực từ sự phát triển cơ sở hạ tầng và quá trình đô thị hóa: kinh tế xã hội ngày càng phát triển đã dẫn đến việc gia tăng quá trình đo thị hóa và đòi hỏi phải xây dựng ngày càng nhiều các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông thủy lợi, các công trình xây dựng cơ bản và du lịch, dịch vụ, thương mại, văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, bưu chính viễn thông, năng lượng an ninh quốc phòng Do vậy, đã gây nên những áp lực lớn đối với việc sử dụng đất. Để nâng cao hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất trong quá trình thực hiện cần phân tích được tốc độ đô thị hóa, xu hướng đô thị hóa của khu vực; thực trạng về loại, số lượng, chất lượng công trình, khả năng phục vụ, vị trí phân bố, diện tích chiếm đất, mức độ 45
  46. đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và áp lực của sự phát triển cơ sở hạ tầng và quá trình đô thị hóa đối với việc sử dụng đất đai. 3.1.3.2. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất * Tình hình quản lý và biến động đất đai Tình hình quản lý và biến động đất đai nên đánh giá theo các nội dung sau: - Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai - Đánh giá khái quát tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhàn nước về đất đai qua các thời kỳ, đặc biệt là việc giao đất, cho thuê đất, giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất đai qua đó rút ra những mặt chưa làm được để khắc phục trong thời kỳ quy hoạch. Luật đất đai quy định các nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiên các văn bản đó. - Xác định dịa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính - Khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Thống kê, kiểm kê đất đai + Quản lý tài chính về đất đai + Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản + Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. + Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. + Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. - Đánh giá biến động sử dụng các loại đất đai của thời lỳ 10 năm trước quy hoạch trong đó nêu rõ quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động, biện pháp bảo vệ và gìn giữ ổn định diện tích đất đai (đặc biệt là các đất canh tác). * Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai 46