Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng gan - Nguyễn Lĩnh Toàn

pdf 36 trang hapham 3571
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng gan - Nguyễn Lĩnh Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_ly_benh_chuc_nang_gan_nguyen_linh_toan.pdf

Nội dung text: Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng gan - Nguyễn Lĩnh Toàn

  1. SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG GAN TS. Nguyễn Lĩnh Toàn
  2. Nội dung và mục tiêu học tập Nội dung học tập chủ yếu • Nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan • Các rối loạn chức phận chuyển hóa và chống độc. • RLCP cấu tạo và bài tiết mật. • Rối loạn tuần hoàn và chức phận tạo máu • Suy gan cấp và mạn tính
  3. Nội dung và mục tiêu học tập Mục tiêu học tập • Giải thích được các cơ chế các rối loạn chuyển hoá, chống độc và bài tiết mật của gan • Trình bày được nguyên nhân và biểu hiện suy gan cấp diễn và trường diễn
  4. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan Yếu tố gây bệnh • Yếu tố bên ngoài: virut viêm gan (A-E), virut khác parvovirus B19, HPV , vi khuẩn, KST, nhiễm độc (rượu, chì, đồng), CCl4 • Yếu tố bên trong: ứ trệ tuần hoàn (ứ máu gan), rối loạn chuyển hoá (thiếu E. G6PD, rối loạn thần kinh thực vật (co thắt cơ vòng tĩnh mạch trên gan), thiếu dinh dưỡng
  5. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan Đường xâm nhập của yếu tố gây bệnh • Đường tĩnh mạch cửa: yếu tố gây bệnh từ ống tiêu hoá • Đường ống dẫn mật: giun, sán • Đường tuần hoàn máu: HBV, HCV va HDV • Đường bạch huyết: amip
  6. RLCP chuyển hoá Rối loạn chuyển hoá Protid Giảm khả năng tổng hợp protid Giảm tổng hợp albumin huyết tương (gan sản xuất 95% albumin ht), trong khi globulin ht không giảm, nên tỷ lệ A/G hạ thấp hay đảo ngược (bt tỷ lệ A/G~1,2 - 1,5),
  7. RLCP chuyển hoá Rối loạn chuyển hoá Protid -Giảm tổng hợp các yếu tố đông máu, dễ gây chảy máu -Giảm khả năng phân huỷ protid: Một số protid (polypeptid, diamin) từ ống tiêu hoá không bị gan phân huỷ, vào máu, gây nhiễm độc cho cơ thể.
  8. RLCP chuyển hoá Rối loạn chuyển hoá Lipid • Tích mỡ ở gan do nhiễm độc, do thiếu chất hướng mỡ. • Giảm lượng mỡ dự trữ do thiếu cung cấp và giảm tổng hợp. • Giảm lượng mỡ lưu hành trong máu.
  9. RLCP chuyển hoá Rối loạn chuyển hoá Lipid • Giảm cholesterol - este hoá do thiếu enzym este hoá. • Giảm các vitamin hấp thu tan trong mỡ (A,D,E,K) và các hậu quả của thiếu vit. này. • Trong tắc mật cholesterol và lượng mỡ trong máu đều tăng
  10. RLCP chuyển hoá Rối loạn chuyển hoá Gluxid Giảm khả năng chuyển glucose -> glycogen Nghiệm pháp : Tăng glucoza máu: Glucose tăng cao gần bữa ăn, giảm thấp xa bữa ăn NP glucoza niệu, nghiệm pháp này đặc hiệu với gan hơn, vì glactose: Chỉ bị giữ ở gan Không chịu tác dụng của dịch tiêu hoá Không có ngưỡng bài tiết ở thận
  11. RLCP chuyển hoá Rối loạn chuyển hoá Gluxid • Giảm khả năng dự trữ glycogen, người bệnh dễ bị hạ glucose máu khi xa bữa ăn. • Tăng các sản phẩm chuyển hoá trung gian của gluxid (a.lactic, acid pyruvic).
  12. RLCP chống độc Chống độc thực hiện bằng 2 phương thức: • Cố định và thải trừ: thực hiện bởi cả tế bào nhu mô gan và tế bào của tổ chức liên võng. • Các phản ứng hoá học: thực hiện bởi tế bào nhu mô gan.
  13. RLCP chống độc RLCP chống độc thể hiện: • Giảm phân huỷ một số hocmon (sinh dục, thượng thận, ADH, aldosterol) • Giảm khả năng cố định chất màu, vi khuẩn, chuyển chất độc thành chất không độc hoặc kém độc bằng các phản ứng hoá học (oxy hoá, khử oxy, thuỷ phân, liên hợp ).
  14. RLCP cấu tạo và bài tiết mật Sơ đồ chuyển hoá sắc tố mật Bilirubin tự do Axid Uridin di P glucuronic Glucuronyl Transferase Tại gan Bilirubin kết hợp Uridin di P glucoza Khử oxy Urobilinogen Stercobilinogen Tại Ruột Oxy hoá Urobilin Stercobilin
  15. RLCP cấu tạo và bài tiết mật Rối loạn chuyển hoá sắc tố mật KN: Vàng da là tình trạng bệnh lý xảy ra khi sắc tố mật cao hơn trong máu bình thường và ngấm vào da và niêm mạc. Xếp loại: theo cơ chế bệnh sinh vàng da trước gan, tại gan và sau gan
  16. RLCP cấu tạo và bài tiết mật Vàng da do nguyên nhân trước gan Nguyên nhân Nhiễm khuẩn (liên cầu ), nhiễm KST (sốt rét), nhiễm độc (phentylhydrazin, sulfamid ), truyền máu khác loài (ABO, Rh ) • Đặc điểm Bilirubin tự do tăng cao trong máu. Bilirubin két hợp tăng. Phân sẫm màu. Urobilinogen và stercobilinogen tăng.
  17. RLCP cấu tạo và bài tiết mật Vàng da do tổn thương gan Nhóm 1 : Rối loạn vận chuyển bilirubin tự do qua màng tế bào. VD bệnh vàng da có tính di truyền Gilbert. Nhóm 2 : Rối loạn quá trình vận chuyển bilirubin tự do thành bilirbin kết hợp. VD: thiếu men transferase, nên bilirubin tự do tăng cao trong máu. Bệnh Dubin Johnson : tăng hoạt động men transferase nên bilirubin két hợp tăng cao trong máu và trong nước tiểu.
  18. RLCP cấu tạo và bài tiết mật Nhóm 3 : Tổn thương tế bào gan và rối loạn bài tiết mật, trong máu tăng cả bilirubin tự do và kết hợp, phân nhạt màu VD viêm gan virut.
  19. RLCP cấu tạo và bài tiết mật Vàng da do nguyên nhân sau gan • Nguyên nhân: Cơ học: sỏi ống mật, giun chui ống mật, u đầu tụy. Rối loạn thần kinh thực vật gây co thắt cơ oddi. • Đặc điểm: Các thành phần khác của mật (acid mật, cholesterol) tăng cao trong máu. Phân trắng, nước tiểu vàng.
  20. Rối loạn tuần hoàn và chức phận tạo máu Rối loạn tuần hoàn Máu tới gan do 2 nguồn cung cấp Động mạch gan: Cung cấp mỗi phút 300ml máu (400 – 450l/24h) Tĩnh mạch cửa: cung cấp lượng máu gấp 4 lần động mạch gan (1400 – 1600l/24h). Máu tĩnh mạch cửa nhiều oxy hơn máu ở các tĩnh mạch khác. Máu tĩnh mạch cửa và động mạch gan trộn lẫn tại các xoang máu ở kẽ tế bào trước khi dồn về tĩnh mạch gan và tĩnh mạch trên gan.
  21. Rối loạn tuần hoàn và RLCP tạo máu Rối loạn tuần hoàn Giảm lưu lượng tuần hoàn • Nguyên nhân Do cản trở máu về tim phải (suy tim phải, gệnh phổi mãn tính, viêm tắc tĩnh mạch chủ dưới ) • Hậu quả Tế bào gan thiếu oxy sẽ tạo VDM (vaso dilateter material) làm giãn mạch, hạ huyết áp.
  22. Rối loạn tuần hoàn và RLCP tạo máu Rối loạn tuần hoàn Ứ máu • Nguyên nhân Do cản trở máu về tim phải (suy tim phải, gệnh phổi mãn tính, viêm tắc tĩnh mạch chủ dưới ) • Hậu quả Lúc đầu gan có hiện tượng gan đàn xếp. Về sau gan bị thoái hoá mỡ, xơ hoá.
  23. Rối loạn tuần hoàn và RLCP tạo máu Rối loạn tuần hoàn Tăng huyết áp tĩnh mạch cửa • Nguyên nhân Do tăng huyết áp tĩnh mạch toàn thân, hoặc do tắc một đoạn nào đó trước hoặc sau xoang do xơ gan, do u chèn ép
  24. Rối loạn tuần hoàn và RLCP tạo máu Rối loạn tuần hoàn • Hậu quả của tăng huyết áp tĩnh mạch cửa • Tổ chức xơ của gan dễ phát triển. Tuần hoàn bên ngoài gan phát triển, gây nôn máu, trĩ và tuần hoàn bàng hệ. Đó là : Vòng nối ở thực quản giữa tĩnh mạch vành vị của hệ thống chủ với tĩnh mạch đơn của hệ thống cửa. Vòng nối ở trực tràng giữa tĩnh mạch trĩ trên với tĩnh mạch trĩ dưới của hệ thống chủ. Vòng nối ở quanh rốn giữa tĩnh mạch rốn với tĩnh mạch thượng vị và hạ vị của hệ thống chủ.
  25. Rối loạn tuần hoàn và RLCP tạo máu Rối loạn tuần hoàn • Hậu quả của tăng huyết áp tĩnh mạch cửa Báng nước: là sự kết hợp của nhiều rối loạn. Tăng áp lực thuỷ tĩnh tĩnh mạch cửa. Tăng tính thấm thành mạch. Giảm áp lực keo huyết tương. Gan không huỷ được một số hocmon (ADH, aldosterol)
  26. Rối loạn tuần hoàn và RLCP tạo máu Cơ chế bệnh sinh của cổ trướng trong gan xơ gánh (theo Scherlook và Seraldon 1963) Xơ gan Giảm TH albumin Tới mạch trong gan Giảm albumin huyết tương Cản trở TM gan Giảm áp lực keo Tăng áp lực tĩnh mạch gan Thay đôir ở màng phúc mạc Tăng bạch mạch gan Cổ trướng Giảm dịch cơ thể Ống thận Gần Xa (alelosterol) Giữ Na, H2O tăng dịch cơ thế
  27. Suy gan Suy gan là tình trạng bệnh lý trong đó gan không làm tròn các chức phận của nó và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác Suy gan cấp diễn • Nguyên nhân Do nhiễm độc nặng (phospho, thuốc mê), do nhiễm khuẩn nặng (HAV, HBV, HCV, HDV )
  28. Suy gan • Biểu hiện Lâm sàng: bệnh nhân có thể nặng ngay từ đầu hay diễn biến từ từ, rồi bất chợt triệu chứng thần kinh nặng lên như mê man, co giật, nôn liên tục, xuất huyết dưới da, dạ dày và ruột, sốt tăng lên. Xét nghiện máu: Glucoza giảm, cholesterol este hoá giảm, amoniac tăng. Giải phẫu bệnh: nhu mô gan bị huỷ hoại toàn bộ nhất là vùng trung tâm tiểu thuỳ. Tiến triển: có thể chết sau 5 – 6 ngày
  29. Suy gan Suy gan trường diễn (mạn tính) • Nguyên nhân Thường gặp ở những bệnh gan kéo dài, nhu mô gan bị tổn thương làm ảnh hưởng đến chức phận của gan. • Biểu hiện RLCP tiêu hoá : thiếu mật => Giảm co bóp và tiết dịch của ruột, gây chán ăn, buồn nôn, chướng hơi, đầy bụng, táo bón và ỉa lỏng. Không nhũ tương hoá được mỡ, gây giảm hấp thu mỡ, phân mỡ. Giảm nhu động ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng.
  30. Suy gan Suy gan trường diễn RLCP tuần hoàn Thiểu năng tim mạch do tăng lưu lượng tuần hoàn, ngộ độc cơ tim và các chất độc chung cho toàn cơ thể. Chảy máu (dưới da, nội tạng) do thiếu các yếu tố đông máu, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chất độc gan không trung hoà được. Giảm số lượng hồng cầu (do thiếu protein, sắt, vitamin B12 và do chảy máu), giảm số lượng tiểu cầu, bạch cầu (do lách tăng hoạt động).
  31. Suy gan Suy gan trường diễn RLCP tuần hoàn Thay đổi thành phần máu : Giảm albumin, tăng globulin, rối loạn các men (cholinestelase, phosphatase kiềm, gluco-6-phosphat dehdrogenase (G6PD) ).
  32. Suy gan Suy gan trường diễn Rối loạn các chức phận thận : do thận bị tổn thương vì các chất độc chung của cơ thể, gây thiểu niêu, urê máu cao RLCP thần kinh : do thần kinh bị nhiễm độc, biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng (hôn mê).
  33. Suy gan Hôn mê gan Hôn mê gan bắt đầu từ những rối loạn thần kinh như run tay, phản xạ tăng, ý thức giảm sút mơ màng, nói lắp bắp co giật rồi hôn mê.
  34. Suy gan Hôn mê gan Cơ chế Tăng amoniac trong máu từ 2 nguồn : Ngoại sinh (do vi khuẩn ruột sinh ra) và nội sinh (do chuyển hoá). =>Hội chứng urê máu cao. Tăng các chất dẫn truyền thần kinh giả : đó là các chất dẫn xuất bất thường của các chất dẫn truyền thần kinh, do qua trình β hydroxy hoá bởi một men không đặc hiệu.
  35. Suy gan Hôn mê gan Một số điều kiện thuận lợi Giảm glucoza máu Phù tổ chức não Các sản phẩm độc từ ống tiêu hoá Tình trạng suy sụp cơ thể
  36. Suy gan Hôn mê gan Cơ chế chuyển hoá hình thành các chất dẫn truyền thần kinh giả Phenylalanin Tyrosin DDPA Phenylethylarin Tyramin Dopamin β hdroxylaza Phenylethacnolamin Octapamin Noraorenalin