Bài giảng Thăm khám bộ máy hô hấp - Nguyễn Thị Cẩm Quỳ

ppt 31 trang hapham 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thăm khám bộ máy hô hấp - Nguyễn Thị Cẩm Quỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tham_kham_bo_may_ho_hap_nguyen_thi_cam_quy.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thăm khám bộ máy hô hấp - Nguyễn Thị Cẩm Quỳ

  1. BS CKI: Nguyễn Thị Cẩm Quỳ
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP 3. Nghe 1. Khai thác 2. Thăm khám tiếng thổi được các có trình tự và bình thường triệu chứng đúng phương và phát hiện chức năng pháp khám bộ được các bộ hô hấp. hô hấp dấu hiệu bệnh lý.
  3. •Triệu chứng chức năng bộ hô hấp A •Triệu chứng thực thể B •Các phương pháp thăm dò cận lâm C sàng
  4. Các bệnh về hô hấp có nhiều triệu chứng về chức năng. Những triệu chứng này thường gặp do: ✓ Chủ quan: Người bệnh cảm thấy, kể lại cho ta biết: Ho, đau ngực, khạc nhiều đờm ✓ Do khám mà thấy: Triệu chứng tím môi, khó thở, ho ra máu
  5. ❑ Các bệnh về hô hấp có nhiều triệu chứng về chức năng, thường gặp là: ✓ Ho ✓ Khạc đàm ✓ Khó thở ✓ Đau ngực
  6. 1. Ho ❑ Khái niệm: Là một phản xạ tống ra khỏi đường hô hấp các dị vật hoặc các chất dịch,đờm từ phế quản hay phổi tiết ra.
  7. ❑ Nguyên nhân: ✓ Do bệnh lý hô hấp: Viêm họng, viêm khí phế quản, viêm phổi, áp xe phổi Tràn dịch màng phổi, viêm màng phổi gây ho thường khi thay đổi tư thế (có dịch trong màng phổi) ✓ Do bệnh lý tim mạch: Các tổn thương hệ tim mạch gây ứ trệ tiểu tuần hoàn đều có thể gây ho: hẹp van hai lá, tăng huyết áp có suy tim ✓ Ho do thần kinh, do thói quen.
  8. ❑ Tính chất: Cần hỏi: ✓ Ho nhiều hay ít, ho về đêm hay ban ngày, ho khi bị nhiễm lạnh hay tự nhiên ✓ Ho khan hay ho có đờm (màu sắc,tính chất đờm ) ✓ Ho từng tiếng hay ho từng cơn (viêmhọng thường ho từng tiếng,ho gà ho cơn )
  9. 2. Khạc đàm ❑ Khái niệm: Là các chất tiết ra từ hốc mũi đến phế nang và thải ra ngoài miệng. ❑ Đàm có mùi tanh,thối trong viêm phổi do vi trùng kỵ khí,áp xe phổi,viêm mủ màng phổi. ❑ Đàm dính máu: đỏ tươi trong lao phổi, Đàm màu gỉ sắt,rất dính trong viêm phổi thùy,màu mận chín trong nhồi máu phổi
  10. 3. Khó thở ❑ Khái niệm: Là tình trạng thở khó khăn do chủ quan bệnh nhân cảm thấy và thầy thuốc có thể nhận xét qua thay đổi của nhịp thở; có thể khó thở nhanh, chậm hoặc rối loạn nhịp thở . ❑ Biểu hiện: Bình thường ở người lớn, mỗi phút thở 16- 20 lần. Trẻ em càng nhỏ, nhịp thở càng tăng.
  11. 4.Đau ngực ❑ Khái niệm: Là triệu chứng có giá trị khi đau ở một chỗ nhất định. ✓ Liên tục hay từng cơn. ✓ Đau dữ dội hay âm ỉ. ✓ Có hướng lan không? ❑ Đau ngực dữ dội, lan ra sau lưng, đột ngột, làm cho bệnh nhân khó thở gặp trong viêm phổi thùy, tràn khí màng phổi, tắc động mạch phổi
  12. 5. Dấu hiệu toàn thân: Ngoài những triệu chứng chức năng trên, dấu hiệu toàn thân nếu có thường là những thể hiện báo động. ❖ Sốt: Tuỳ tính chất của sốt (đột ngột, rét run, dao động, sốt về chiều) gợi ý cho ta xác định chẩn đoán. ❖ Mệt nhọc: Là trạng thái mệt mỏi mà bệnh nhân cảm thấy suốt ngày này qua ngày khác, không muốn và không thể làm gì được.
  13. Nếu mệt mỏi cứ kéo dài, cần chụp phổi dù không có triệu chứng cấp tính của đường hô hấp. ❖ Kém ăn và gầy mòn: Ăn ít và mất ngon. ❖ Rối loạn giấc ngủ: Ho nhiều làm bệnh nhân mất ngủ, sau đó không ngủ trở lại được.
  14. Khám thực thể gồm 4 bước: ✓ Nhìn ✓ Sờ ✓ Gõ ✓ Nghe
  15. 1. Nhìn: Người bệnh ngồi cởi áo ngang đến thắt lưng hoặc nằm nếu người bệnh mệt không ngồi được. Nguyên tắc chung là phải ở tư thế thoải mái, các cơ thành ngực không co cứng  1.1 Quan sát toàn thân: Nhìn da, niêm mạc, vẻ mặt, lồng ngực, ngón tay, chân, nhịp thở, có thể thay đổi tư thế người bệnh để quan sát rõ hơn.
  16.  Phát hiện triệu chứng phù và tìm hệ thống hạch, u.  1.2 Nhìn lồng ngực: ❖ Để đánh giá hình dạng của lồng ngực: ✓ Bình thường, lồng ngực cân xứng hai bên, di động đều theo nhịp thở. ✓ Trường hợp bệnh lý: Lồng ngực có nhiều thay đổi:
  17. ✓* Biến dạng của lồng ngực: ✓Lồng ngực phình to các chiều: Giãn phổi ✓Lồng ngực giãn một bên: Tràn dịch màng phổi ✓Lồng ngực lép và dẹt: Lao phổi. ✓Lồng ngực lõm vào và co kéo: Di chứng viêm dính màng phổi. ✓Một chỗ của lồng ngực phình to ra: các khối u của phổi, màng phổi
  18.  Các cử động hô hấp: Phổi giãn ra, co lại rất nhịp nhàng với cử động của lồng ngực: hít vào, thở ra  Điều cần biết là bệnh nhân thở như thế nào và nhịp thở bao nhiêu (nhanh, chậm, không đều)  Quan sát các khoảng liên sườn, các hố trên và dưới xương ức: Lúc hít vào, các khoảng liên sườn bị co kéo trong hẹp khí quản, viêm phế quản phổi
  19. 2. Sờ lồng ngực ❑ Để khám rung thanh của lồng ngực và tìm điểm đau ở ngực. ✓ Lấy lòng bàn tay áp sát vào thành ngực rồi bảo bệnh nhân đếm to “một , hai, ba” để đánh giá rung thanh do phổi truyền ra ngoài.
  20. ❑ Trường hợp bệnh lý: ✓ Rung thanh tăng khi phổi bị đông đặc trong viêm phổi. ✓ Rung thanh giảm hoặc mất trong tràn dịch màng phổi ,tràn khí màng phổi, dày dính màng phổi
  21. 3. Gõ lồng ngực ❑ Phương pháp: ✓ Để ngón trỏ hay ngón giữa của bàn tay trái áp sát vào thành ngực song song với khoang liên sườn. ✓ Dùng ngón trỏ hay ngón giữa của bàn tay phải gõ vào mu ngón tay này.
  22. ❑ Trường hợp bệnh lý: ✓ Gõ đục :Viêm phổi,viêm màng phổi,tràn dịch màng phổi ✓ Gõ vang: Tràn khí màng phổi
  23. 4. Nghe phổi ❑ Phương pháp: Nghe phổi từ đỉnh xuống đáy, từ ngoài vào trong, nghe cả trước ngực và sau lưng bệnh nhân. ❑ Bình thường: Tiếng rì rào phế nang nghe êm dịu,rõ ràng ở cả hai bên phổi. ❑ Trường hợp bệnh lý: Rì rào phế nang giảm trong viêm phổi,tràn dịch màng phổi
  24. ❑ Những tiếng bất thường của phổi: Tiếng thổi: Bình thường không khí đi qua khí quản, thanh quản và phế quản lớn sẽ phát sinh ra tiếng thổi thanh quản. Tiếng này không truyền qua lồng ngực. Khi có hiện tượng phổi đông đặc, có tràn dịch màng phổi, có hang to ở phổi, tiếng thổi thanh quản truyền ra, lồng ngực thở ra thành tiếng thổi mà ta nghe được
  25. ✓ Tiếng thổi ống: trong viêm phổi ✓ Tiếng thổi màng phổi: tràn dịch màng phổi, nghe nhẹ và xa xăm. ✓ Tiếng thổi hang: Lao hang, áp xe phổi đã ộc mủ. ✓ Tiếng thổi vò: Âm sắc như tiếng thổi đi qua một hang to và dày, giống như thổi vào một chai rỗng: tràn khí màng phổi, lao hang rộng và nông. ✓ Tiếng cọ màng phổi: Do 2 lá thành và lá tạng của phổi cọ xát nhautrong giai đoạn màng phổi bị viêm và trong giai đoạn viêm khô.
  26. ❑ Có thể nghe được các tiếng ran: ✓ Ran rít, ran ngáy trong hen phế quản, viêm phế quản cấp, viêm phế quản dạng hen ✓ Ran nổ khô: Là ran một thì, nghe cuối thì hít vào như tiếng muối rang nổ đều đặn. Gặp trong viêm phổi. ✓ Ran ẩm: Là ran 2 thì, tiếng lép bép không đều, có thể biến mất khi ho rồi lại xuất hiện. Gặp trong viêm phế quản cấp, phế quản phế viêm, viêm phổi
  27. 1. Xét nghiệm đàm ❑ Soi trực tiếp tìm vi khuẩn ❑ Nuôi cấy Phải làm nhiều lần và kiên trì (BK trong lao phổi)
  28. 2. Xét nghiệm các chất dịch từ màng phổi ❑ Làm phản ứng Rivalta: ✓ Phản ứng Rivalta (+): Dịch có nhiều protein>30g/l, nhiều tế bào, gọi là dịch tiết. Gặp trong tràn dịch màng phổi do lao, do viêm màng phổi, tràn mủ màng phổi ✓ Phản ứng Rivalta(-): Dịch có ít protein<30g/l, ít tế bào, gọi là dịch thấm. Gặp trong tràn dịch màng phổi do bệnh thận, suy tim, xơ gan
  29. 3. XQ phổi Chiếu hoặc chụp lồng ngực. Chụp phổi ở các tư thế thẳng, nghiêng, chếch trái hoặc phải để xác định tổn thương. 4. Chụp CT Scan lồng ngực
  30. 1 Hãy kể các bước thăm khám hô hấp theo trình tự cần làm. 2. Trong khám thưc thể của phổi, hãy cho biết tiếng phổi bình thường và tiếng bệnh lý.
  31. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài học !!!