Bài giảng Thiết kế nhà xưởng số 2 - Bài 5: Giải pháp an toàn trong nhà xưởng công nghiệp

ppt 21 trang hapham 1610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiết kế nhà xưởng số 2 - Bài 5: Giải pháp an toàn trong nhà xưởng công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thiet_ke_nha_xuong_so_2_bai_5_giai_phap_an_toan_tr.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thiết kế nhà xưởng số 2 - Bài 5: Giải pháp an toàn trong nhà xưởng công nghiệp

  1. Bài số 5 GIẢI PHÁP AN TOÀN TRONG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP
  2. 1. An toàn với vi khí hậu. 1.1. Khái niệm vi khí hậu. - Là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, vận tốc không khí. - Vi khí hậu trong XNCN phụ thuộc: + Khí hậu địa phương nơi xây dựng XNCN. + Đặc điểm tính chất quá trình công nghệ của XNCN. 1.2. Phân loại vi khí hậu. - Vi khí hậu nóng: tỏa nhiệt >20Kcal/m2.h như ở xưởng đúc, rèn, luyện gang, cán thép - Vi khí hậu lạnh: tỏa nhiệt <20Kcal/m2.h như xưởng lên men, rượu bia, hầm ướp lạnh. - Vi khí hậu ổn định: tỏa nhiệt khoảng 20Kcal/m2.h như xưởng cơ khí, xưởng dệt.
  3. 1.2. Ảnh hưởng của vi khí hậu xấu. a. Ảnh hưởng đến sức khỏe. - Vi khí hậu gây biến đổi sinh lý nhiệt cơ thể, nhiệt ở trán 19-28oC lạnh, 29-30oC mát, 30-31oC dễ chịu, 31.5-32.5oC nóng, 32.5-33.5oC rất nóng, >33.5oC cực nóng. - Gây bệnh về cơ: thấp khớp, co cơ, mệt mỏi sớm - Gây bệnh về hô hấp trên, viêm phổi, bệnh lao - Gây bệnh về mắt: viêm mạc, đau mắt, khô mắt - Bệnh khác: rối loại cân bằng nhiệt, rối loạn vận mạch, viêm dây thần kinh, loãng dịch vị, chuyển hóa nước b. Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. + Ảnh hưởng chất lượng sản phẩm: hoen ố, giảm bền + Tác động đến giải pháp bố trí chuyền, thiết bị. + Ảnh hưởng đến thiết bị: tuổi thọ, hiệu suất + Chi phí đầu tư hạn chế tác động của vi khí hậu xấu. + Năng suất, tiến độ sản xuất.
  4. 1.3. Thành phần và qui định của vi khí hậu. a. Nhiệt độ. - Là yếu tố quan trọng của sản xuất, nhiệt độ phụ thuộc các yếu tố: + Các lò nhiệt, ngọn lửa trực tiếp khi gia công. + Năng lượng điện như bóng đèn, thiết bị sinh nhiệt + Chuyển hóa cơ thành nhiệt: ma sát, mài, dũa + Phản ứng hóa học của các hóa chất. + Bức xạ mặt trời. + Con người sinh ra khi hô hấp, làm việc - Qui định đối với nhiệt độ vào mùa hè trong các XNCN không vượt quá 30±3-5oC. b. Bức xạ nhiệt. - Sinh ra từ tia hồng ngoại, tia sáng thường, tia tử ngoại do các vật thể đen được nung nóng phát ra.
  5. + Khoảng 500oC phát ra tia hồng ngoại. + Khoảng 1800-2000oC phát tia sáng thường. + Khoảng 3000oC phát ra tia tử ngoại. - Qui định về bức xạ nhiệt đo bằng nhiệt kế cầu (actinanomette) là 1Kcal/m2.phút. c. Độ ẩm. - Là lượng hơi nước tính bằng g trong 1m3 không khí hay sức trương nở hơi nước (mmHg). - Độ ẩm gồm độ ẩm tuyệt đối D(g/m3) - lượng hơi nước trong 1m3 khí, độ ẩm tương đối φ (%) - tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm bão hòa. - Qui định độ ẩm tương đối nơi sản xuất 75-85% d. Vận tốc không khí. - Tốc độ gió là khoảng cách mà khối không khí di chuyển được trong 1 giây. - Qui định vận tốc không khí không vượt quá 3m/s.
  6. 1.4. Biện pháp hạn chế tác động của vi khí hậu xấu. - Qui hoạch nhà xưởng, sắp xếp xưởng nóng xen kẽ xưởng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào xưởng. - Tổ chức thông gió, làm nguội trong xưởng (mở cửa sổ, quạt hút, quạt thổi, phun mưa, làm sạch, lọc bụi không khí, điều hòa, cách ly nguồn nhiệt) - Tự động hóa từ xa, dùng các thiết bị ít sinh nhiệt - Sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như khẩu trang, kính đeo mắt, găng tay, quần áo cản nhiệt
  7. 2. An toàn với tiếng ồn, rung động 2.1. Tiếng ồn. a. Khái niệm. - Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu, quấy rối sự làm việc, nghỉ ngơi của con người. - Âm thanh là những dao động sóng đàn hồi do vật thể va đập lan truyền trong không gian (trường âm). - Tai nghe được (ngưỡng nghe) tần số 16-20.000Hz tuy nhiên còn tùy thuộc lứa tuổi, sức khỏe, thính giác. Hạ âm có tần số 20.000Hz. b. Phân loại tiếng ồn. + Theo nguồn gốc tiếng ồn: >Tiếng ồn giao thông: xe nổ, còi, xả, phanh, ma sát. > Tiếng ồn xây dựng: máy trộn, ủi, khoan, búa, đập > Tiếng ồn sản xuất: cưa, gò, dệt, máy chạy, dệt > Tiếng ồn sinh hoạt: radio, chợ, tiếng rao, đám tiệc
  8. +Theo tính chất tiếng ồn. > Tiếng ồn ổn định: máy bơm, máy phát điện, quạt > Tiếng ồn biến đổi: giao thông, chợ, đám tiệc > Tiếng ồn ngắt quãng: thang máy, tủ lạnh, tiếng máy bay, tiếng máy may > Tiếng ồn xung: dạng va đập mạnh, búa nện > Tiếng ồn thống kê: tổ hợp hỗn loạn những âm thanh nghe được trong ngưỡng nghe. > Tiếng ồn âm sắc: âm đặc trưng chó sủa, mèo kêu. + Phân loại theo dải tần: > Tiếng ồn tần số cao: f>1.000Hz. > Tiếng ồn tần số trung bình: f=300-1.000Hz. > Tiếng ồn tần số thấp: f<300Hz.
  9. c. Ảnh hưởng của tiếng ồn. + Tác động đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch, thính giác và nhiều cơ quan khác. > Bệnh về tai giảm độ nhạy, ngưỡng nghe, khả năng phục hồi, điếc, lãng tai. > Bệnh khác: rối loạn vận mạch, đau dạ dày, cao huyết áp, mất ngủ + Gây khó chịu như ảnh hưởng đối thoại, căng thẳng, làm sai lệch thông tin, mất tập trung, giảm năng suất + Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc mức ồn, thời gian, cường độ, khả năng của con người, + Tiếng ồn liên tục khó chịu hơn tiếng ồn gián đoạn. + Qui định tiếng ồn nơi cần làm việc tập trung không quá 55dB, văn phòng tối đa 70dB, trên 90dB cần phải có biện pháp bảo vệ.
  10. d. Hạn chế tác động của tiếng ồn. + Hạn chế lan truyền tiếng ồn xung quanh bằng cách: > Trồng cây xanh ngăn cách. > Tạo tường bao che chắn tiếng ồn. > Thiết lập khoảng cách an toàn với nguồn ồn. > Biệt lập (di chuyển) nguồn ồn. + Hoàn thiện công nghệ, thiết bị giảm tiếng ồn, cải tiến, hợp lý các công đoạn sản xuất. + Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. + Tự động hóa một số công đoạn gây ồn lớn. + Cách âm bằng biện pháp che chắn, sử dụng vật liệu cách âm làm tường, sử dụng thảm hút âm, sơn mạ thiết bị, giảm kích thước cửa + Giãn ca, nghỉ ngơi, kiểm tra sức khỏe định kỳ, không dùng lao động kém sức khỏe + Áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân.
  11. 2.2. Rung động. - Là những chuyển động liên tục dưới dạng sóng với tần số cảm nhận được 12-8.000Hz, gây khó chịu cơ thể. - Phân loại theo mức độ ảnh hưởng. + Rung động chung (gây dao động toàn cơ thể). + Rung động cục bộ (dao động một nơi trên cơ thể). - Phân loại theo tần số rung. + Rung động tần số cao biên độ nhỏ như siêu âm. + Rung động tần số thấp biên độ lớn như đường sóc. - Ảnh hưởng của rung động. + Gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, tim mạch, các cơ quan nội tạng, loạn tuyến tiền đình, tuần hoàn, viêm cơ, vôi hóa khớp + Gây say (tàu xe), mệt mỏi, tê chân, ngứa - Biện pháp hạn chế độ rung áp dụng song song với biện pháp hạn chế tiếng ồn.
  12. 3. An toàn khói bụi. 3.1. Khái niệm. - Là những hạt vật chất rất bé tồn tại trong không khí. - Độ phân tán bụi phụ thuộc trọng lượng hạt, sức căng không khí. - Bụi càng lớn càng dễ rơi, càng mịn càng gây hại, bụi có tính nhiễm điện cao, dễ bắt cháy nổ. 3.2. Phân loại bụi. + Theo tính chất: Aerogen (lơ lửng), aerogen (lắng). + Theo nguồn gốc: bụi hữu cơ (len, lông, gỗ), bụi vô cơ (đồng, sắt, thạch anh), bụi hỗn hợp (khoáng, đá) + Theo kích thước: bụi lắng (>10μm), bụi thông thường (10-0.25μm), bụi bay (<0.25μm), mù (0.1- 10μm), khói (0.01-0.1μm).
  13. 3.3. Tác hại của bụi. - Bệnh hô hấp: bụi than, nhôm, silic, acent, crom - Bệnh về tiêu hóa: viêm lợi, loét dạ dày - Bệnh về da: bụi vôi, thiếc, đồng - Bệnh về mắt: thủng giác mạc, mộng thị, đau mắt - Bệnh khác: nhiễm độc máu, viêm họng, viêm mũi - Gây hư hỏng thiết bị, sản phẩm 3.4. Biện pháp hạn chế tác hại của bụi. - Cơ giới hóa, tự động hóa các công đoạn sinh bụi. - Che đậy, ngăn cách, cách ly nguồn bụi. - Thông gió, hút, tạo màn mưa, lọc bụi - Bố trí xưởng bụi tách biệt. - Sử dụng phương pháp bảo hộ cá nhân như khẩu trang, kính đeo mắt, mặt nạ, bình thở
  14. 4. An toàn cháy nổ. 4.1. Khái niệm. - Cháy là phản ứng hóa học có kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt và phát sáng (quá trình oxy hóa khử). - Điều kiện để xuất hiện cháy phải tồn tại chất cháy, chất oxy hóa, nguồn nhiệt. Tốc độ cháy > 35m/s đám cháy kích nổ. - Nguyên nhân cháy: + Sét đánh: phóng điện giữa đám mây trái dấu hoặc giữa đám mây với mặt đất. + Sinh tĩnh điện do ma sát: tia lửa điện, kim loại va chạm. + Thiết bị hở nhiệt: lò đốt, lò nung + Nổ bình khí nén. + Thao tác sai qui trình.
  15. 4.2. Biện pháp phòng cháy chữa cháy. - Lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp. - Chọn vật liệu xây dựng hay kết cấu chống cháy tốt. - Sử dụng hệ thống cảnh báo tự động khi có cháy. - Che chắn an toàn các thiết bị có thể gây ra cháy. - Tuyên truyền, giáo dục, tập huấn thường xuyên về an toàn cháy nổ. - Thiết lập các phương án PCCC hiệu quả. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác an toàn cháy nổ trong XNCN. - Tổ chức thường trực đội PCCC trong XN. - Sử dụng các thiết bị chữa cháy hiện đại như bình bọt, bình khí CO2, N2, xe chữa cháy lưu động - Theo chiều cao.
  16. 5. An toàn điện. 5.1. Khái niệm. - Điện là dòng electron tự do xuất hiện khi có sự chênh lệch về hiệu điện thế. - Điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống, bên cạnh đó cũng gây ra một số nguy cơ mất an toàn như: + Gây chấn thương: bỏng, co giật cơ, viêm mắt + Điện giật: tê cứng, ngất xỉu, chết lâm sàng, rối loạn hô hấp, rối loạn tim - Những nguyên nhân gây mất an toàn điện: + Độ ẩm không khí cao (>75%), thời gian dài, có bụi. + Nền nhà dẫn điện (bê tông, cốt thép), ướt + Nhiệt độ môi trường cao (>35oC) + Hở điện từ thiết bị như vỏ máy, dây điện. + Vận hành sai qui cách, không an toàn.
  17. 5.2. Biện pháp an toàn điện. - Che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện. - Chọn điện đáp áp phù hợp với thiết bị. - Thay thế các thiết bị điện không an toàn. - Nối đất, nối trung tính, nối không các thiết bị điện. - Sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân: bút thử điện, cách đất, kìm cách điện, mặt nạ, găng tay - Kiểm tra, vận hành theo đúng nguyên tắc an toàn. - Bảo đảm khoảng cách an toàn giữa người và thiết bị. - Sử dụng các biển báo an toàn điện, khóa liên động, cầu dao, cầu chì an toàn. - Thường xuyên bảo trì, kiểm tra hệ thống điện. - Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các kiến thức về an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt.
  18. 6. An toàn hóa chất. 6.1. Khái niệm. - Là những chất sử dụng trong các lĩnh vực nông, lâm, công nghiệp, dịch vụ ở dạng rắn, lỏng hay khí. Độ độc hóa chất là Tlm (mg), LD50 (mg/kg cân nặng). - Phân loại hóa chất độc trong công nghiệp: + Theo độ độc: nhóm cực mạnh (Tlm 100, LD50>500). + Theo độ bền vững: không bền (1-2 tuần: phốt pho hữu cơ, carbonate ), trung bình (1-18 tháng: 2D, 3D, thuốc bảo vệ thực vật ), bền (2-5 năm: DDT, cloridan, 666, hợp chất halogen ), rất bền (10-18 năm: Hg, Pb, As, Cr, chất độc da cam, dioxin).
  19. 6.2. Tác hại của hóa chất độc. - Gây ra các vấn đề về sức khỏe: + Kích ứng và bỏng da: xăng, acid, halogen, HCHO + Dị ứng, phù, nôn mửa: nhựa epoxy, thuốc nhuộm hữu cơ, acid crom, NO2 + Ngạt thở: CO2, N2, CH3 + Gây mê, tê: ethanol, aceton, ether + Gây ung thư (asen, amian ), hư thai, quái thai (Hg). + Gây bệnh nghề nghiệp thậm chí tử vong (liều mạnh) - Gây ra các vấn đề về sản xuất: cháy nổ, ăn mòn, oxy hóa, dễ cháy, cực độc 6.3. Biện pháp hạn chế tác động của hóa chất độc. - Sử dụng, thay thế hóa chất hay công nghệ hợp lý. - Che chắn, cách ly nguồn hóa chất độc. - Thông gió (đẩy khí độc ra), trồng cây xanh (hút CO2) - Sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân.
  20. 7. An toàn điện từ trường. - Điện từ trường có bước sóng dài phát ra từ các thiết bị như rada, lò trung tần, cao tần, sóng truyền hình. - Con người không có cảm giác về điện từ trường, mức tác dụng lên cơ thể phụ thuộc nguồn phát, thời gian, chế độ làm việc Loại bước sóng mm (bề mặt da), cm (tổ chức da), dm (10-15cm da), m (sâu hơn 15cm). - Điện từ trường gây tổn hại hệ thần kinh, nhức đầu, mệt mỏi, nóng nảy, khó thở, biến đổi gan, lá nách - Phòng chống tác hại của từ trường. + Tạo khoảng cách an toàn đối với đường dây cao áp. + Rào chắn, bao bọc thiết bị cao tần bằng nhôm, đồng. + Nối đất, dùng nước để triệt tiêu điện từ trường. + Hạn chế sử dụng kim loại, diện tích làm việc đủ rộng. + Thông gió, chụp miệng lò. + Giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị cao tần.
  21. 8. An toàn phóng xạ. - Là các nguyên tố phát ra các tia có khả năng ion hóa vật chất (tia phóng xạ). - Các đồng vị phóng xạ thường gặp (Co60, U238, Ra236, C14, Ba130 ) phát ra các tia α,β,γ với chu kỳ bán rã cao. - Đơn vị phóng xạ: Ci (curi), R (ronghen), Rad, Rem - Tác hại của tia phóng xạ: + Xâm nhập sâu vào cơ thể qua hô hấp, tiêu hóa (nội chiếu), bên ngoài (ngoại chiếu). + Gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, bỏng da, tấy đỏ, gầy, suy nhược, ung thư thậm chí tử vong. - Hạn chế tác động của tia phóng xạ: + Tránh hướng trực tiếp nguồn phóng xạ, thông gió + Sử dụng phương pháp phòng hộ cá nhân. + Sử dụng các biện pháp phòng chống phóng xạ song song với phòng chống hóa chất và khói bụi.